25 March, 2013

Video của SBTN & Đêm thắp nến cho Việt Nam tại Sydney - Úc Châu


* Quý Vị muốn xem tin tức mới, nghe Radio & Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

VNCH Flag Sau 15 giây vẫn chưa thấy Video/Audio xin nhấn vào F5 hay Refresh VNCH Flag


Đội trống Diên Hồng, với Tiếng Trống Diên Hồng khai mạc Đêm Thắp Nến

Ban chấp Hàng CĐNVTD/NSW và các vị Dân Biểu Bankstown và Cabramatta

Vào đầu năm nay, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã kêu gọi dân chúng góp ý vào việc tu chính bản Hiến pháp 1992 của họ. Mặc dù đây chỉ là một trò vờ vịt của chế độ, ra vẻ dân chủ, nhà nước lắng nghe ý kiến nhân dân...vv, nhưng tập đoàn lãnh đạo CSVN đã bị một vố "ép-phê ngược" rất nặng!

Bởi vì ngay lập tức đã có những phản ứng rất mạnh mẽ mà họ không ngờ, khởi đầu bằng bản Kiến nghị của 72 nhân sĩ, trí thức vào tháng 1 năm 2013 trong đó có nhiều người trước đây đã nắm những chức vụ quan trọng trong bộ máy cầm quyền của CSVN, rồi đến Bản Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do vào tháng 2 đã được cả chục ngàn người vào ký tên trên mạng.

Đầu tháng 3 vừa qua Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam, Hòa thượng Quảng Độ của GH Phật Giáo VN Thống Nhất, cụ Lê Quang Liêm đại diện GH Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy cũng đã đưa ra những tuyên bố, nhận định, góp ý hết sức thẳng thắn.

Tất cả đều đòi hỏi phải bỏ hẳn điều 4 Hiến pháp dành độc quyền cai trị đất nước cho đảng CS, thực thi tam quyền phân lập, đem chính trị ra khỏi quân đội, và trả lại quyền quyết định vận mạng đất nước cho người dân. Chỉ trong một thời gian ngắn, các bản Tuyên bố, Nhận định, Góp ý nói trên đã có hàng chục ngàn người ký tên ủng hộ, và con số này còn đang tiếp tục tăng nhanh.

Để đáp ứng với những biến chuyển đáng kể đang xảy ra ở trong nước, vào lúc 7 giờ tối ngày Thứ Sáu 22 tháng 3 vừa qua, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW đã tổ chức một Đêm Thắp Nến tại công viên Paul Keating Park thuộc thành phố Bankstown, để cầu nguyện cho tự do dân chủ sớm đến với nước Việt Nam, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ của người Việt Hải Ngoại, đặc biệt là tại Úc Châu, đối với phong trào đòi hỏi những cải tổ dân chủ trong việc tu chính Hiến Pháp ngày càng lớn mạnh trong nước.

Hơn một ngàn đồng hương đã đến tham dự buổi sinh hoạt này, cùng với sự hiện diện của các vị lãnh đạo các tôn giáo như Linh mục Nguyễn Khoa Toàn, Tuyên Úy Trưởng CĐCGVN Sydney, Linh mục Chu Văn Chi Chủ Tịch Tuyên Úy Đoàn Úc Châu và các linh mục trong Ban Tuyên Úy, ông Nguyễn Văn Bán Hội Trưởng Cao Đài Giáo và Ban Trị Sự, ông Lê Thành Mân Hội Trưởng Phật Giáo Hoà Hảo, Đại Đức Thích Phước Sanh đại diện Giáo Hội Phật Giáo các vị cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Liên bang và Tiểu bang như luật sư Lưu Tường Quang, luật sư Võ Minh Cương, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, luật sư Nguyễn Văn Thân, Ông Phan Đông Bích, luật sư Võ Trí Dũng đương kim Chủ Tịch CĐNVTUC, ông Lê Đức Ái Chủ Tịch HĐTVGS và quý vị trong HĐTVGS, quý vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể và một số quan khách như Chiến sĩ Võ Đại Tôn, ông Huỳnh Bá Phụng Chủ Tịch Tổng Hội CQN/QLVNCH/UC, ông Trần Đăng Vĩnh Chủ Tịch Hội CQN/QLVNCH/NSW.

Đêm Thắp Nến và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam đã diễn ra thật trang nghiêm và cảm động, với hàng ngàn ngọn nến lung linh tựa như những tia hy vọng lóe sáng trong bóng đêm dày đặc của một Việt Nam đang bị đầy đọa dưới ách cai trị độc tài của đảng CSVN hiện nay.

Trong diễn văn khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch CĐ/NSW đã trình bày lý do CĐ/NSW tổ chức Đêm Thắp Nến. Ông nhận định rằng sự lên tiếng đòi hỏi bãi bỏ điều 4 hiến pháp, bãi bỏ độc quyền lãnh đạo đất nước của Đảng CSVN, đòi hỏi tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tam quyền phân lập, đem chinh trị ra khỏi quân đội là những đòi hỏi phản ảnh sự thật của đất nước, là những đòi hỏi thiết thực của người dân trong nước, cũng như hải ngoại.

Người Việt trong nước cũng như tại hải ngoại đang cùng nhau nói lên một tiếng nói chung, chúng ta muốn dứt khoát quyết liệt với nhà cầm quyền CSVN chấm dứt độc tài đảng trị trả lại sự tự do, dân chủ, trả lại quyền làm người, quyền yêu nước, quyền bảo vệ giang sơn và quyền chống ngoại xâm cho người dân Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh hiện nay khi đại họa mất nước đã gần kề. Sự lên tiếng mạnh mẽ đòi cải tổ dân chủ của các nhân sĩ, trí thức và tôn giáo lớn trong nước, đã được sự công khai ủng hộ của rất nhiều người thuộc đủ mọi thành phần xã hội đã chứng tỏ rằng dân chúng không còn sợ hãi chế độ như trước kia nữa.

Ông bày tỏ niềm hy vọng rằng những biến cố vừa qua sẽ là khởi đầu cho một phong trào quần chúng rộng lớn vùng lên đòi lại quyền làm chủ đất nước từ tay đảng CSVN. Ông cũng kêu gọi các vị đại diện dân cử liên bang cũng như tiểu bang, thuộc hai đảng Tự Do và Lao Động hãy bỏ những khác biệt sang một bên, lên tiếng ủng hộ cho phong trào đòi tự do dân chủ tại Việt Nam. Ông nhân mạnh chúng ta phải lên tiếng thay cho những kẻ không có tiếng nói.

Sau đó, quí vị đại diện các tôn giáo đã cùng dâng hương trước bàn thờ Tổ Quốc, và lần lượt mỗi vị đọc những lời khấn nguyện cầu cho đất nước sớm vãn hồi tự do, dân chủ và nhân quyền. Tiếp theo là phần dâng hương của quan khách và đại diện các hội đoàn, đoàn thể

Đông đảo các chính khách Liên bang và tiểu bang thuộc cả hai chính đảng đã nhận lời mời của CĐ đến tham dự buổi lễ. Về phía Liên bang có Dân biểu Jason Clare Bộ trưởng Bộ Tư Pháp và Bộ Nội Vụ (Lao Động), Dân biểu Chris Hayes thuộc đơn vị Fowler (LĐ) và Dân biểu Craig Kelly (Tự Do) thuộc đơn vị Hughes. Chính khách tiểu bang gồm bà Tania Mihailuk (LĐ) Dân biểu đơn vị Bankstown, ông Nick Lalich (LĐ) Dân biểu đơn vị Cabramatta và ông David Clarke (Tự Do) thuộc Thượng Viện NSW.

Ông Khal Asfour Thị trưởng thành phố Bankstown cùng nhiều Nghị viên thành phố Bankstown và Fairfield cũng có mặt tham dự buổi lễ. Trong phần phát biểu, mọi quan khách đều nêu rõ quan điểm của họ là ủng hộ cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam của cộng đồng người Úc gốc Việt, lên án chế độ độc tài CSVN và cầu chúc cho tự do dân chủ sớm đến với 90 triệu người dân Việt trong nước, mà họ cho rằng là xu hướng tất yếu của thời đại mới.

Họ cũng hứa sẽ đem vấn đề này vào trình bày trong diễn đàn quốc hội LB cũng như TB để tranh thủ sự hỗ trợ của các đồng viện.

Xen kẽ những lời phát biểu của các quan khách là những bài ca đấu tranh được các ca sĩ và ca đoàn Ngôi Ba thuộc Giáo đoàn Mt Pritchard trình diễn thật xuất sắc và được cử tọa nhiệt liệt tán thưởng.

Trước khi kết thúc, ông Nguyễn Văn Thanh đã trở lên sân khấu kêu gọi đồng hương yểm trợ cao trào đòi hỏi cải tổ dân chủ trong nước qua hành động cụ thể và thực tế, là hãy gửi email đề rõ tên họ và địa phương nơi cư ngụ cho các địa chỉ email:

- tuyenbocongdantudo@gmail
hay ▼
- kiennghisuadoihienphap2013@gmail

Đồng hương cũng có thể vào mạng để ký tên ủng hộ những bản Tuyên Bố, Nhận Định, qua các websites:

www.boxitvietnam.net

hoặc ▼
www.vietcatholic.net

Buổi sinh hoạt đầy ý nghĩa này đã chấm dứt vào lúc 9 giờ 30 tối, và mọi người ra về mang theo quyết tâm đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh dành lại dân chủ tự do cho quê hương Việt Nam.

Đêm Thắp Nến đã được các đài truyền hình SBTN, Vietface TV và các đài phát thanh SBS, 2VNR trực tiếp thu hình và thu thanh. Quý vị có thể vào link sau đây để xem phần phát hình của đài truyền hình SBTN.

* Còn nhiều hình nữa ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2840-2840

http://luongtamconggiaovietnam.blogspot.com.au/2013/03/em-thap-nen-cau-nguyen-tai-sydney-ung.html
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

18 March, 2013

Video: Đêm Thắp Nến ở Paul Keating Park, Sydney & Adelaide: Đêm văn nghệ Quê Hương Tôi Đâu


* Quý Vị muốn xem tin tức mới, nghe Radio & Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

Đầu năm nay, nhà cầm quyền CSVN đã công bố Dự Thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 và kêu gọi người dân góp ý. Trong thời gian vừa qua các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo lớn như Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành cùng một số nhà trí thức, nhà báo, nhà văn và đông đảo dân chúng đã lên tiếng.

Tất cả đều kêu gọi bãi bỏ điều 4 Hiến Pháp, bãi bỏ độc quyền lãnh đạo đất nước của đảng CSVN, thực hiện tam quyền phân lập, đem chính trị ra khỏi quân đội, trả lại quyền làm chủ đất nước cho dân tộc Việt Nam.

Để ủng hộ phong trào đòi tự do dân chủ trong nước Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu NSW cùng với các tôn giáo sẽ tổ chức Đêm Thắp Nến và Cầu Nguyện với sự tham dự của tất cả các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo để cầu nguyện cho Việt Nam, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ của Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại đối với những đòi hỏi chính đáng của người dân trong nước. Đêm Thắp Nến sẽ được tổ chức với những chi tiết như sau:

Địa điểm: Paul Keating Park – Bankstown

Thời gian: 7giờ tối thứ Sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013

Trân trọng kính mời quí vị bớt chút thời giờ đến tham dự buổi sinh hoạt quan trọng này để hỗ trợ đồng bào trong nước, cũng như nói lên lập trường đòi tự do dân chủ cho Việt Nam của Cộng Đồng chúng ta.

Trân trọng kính mời

TM/Ban Tổ Chức
Nguyễn Văn Thanh
Chủ Tịch

* Nếu Video/Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5


Quê hương tôi đâu?

Vưà thoạt nhìn tờ bích chương “Đêm văn nghệ chủ đề Quê Hương Tôi Đâu” cuả một người bạn đưa cho xem tôi bỗng như bị một cú “sốc” (shock) khá mạnh. Sốc không phải vì bị cái đẹp nghệ thuật cuả tấm bích chương đó “hớp hồn mình”. Sốc là vì cái câu hỏi cắc cớ “Quê hương tôi đâu?” làm tôi bối rối và xúc động vì vưà tìm lại được một phần ký ức tuổi trẻ của mình ở Saigon khi nhìn những bức hình trên tờ bích chương đó.

Dẫu nằm trong khuôn khổ cuả tờ giấy A3, những hình ảnh trên tờ bích chương đã lột tả phần nào những nét chính cuả bức tranh dân tộc Việt Nam (VN) từ sau hiệp định Geneve cho đến ngày hôm nay. Một bản đồ VN hình chữ S với các khuôn mặt đánh dấu những khúc quanh thăng trầm trong dòng sử VN cận đại mà quá đó tôi hay bất cứ ai khi nhìn tờ bích chương này chắc cũng đều có chung một cảm nhận là đã tìm lại được một phần đời cuả chính mình bàng bạc trong đó. Tờ bích chương cũng làm tôi liên tưởng đến một bức tranh dân tộc ba chìm bẩy nổi giữa dòng thác Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam.

Thật vậy, dù đã xa quê hương tỵ nạn nơi xứ người nhưng làm sao chúng ta quên được tuôỉ học trò thuở nào ở Sài Gòn. Nhìn những tà áo trắng thướt tha bay bay trong gió tôi chợt nhớ đến những kỷ niệm êm đềm cắp sách đến trường . Tuổi học trò cuả thế hệ chúng tôi trước 1975, dù sống trong bối cảnh chiến tranh nhưng nói chung vẫn giữ được tâm hồn trong sáng như màu áo trắng học trò. Nhìn thế hệ trẻ thời nay ở Việt nam đua đòi chạy theo vật chất, “yêu đểu, sống đểu”, tôi bỗng đâm ra ngậm ngùi tự hỏi biết đến bao giờ những ánh mắt hiền hoà thơ ngây như tà áo trắng học trò cuả thời xa xưa trở về dưới mái trường Việt Nam?

Người Việt Nam nào sinh ra hay đã từng lớn lên trên quê hương miền Nam đều không thể nào quên được những bài hát bất tử như “Em hỏi anh bao giờ trở lại”, “Người ở lại Charlie”, “Anh không chết đâu anh” v.v... đánh dấu những khúc quanh lịch sử rạng ngời cuả quân lực Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) với những chiến thắng oanh liệt được đưa vào quân sử thế giới để giảng dậy như các trận đánh Pleime, Đức Cơ, Đồng Soài, Bình Giã, Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 , chiến dịch Muà Hè Đỏ Lửa, Charlie, v.v... Những chiến thắng kia đã được đong bằng sự hy sinh dũng cảm cuả những Nguyễn Đình Bảo đại tá binh chủng dù, Nguyễn Văn Đương đại úy pháo binh và cuả hàng ngàn anh hùng liệt sĩ vô danh khác . Họ đã chọn cái chết để cho người dân miền Nam được sống những ngày tháng yên lành dù biết rằng sẽ phải để lại cho gia đình tấm thẻ bài và vành tang trắng những lệ buồn nhỏ giọt trên đời cô nhi quả phụ. Hình ảnh một quả phụ VNCH, những dòng chữ “Người ở lại Charlie”, “Anh không chết đâu anh’, “Tưởng như còn người yêu” bên cạnh lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới bay trên một góc nhỏ của tờ bích chương vẫn luôn giữ một chỗ đứng trang trọng trong tim tôi. Khi nhìn ảnh cố thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam một trong năm vị anh hùng vị quốc vong thân đã tuẫn tiết vào những giờ phút cuối ngày 30/4/1975, khúc phim đau thương cuả ngày tang dân tộc 30/4/1975 chợt quay rất nhanh trong óc tôi. Nghiêng mình kính cẩn trước di ảnh Người, tôi thầm khấn người dân miền Nam chúng tôi luôn tri ân tưởng nhớ sự hy sinh cao cả cuả năm vị tướng vị quốc vong thân và các chiến binh VNCH đã chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng để giữ từng tấc đất quê hương, với vô vàn tiếc thương kính phục.

Kể từ sau 30/4/75 những kẻ thắng cuộc đã dìm quê hương dân tộc Việt Nam xuống vực thẳm nô lệ đói nghèo. Thành tích tàn sát gần nửa triệu người dân vô tội trong chiến dịch “Cải Cách Ruộng đất” của CSVN ở miền Bắc (1953-1956) và thảm sát Tết Mậu Thân 1968, đã khiến gần hai triệu người dân miền Nam quyết liều mạng ra khơi tìm tự do để chạy trốn bóng đêm tử thần CSVN vưà mới bao trùm lên miền Nam VN. Dù là thuyền nhân hay không, khi nhìn chiếc thuyền tỵ nạn mong manh đang chìm dần trong lòng biển Đông không ai mà không nhớ đến những câu chuyện vượt biên kinh hoàng dẫn đến cái chết cuả gần nửa triệu người trên hành trình tìm tự do và sự trả thù hèn hạ người chết cuả nhà cầm quyền CSVN áp lực chính phủ Indonesia và Malaysia phải đục bỏ bia tưởng niệm thuyền nhân ở Galang, Pulau Bidong. Những kỷ niệm vượt biên đã ăn sâu vào ký ức người dân Việt vì nó chính là một phần đời của những người mang căn cước tỵ nạn.

Ngoài những hình ảnh bi thảm ghi lại một phần lịch sử trung thực cuả miền Nam VN, tờ bích chương cũng đưa ra những hình ảnh bi, hùng tráng trên quê hương Việt Nam thời nay. Nỗi bi ai cuả người dân đen vô tội bị công an phường giết dã man. Sự phẫn uất cuả dân oan bị cán bộ nhà nước cướp đất. Ý chí bất khuất kiên cường đấu tranh cho dân chủ và sự vẹn toàn lãnh thổ của những người tù lương tâm thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội: chiến binh Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Hữu Cầu, nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, Phương Uyên - những người trẻ sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ CSVN, Hoà thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý. Nụ cười vững tin cuả tuổi trẻ Việt Nam như thách đố chấn xong sắt ngục tù CS, là niềm hy vọng cho một tương lai Việt Nam tươi sáng tất phải đến. Nhìn những khuôn mặt trẻ sáng rỡ bị giam trong lao ngục tôi tránh sao không khỏi xót xa cho tuổi trẻ VN quốc nội không có được môi trường sống tự do dân chủ để có thể phát triển tối đa tài năng cuả mình giống như tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại mà Dương Nguyệt Ánh, nhà khoa học gia nổi tiếng thế giới, là một thí dụ điển hình. Tiếc thay, gia tài tuổi trẻ VN là tiềm năng xây dựng tương lai đất nước đã bị nhà cầm quyền CSVN phung phí đoạ đày trong lao tù hay bị đem bán làm nô lệ nơi xứ người!

Có một hình ảnh khác mang nhiều ý nghiã đối với tôi là hình lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới bay bên cạnh chữ Hoàng Sa (Việt Nam). Biểu tượng này đã nói lên một điều là chính nghiã không nằm trong tay những kẻ thắng cuộc CSVN mà là trong tay Việt Nam Cộng Hoà. Sự thật lịch sử đã bị CSVN bóp méo từ hơn nưả thế kỷ qua giờ đây đã được phơi bày ra ánh sáng với những bằng chứng : Công hàm bán nước Phạm Văn Đồng ký ngaỳ 14/9/1958 dâng Trường Sa Hoàng Sa cho Trung Cộng, nhà cầm quyền CVSN đã lén lút ký với Trung Cộng Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ (25/12/2000) hiến dâng thêm một phần đất và biển cho Trung Cộng, đàn áp những ai lên tiếng phản đối Trung Cộng xâm chiếm lãnh hải VN cũng như cúi đầu im lặng để cho Trung Cộng giết hại ngư dân VN ngay trên lãnh hải VN, v.v...

Và cuối cùng, ngắm lá quốc kỳ VNCH nền vàng ba sọc đỏ ngạo nghễ bay trong gió, uy nghi không kém gì lá cờ cuả tổ tiên chúng ta khi ra trận đánh giặc Tầu, tôi lại càng yêu sao màu cờ vàng biểu tượng cho màu da vàng cuả giòng giống Lạc Việt từ thời lập quốc cho đến ngày nay mà cha ông ta đã hy sinh biết bao xương máu để bảo nó và sự vẹn toàn lãnh thổ.

Phải nói là từ hơn 20 năm qua, đây là lần đầu tiên tại Úc châu tôi được nhìn thấy một tờ bích chương đẹp và đầy đủ ý nghiã do một nhóm bạn trẻ Nam Úc thực hiện. Một đêm văn nghệ với chủ đề “Quê hương tôi đâu” gồm những màn ca nhạc kịch và những bài hát đánh dấu một thời đại lịch sử VNCH. Quê hương tôi đâu? Một câu hỏi mà nhóm bạn trẻ Nam Úc khắc khoải nêu ra cho các bạn, phải chăng cũng chính là câu hỏi xoáy nát tim óc người dân Việt mà đáp số tùy thuộc vào sự suy tư của mỗi người. Tôi sẽ tham dự đêm văn nghệ “Quê hương tôi đâu” cùng với bạn bè tôi, để được nghe lại các bài hát bất tử cuả miền Nam tự do thuở nào, những bài hát đã dính liền với một phần đời thơ ấu cuả tôi. Nghe “Người ở lại Charlie”, “Anh không chết đâu anh”, để tưởng nhớ và xác nhận với các chiến sĩ anh hùng VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ miền nam VN tự do rằng : “Vâng, các anh đã không chết đâu anh. Tôi và toàn dân miền Nam cũng như lịch sử VN muôn đời vẫn ghi ơn các anh”. Nghe “Đêm chôn dầu vượt biển” để gửi đến nửa triệu vong linh lời cầu nguyện cho những hồn oan sớm được siêu thoát. Nghe “Việt Nam tôi đâu”, “Anh là ai?” để gửi đến Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Phương Uyên và các bạn trẻ VN ở quốc nội, các nhà đấu tranh cho nhân quyền VN những lời hỗ trợ tinh thần nồng nàn nhất và cầu chúc những người con yêu cuả tổ quốc nhiều may mắn và nghị lực để hoàn tất sứ mạng lịch sử mà toàn dân khao khát trông đợi. Và dĩ nhiên tôi phải đến để ủng hộ tinh thần các bạn trẻ Nam Úc đã bỏ công sức tổ chức đêm văn nghệ vào cưả tự do với chủ đề “VN quê hương tôi đâu” mà qua đó những bài hát để đời sẽ đưa chúng ta trở về với tự tình quê hương dân tộc.

Nam Dao (Adelaide)
Adelaide 24/2/2013
* Nguồn thông báo thắp nến ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2825-2825
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

17 March, 2013

Video: Sài Gòn Bất Tử - Lễ Giỗ Tổng Thống Hiến Ðịnh Trần Văn Hương và Những Thắng Lợi Trong Cuộc Chiến Quốc / Cộng


* Quý Vị muốn xem tin tức mới, nghe Radio & Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/


VNCH5 * Sau 15 giây chưa nghe Video xin nhấn F5 hay Refresh


Cố Tổng Thống Trần Văn Hương

13 tháng 3 năm 2013

H,

Lễ giỗ cố Tổng thống Trần Văn Hương (1903-1982) năm nay được Khu hội Cựu tù nhân Chánh trị Bắc California, Hoa Kỳ [Association Of Former Vietnamese Political Prisoners] tổ chức tại Hội trường khang trang của Hội [111 E.gish Road., San Jose, Ca 95112, Phone: (408) 437-3199] vào lúc 12 giờ trưa ngày 9-3-2013, với sự tham dự của các cựu Ðô đốc Trần Văn Chơn, Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình..., Thị trưởng thành phố Milpitas, Jose Esteves...; và khoảng 200 quan khách.

Sau phần nghi thức chào Quốc kỳ và hát Quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa và tưởng niệm quân dân Hoa Kỳ và Việt Nam đã hy sinh cho lý tưởng tự do, nghi thức rước di ảnh cố Tổng thống đưa lên bàn thờ Tổ Quốc được trang nghiêm tiến hành. Dịp này Ban tổ chức cũng long trọng cho trình diện đoàn hậu duệ của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa với thành phần trẻ tiếp nối công cuộc đấu tranh của cha anh.

Tiếp theo diễn văn khai mạc của ông Hội trưởng Mai Khuyên cho biết ý nghĩa của lễ giỗ cố Tổng thống Trần Văn Hương được tổ chức vào đầu xuân hằng năm; ông Trần Minh đã lược đọc tiểu sử của cố Tổng thống Trần Văn Hương, trong đó có 2 lần Cụ Hương được mời làm Ðô trường Saigon; 2 lần làm Thủ tướng, đắc cử Thượng Nghị sĩ, Phó Tổng thống và sau cùng là Tổng thống Hiến định của Việt Nam Cộng Hòa, trước khi trao quyền của Ðại tướng Dương Văn Minh, vị Tổng thống không do dân bầu và cũng không được quy định bởi Hiến pháp. Nhìn lại cuộc đời của Cụ, ông Trần Minh nói:

“Mọi người, tùy theo quan điểm, có thể đem thành bại luận anh hùng, có thể phê phán việc làm của Cụ tùy lúc đúng hay sai, giỏi hay dở, nhưng không ai có thể phũ nhận được lòng yêu nước, khí tiết và sự thanh bạch của Cụ Trần Văn Hương, vị Tổng Thống dân cử cuối cùng của Việt Nam Công Hòa”.

Ðược mời phát biểu, Giáo sư Trần Minh Xuân nói:

“...Nhớ lại 38 năm trước, ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Theo quy định của Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa Phó Tổng thống Trần Văn Hương trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa... Tiếp theo sau đó, nhiều áp lực thúc ép Tổng thống Trần Văn Hương tân nhiệm bàn giao trách nhiệm cho Ðại tướng Dương Văn Minh; nhưng Tổng thống cương quyết từ chối, cương quyết giữ cái thế hợp Hiến của Việt Nam Cộng Hòa.

Cuối cùng, do hoàn cảnh không cho phép tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để lấy quyết định của toàn dân nên Tổng thống chấp nhận giải pháp tạm ổn là giao cho các đại diện dân cử, tức các Thượng nghị sĩ và Dân biểu do dân bầu lên quyết định. Do đó, một phiên họp lưỡng viện Quốc hội được triệu tập và Ðại tướng Dương Văn Minh được giao trách nhiệm từ tay Tổng thống Trần Văn Hương.

Ðại tướng Minh thất bại trong việc thương thuyết và đầu hàng Cộng sản Bắc Việt vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, trong vai trò của một Tổng thống không hợp Hiến. Như vậy, Cụ Trần Văn Hương trước sau vẫn là Tổng thống hợp Hiến của Việt Nam Cộng Hòa... và Cụ không bao giờ đầu hàng Việt cộng...”

Do đó, 3 năm sau, năm 1978, khi CSVN đến gặp Cụ Trần Văn Hương nói là trả quyền công dân cho Cụ thì mọi người đều coi đó là chuyện nhảm, vì cụ có mất quyền công dân đâu mà trả. Ðã vậy, chúng còn bị Cụ cho biết rằng Cụ là nhà lãnh đạo, chừng nào các quân nhơn công chức Việt Nam Cộng Hòa được thả ra khỏi các nhà tù và được trả quyền công dân thì Cụ sẽ là người nhận sau cùng, còn làm chuyện này để quay phim chụp hình thì Cụ không làm. Không lâu sau đó, chúng lại đến xin Cụ nói vài lời về Hòa hợp Hòa giải cũng bị Cụ từ chối và nói thêm rằng cái hố sâu thù hận do chúng đào không thể lấp được. Từ đó, diễn giả nói tiếp:

“...Giữa bóng tối mênh mông của đất nước, giữa cuộc tắm máu trắng bao la của dân tộc do Việt cộng gây ra, Trước sau Cụ vẫn đứng thẳng như thân tre già chưa một lần biết cong lưng kuất phục, chưa bao giờ biết đầu hàng; cho dầu Tướng Minh đã nhục nhã đầu hàng. Trước sau Cụ đều không đầu hàng Việt cộng cho dầu đó là thứ đầu hàng trá hình dưới hình thức nhận lại ‘quyền công dân’ từ tay Việt cộng; cho dầu đó là thứ đầu hàng các ‘áp lực nhân đạo’ từ các quốc gia tự do muốn cụ rời Việt Nam tái định cư ở nước họ. Cụ đã giữ trọn khí tiết của người lãnh đạo sau cùng của Việt Nam Cộng Hòa, giữ trọn lời hứa qua câu nói sau cùng Cụ thốt lên từ bài diễn văn sau cùng đọc trước lưỡng viện Quốc Hội.

Cụ ‘không thể chấp nhận đầu hàng’ và Cụ đã ‘chết’ trong lòng đất nước Việt Nam ngày 27-1-1982, nhằm ngày mùng 3 Tết năm Nhâm Tuất. Nước mắt Cụ đã khô từ non 38 năm trước, nhưng âm vang và lưu ảnh vẫn như còn chảy cùng dòng với nước mắt dân tộc Việt Nam, những giọt nước mắt vẫn còn triền miên chảy vì hận thù chưa được độc đảng độc tài cởi bỏ khỏi các nhà tù, khỏi bản Hiến pháp được chúng cố sửa làm ‘hầm trú ẩn”, khỏi ‘định chế xã hội chủ nghĩa’ ngu ngơ đần độn mà chúng cố bám như bám miệng con cá mập mà cứ tưởng là phao cứu nguy...”

Nhân dịp này diễn giả xin được đính chánh 2 sự kiện sai lầm trong lịch sử. Ðó là:

1. Dư luận thế giới và sách vở đã bị CSVN tuyên truyền rằng trận chiến khốc liệt kết thúc ngày 30-4-1975 là chiến thắng của “Cuộc chiến chống Mỹ cứu nước”. Không phải vậy. Thực tế đó là “Cuộc chiến xâm lăng Miền Nam Việt Nam của Cộng sản Bắc Việt”. Chính sách vở của chúng cũng xác nhận điều này, đặc biệt là trong các cuốn hồi ký của một số lãnh đạo CSVN phát hành để kể công sau khi trận chiến kết thúc. Xin đừng để kẻ “xâm lăng” thành người “cứu nước”.

2. Gần đây, dư luận xôn xao nhiều về tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Việt cộng Huy Ðức. Xin thưa cái được Huy Ðức gọi là “Thắng Cuộc” là một sự sai lầm; phải nói đó là “Thắng Trận”; vì ngày 30-4-1975 chỉ là ngày kết thúc một trận chiến cho dầu nó khốc liệt thế mấy. Bằng cớ là sau ngày oan nghiệt đó, cuộc chiến chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng Miền Nam Việt Nam (xin gọi tắt là Cuộc chiến Quốc / Cộng) vẫn tiếp diễn với một số không nhỏ những đơn vị không tuân lịnh đầu hàng của “bại tướng” Dương Văn Minh rút vào bưng biền hay rừng núi tiếp tục chiến đấu.

Diễn giả cũng nói thêm là:

“Nhiều người đã không tiếc lời ca ngợi tác phẩm của Huy Ðức phần lớn không phải là họ ca ngợi bên thắng cuộc mà phần lớn là ca ngợi những chi tiết tồi tệ bị giấu kín của những kẻ lãnh đạo hàng đầu chiến thắng trận chiến oan nghiệt 30/4 bằng gian manh, bạo lực và lừa đảo. Họ hả hê khi biết được những kẻ cao ngạo chiến thắng đó chỉ là những tên ngu dốt, thất học... chúng thắng trận là nhờ gian ác, giết dân, giết người không gớm tay, những kẻ lưu manh, những tên lừa đảo, những kẻ tráo bài ba lá ngoại hạng.

Chúng hãnh diện đánh lừa được dư luận, đánh lừa cả Hoa Kỳ và đánh lừa cả người phát giải Nobel Hòa Bình thế giới... Chính kẻ được giải là Lê Ðức Thọ đã không dám nhận giải. Mặt khác, dư luận mỉa mai nói chuyện Mỹ rút quân khỏi Việt Nam không phải là “đồng minh tháo chạy” mà là Mỹ không muốn đánh nữa nên rút quân về nước chớ đâu có thua rồi tháo chạy. Sai lầm lịch sử này cũng phải được đính chánh...”

Anh hùng Trần Văn Bá

Dịp này diễn giả cũng nói rõ về Cuộc chiến Quốc / Cộng được tiếp diễn sau ngày 30-4-1975 trên đủ 3 lãnh vực theo Phương trình Nguyễn Ngọc Huy. Ông nói rằng: “Cuộc chiến tiếp diễn ở quốc nội không mang lại được thắng lợi trong buổi đầu trên bình diện quân sự; ngay cả anh hùng Trần Văn Bá, người Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris về nước mưu đồ phục quốc cũng thất bại và bị tử hình...; nhưng về lâu về dài, cho tới nay, ai cũng thấy tình thế đã đảo ngược, từ Quốc nội đến Hải ngoại và Quốc tế yêm trợ Việt Nam Tự do”.

A. Tại Quốc nội, cuộc chiến Quốc / Cộng đã bày ra những thắng lợi ngoạn mục cho thấy Quốc gia đã thắng Cộng sản trên những trận tuyến được chính Cộng sản nhìn nhận. Xin kể vài thí dụ điển hình:

• Khi mới tiếp thu Miền Nam Việt Nam, Cộng sản Bắc Việt cao ngạo cho rằng sự trù phú của Miền Nam là “Phồn vinh giả tạo”; đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa không có giá trị; chúng cho đổi 500 đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa lấy 1 đồng tiền Việt cộng. Ðến nay thì ai cũng biết 1 đồng tiền Việt cộng đem cho người ăn xin không ai thèm lấy. Phần lớn người dân dưới quyền cai trị của chúng đều trở thành triệu phú, nhưng có quá nhiều triệu phú lắm lúc đói không có cơm ăn, lạnh không có áo mặc...

Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa càng lúc càng lụn bại, chúng cướp của Miền Nam mang ra Bắc cũng không nâng Miền Bắc lên ngang bằng với Miền Nam, cho dầu Miền Nam càng lúc càng đói nghèo khổ nhục thêm; người dân Miền Bắc đa phần sống bằng mánh mung và nền giáo dục suy đồi trầm trọng...

• Khi tiếp thu Miền Nam, Cộng sản Bắc Việt cao ngạo cho rằng văn hóa Miền Nam đồi trụy rồi cho tiến hành việc kiểm kê và truy diệt sách báo Miền Nam, để thay vào đó bằng sách báo của Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa... Cho đến nay, mọi người đều thấy cái nền văn hóa Xã hội Chủ nghĩa là thứ văn hóa được xây dựng trên gian dối...; trong khi một số sách báo bị kết án là “đồi trụy” của Miền Nam lại được cán bộ con buôn Miền Bắc in lậu bán trên thị trường... rất được người dân Miền Bắc thích thú tìm đọc...

• Khi tiếp thu Miền Nam, Cộng sản Bắc Việt cao ngạo kết án ca nhạc Miền Nam là đồi trụy khiến nó phải chịu chung số phận với sách báo; nhưng chẳng bao lâu sau các nhạc phẩm bị cho là đồi trụy đó lại được cán bộ và dân chúng Miền Bắc say mê thưởng thức; ca nhạc sĩ một thời bị cho là “phản động” lại được trọng vọng... Người dân di cư tỵ nạn bị cho thuộc thành phần đĩ điếm, phản quốc...; nay lại được Ðảng và Nhà nước gọi là Việt kiều yêu nước... Vậy thì ai thắng ai trong Cuộc chiến Quốc / Cộng.

B. Ở Hải ngoại, chúng ta, những người tỵ nạn cộng sản cũng đang từng ngày chứng minh tác phẩm của Huy Ðức phải được ghi là “Bên Thắng Trận” vì khi chúng ta đi tỵ nạn Cộng sản chúng ta đã cõng trên lưng cuộc chiến Quốc / Cộng ra hải ngoại, để ngay sau đó tiến hành cuộc chiến trên nhiều lãnh vực khác nhau; và người Quốc gia cũng đã từng lúc dồn Cộng sản vào thế thủ, rồi nuốt hận chịu thua, khiến chúng ta hiên ngang đứng ở “Bên Thắng Cuộc” với những thắng lợi vẻ vang không ai phũ nhận được. Ðiển hình ai cũng thấy là thắng lợi của lá cờ Quốc gia Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ và bài Quốc ca “Này công dân ơi quốc gia tới ngày giải phóng”.

Ðúng vậy, sau khi thua trận ngày 30-4-1975, sau khi bị CSVN trù dập đến tận cùng khổ ải, lá cờ và bài quốc ca tưởng như không còn nữa đã được chúng ta cõng trên lưng đem ra hải ngoại cùng với cuộc chiến Quốc / Cộng. Ðến nay, bất cứ nơi nào có người Quốc gia Việt Nam lưu cư, nơi đó lá cờ vàng ba sọc đỏ được trang nghiêm chào kính, và mọi người hân hoan đồng ca “Này công dân ơi quốc gia tới ngày giải phóng”, như điển hình được nhìn thấy trong lễ giỗ Cố Tổng thống Trần Văn Hương hôm nay.

Hình như chưa có quốc gia nào trên thế giới tưởng như tan tác sau khi bị quân xâm lăng cưỡng chiếm [Cộng sản Bắc Việt] lại hiên ngang “phục quốc” ở hải ngoại, như Quốc gia Việt Nam, với đầy đủ 3 yếu tố “lãnh thổ”, “dân tộc” và “chánh quyền”; nếu công nhận “lãnh thổ” là các “lãnh địa” có đông người Quốc gia Việt Nam lưu cư sinh sống; “dân tộc” là hơn 3 triệu người Quốc gia Việt Nam lưu cư sinh sống; và “chánh quyền” là tổ chức cộng đồng của người Quốc gia Việt Nam lưu cư sinh sống trên các lãnh địa đó.

C. Trên lãnh vực “Quốc tế yểm trợ Việt Nam tự do”, người Quốc gia Việt Nam cũng đang từng lúc chiếm thế thượng phong trên nhiều lãnh vực chiến thắng Việt cộng. Với sự vận động không ngừng nghỉ các chánh quyền ở một số không nhỏ địa phương khiến họ đã nối tiếp nhau ban hành những nghị quyết vinh danh lá cờ Quốc gia Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của tự do, biểu tượng của cộng đồng lưu dân Việt tỵ nạn cộng sản.

Ngay cả trên lãnh vực quốc gia, hầu như chánh quyền ở mọi quốc gia tự do đều ngầm công nhận nó, họ đều để chúng ta hiên ngang chào kính Quốc kỳ và đồng hát Quốc ca mỗi khi chúng ta muốn. Ðặc biệt, ngay trên các lãnh địa của CSVN ở hải ngoại là các Ðại sứ quán, Lãnh sự quán... của chúng, chúng cũng không dám treo lá cờ đỏ sao vàng, như điển hình ở Lãnh sự quán của Việt cộng ở San Francisco mà người có việc đến đây đều trông thấy.

Hình ảnh chiến thắng trong cuộc chiến Quốc / Cộng của chúng ta còn được nhìn thấy qua những lãnh địa Little Saigon ở một số địa phương. Ðiển hình là bảng hướng dẫn vào Little Saigon vừa được cắm trên Xa lộ 101 dẫn vào đường Story nơi có khu phố Little Saigon San Jose [xem hình], như nó đã được thực hiện ở Miền Nam California và nhiều nơi khác trên đất nước Hoa Kỳ.

Thắng lợi của cuộc chiến Quốc / Công ở hải ngoại có thể thấy rõ hơn nữa khi vừa qua, như lời phát biểu của ông Thị trưởng Jose Esteves, thành phố Milpitas vừa thông qua nghị quyết “đòi hỏi các phái đoàn CSVN phải thông báo trước 14 ngày khi đến viếng thăm thành phố này”, theo sau các nghị quyết tương tự ở các thành phố Westminter, Garden Grove, Santa Ana... ở Miền Nam California, có nội dung như sau:

“Hội đồng Thành Phố Milpitas vừa thông qua Nghị quyết số 8236 với tỷ số 4/4 (một nghị viên vắng mặt không bỏ phiếu) trong một phiên điều trần tại City Hall thành phố Milpitas với khoảng 200 người tham dự vào tối ngày 5 tháng 3 năm 2013. Nghị quyết này chỉ thị cho cảnh sát trưởng đòi hỏi các phái đoàn CSVN phải thông báo trước 14 ngày khi đến viếng thăm TP Milpitas ▼ Xem Video ▼



Nhìn thấy Luật sư Ngô Văn Tiệp nhìn đồng hồ tay diễn giả biết phần phát biểu của mình đã hết nên ông vội vàng kết luận rằng:

“Hôm nay, trước hương linh cố Tổng thống Trần Văn Hương, trong lễ giỗ trang nghiêm này, chúng tôi long trọng tuyên bố theo Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa Cụ không có hành động nào đầu hàng Cộng sản Bắc Việt, nên Cụ vẫn là Tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa, Cụ vẫn là công dân số 1 của Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc chiến chống Việt cộng vẫn liên tục tiếp diễn từ quốc nội đến hải ngoại. Chưa biết bao lâu nữa toàn dân đấu tranh sẽ chiến thắng, nhưng chúng tôi tin tưởng ngày đó không xa hơn lòng mong đợi của mọi người. Chừng đó, chúng ta xin được hẹn nhau hồi hương, long trọng tổ chức lễ giỗ cố Tổng thống Trần Văn Hương tại Sài Gòn”.

Lễ giỗ được kết thúc sau bữa ăn trưa do Ban tổ chức khoản đãi với phần văn nghệ đầu tranh do các ca nhạc sĩ nổi tiếng địa phương trình diễn. Trong bữa ăn và đàm đạo với một số nhơn sĩ thân quen, Giáo Già có dịp thưa với quý vị nhơn sĩ này rằng:

“Quốc phá sơn hà tại”, nên “quốc” có bị Việt cộng “phá”, nhưng “sơn hà” Việt Nam vẫn tồn tại, vẫn còn đó, Cộng sản Bắc Việt nhờ bạo lực và lừa đảo xâm lăng và cướp được Miền Nam Việt Nam, chớ chúng đâu có cướp được lòng dân Miền Nam Việt Nam. Bằng chứng là những cái của Việt Nam Cộng Hòa bị chúng tận lực tiêu diệt, nhưng đâu có được, đâu có chết. Tất cả đang lần hồi trở về với người dân Việt Nam cho dầu các cấp lãnh đạo Việt cộng có trở thành những Thái thú của Tàu cộng.

Chẳng những thế những cái này còn được người dân Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa của chúng ngưỡng mộ. Nền “văn hóa Việt Nam Cộng Hòa” từng bị chúng đần độn cho là “đồi trụy”, nhưng về sau chúng đã không tiếc lời ca ngợi. Cũng vậy, như diễn giả đã trình bày, chúng đã và đang say mê thưởng thức “nhạc vàng” từng bị chúng ngu muội cho là “đồi trụy”.

Hẹn con thư sau,

Giáo Già
* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.vietvungvinh.com/2013/index.php?option=com_content&view=article&id=2916:le-gio-tong-thong-tran-van-huong&catid=55:vietnam-hai-ngoai&Itemid=76
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

14 March, 2013

Video: Thế giới đã có tân Giáo Hoàng


* Quý Vị muốn xem tin tức mới, nghe Radio & Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

Đức Tân Giáo Hoàng Phanxico I

* Nếu Video/Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5


Video: Thánh Lễ Khai Mạc Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng


Video: Giờ phút cuối cùng của triều đại Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI




Con có một Tổ Quốc! Lời của Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận

Tân Giáo Hoàng đọc kinh khi ra mắt dân chúng.

Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm tân Giáo Hoàng Phanxicô I

ĐHY Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, TGM giáo phận Buenos Aires, Argentina, đã được bầu làm Giáo Hoàng và ngài lấy danh hiệu là Phanxicô.

Lúc 19 giờ 6 phút tối hôm 13-3-2013, khói trắng bắt đầu xông ra từ ống khói trên mái nhà nguyện Sistina, giữa tiếng reo vui mừng của hàng chục ngàn tín hữu kiên nhẫn đứng chờ đợi hàng giờ trước đó dưới trời mưa.

Khói trắng thật rõ ràng, các chuông của Đền thờ thánh Phêrô được gióng lên liên hồi, báo hiệu đã có Giáo Hoàng mới.

Tin này được loan đi lập tức trên khắp thế giới. Các đài truyền hình và phát thanh tạm ngưng chương trình đang phát để loan đi tin quan trọng này.

Tại Roma, hàng chục ngàn tín hữu và dân chúng dùng mọi cách để tuốn về Quảng trường thánh Phêrô để chào mừng vị tân Giáo Hoàng.

Quảng trường đông chật người, các tín hữu nhẩy mừng, reo hò ca hát, phất cờ quốc gia của họ. Có những những nhóm trương biểu ngữ hoan hô Đức Giáo Hoàng.

Trong khi chờ đợi ban quân nhạc của Hiến binh Vatican, cùng với đoàn vệ binh Thụy Sĩ và ban quân nhạc của hiến binh Italia và đoàn liên quân của nước này tiến ra thềm Đền thờ Thánh Phêrô để sẵn sàng chào mừng Đức Tân Giáo Hoàng. Ông Đô trưởng Roma, Gianni Alemano, cũng có mặt để chào mừng.

1 giờ 5 phút sau khi bắt đầu có khói trắng, ĐHY Jean Louis Tauran, người Pháp, trưởng đẳng Phó tế, xuất hiện tại bao lơn đền thờ thánh Phêrô, giữa tiếng reo hò vui mừng của mọi người. Viva il Papa. Bầu trời lúc này đã tạnh mưa. ĐHY long trọng tuyên bố:

Tôi loan báo cho anh chị em một tin vui lớn: Chúng ta đã có Giáo Hoàng. Đó là ĐHY Bergoglio. Ngài lấy danh hiệu là Phanxicô

Lời chào của Đức Tân Giáo Hoàng

Ít phút sau đó, Đức tân Giáo Hoàng xuất hiện, Ngài ứng khẩu nói với mọi người:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em

Anh chị em biết là nghĩa vụ của mật nghị Hồng y là cung cấp một GM cho Roma. Dường như các anh em Hồng y của tôi đi đến hầu như tận cùng thế giới để lấy vị đó, nhưng bây giờ chúng ta đang ở đây. Tôi cám ơn anh chị em vì sự tiếp đón. Cộng đồng giáo phận Roma dành cho GM của mình. Cám ơn Anh chị em.

Trước tiên tôi muốn cầu nguyện cho Đức nguyên GM Roma Biển Đức 16. Tất cả chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho ngài, xin Chúa chúc lành cho ngài và xin Mẹ Maria gìn giữ ngài.

Tiếp đến Đức Tân Giáo Hoàng và mọi người đọc kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh.

Rồi ĐTC Phanxicô nói tiếp: ”Và giờ đây chúng ta bắt đầu hành trình này, GM và dân chúng, hành trình của Giáo Hội Roma là Giáo Hội chủ trì toàn thể các Giáo Hội khác trong đức bác ái, một hành trình huynh đệ và yêu thương, tín nhiệm giữa chúng ta. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho chúng ta, cầu cho nhau.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho toàn thế giới để có một tình huynh đệ đậm đà hơn. Tôi cầu mong cho anh chị em sao cho hành trình này của Giáo Hội mà hôm nay chúng ta bắt đầu, và cho người giúp đỡ tôi là ĐHY Giám quản hiện diện ở đây, được nhiều thành quả cho công cuộc rao giảng Tin Mừng tại thành phố đẹp đẽ này.

”Và giờ đây tôi muốn ban phép lành cho anh chị em. Nhưng trước tiên tôi xin anh chị em một ân huệ. Trước khi GM chúc lànhc ho dân, tôi xin anh chị em cầu xin Chúa chúc lành cho tôi. Kinh nguyện của dân, cầu xin Chúa ban phép lành cho GM của mình. Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng, anh chị em cầu nguyện cho tôi.

Sau cùng, ĐHY Tauran loan báo ĐTC ban phép lành với ơn toàn xá cho các tín hữu, cho Roma và toàn thế giới.

Vài dòng tiểu sử

ĐTC Jorge Mario Bergoglio thuộc dòng Tên, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại Buenos Aires. Ngài gia nhập dòng Tên ngày 11-3 năm 1858 và theo học các môn nhân văn tại Chile và năm 1963 ngài trở về thủ đô Argentina, tốt nghiệp triết học tại Phân khoa triết tại Học viện San José. Trong hai năm từ 1964 đến 1965, ngài làm giáo sư văn chương và tâm lý tại Học viện Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thành phố Santa Fe, rồi sau đó tại Học viện Salvatore tại Buenos Aires.

Từ năm 1967 đến 1970 ngài học thần học và tốt nghiệp tại Học viện San Miguel. Ngày 13-12 năm 1969, thầy Bergoglio thụ phong linh mục lúc đã 33 tuổi. Rồi năm sau Cha làm nhà tập thứ hai ở Tây Ban Nha trước khi khấn trọng ngày 22-4-1973.

Cha Bergolio làm giáo tập, rồi giáo sư tại phân khoa thần học, trước khi làm Giám tỉnh dòng Tên ở Argentina năm 1973.

10 năm sau đó, Cha Bergoglio sang Đức dọn luận án tiến sĩ . Năm 1992 ngài được Đức Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm làm GM Phụ tá tổng giáo phận Buenos Aires và 6 năm sau trở thành TGM giáo phận chính tòa của Giáo phận này. 3 năm sau, 2001, ngài được thăng hồng y.

ĐHY Bergoglio vốn là vị, theo báo chí, đã được nhiều phiếu nhất sau ĐHY Ratzinger trong mật nghị bầu Giáo Hoàng cách đây 8 năm.

Khi làm TGM giáo phận Buenos Aires, nổi tiếng là gần gũi dân chúng và sống khiêm nhường. Ngài vẫn thường đi xe bus, viếng thăm người nghèo, sống trong một căn hộ đơn sơ và tự nấu ăn. Đối với nhiều người dân Buenos Aires, ngài thường được gọi bằng danh hiệu đơn sơ là ”Cha Jorge”.

ĐHY Bergoglio thiết lập các giáo xứ mới, chỉnh đốn các văn phòng hành chắnh, hướng dẫn các sáng kiến bảo vệ sự sống và bắt đầu các chương trình mục vụ mới, như thành lập một Ủy ban về những người ly dị. Trong Thượng HĐGM thế giới kỳ 10 hồi tháng 10 năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm Tổng tường trình viên. Từ năm 2005 đến 2011 ngài làm Chủ tịch HĐGM Argentina.

ĐHY Bergoglio đã viết các sách và linh đạo và suy niệm, và cũng thường lên tiếng chống lại nạn phá thai, hôn nhân đồng phái.

Hồi năm 2010, khi Argentina trở thành quốc gia Nam Mỹ đầu tiên ban hành luật công nhân hôn nhân đồng phái, ĐHY khuyến khích các LM toàn quốc kêu gọi các tín hữu Công Giáo chống lại luật này vì nó làm thương tổn gia đình trầm trọng. Trước đó năm 2006, ngài cũng phê bình dự luật cho phá thai.

Đắc cử Giáo Hoàng

ĐHY Bergoglio đã đắc cử Giáo Hoàng trong lần bỏ phiếu thứ 5 tại mật nghị Hồng y tại nhà nguyện Sistina.

Theo nghi thức về mật nghị, sau khi HY hội đủ số phiếu ít là 2 phần 3 để đắc cử, ĐHY Giovanni Battista Re, 79 tuổi, là vị kỳ cựu nhất trong số các HY thuộc đẳng GM trong mật nghị, tiến đến trước mặt ĐHY và hỏi: "Ngài có chấp nhận việc bầu ngài làm Giáo Hoàng chiếu theo giáo luật không?”. Sau khi ĐHY trả lời khẳng định thì ĐHY Re hỏi tiếp: ”Vậy ngài muốn được gọi bằng tên nào?” Đức tân Giáo Hoàng cho biết ngài chọn tên là Phanxicô.

Tiếp đến, Đức Ông Guido Marini, trưởng ban nghi lễ phụng vụ của ĐGH, cùng với một công chứng viên tông tòa và 2 chức sắc phụ tá khác với tư cách là nhân chứng, sẽ soạn văn kiện chính thức về cuộc bầu cử và tên hiệu của vị tân Giáo Hoàng.

Lúc đó các lá phiếu được đốt đi và máy xông khói trắng được dùng để báo hiệu cho toàn thế giới bên ngoài.

Đức tân Giáo Hoàng đi vào căn phòng nhỏ cạnh nhà nguyện Sistina quen gọi là ”Phòng nước mắt”. Tại đây đã có sẵn 3 bộ áo Giáo Hoàng theo 3 kích thước khác nhau, để Đức tân Giáo Hoàng thay đổi phẩm phục.

Rồi ngài trở lại Nhà nguyện Sistina để cầu nguyện với Hồng Y cử tri, và các vị đến chúc mừng Đức tân Giáo Hoàng, hứa vâng phục ngài, rồi cộng đoàn cùng nhau hát kinh Te Deum, Tạ Ơn Chúa.

Trước khi xuất hiện tại bao lơn Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng mới đã dừng lại tại nhà nguyện Paolina để cầu nguyện chốc lát trước Mình Thánh Chúa.

G. Trần Đức Anh OP
* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.vietcatholic.net/News/Html/103335.htm
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

13 March, 2013

Video: Thông báo khẩn của Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW và liên bang Úc Châu


* Quý Vị muốn xem tin tức mới, nghe Radio & Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO /NSW

THÔNG BÁO KHẨN HỦY BỎ BIỂU TÌNH

Chúng tôi vừa nhận được là buổi trình diễn của cán bộ văn hóa Việt Cộng Đàm Vĩnh Hưng dự định xãy ra tại Marconi Club
– Bossley Park vào tối ngày Thứ Sáu 15 /3 2013 đã bị hủy bỏ vào giờ chót.

Như vậy, cuộc Biểu tình dự định tổ chức vào lúc 6 giờ 30 chiều ngày Thứ Sáu cũng không còn cần thiết, xin đồng hương lưu ý đừng đến Marconi Club nữa.

Tuy nhiên, hiểu rõ bản chất gian manh tráo trở của CSVN và bọn tay sai, Ban Chấp Hành CĐNVTD/NSW vẫn tiếp tục sử dụng mọi phương tiện có được để theo dõi và tìm hiểu đường đi nước bước của nhóm tổ chức.

Nếu biết được họ dời địa điểm đi một nơi nào khác, chúng tôi sẽ khẩn báo ngay qua phương tiện của các đài Phát thanh Việt ngữ để chúng ta có phản ứng cấp thời, xin đồng hương chú ý nghe Đài và theo dõi.

Chúng tôi rất tiếc nếu có những bất tiện xẩy ra do biến chuyển vào giờ chót này, mong đồng hương thông cảm.

Thay mặt BCH/CĐNVTD/NSW
Nguyễn Văn Thanh

* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://vietnamese.org.au/vca/thong-bao-khan-huy-bo-bieu-tinh/

* Nếu Video/Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5


* Nghe tiếp tục Video phần 2,3,4 xin nhấn vào link xanh dưới đây ▼ http://www.youtube.com/channel/UC2C8M2bLE9nvn61Xc4Lw8Gg?feature=watch


THÔNG BÁO

V/V DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 CỦA NHÀ CẦM QUYỀN CSVN

Nhà cầm quyền CSVN đã công bố bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, để lấy ý kiến toàn dân Việt Nam, từ ngày 2 tháng 1 năm 2013 đến ngày 31 tháng 3 năm 2013. Liền sau đó, những phản ứng quan trọng liên quan đến vấn đề này được ghi nhận như sau:

1. Vào ngày 19 tháng 1 năm 2013, có 72 nhân sĩ và trí thức cùng ký vào “Kiến nghị về sửa đổi Hiến Pháp 1992”. Kiến nghị này đòi hỏi phải bỏ" Điều 4 Hiến pháp, phải tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội", nay đã có hơn 5000 chữ ký;

2. Vào ngày 28 tháng 2 năm 2013, một nhóm bạn trẻ Việt Nam đã đưa ra "Bản Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do” gồm 5 điều, gợi ý từ bài viết của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. “Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà còn muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành...", nay đã có hơn 7000 người ký tên ủng hộ.

3. Vào ngày 1 tháng 3 năm 2013, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã ra Bản Nhận Định và Góp ý về Dự thảo sửa Đổi Hiến Pháp năm1992, yêu cầu "Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào" (Điều II Bản Góp ý)

4. Vào ngày 5 tháng 3 năm 2013, Hòa Thượng Thích Quảng Độ Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, kêu gọi “giới sĩ phu đất nước, giới trẻ, giới công dân mạng đã gạt phăng sợ hãi bấy lâu, đứng lên nói bằng lời, bằng bài viết, bằng kiến nghị, bằng cả xuống đường đòi hỏi dân chủ hóa đất nước.”

5. Ngày 7 tháng 3 năm 2013, Khối 8406 và ngày 8 tháng 3 năm 2013 Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy trong nước cũng đã ra tuyên bố ủng hộ những đòi hỏi dân chủ hóa Việt Nam. Đứng trước những biến cố quan trọng này, qua cao trào dân chủ đang bộc phát tại quê hương Việt Nam, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu (CĐNVTDUC) nhận định rằng:

1. Những kiến nghị, lời tuyên bố, bài viết, hay lời kêu gọi của các tôn giáo, tổ chức, nhân sĩ, trí thức, và rất nhiều đồng bào trong nước, là những đòi hỏi chính đáng xuất phát từ con tim và khối óc của nhiều giai tầng khác nhau của xã hội (Đa Nguyên) để tiến đến một hệ thống sinh hoạt tự do chính trị (Đa Đảng), tức thiết lập một nền dân chủ thực sự, ngõ hầu huy động được tiềm năng của toàn thể dân tộc trong việc xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc trước đại họa xâm lăng của chủ nghĩa Đại Hán phương Bắc hiện thời là Đế quốc Đỏ Trung Cộng:

2. CĐNVTDUC sẽ tiếp tục theo dõi, quan tâm và hỗ trợ tối đa đồng bào của chúng ta trong nước ngõ hầu tiếp tục tranh đấu cho một nước Việt Nam tư do, dân chủ và nhân quyền, bằng cách sẽ cập nhật tin tức, phổ biến và vận động sự hổ trợ của chính giới Úc và các tổ chức quan tâm đến nhân quyền trên toàn thế giới;

3. CĐNVTDUC kêu gọi tất cả các Cộng Đồng Người Việt tự do trên toàn thế giới, các tổ chức và toàn thể đồng hương hải ngoại tiếp tục theo dõi, quan tâm và hỗ trợ tối đa cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa của đồng bào quốc nội cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam;

4. CĐNVTDUC cực lực lên án Tổng Bí Thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng, khi ông ta cho rằng các “luồng ý kiến” đòi hỏi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tam quyền phân lập… là “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức”. Chính ông ta và đảng CSVN mới là những kẻ đã và đang lội ngược giòng lịch sử tiến hoá của nhân loại, tiếp tục dùng bạo lực áp đặt chế độ cai trị độc đảng và độc tài lên quê hương Việt Nam.

5. CĐNVTDUC yêu cầu các Ban Chấp Hành CĐNVTD ở các Tiểu Bang, Lãnh Thổ, tùy điều kiện từng địa phương, hãy tổ chức các sinh hoạt bầy tỏ sự ủng hộ đối với phong trào đòi tự do dân chủ trong nước, thí dụ như Đêm Thắp Nến Cho Quê Hương, mít-tinh ủng hộ.

6. CĐNVTDUC kêu gọi đồng hương trên toàn nước Úc hãy tích cực tham dự những sinh hoạt đòi hỏi dân chủ cho VN tại địa phương, cũng như gửi email cho tuyenbocongdantudo@gmail.com để ghi tên vào danh sách ủng hộ "Bản Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do”

tuyenbocongdantudo@gmail.com

Úc Châu ngày 12 tháng 3 năm 2013

• LS Võ Trí Dũng Chủ Tịch BCH/CĐNVTD/LBUC
• Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/NSW
• Ông Nguyễn Văn Bon, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/VIC
• BS Bùi Trọng Cường, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/QLD
• Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/SA
• BS Nguyễn Anh Dũng, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/WA
• Ông Lê Công, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/ACT
• Ông Lê Tấn Thiện, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/NT
• Bà Nguyễn Kim Dung, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/Wollongong


Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu
Vietnamese Community in Australia
PO Box 200 Canley Heights NSW 2166
Tel: 0416 088 782
Email: trivo@ozemail.com.au

* Nguồn thông báo trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2814-2814
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

Blog Archive