29 October, 2012

Audio: Bản Lên Tiếng về vụ xử Việt Khang của GS. Nguyễn Văn Canh


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

Giáo sư Nguyễn Văn Canh

VNCH Flag Sau 15 giây vẫn chưa thấy Audio xin nhấn vào F5 hay Refresh VNCH Flag



Thưa toàn thể quí vị và anh chị,

Nhân dịp Diễn Đàn Tiếng Nói Tự Do của Người Dân Việt nam tổ chức Buổi Cầu Nguyện cho các chiến sĩ dân chủ trong nước, đặc biệt là hai nhạc sĩ trẻ tuổi là Việt Khang và Anh Bình, sắp bị đưa ra xét xử vào ngày 30 tháng 10 này, tôi có vài cảm tưởng sau đây:

Thứ Nhất: Nhiệt liệt ca ngợi lòng yêu nước, lòng quả cảm và những quyết tâm đấu tranh cho một nước Việt được tự do, bảo vệ dân tộc Việt chống nạn ngoại xâm đang đến từ Phương Bắc. Các chiến sĩ ấy đã biết trước những nguy hiểm do một chính quyền côn đồ, độc ác dùng những biện pháp dã man, rừng rú đối với họ.
Họ là tấm gương sáng ngời cho muôn đời, vì đã phục vụ một lý tưởng cao đẹp của những người thực sự là con dân yêu nước Việt nam.

Thứ Hai: Vinh danh các thanh niên trẻ: Việt Khang, Anh Bình, Nguyễn Phương Uyên v.v. đã cất cao tiếng nói bất khuất của giới trẻ, tiếp theo các bậc đàn anh/chị như Điếu Cầy, Phan thanh Hải, Tạ phong Tần hiện còn bị giam cầm trong ngục thất của bọn Thái Thú, đang được quan Thày Trung cộng thuê mướn để trấn áp các tiếng nói của những ai đòi chống lại Tàu xâm lăng. Các thanh niên, thanh nữ này đang tiếp nối công tác ấy của những anh chị khác trong quyết tâm này như Bùi thị Minh Hằng, Phan thanh Nghiên, Nguyễn xuân Nghĩa v.v..

Thứ Ba: Cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi hiện đã chuẩn bị biểu dương sức mạnh về vấn đề này vào ngày 30 tháng 10 này, và sẽ tiếp sức cho các anh chị trong nước để dành lại tự do, bảo vệ độc lập cho dân tộc, nhất là chống lại các âm mưu mà Đảng Cộng Sản Việt nam đang thực hiện đối với dân tộc là: a) dâng hiến lãnh thổ VN cho Tàu cộng, và b) chúng đang đi trên con đường thực hiện các âm mưu khác thâm độc hơn là đồng hoá Dân Việt thành dân Tàu mà Trường Chinh đã công khai vận động từ năm 1951.

Cuối cùng là, Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ có bản Tuyên Bố về lập trường của Ủy Ban về vấn đề này. Tôi nhờ quí anh chị trong Ban Lãnh Đạo của Diễn Đàn đọc và phổ biến giúp.

Cám ơn các quí vị và quí anh chị.

Nguyễn văn Canh

mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

23 October, 2012

Audio: Sydney - Đêm nhạc thính phòng Nguyễn Đức Đạt gây quỹ xây mộ Thuyền Nhân Việt Nam


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/ * Sau 15 giây vẫn chưa thấy Audio xin nhấn vào F5 hay Refresh


Các bạn thân quý,

Có lẽ các bạn đã ít nhiều nghe nói đến dự án trùng tu các phần mộ của Thuyền nhân Việt Nam ở các nước Đông Nam Á do Văn khố Thuyền nhân VN chủ xướng và thực hiện từ 2005.

Sau thời gian 7 năm hoạt động với 10 lần hướng dẫn các đoàn trở về viếng thăm và cầu nguyện tại các trại tỵ nạn cũ ở Malaysia (Merang, Bidong, Pulau Tenga), Indonesia (Galang, Kuku, Tarempa...), Phillipines (Palawan, Bataan...), VKTNVN đã trùng tu được khoảng 1,000 ngôi mộ tập thể và cá nhân trên đất liền cũng như ngoài hải đảo của những quốc gia này.

Tuy nhiên, công việc vẫn chưa kết thúc và số mộ phần của những thuyền nhân VN kém may mắn chưa được trùng tu vẫn còn nhiều.

Trong nỗ lực thực hiện dứt điểm công việc trùng tu vào năm 2015, VKTNVN sẽ tổ chức nhiều hoạt động gây quỹ trên khắp thế giới để những ngôi mộ mồ côi của các bạn đồng thuyền của chúng ta không còn phải chịu cảnh mồ xiêu mả lạc như từ 20-30 năm qua, để con cháu mai sau tìm lại được dấu tích của một giai đoạn lịch sử bi tráng mà thế hệ đầu tiên đã phải trả giá cho cuộc sống tự do và nhân phẩm mà chúng an nhiên thụ hưởng hôm nay.

Riêng tại Sydney, một buổi trình diễn nhạc thính phòng tại Mounties Club vào đêm Thứ Sáu 9/11/2012 sẽ được tổ chức với sự hiện diện của Nhạc sĩ guitar khiếm thị Nguyễn Đức Đạt, một nghệ sĩ tài danh (đến từ California, Hoa Kỳ) đã làm hàng triệu người xúc cảm bằng tài năng, nhân cách và cuộc đời của chính anh. (Các bạn có thể xem thêm chi tiết về buổi trình diễn trong PDF đính kèm).

Hãy đến - và cổ động với những người khác cùng đến - để thưởng thức một tài năng Việt, để trân trọng một nhân cách cao quý và để chia sẻ với một tấm gương phấn đấu trước những nghịch cảnh nghiệt ngã của cuộc đời.

Và để thực hiện cụ thể phần đóng góp của mình cho công tác trùng tu mộ phần của những bạn đồng thuyền đã nằm xuống nơi bãi hoang đảo vắng, lót đường cho cuộc sống an lành và tự do của chúng ta hôm nay.

Chúng tôi thiết tha mong đợi sự hưởng ứng tham dự và trân trọng cảm tạ sự đóng góp từ mọi người cho dự án nhân đạo và tình nghĩa đồng bào này.

Mọi chi tiết về Buổi văn nghệ gây quỹ "Đêm nhạc thính phòng NGUYỄN ĐỨC ĐẠT" xin vui lòng gọi hoặc gửi đến:

- Đặng Trung Chính mobile: 0410 466 798

- Email: chinhdang@jannardang.com.au

- Lưu Dân mobile: 0416 501 595

- Email: nguyenvanson_2002@yahoo.com.au

TB: Nhờ các bạn chuyển gửi email này đến người khác và mời gọi họ cùng góp tay cho việc chung này.

* Nguồn tin trên ở link hàng chữ xanh nầy ▼ http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2492-2492

http://vnbp.org/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

Video & Truy tố tội ác cộng sản theo luật pháp Đức

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới & nghe Paltalk Online xin hãy nhấn▼2 hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html VNCH Flag Pictures, Images and Photos * Nếu Video chưa xuất hiện xin Quý Vị hãy nhấn vào F5 hay Refresh



Phần tóm tắt và nhấn mạnh

Chỉ có biện pháp truy tố tội ác diệt chủng của Việt cộng trong vụ thảm sát Mậu thân Huế năm 1968 là có cơ may được công pháp quốc tế chấp nhận tố quyền. Như vậy, Thiếu tá Liên Thành đã dùng đúng biện pháp. Vậy mong những ai tán thành ý nguyện truy tố tội ác của giặc thì nếu không ủng hộ cũng đừng đánh phá; nhất là đừng nhìn lệch sang lĩnh vực chống tôn giáo.

Phần thân bài

Tôi rất ngưỡng mộ những người như ông Đỗ Ngọc Uyển đã bỏ bao nhiêu công sức và thời giờ nhằm liệt kê các tội ác mà cộng sản từng phạm theo công pháp quốc tế. Tôi cũng hết sức khâm phục các nhân vật đầy tâm huyết thường xuyên kêu gọi trên internet là quốc ngoại cần dồn mọi nổ lực nhằm tiếp tay đồng bào quốc nội vùng lên lật đổ bạo quyền Việt cộng.

Tuy nhiên nếu chỉ liệt kê một cách chi tiết các loại tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng v.v..(mà Việt cộng từng phạm) thì công trình liên hệ chỉ có giá trị hàn lâm hoàn toàn lý thuyết. Ai cũng rõ Việt cộng phạm không biết cơ man nào là tội, kể cả những tội không được công pháp liệt kê và bên cạnh war crimes, chúng còn phạm vô số peace crimes.

Về phía những lời kêu gọi cần dồn tất cả nỗ lực yểm trợ quốc nội thì cung cách hành động này lại mang tính chất gần như trang sức, xa hoa : người Việt tỵ nạn trên khắp thế giới có bao giờ ngưng hướng về quê hương để tiếp tay các phong trào, tổ chức, cá nhân chống đối độc tài đảng trị?

Tóm lại, theo tôi, không nên nói suông mà phải cố làm thiệt. Nói suông dầu sao cũng dễ, làm thiệt mới khó quá chừng.

Cho nên ngay từ những ngày đầu tiên khi Thiếu tá Liên Thành tung ra chiến dịch truy tố tội ác cộng sản Việt Nam trong vụ thảm sát Mậu thân Huế, tôi đã lên tiếng ủng hộ; mặc cho lời ong tiếng ve, thây kệ những lời chỉ trích. Lý do rất đơn giản : Thiếu tá Liên Thành đã hành động, đã làm chứ không phải chỉ hô hào, chỉ nói.

Nhưng song song với việc làm của Thiếu tá Liên Thành, tự thân tôi cũng tự mình hết sức thử tìm hiểu xem tôi có thể làm được gì cụ thể nhằm tham gia vào phong trào tố cáo tội ác cộng sản trong khuôn khổ công lý nhân loại. Và bởi đang ở Đức nên tôi tìm hiểu luật pháp Đức, tôi hỏi han chuyên viên Đức; nhất là vì nước Đức cũng từng qua phân quốc-cộng như Việt Nam.

Thoạt tiên, tôi trình bày trường hợp chính cá nhân tôi bị giam giữ, hành hạ, đày ải, khủng bố khoảng ba năm trong các trại tù cộng sản sau ngày mất Miền Nam mà không hề được xét xử. Tôi hỏi chuyên gia luật học Đức-Thụy sĩ xem như vậy tôi có thể là nguyên đơn có tố quyền đối với bị cáo là Việt cộng hay không. Tôi chỉ đặt vấn đề về nguyên tắc và tôi chỉ nhắm vào các toà án cấp quốc gia ở Cộng hoà Liên bang Đức.

Cơ quan cung cấp cho tôi những dữ kiện giá trị và cụ thể là European Center for Constitutional and Human Rights có trụ sở tại Berlin. Tôi không nghĩ rằng đơn khởi tố của cá nhân tôi thuộc thẩm quyền tố tụng của các toà án quốc tế hay liên quốc như International Court of Justice (ICJ), các International Crime Tribunals dành cho xứ Nam Tư cũ, xứ Ruanda, xứ Sierra Leone, xứ Liban và cả Cao Miên.

Ngay Toà án Quốc tế xử Pon Pot và đồng bọn cũng chỉ thiết lập được với sự chấp thuận và cộng tác của chính phủ Cao Miên đương nhiệm. Tôi muốn biết bộ luật ứng dụng universal principle, loi de compétence universelle, Weltrechtsprinzip có cơ may nào được áp dụng cho bản thân tôi không. Bộ luật vận dụng Weltrechtsprinzip có tên là Völkerstrafgesetzbuch (VStGB) trong thư tịch tư pháp Đức.
Nó được Quốc hội CHLB Đức biểu quyết ngày 26.06.2002 và có hiệu lực kể từ ngày 30.06.2002. Nó nhằm vào các tội trạng diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh (genocide, crimes against humanity, war crimes). Công dân bất cứ nước nào cũng có tố quyền, không bắt buộc phải là công dân Đức. Tội ác xảy ra tại bất cứ quốc gia nào cũng có thể bị truy tố.

Trong thực tế, pháp đình Đức quốc đang vận dụng Weltrechtsprinzip để truy tố ba công dân xứ Ruanda tại hai toà án Stuttgart và Frankfurt vì tội tàn sát một lúc khoảng một ngàn thường dân trong một ngôi thánh đường ở Murambi ngày 11.04.1994. Viện dẫn hai trường hợp này, tôi yêu cầu giới chuyên gia luật học Đức giải thích tôi có thể vận dụng tố quyền để truy tố tội ác Việt cộng trước nền công lý Nhật Nhĩ Man hay không, khi mà cộng sản đã giam giữ, đày đoạ, khủng bố tôi trong ba năm mà không hề xét xử.

Câu trả lời là không vì hình thức tội ác mà tôi là nạn nhân thuộc loại crimes against humanity (tội ác chống nhân loại) chứ không phải là genocide. Chỉ có tội ác genocide (diệt chủng) thì mới bị chi phối bởi luật pháp Đức và loại tội ác này không mất thời hiệu dù đã xảy ra cách năm 2012 này bao nhiêu lâu đi nữa.

Cho nên những sát thủ người Ruanda mới phải ra toà tại Đức ở hai thành phố Stuttgart và Frankfurt. Hơn nữa tội ác do các đương sự phạm đã được cộng đồng quốc tế đồng loạt xếp loại genocide. Tuy nhiên luật pháp Đức cũng qui định rằng tố quyền chỉ chi phối các tội phạm hiện có mặt trên lãnh thổ Đức quốc.

Như vậy, giả dụ như tôi có ý định nộp đơn cho Công tố viện Liên bang (Federal Prosecuting Attorney) tại Karlsruhe để xin được hưởng thẩm quyền tài phán của nền công lý Đức thì cũng sẽ không được cứu xét, bởi tôi không phải là nạn nhân của genocide, mà chỉ là nạn nhân của crimes against humanity.

Trong khi đó thì nếu tổ hợp luật sư N.Kate Kempton ở Toronto, Ontario, Canada được Thiếu tá Liên Thành ủy nhiệm nghiên cứu tiến trình truy tố tội ác Việt cộng nộp đơn khởi tố tại Công tố viện Liên bang Đức thì sẽ có cơ may được chấp đơn vì tội ác thảm sát đồng bào Huế dịp Tết Mậu Thân 1968 thuộc loại tội ác diệt chủng genocide.

Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng Thiếu tá Liên Thành đã đi đúng đường. Tất nhiên cá nhân tôi không rõ là tổ hợp luật sư Canada dự định sẽ nộp tố trạng tại pháp đình cấp quốc gia nào nhưng tôi biết là Canada cũng thừa nhận universal principle. Ngoài ra, theo tìm hiểu của tôi thì Thiếu tá Liên Thành cũng có thể nộp tố trạng cho Công tố viện Vương quốc Bỉ.

Tổ hợp luật sư N.Kate Kempton đã thành công khi thay mặt nhóm Pháp luân công người Tàu truy tố các tay chóp bu Tàu cộng. Án lệnh đã được ban bố. Chính vì vậy nên Thiếu tá Liên Thành mới lựa chọn họ để thuê mướn lập hồ sơ truy tố tội ác Mậu thân. Đương nhiên luật lệ vốn do con người soạn thảo, ban hành, áp dụng và giải thích.

Trong trường hợp có một Viện Công tố – không phải toà án – cấp quốc gia thừa nhận tố quyền tư pháp do tố tụng đại lý nhân là tổ hợp luật sư Canada đệ nạp thì một trong những thủ tục tố cầu quan trọng là bên nguyên phải chứng minh rằng thảm sát Mậu thân Huế 1968 là tội ác diệt chủng genocide theo công pháp quốc tế.

Mới đây bỗng có một cá nhân đưa tin trên mạng là Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng nộp đơn truy tố tội ác cộng sản. Tin này như tự trên trời rơi xuống, nó xuất hiện đột ngột và chẳng kèm theo bằng chứng, tài liệu gì hết. Cá nhân tôi không thể tin loại tin này.

Lại mới có một nhóm đứng ra hô hào đông đảo đồng bào tham gia ký tên – có thể ẩn danh – vào một hồ sơ nhằm cùng mục đích. Cá nhân tôi chỉ biết chọn thái độ chờ xem.

Phần kết luận và thỉnh cầu

Tôi vốn không hề được học về luật. Những điều tôi trình bày trong bài viết này chỉ là kết quả tự mình tìm tòi, hỏi han, góp nhặt. Tôi biết đến đâu xin giải bày đến đó.

Và căn cứ vào những hiểu biết hiện có trong tay, tôi kết luận là Thiếu tá Liên Thành đã hành động đứng đắn về phương diện pháp lý. Với những ai chưa ủng hộ vị cựu Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia Thừa Thiên-Huế, tôi xin có một lời kính xin. Kính xin chư vị chỉ chú trọng vào khía cạnh tìm cách truy tố tội ác của kẻ thù, kính xin chư vị gạt qua một bên những khía cạnh khác, nhất là khia cạnh đụng chạm tới tôn giáo. Kính xin quí vị hãy vì những nạn nhân của Huế Mậu thân và chỉ vì những nạn nhân của Huế Mậu thân mà thôi.

Bài của Bác Sĩ Trần Văn Tích tại Đức


* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.truclamyentu.info/tlls_tintucthoisuvn/dungcong-phapquoc-tetocaotoiaccong-san.htm
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

21 October, 2012

Audio: Norodom Sihanouk, vị quốc vương ngả nghiêng cùng thăng trầm lịch sử


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com
Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/ VNCH Flag * Nếu Audio chưa hiện lên thì xin chờ, hoặc nhấn F5

Ngày 17/10/2012, thi hài của cựu hoàng Norodom Sihanouk đã từ Trung Quốc trở về xứ Chùa Tháp. Buổi lễ tiễn đưa giản dị tại Bắc Kinh đánh dấu đoạn kết một trong những giai đoạn lịch sử bi thảm từ chính trị, ngoại giao đến quân sự kéo dài hơn nửa thế kỷ tại Á châu mà Cam Bốt phải trả giá rất cao bằng xương máu và đổ vỡ.

Phát ngôn viên chính phủ Phnom Penh khẳng định có hơn 100 ngàn dân Cam Bốt đã ra tận phi trường đón tiếp thi hài « vua cha của dân tộc » trong chiếc quan tài phủ lá cờ vương quốc. Tuy hai lần liên kết với Khmer Đỏ nhưng Norodom Sihanouk vẫn được phần đông dân chúng xem là biểu tượng « thời huy hoàng của Cam Bốt độc lập » trước và sau ác mộng diệt chủng của chế độ Pol Pot, đàn em của Bắc Kinh.

Mang biệt danh là « thái tử đỏ », ông hoàng bí ẩn Sihanouk đã có một thời truy đánh phe cộng sản Khmer nổi dậy trong thập niên 1960. Đến khi bị lật đổ vào năm 1970 trong một vụ đảo chính tướng do tướng Lon Nol cầm đầu với đèn xanh của Washington, hoàng thân Sihanouk ngã theo Trung Quốc và chọn Bắc Kinh làm nơi trú ẩn.

Tuy Mao Trạch Đông không yêu mến gì thành phần vương giả nhưng đã cưu mang ông hoàng Cam Bốt một cách rộng rãi và tặng cho một ngôi nhà sang trọng : sứ quán cũ của Pháp , « mẫu quốc » cũ của vương quốc Cao Miên.

Thái độ nồng hậu của Trung Quốc có một cái giá rất đắt. Chính miệng quốc vương Sihanouk sau này phải nhìn nhận, là đã « liên kết với với ác quỷ » Khmer đỏ. Cộng sản Campuchia là lá bài của Bắc Kinh trong chiến tranh Đông dương khi Maxtcơva đã nắm được Hà Nội và Vientiane.

Ngày 17/04/1975, quân Pol Pot chiếm Phnom Penh. Vào thời điểm này, có lẽ không một ai từ Sihanouk đến lãnh đạo Trung Quốc có thể dự đoán là một chính sách diệt chủng đang được chuẩn bị tại xứ Chùa Tháp.

Sau năm năm lưu vong tại Bắc Kinh, ông hoàng Sihanouk trở về Phnom Penh, không phải để lấy lại ngai vàng, mà là để bảo vệ chiếc ghế thành viên Liên Hiệp Quốc của Cam Bốt. Nửa năm sau, Khmer đỏ hiện nguyên hình, chiếc bẩy sập xuống, hoàng thân Sihanouk biến thành “tù nhân của Khmer đỏ” như ông ghi lại trong tập hồi ký cùng tên.

Theo báo chí Trung Quốc thì nhờ Chu Ân Lai đích thân can thiệp nên Pol Pot mới tha mạng cho cựu hoàng. Sự thực không phải là như vậy. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã qua đời vào năm 1976. Theo lời kể của chính Norodom Sihanouk, thì vào năm 1978, phu nhân của cố thủ tướng Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu đến viếng Phnom Penh và đòi gặp thượng khách của chồng mình.

Khmer Đỏ miễn cưỡng chấp thuận, cho Sihanouk ngồi trong một chiếc xe hơi cũ, chạy ngang cửa sổ nhà khách để phu nhân cố thủ tướng Trung Quốc nhìn thấy từ xa.

Pol Pot hiểu thông điệp của Bắc Kinh là không được giết vua. Đổi lại, cựu hoàng biết mình sẽ phải trả món “nợ sinh tử” với Trung Quốc. Pol Pot trả thù bằng cách hạ sát 5 người con trong số 14 người con của Sihanouk.

Ngày 07/01/1979, chế độ Khmer đỏ sắp bị sụp đổ. Bắc kinh đưa một chiếc máy bay sang Pnom Penh, khẩn cấp “bốc” Sihanouk sang Bắc Kinh vào lúc bộ đội Hà Nội đã tiến đến ngoại thành thủ đô Cam Bốt.

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh đi vào giai đoạn gai gốc nhất trước khi chung cuộc, hoàng thân Sihanouk một lần nữa liên kết với Khmer đỏ chống lại đoàn quân chiếm đóng của Việt Nam.

Năm 1991, hiệp định hòa bình Paris được ký kết. Sihanouk chiếm lại ngai vàng cùng với Hun Sen, một chính trị gia thế lực, xuất thân từ hàng ngũ Khmer đỏ ly khai, đồng minh của Việt Nam, làm thủ tướng.

Nhưng tại một bệnh viện Trung Quốc, cựu vương đã trút hơi thở sau cùng vào ngày 15/10/2012 vừa qua vài tuần trước ngày sinh nhật 90 tuổi .

Cố quốc vương Cam Bốt tự cho mình là con người “tâm cơ khó đoán”? Đây cũng là nhận xét của giới phóng viên quốc tế và ngoại giao. Người dân Cam Bốt tha thứ cho ông đã liên minh với Khmer Đỏ. Nhưng liệu Cam Bốt có bị nạn diệt chủng và về chiến lược địa lý chính trị, liệu ngày nayTrung Quốc có “thọc sâu” bàn tay vào Đông Nam Á nếu trong quá khứ ông Sihanouk trung lập thực sự?

RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.

“ Cựu hoàng Sihanouk là một nhân vật quan trọng của Cao Miên và của Đông Dương trong thê kỷ 20 nhưng di sản của ông để lại có nhiều tranh cãi. Ông là một nhà vua, một nhà chính trị hay thay đổi nhưng nhìn một cách tổng quát thì ông có hai điểm nổi bật: thứ nhất, Sihanouk là người thân Trung Quốc trước sau như một và được Trung Quốc giúp đỡ rất nhiều. Thứ hai là mặc dù phạm nhiều lỗi lầm nhưng ông được dân chúng mến mộ. Có lẽ nhờ sự mến mộ này mà ông tồn tại.

Cuộc đời ông trải qua nhiều giai đoạn nhưng trong giai đoạn ông làm quốc trưởng cho tới năm 1953 thì giới phân tích phương tây đánh giá tương đối cao khả năng của ông Sihanouk tranh đấu cho Cao Miên độc lập. Điều mỉa mai là không hiểu tại sao giới phân tích tây phương xem đây là một thành công quan trọng của ông Sihanouk mà không coi là quan trọng sự thành công của cựu hoàng Bảo Đại.

Cựu hoàng Bảo Đại, hoàng thân Sihanouk và các hoàng thân Lào đều tranh đấu cho Việt Nam, Cam Miên và Ai Lao được độc lập năm 1949. Ba nước được quốc tế nhất là Hoa Kỳ, Anh công nhận vào tháng 02/1950. Úc cũng công nhận độc lập của Việt Nam, Lào và Cao Miên ngày 08/02/1950.

Vào năm 1965, vào lúc chiến sự Việt Nam sôi nổi thì ông Sihanouk ký mật ước với Bắc Kinh và Hà Nội cho phép bộ đội cộng sản và trung ương cục đóng tại miền đông Cam Bốt. Và cho phép Trung Quốc viện trợ vũ khí, đạn dược cho bộ đội Bắc Việt qua các hải cảng Cam Bốt đặc biệt là qua hải cảng Sihanoukville. Sihanouk đã theo Trung Quốc chứ không thực sự trung lập.

Năm 1985, trả lời phỏng vấn báo Washington Post, ông Sihanouk nói là ông có một cơn ác mộng là Hà Nội “Việt Nam hóa Cam Bốt”, biến Cao Miên thành “miền nam Việt Nam thứ hai”. Nếu vậy thì tại sao hai mươi năm trước ông cho phép Hà Nội có hậu cần tại Cam Bốt để đánh phá miền nam Việt Nam.

Vì nếu Việt Nam thống nhất dưới chế độ cộng sản thì sẽ mạnh hơn, sẽ uy hiếp Cao Miên dễ dàng hơn….

Lưu Tường Quang / Tú Anh

* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121018-norodom-sihanouk-vi-quoc-vuong-nga-nghieng-cung-thang-tram-lich-su
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml http://danlambaovn.blogspot.com http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/ www.lyhuong.net/uc www.huyenthoai.org http://www.lytuongnguoiviet.com/

* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

17 October, 2012

Audio: Thỉnh nguyện thư phản đối VN gia nhập Hội đồng nhân quyền LHQ


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

VNCH Flag Sau 15 giây vẫn chưa thấy Video/Audio xin nhấn vào F5 hay Refresh VNCH Flag





Linh mục Nguyễn Văn Lý tại phiên xử ở Thừa Thiên Huế hôm 30-3-2007.

Sau khi Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2013 – 2016, nhiều thỉnh nguyện thư kêu gọi LHQ không chấp thuận và điều tra về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Kêu gọi 100.000 chữ ký

Trong vài ngày qua, có hai thỉnh nguyện thư nhận được khá nhiều sự hưởng ứng từ các trang thông tin điện tử và cộng đồng mạng. Một là thỉnh nguyện thư gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và các lãnh đạo thế giới kêu gọi ngăn chặn Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Hai là thỉnh nguyện thư “Triệu con tim, một tiếng nói” vận động cho nhân quyền Việt Nam do Đài truyền hình SBTN phát động cùng với sự tham gia của đảng Việt Tân và một số tổ chức nhân quyền khác. Mục tiêu về số lượng chữ ký của hai thỉnh nguyện thư trên lần lượt là 10.000 và 100.000 (từ hôm nay 15/10 đến hết ngày quốc tế nhân quyền 10/12/2012).

Cả hai thỉnh nguyện thư trên đều nêu bật lên tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Qua đó, những trường hợp điển hình như vụ xử án nặng các blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSaigon, các thanh niên Công giáo, Tin Lành ở miền Trung đã được nhắc đến.

Nói về việc phát động thỉnh nguyện thư mang tên “Triệu con tim, một tiếng nói”, nghệ sĩ Trúc Hồ, chủ nhân đài SBTN, cho biết:

“Cái quan trọng là chúng ta phải trả lời cho Đảng Cộng Sản Việt Nam biết là người dân ở hải ngoại, những người yêu chuộng tự do không chấp nhận những bản án đó, không chấp nhận cho một quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng đứng hạng bét của thế giới mà lại là một thành viên của Ủy ban bảo vệ nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc.”

Đối với những người quan tâm đến vấn đề dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, khi được hỏi, hầu hết đều cho rằng nếu Việt Nam được chấp thuận vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì đây sẽ là một sai lầm lớn của tổ chức quốc tế uy tín này. Ngoài ra, phong trào đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam cũng sẽ gặp những thử thách và bất lợi trong tương lai.

Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nói với Đài Á Châu Tự Do từ Nha Trang:

“Với tình trạng vi phạm nhân quyền đang diễn ra mà Việt Nam được chấp thuận có chân trong Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì tình trạng vi phạm nhân quyền sẽ diễn ra ngày càng trắng trợn và sẽ có nhiều đàn áp khốc liệt hơn.”

Cũng cùng một suy nghĩ với blogger Mẹ Nấm, thượng tọa Thích Không Tánh từ Sài Gòn, đưa ra dẫn chứng từ các sự kiện trong quá khứ mà cụ thể là những vụ đàn áp ngày càng nhiều và mạnh tay đối với các tổ chức tôn giáo sau khi Hoa Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tự do tôn giáo. Ông nói:

“Cũng giống như trước đây khi Hoa Kỳ còn để Việt Nam trong danh sách CPC (Những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo) thì Việt Nam còn có sự e dè. Nhưng khi Hoa Kỳ rút Việt Nam ra khỏi CPC thì lúc bấy giờ họ mạnh dạn đàn áp anh em, năm nào cũng tù đày, đàn áp những người yêu nước.”

Theo blogger Mẹ Nấm, vấn đề Liên Hiệp Quốc có chấp thuận hay không đối với đơn xin gia nhập của Việt Nam sẽ có tác động rất lớn đến phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Thế nhưng không phải ai cũng biết và quan tâm đến vấn đề này. Cô cho biết:

“Thật sự đối với người trong nước, việc (Việt Nam) tham gia Hội đồng nhân quyền còn làm một cái gì đó xa vời. Mọi người không quan tâm lắm, tại vì thứ nhất là không đủ thông tin, thứ hai là không nhìn ra cái nguy cơ như vậy.”

Trở lại với việc ký thỉnh nguyện thư, hiện cả hai thỉnh nguyện thư đều đã đạt trên dưới 2.000 chữ ký từ khắp nơi trên thế giới. Nghệ sĩ Trúc Hồ cho biết ngoài mục tiêu đầu tiên là phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, thỉnh nguyện thư còn là một công cụ thể hiện sự đoàn kết của người Việt trên toàn thế giới đối với việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước.

“Đầu tiên là chúng ta phải đoàn kết lại, tất cả mọi người Việt Nam trong nước và hải ngoại, cùng một tiếng nói, nói lên sự thật, nói lên những đàn áp dân chúng, những bất công mà người dân phải chịu đựng. Cho nên đây là một việc làm rất cần thiết. Kết quả hay không thì tùy theo tình hình của thế giới. Thế giới này có nhiều cái liên quan với nhau trong thời đại mới bây giờ. Nhưng bổn phận của một công dân Việt Nam thì chúng ta phải hành động để nói cho Đàng Cộng Sản Việt Nam biết là các anh càng đàn áp người dân yêu nước thì chúng tôi, những người Việt ở hải ngoại, càng chống các anh mạnh hơn nữa.”

Yêu cầu VN tôn trọng nhân quyền

Trong thời gian qua, có khá nhiều thỉnh nguyện thư từ nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước kêu gọi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng vấn đề nhân quyền. Tuy vậy tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam vẫn không được cải thiện, thậm chí có chiều hướng nặng nề hơn. Chính vì thế, blogger Mẹ Nấm cho rằng việc ký thỉnh nguyện thư không thôi chưa đủ mà cần phải kết hợp thêm nhiều hành động khác. Cô nói:

“Với việc vận động 100.000 chữ ký mà nếu bây giờ có hơn 100.000 đi chăng nữa mà mình không có hành động gì mạnh hơn, cả bên trong và bên ngoài cùng hành động, thì Quỳnh nghĩ nó sẽ không đi tới đâu. Cho nên nếu mọi người ngoài việc kêu gọi ký trên mạng mà có những người bên ngoài can đảm làm những cuộc vận động nho nhỏ thành nhóm, xuất hiện ở nhiều nơi, tại vì thực sự mình chưa tận dụng được hết số người Việt kiều ở ngoài, chưa tham gia hết được, trong khi đó, người ở trong nước thì thiếu thốn thông tin về chuyện này.”

Theo blogger Mẹ Nấm, nếu có thêm những nhóm hay cá nhân kêu gọi và giải thích cho người dân trong thực tế để họ ý thức hơn về vấn đề nhân quyền thì sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cả cô và thượng tọa Thích Không Tánh đều cho rằng việc ký thỉnh nguyện thư vẫn là một việc làm cần thiết hiện nay. Thượng tọa nói:

“Mình có lòng như thế nào thì phải nói lên tấm lòng và ý nguyện của mình. Không phải vì vấn đề không hiệu quả hoặc thế giới không quan tâm, lơ là mà bổn phận của người dân Việt mình đối với quê hương, đất nước, (nếu) mình cũng theo đó mà tiêu cực đi hay cầu an thì Việt Nam khó mà có dân chủ, nhân quyền được.”

Được biết, tất cả các chữ ký trong những thỉnh nguyện thư sẽ được mang đến trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại Geneve, Thụy Sỹ vào ngày quốc tế nhân quyền 10/12 sắp tới. Ngoài việc nhận chữ ký cho thỉnh nguyện thư, website: http://www.democracyforvietnam.net/

Còn hướng dẫn cách gọi điện thoại và fax ý kiến phản đối đến các đại sứ quán của Việt Nam ở các nước để ký thỉnh nguyện thư, quý vị có thể vào các đường dẫn sau ▼
http://www.change.org/petitions/u-n-secretary-general-and-world-leaders-please-prevent-vietnamese-communist-government-from-joining-un-human-rights-council?utm_campaign=new_signature&utm_medium=email&utm_source=signature_receipt#
Và ► http://www.democracyforvietnam.net/

Khánh An, phóng viên RFA
2012-10-16

* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/petitions-stop-vn-join-un-hr-council-ka-10162012155645.html
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive