20 September, 2008

Mẫu chuyện thật về Hồ Chí Minh

Look Attention Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào Blog dưới đây: Attention http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


Viết thư Paris tuần này, Cỏ May muốn nhắc lại một mẫu chuyện xưa về bác của những người cộng sản hán ngụy tại Hà Nội ngày nay, nhân ngày 19 tháng 05. Ngáy 19 tháng 05 có phải thật sự là ngày sanh của Hồ Chí Minh hay không? Xin thưa hoàn toàn không phải. Không phải, theo nhiều tài liệu do chính tay Hồ Chí Minh tự khai với Chánh quyền Pháp, trong đó, có tài liệu quan trọng là bức thư của Hồ Chí Minh viết gởi Chánh phủ Pháp xin được vào học Trường thuộc địa để sau này trở thành người hữu ích cho Chánh phủ Pháp tại Ðông dương.

Ỏ đây, Cỏ May không lần theo tài liệu vì đây là công việc biên khảo. Cỏ May không đủ khả năng để làm. Cỏ May chỉ làm công việc theo thói quen của người phụ nữ nhà quê Việt Nam khi pha trà hầu khách, nghe lóm được câu chuyện của các bực phụ huynh mà kể lại hầu bạn đọc hôm nay. Sau năm 1963, những nhà hoạt động cách mạng chống Việt Minh và Thực dân Pháp bị nhà cách mạng nhân vị Ngô Ðình Diệm bắt nhốt vừa được trả tự do trong số đó Cỏ May hân hạnh gặp Cụ Tạ Duy Minh và cả Cụ Xuân Tùng,... trong một dịp nhắc lại chuyện xưa ở Hà Nội. Các Cụ kể chuyện về ngày sanh của Hồ Chí Minh. Ngày 19/05 là ngày Toàn Quyền d’Argenlieu đến thăm viếng Hà Nội sau thỏa hiệp ước 06/03 Hồ Chí Minh ký với Pháp.

Tiếp rước vị quan lớn mà không có cờ quạt chào mừng thì không phải phép nên Hồ Chí Minh bèn cho loan báo hôm nay là ngày sanh của bác, ra lệnh nhân dân Hà Nội treo cờ mừng sinh nhật của bác. Thế là dân chúng treo cờ trước nhà, đầu ngỏ, khắp nơi. Cách nay vài năm, tại nhà một người bạn Hà Nội gốc Ðông Âu định cư ở Jena, Ðông Ðức, Cỏ May nhắc chuyện về Hồ Chí Minh và Unesco, cũng nói về ngày sanh của Hồ Chí Minh, Cụ Vũ Thư Hiên vội xác nhận với mọi người hôm ấy ngày 19/05 không phải là ngày sinh của ông Hồ.

Cụ Vũ Thư Hiên nhớ rõ hôm ấy, tức 19/05, ông Hồ bảo ông Cụ của Cụ Vũ Thư Hiên là hãy truyền lệnh cho nhân dân treo cờ nói là mừng ngày sinh của bác để chào mừng Ðô đốc d’Argenlieu vì người ta đến mà không có cờ quạt thì không phải phép. Mà nói rõ lý do thì nhân dân sẽ bất mãn. Thế là từ đó ngày 19/05 trở thành ngày sinh của Hồ Chí Minh. Ngày nay, Cỏ May nhận thấy mọi biến cố của Việt Nam, như Lễ Ðộc lập, 30/04... đều bắt đầu từ những tiểu xảo, tức bằng sự khôn vặt hoặc sự gian dối, lật lộng của người cộng sản Hà Nội!

Sự gian dối của 18 năm trước: vụ UNESCO Paris

Nay sắp tới ngày 19 / 05, Cỏ May nhắc lại chuyện UNESCO Paris và lễ kỷ niệm sinh nhật của Hồ Chí Minh năm 1990 để thấy đâu là sự thật. Và cũng để trả lời nhiều người ở Việt Nam vẫn còn ngờ vực về chuyện này vì bộ máy tuyên truyền Hà Nội tiếp tục nói dối. Cỏ May trích dẫn văn kiện chánh thức của UNESCO đề ngày 25 tháng 05 năm 1987 liên quan đến quyết dịnh chấp thuận cho ghi đề nghị của Ðại diện Hà Nội tại UNESCO vào nghị trình của khóa họp 24 Ðại Hội đồng: “Bởi văn thư số 67/btk/87 đề ngày 14 tháng 04 năm 1987, ông Chủ tịch Ủy Ban quốc gia Việt Nam bên cạnh UNESCO, nhân danh Chánh phủ của ông, đề nghị ghi 1 điểm vào nghị trình tạm thời của khóa họp 24 Ðại Hội đồng, liên quan đến việc tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.”

Vả lại và với sự dè dặt của Ðại Hội đồng sẽ có quyết định liên quan đến vấn đề ấy, ông Tổng Giám đốc đề nghị ghi vào nghị trình 1 điểm như sau: “Tổ chức lễ sinh nhựt lần thứ 100 của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (tài liệu số 126 EX/25 Add.3, Paris, ngày 25 / 05 / 1987). Theo đây, chúng ta thấy rõ UNESCO không có một lời nào biểu lộ y “tôn vinh Hồ chí Minh là vĩ nhân, là nhà văn hóa xuất sắc hay nhà giải phóng dân tộc,...” Những lời lẽ “tôn vinh Hồ Chí Minh” là của ông Võ Ðông Giang, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy Ban quốc gia UNESCO Việt Nam, viết trong thư gởi UNESCO xin ghi tên Hồ Chí Minh vào nghị trình kỳ họp 24 Ðại Hội Ðồng liên quan đến việc tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100. Nếu được UNESCO chấp thuận thì Hà Nội sẽ được trợ cấp một ngân khoản tổ chức lễ tại Hà Nội và có thể tại trụ sở UNESCO Paris vì Việt Nam là quốc gia Hội viên, tức có đóng góp cho ngân quỹ UNESCO.

Sau đây là thư của ông Võ Ðông Giang viết cho ông Tổng Giám đốc UNESCO:

“Tôi hân hạnh thông báo với Ngài quyết định sau đây của Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức trọng thể kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 19/05/1990) Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc, đồng thời là nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam. Do vai trò và cống hiến vô cùng to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam...

Vì lẽ đó, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định trình Ðại Hội Ðồng khóa 24 thông qua nghị quyết kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.”

Ðề nghị của Hà Nội được ông Tổng Giám đốc UNESCO lúc bấy giờ là ông Amadou Mathar M’Bow, người Phi Châu đen chấp thuận dễ dàng vì vốn thân cộng sản. Nhiệm kỳ sau, ông M’Bow không tái đắc cử vì bị mang tai tiếng xấu trong UNESCO. Ông Frédéric Mayor đắc cử Tổng Giám đốc. Kỷ niệm sinh nhật của Hồ Chí Minh bước qua một khúc quanh mới từ đây.

ỦY BAN TỐ CÁO TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH


Ðược tin UNESCO ban hành Quyết nghị ghi tên Hồ Chí Minh vào danh sách. những nhân vật sẽ được tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật vào năm 1990, người Việt ở Paris lập tức thông báo nhau và hẹn gặp nhau để thảo luận về một chương trình hành động chung chống lại Quyết nghị của UNESCO. Sau vài lần gặp nhau với vài chục người, một Tổ chức thành hình dưới tên gọi là ỦY BAN TỐ CÁO TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH. Ông Nguyễn Văn Trần làm Tổng thư ký của ỦY BAN gồm hơn mươi người.

Hồ tội ác Hồ chí Minh

ỦY BAN thông báo Cộng đồng người Việt tỵ nạn ở khắp nơi để kêu gọi cung cấp những thông tin về tội ác của Hồ Chí Minh và Ðảng cộng sản Hà Nội từ vụ Cải cách Ruộng đất, Cải tạo Công thương nghiệp, Vụ Nhân văn Giai phẩm ở Hà Nội đến Vụ Tù tập trung quân nhân, viên chức Miền Nam, đánh Tư sản mại bản, đuổi đi kinh tế mới, tổ chức bán bãi, vượt biên bán chánh thức để thu vàng ở Miền nam sau 30/04/75. Ngoài ra, ỦY BAN cũng thu thập tài liệu về những vụ giết người yêu nước không theo cộng sản trong kháng chiến chống Pháp như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Phật Giáo Hòa Hảo,... Và vụ Hồ chí minh bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy tiền.

Những thông tin này được Ủy Ban đúc kết thành những tập hồ sơ tội ác của Hồ Chí Minh gởi đến UNESCO. ỦY BAN thu thập được hơn 30 ngàn thư của người việt tỵ nạn CS ở khắp nơi gởi về ỦY BAN hoặc gởi thẳng tới UNESCO đồng loạt lên tiếng phản đối UNESCO tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 100 sinh nhật cho Hồ Chí Minh, một tên tội phạm chống nhân loại.

Sau cùng ỦY BAN quả quyết với UNESCO là ngày 19 / 05 không phải là ngày sinh của Hồ Chí Minh, với dẫn chứng những ngày sinh khác nhau do chính tay ông khai với Chánh phủ Pháp. ỦY BAN cũng không quên nhắc lại ngày chết của Hồ Chí Minh là ngày 02 / 09 / 1969 bị đảng cộng sản sửa đổi. UNESCO là Cơ quan quốc tế về Văn Hóa, Khoa Học không thể chấp nhận sự gian dối của Hà Nội để ghi ngày 19/05 là ngày sinh của Hồ Chí Minh.

Về văn hóa, ỦY BAN phê phán những bản văn của Hồ Chí Minh viết chỉ có giá trị văn thư hành chánh, hoàn toàn không có giá trị văn học. ỦY BAN cũng phê bình về tác giả T.Lan, Trần Dân Tiên không ai khác hơn là Hồ Chí Minh viết văn để tự tâng bốc mình. Và cũng từ đây, những ấn phẩm này được nhà cầm quyền Hà Nội, vì không còn dấu diếm tên tác giả được nữa, đưa vào tài liệu văn học và giáo khoa. Thật thảm hại!

Riêng tập thơ Ngục Trung Nhật Ký, tức thơ Tù, nói là của Hồ Chí Minh, thật ra không phải của Hồ Chí Minh. Ðiều này được Giáo sư Lê Hữu Mục chứng minh hoàn toàn thuyết phục.Nhân đây, Cỏ May kể một giai thoại để thêm một lần nữa xác nhận Hồ Chí Minh không phải là tác giả của tập thơ ấy: “Ngày 15 tháng 10 năm1998, tại Ðại Học Paris VII, Ban Việt học, Giáo sư người Nhật, ông KENICHI KAWAGUCHI, Hội viên Văn Bút Nhật bản, Giáo sư tại Ðại học Tokyo, Bang Ðối ngoại, thuật chuyện về Hà Nội. Nghe nói tập thơ Tù của Hồ Chí Minh, ông đã đến Hà Nội tìm đọc và có thể sẽ dịch ra tiếng Nhật. Một Giáo sư người Việt thấy vậy, vỗ vai ông vừa cười và bảo tập thơ ấy có phải của ông Hồ đâu mà ông mất công nghiên cứu”. Thế là Giáo sư KAWAGUCHI bỏ qua ý định.

Chánh giới Pháp nhiệt tình ủng hộ và kết quả của Ủy Ban
ỦY BAN vận động sự ủng hộ của Chánh giới pháp như các Dân biểu, Thượng Nghị sĩ. Ðặc biệt, ỦY BAN được sự nhiệt tình yểm trợ của Hội Cựu chiến binh và Cựu Ðông dương, đứng đầu là Tướng Guy Simon. Những người này, theo lời yêu cầu của ỦY BAN, viết thư can thiệp với Chánh quyền Pháp, với tư cách nước chủ nhà đón nhận trụ sở UNESCO tọa lạc tại Paris, bày tỏ thái độ khó chịu vì những tội ác của Hồ Chí Minh đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, mà những tội ác này ngày nay bị xếp vào tội chống nhân loại.

Ðến trước ngày 19 / 05 / 1990, ông Nguyễn Văn Trần, Tổng thư ký ỦY BAN TỐ CÁO TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH được một vị Ðại diện UNESCO mời đến để thông báo quyết định của UNESCO là không thi hành Quyết nghị số 126 EX/25 Add.3, ngày 25 / 04 / 1987, Paris. Bởi Văn phòng UNESCO không có quyền hủy bỏ một Quyết nghị của Ðại Hội Ðồng. UNESCO chỉ cho Sứ quán Hà Nội thuê một phòng trong trụ sở để tự tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật cho Hồ Chí Minh. UNESCO không cử người tham dự. Thị xã Paris, Chánh phủ Pháp không tham dư.

Cùng đi với ông Nguyễn Văn Trần có Trung Tướng Guy Simon. ỦY BAN lúc ấy thấy đạt được thành quả như vậy là đủ rồi nên không cần phổ biến thật rộng rãi. Do sự thật thà này mà ngày nay, Hà Nội vẫn rêu rao UNESCO “tôn vinh Hồ Chí Minh”. Sự thật về lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ chí Minh. Và sự thật này, sau 10 năm, được báo AN NINH THẾ GIỚI ở Hà nội, số 177, ngày 18/05/1990, qua tác giả Văn Chấn thú nhận, với dụng ý đề cao tài gian dối của cán bộ đảng viên vượt qua được những khó khăn do UNESCO không thi hành Quyết nghị, mà tổ chức lễ: “...

Hoạt động của một số tổ chức phản động của người Việt lưu vong tăng cường mạnh nhằm bôi nhọ hình ảnh Bác và ngăn cản UNESCO tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Bác. Ðiển hình là một số người Việt lưu vong ở Pháp, Mỹ và một số nước đã tụ tập nhau ở Paris thành lập cái gọi là “Ủy ban chống tôn vinh Hồ Chí Minh” (Văn Chấn tránh nói rõ Ủy Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh). Chúng tích cực vận động một số nhân vật hữu phái trong Chánh quyền các nước ký tên vào thư yêu cầu Tổng thư ký UNESCO hủy bỏ lễ kỷ niệm....

Ðã sắp đến ngày kỷ niệm, nhưng Ban lãnh đạo UNESCO vẫn chưa dứt khoát lại còn gây sức ép thuyết phục ta đồng ý tổ chức kỷ niệm ở bên ngoài trụ sở UNESCO với lý do có nhiều ý kiến phản đối... UNESCO đề nghị bỏ một vài hoạt động hình thức tuyên truyền chính trị như không treo ảnh Bác trong hội trường, không tổ chức triển lãm ảnh Bác ở hành lang UNESCO, trong giấy mời ghi là đến xem văn nghệ. Ðược trong nước đồng ý... Chúng ta thuê một cơ sở in của Việt kiều ở ngoại ô Paris, in thiệp mời có ảnh nổi của Bác và gởi đi các nơi. Ba ngày trước lễ kỷ niệm, tình hình lại không diễn ra như ý ta mong muốn.

Tổng thư ký mời Ðại diện phía ta lên gặp và yêu cầu hoãn lễ kỷ niệm với lý do ta không giữ đúng lời hứa vì trong giấy có in hình Bác và có ghi “nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Hồ Chí Minh, danh nhân thế giới”... ta cũng cho thuê in 100 giấy mời mời (không có hình HCM và không ghi lễ kỷ niệm sinh nhật HCM) để gởi cho lãnh đạo UNESCO và các nhân vật cánh hữu Pháp, số còn lại, vẫn sử dụng giấy mời cũ... Về phần nội dung buổi lễ, ta có thay đổi chút ít. Ðồng chí Ðại sứ của ta không đọc bài diễn văn dài về Bác mà thay vào đó là đồng chí Nguyễn Kinh Tài, Ðại sứ bên cạnh UNESCO, đọc diễn văn ngắn nói về ý nghĩa lễ kỷ niệm, đọc Quyết định của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, ...cuối cùng là chương trình xem văn nghệ do đoàn cải lương trong nước sang phục vụ” .

Nay Cỏ May, nhờ có duyên gặp được người trong cuộc, ghi lại một lần cho dứt khoát để trả lời các bạn ở trong nước đã nhiều lần viết thư hỏi về sự thật của vụ UNESCO và lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ Chí Minh.

Nguyễn thị Cỏ May

HCM
Tăng Tuyết Minh: thời xuân sắc và lúc tuổi già mòn mỏi đợi chờ (với ảnh vẫn trên tường)

Đài BBC ngày 02/11/2007 loan tin rằng ở trong nước, đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vừa đưa ra chỉ thị số 06-CT/TW, tổ chức cuộc vận động dân chúng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhắm làm cho toàn dân nắm vững “nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động sẽ khởi diễn từ ngày 3/2/2007 và tổng kết vào ngày 3/2/2011. Hàng năm, cuộc vận động sẽ được sơ kết vào ngày 19-5. (Theo đảng CSVN, ngày 3-2 là ngày kỷ niệm thành lập đảng, và ngày 19-5 là ngày kỷ niệm sinh nhật Hồ Chí Minh.)

“Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong tòan xã hội, đặc biệt trong cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, đòan viên, thanh niên học sinh… nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.” (Nguyên văn chỉ thị do BBC trích) Câu hỏi đặt ra là: Tại sao có chỉ thị nầy và tại sao chỉ vận động trong bốn năm? Đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?

1. Tại sao có chỉ thị này?

Ai cũng biết, từ lâu nay, đảng CSVN luôn bắt mọi người ở trong nước học tập đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trẻ em tiểu học tới trường đã bị buộc phải học thuộc lòng “Năm điều bác Hồ dạy”. Đó là: “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt. Lao động động tốt. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.” Nhắc lại một ví dụ nhỏ như thế để cho thấy là từ lâu, học tập Hồ Chí Minh hầu như là một điều tất yếu cho mọi công dân Việt Nam, từ trẻ em, đến sinh viên, đòan viên thanh niên, phụ nữ, quân đội… Thế thì tại sao nay đảng CSVN lại phải ra chỉ thị tổ chức cuộc vận động dân chúng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”?

Trước khi đi vào vấn đề, cần phải chú ý đến hoàn cảnh mới của Việt Nam. Việt Nam chính thức trở nên thành viên thứ 150 của tổ chức WTO từ ngày 1/11/2007. Có thể nói, hiện nay là thời kỳ quá độ của nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa khi Việt Nam tiến lên hội nhập vào nền kinh tế thị trường trên thế giới, trước khi Việt Nam từ bỏ hẳn các lý tưởng kinh tế của chủ nghĩa Mác Lê trước đây. Thực tế hiện nay ở trong nước, mà hầu như không ai phủ nhận, đó là đại đa số cán bộ đảng viên quá tham nhũng và tham nhũng có hệ thống. Không tham nhũng thì không thể tồn tại được, vì lấy tiền đâu mà “đóng hụi chết” cho thượng cấp? Theo nhiều người, bệnh tham nhũng trong chế độ Việt Nam hiện nay là bệnh nan y, hết thuốc chữa!

Cán bộ đảng viên là thành phần lãnh đạo xã hội, mà tham nhũng thì toàn bộ sinh họat xã hội sẽ bị ảnh hưởng, nhiễu xạ, băng họai, từ văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế, y tế … đến thể dục, thể thao. Với đội ngũ cán bộ như thế, nhà nước Việt Nam làm thế nào có thể điều động guồng máy kinh tế cho kịp với đà vận hành của nền kinh tế thị trường? Nếu trong giai đọan quá độ, mà cán bộ tham nhũng, vô kỷ luật, thì có thể sẽ đi đến chỗ quá đà, quá trớn, bước ra ngoài tầm kiểm soát của đảng CSVN. Phải chăng vì khủng hoảng đạo đức trầm trọng nên đảng CSVN phải phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”?

Thứ đến, trước đây lãnh đạo đảng CSVN thường là những lãnh tụ trong hai cuộc chiến tranh 1946-1954 hay 1956-1975. Sau giới nầy, đến những nhà lãnh đạo do Liên Xô đào tạo như Phan Văn Khải, Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh. Nay chiến tranh chấm dứt đã hơn 30 năm. Liên Xô sụp đổ được một phần tư thế kỷ. Giới lãnh đạo ngày nay không thuộc hai thành phần trên, mà có thể nói đa số là những nhà hành chánh “văn phòng phẩm”, xuất thân từ hệ thống văn phòng đảng CSVN sau năm 1975. Ưu điểm của những nhà lãnh đạo nầy là trẻ trung, ít vướng mắc vào những vấn đề quá khứ như Cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm … Tuy nhiên uu điểm nầy cũng chính là khuyết điểm của họ, vì họ không đủ thành tích chiến đấu, thử thách trong chiến tranh và trong “tù tội”, nên tiếng nói của họ thiếu trọng lượng đối với cán bộ, đảng viên.

Theo nhà văn Trần Vàng Sao, sau 1975, ông Nguyễn Khoa Điềm còn là nhân viên trong văn phòng một huyện ở Huế, mà nhờ gia thế (con của Hải Triều Nguyễn Khoa Văn) nên chỉ hơn 20 năm, lên tới ủy viện bộ Chính trị, Trưởng ban văn hóa tư tưởng đảng. Do đó ông thật sự không đủ uy tín chính trị như những nhân vật trước ông ta đã vào tù ra khám, hoặc xuất thân từ các trường đảng ở Liên Xô. Các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng cũng thế mà thôi. Nói cách khác, sau đại hội X đảng CSVN từ 18/4 đến 25/4/2006 tại Hà Nội, Việt Nam lâm vào bế tắc lãnh đạo nếu không muốn nói là khủng hoảng lãnh đạo, nhất là trong giai đọan biến chuyển từ kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập vào nền kinh tế tự do trên thế giới. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy, mỗi lần có biến chuyển khó khăn, khủng hoảng chánh trị hay kinh tế, thì CSVN thường nhờ đến hình tượng Hồ Chí Minh.

Từ sau năm 1975, tình hình kinh tế Việt Nam suy sụp dần dần do thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy. Sự suy thoái lên cao điểm năm 1978 khi ông Đỗ Mười, ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN, chỉ huy cuộc cải tạo công thương nghiệp miền Nam, đánh tư sản, ngăn sông cấm chợ, cấm cản tiểu thương, đày ải dân chúng đi các vùng “kinh tế mới”, cưỡng bách lao động trong những công tác thủy lợi thiếu nghiên cứu, tung quân xâm lăng Cambodia. Dân chúng đói khổ ta thán, tinh thấn cán bộ đảng viên cũng chán nản, sa sút theo. Trong tình hình đen tối đó, để lấy lại khí thế (từ ngữ của cộng sản), đảng CSVN tổ chức “Rước đuốc bác Hồ” vào tháng 10-1980, tuyên truyền làm sống lại hình tượng Hồ Chí Minh. Cuộc rước đuốc từ lăng Hồ Chí Minh ở Hà Nội, lên các tỉnh phía Bắc và vào miền Trung, nhưng đến khoảng Nha Trang thì dân chúng không hưởng ứng, nên ngưng hẳn. Dân chúng miền Nam rất tiếc không thấy đuốc bác Hồ!

Lần thứ hai, khi các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, câu khẩu hiệu chiến lược hàng đầu của đảng CSVN là “Chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng muôn năm”, không còn giá trị. Mới có 70 năm mà đã sụp đổ thì sao gọi là muôn năm? Vì vậy đảng CSVN phải từ bỏ câu khẩu hiệu nầy và đảng CSVN quay qua cầu cứu Hồ Chí Minh, sáng tác ra “tư tưởng Hồ Chí Minh”, đưa vào điều 4 hiến pháp năm 1992. Trong năm vừa qua, một biến cố quan trọng xảy ra ở Âu Châu. Ngày 25-1-2006, tại Strasbourg, một thành phố miền đông bắc nước Pháp, Quốc hội Âu Châu, với đa số áp đảo, 99 phiếu thuận, 42 phiếu chống, đã đưa ra nghị quyết số 1481, lên án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại, và các chế độ toàn trị cộng sản đã vi phạm nhân quyền tập thể. Nghị quyết nầy, một lần nữa nhận sâu thêm xuống vực thẳm con thuyền chủ nghĩa cộng sản, vốn đã bị bão táp thời đại đánh cho tơi tả.

Dầu báo Nhân Dân của CSVN đã cho người viết bài lên tiếng phản đối nghị quyết nầy, và gọi đây là một hành động sai trái của Quốc hội Âu Châu, nhưng CSVN không thể “lấy thúng úp miệng voi”, nên không thể phủ nhận một thực tế, là chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Mác-Lênin càng ngày càng bị xa lánh, và chế độ cộng sản toàn trị rõ ràng không còn hợp thời, nhất là với các nước đối tác với Việt Nam trong WTO, là những nước tự do dân chủ. Phải chăng vì vậy, qua đầu năm 2007, đảng CSVN tập trung đánh bóng trở lại lãnh tụ Hồ Chí Minh, tuyên truyền rằng ông ta không phải chỉ là người học trò trung thành của Mác-Lê, mà còn là một lãnh tụ dân tộc, và dùng hình ảnh của ông ta thu hút các nước trên thế giới?

Một điểm đáng chú ý nữa là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, sẽ bắt đầu từ ngày 3-2-2007 và tổng kết vào ngày 3-2-2011, tức trong bốn năm tròn. Học tập đạo đức thì phải học suốt đời, chứ sao chỉ học bốn năm? Phải chăng đây là chương trình tiểu học, trung hay đại học? Hay đây là kế họach kinh tế tứ niên, kế họach ngũ niên…? Xa hơn nữa, là trùng với nhiệm kỳ năm năm của Bộ chính trị đảng CSVN, hay nhiệm kỳ của Quốc hội Cộng Hòa Xã Hội Chú Nghĩa Việt Nam? Chỉ có nơi nào đưa ra chỉ thị mới có thể trả lời câu hỏi nầy, nhưng rất tiếc không thấy giải thích cụ thể từ phía đã đưa ra chỉ thị, vì sao chỉ học tập trong bốn năm?

Cuối cùng, chỉ thị số 06-CT/TW, tổ chức cuộc vận động dân chúng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cũng giống như chỉ thị ngày 29-11-2006 của Nguyễn Tấn Dũng về việc tăng cường lãnh đạo và quản báo chí, cấm tuyệt đối không cho báo chí tư nhân, đều do Bộ chính trị đảng CSVN ra lệnh thi hành. Điều nầy theo đúng nguyên tắc của CSVN là “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, (không biết làm chủ cái gì?), nhưng không theo đúng vận hành trong một chế độ dân chủ tự do thật sự, là chỉ có hành pháp (tổng thống hay thủ tướng) và lập pháp (quốc hội) mới có quyền ra chỉ thị bắt nhà nước thi hành.

2. Đạo đức Hồ Chí Minh?

Đã nói học tập đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh thì phải biết sơ qua đạo đức và tư tưởng của Hồ Chí Minh là gì? Đạo đức gia đình – Trước hết, thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau nầy là Hồ Chí Minh), rời Sài Gòn ngày 5-6-1911 để mưu sinh. Giành giụm được một số tiền, từ New York, ngày 15-12-1912, Nguyễn Tất Thành gởi về nhờ viên khâm sứ Pháp tại Huế, giao lại cho cha mình. Như thế Nguyễn Tất Thành có thể được xem là người mở đầu phong trào vượt biên và chuyển ngân về giúp gia đình mà ngày nay đang thịnh hành. Đây là tấm gương đáng khuyến khích để giúp phát triển kinh tế gia đình và cũng là kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, Nguyễn Tất Thành còn xin viên khâm sứ Pháp kiếm cho cha mình một công việc như giáo thụ (giáo viên), để đủ sống qua ngày. Hành động hiếu đễ của cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành thật đáng khen.

Rất tiếc, khi gia nhập đảng Cộng Sản, Nguyễn Tất Thành từ bỏ luân lý truyền thống dân tộc, chuyển lòng trung hiếu thành lý tưởng phục vụ đảng và chủ nghĩa cộng sản, đến nổi chính phụ thân của Nguyễn Tất Thành, ông Nguyễn Sinh Sắc, rất bực mình “không muốn nghe nói đến người con hư của mình… mà các chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhà vua, mà còn đả phá luôn uy quyền của người gia trưởng”.(1)

Trong di chúc trước khi chết, Hồ Chí Minh viết : “…tôi để sẵn mấy lời nầy, phòng khi tôi đi gặp cụ Cac Mac, cụ Lênin…”(2) Không biết Hồ Chí Minh có gặp được các ông tổ cộng sản nầy hay không, nhưng chắc chắn ông không đề cập gì đến việc gặp phụ thân của ông là Nguyễn Sinh Sắc, đang yên nghỉ ở Sa Đec (Nam phần), và tổ tiên ông ở Nghệ An. Điều nầy sẽ giảI thích vì sao trong “Năm điều bác Hồ dạy”, không có điều nào ông Hồ dạy trẻ em phải có hiếu với cha mẹ, thuận thảo với anh em, lễ độ với người lớn tuổi. Cũng trong đạo đức gia đình, khi lấy vợ, Hồ Chí Minh chẳng những không trung thành với vợ mà còn tàn ác với vợ. Không kể những mối tình lẻ tẻ, Hồ Chí Minh có hai cuộc sống vợ chồng rõ ràng là cuộc hôn nhân với bà Tăng Tuyết Minh và cuộc sống chung với bà Nông Thị Xuân.

Tháng 10 năm 1926 tại Quảng Châu (Trung Hoa), Hồ Chí Minh, lúc đó có tên là Lý Thụy, làm lễ thành hôn với một phụ nữ Trung Hoa là bà Tăng Tuyết Minh (1905-1991), tại nhà hàng Thái Bình, ở trung tâm thành phố, với sự hiện diện của bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai), Bào La Đình, Thái Sương. Khi chiến tranh Quốc Cộng bùng nổ năm 1927, Lý Thụy phải trốn tránh nên phải xa Tăng Tuyết Minh. Tháng 5-1950, nhìn thấy hình Hồ Chí Minh trên báo Nhân Dân (Trung Hoa), Tăng Tuyết Minh gởi nhiều lá thư cho Hồ Chí Minh, thông qua đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh là Hoàng Văn Hoan, nhưng đều không được trả lời.(3)

Khi về Hà Nội cầm quyền sau năm 1954, Hồ Chí Minh vui duyên mới, với một phụ nữ trẻ đẹp là bà Nông Thị Xuân năm 1955. Lúc đó Hồ Chí Minh khoảng 65 tuổi, Nông Thị Xuân khoảng 22 tuổi. Hai người có một con trai là Nguyễn Tất Trung. Một thời gian sau, bà Xuân bị Hồ Chí Minh bỏ, và bị thủ tiêu một cách tàn nhẫn. Nguyễn Tất Trung được giao cho người khác nuôi, ngay khi Hồ Chí Minh còn sống.(4a) Với những tài liệu rõ ràng không thể chối cãi như thế, bất hiếu với cha, giết vợ bỏ con, Hồ Chí Minh có phải là tấm gương đạo đức gia đình cho cán bộ đảng viên hay không? Trước khi bắt cán bộ đảng viên học tập, mong các quan chức trong Bộ Chính trị hãy can đảm kể sự thật những chuyện trên đây cho vợ con trong gia đình các ông nghe, và hỏi ý kiến của vợ con các ông, như thế Hồ Chí Minh có xứng đáng cho các ông học tập và noi theo gương đối xử với vợ con như thế hay không? Nếu cán bộ đảng viên CSVN theo gương Hồ Chí Minh, giết vợ, bỏ con thì xã hội Việt Nam sẽ ra sao?

Đạo đức cách mạng – Thanh niên Nguyễn Tất Thành đến Marseille khoảng ngày 10-7-1911. Hơn hai tháng sau, thanh niên Nguyễn Tất Thành cùng một lần viết hai lá đơn đề ngày 15-9-1911, gởi cho tổng thống Pháp và gởi cho bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp, xin vào học trường Thuộc Địa Paris, là trường chuyên đào tạo quan chức cho các thuộc địa Pháp. Lá đơn nầy đều bị cả hai nơi từ chối. (Hồ sơ hiện còn lưu trữ trong thư khố Pháp.) Như thế thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi vì lý do kinh tế, mưu sinh, là việc thường tình trong đời sống, nhưng chắc chắn không phải là ra đi tìm đường cứu nước. Cứu nước sao lại xin vào học trường Thuộc địa để ra làm quan cho thực dân Pháp? Khi Đệ tam Quốc tế (ĐTQT) chuẩn bị gởi Hồ Chí Minh, lúc đó là Nguyễn Ái Quốc, từ Liên Xô qua Viễn đông hoạt đông, Nguyễn Ái Quốc viết thư đề ngày 11-4-1924 gởi cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, đề nghị cấp cho ông ta “một ngân sách xấp xỉ 100 đô la mỗi tháng không kể hành trì Nga-Trung Quốc”.(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, tt. 251-252.)

Sau khi qua Trung Hoa, tuy được cấp lương chi dùng nhưng không đủ, Nguyễn Ái Quốc phải làm đơn ngày 19-2-1925 xin các đồng chí ĐTQT vui lòng cấp thêm cho một số tiền. (Báo Điện tử đảng Cộng Sản Việt Nam, trích ngày 8/1/2007.) Đây là những tài liệu do chính đảng CSVN đưa ra, cho thấy Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) tự nguyện biến thành một cán bộ chính trị chuyên nghiệp của ĐTQT, lãnh lương của ĐTQT mà từ ngữ dân sự gọi là công chức hay cán bộ, và từ ngữ quân sự gọi là lính đánh thuê cho ĐTQT, dưới sự điều khiển của Liên Xô. Một khi lãnh lương nước ngoài để họat động cách mạng ở Việt Nam, thì sau khi thành công, người công chức hay cán bộ đó, hoặc kẻ đánh thuê đó, chắn chắn phải có bổn phận hay nghĩa vụ đóng góp trở lại cho nước ngoài.

Phải chăng vì vậy, khi Hồ Chí Minh mở cuộc xâm lăng miền Nam, vào đầu thập niên 60, Lê Duẩn đã phát biểu: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…”(4b) Đó là có phải là đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh không? Học được phương pháp tổ chức và khuynh đảo của Học viện Thợ thuyền Đông phương tại Moscow, Nguyễn Ái Quốc lấy phương châm “cùng đích biện minh cho phương tiện”, đã sử dụng mọi phương tiện, thủ đọan, bất chấp đạo lý, tình nghĩa, để phát triển tổ chức cộng sản, bành trướng chủ nghĩa ĐTQT theo kiểu Lenin và Stalin. Nhận lãnh sứ mạng của ĐTQT, Hồ Chí Minh lợi dụng lòng yêu nước của người Việt, mở cuộc chiến tranh gọi là giải phóng đất nước thoát ách ngọai xâm, rồi lại tiêu diệt tự do của dân chúng. Giải phóng đất nước là đưa đất nước ra khỏi tình trạng bị nô dịch, đem lại tự do cho đất nước.

Đàng nầy, đất nước tránh vỏ dưa, lại trợt vỏ dừa. Thoát khỏi tay Pháp thì bị cộng sản toàn trị, còn độc tài, độc ác và bóc lột hơn cả thời Pháp thuộc. Thời Pháp thuộc đâu có Cải cách ruộng đất giết hại cả hàng trăm ngàn nạn nhân vô tội? Đâu có Nhân văn Giai phẩm tiêu diệt biết bao nhiêu nhân tài? Dầu thực dân Pháp nổi tiếng bóc lột, nền kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc vẫn đứng hàng đầu ở Đông Nam Á, dân chúng Việt Nam đâu có nghèo đói cơ cực như “thời đại Hồ Chí Minh”. Sau năm 1975, dân chúng miền Nam Việt Nam có một câu tục ngữ mộc mạc: “Đả đảo Thiệu Kỳ, cái gì cũng có. Hoan hô Hồ Chí Minh, một cái đinh cũng không có.” Ai cũng biết, ngày nay Phải chăng do di sản đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh, mà ngày nay Bộ chính trị đảng CSVN đưa ra thông báo số 41-TB/TW ngày 11-10-2006 về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, nghĩa là triệt để cấm tư nhân được quyền ra báo? Cho đến đầu thế kỷ 21 mà tư nhân ở Việt Nam chưa được quyền ra báo, thì Tây thực dân cũng phải chào thua CSVN!

* (3) Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l’Indochine au Vietnam [Hồ Chí Minh, từ Đông Dương đến Việt Nam], Paris: Nxb. Gallimard, Paris, 1990, tr. 134.
(3) Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng Trung Ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ tư, có xem lại và bổ sung, Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1975, tr. 171. (Phía cuối phóng ảnh)
(3) Hoàng Tranh [Huang Zheng], “Hồ Chí Minh và người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, tạp chí Đông Nam Á Tung Hoành, Nam Ninh (CHNDTH), tháng 11-2001. Báo Diễn Đàn, Paris, số 121, tháng 9-2002, dịch đăng lại, tt. 17-22.

(4) Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, hồi ký chính trị của một người không làm chính trị, California: Nxb. Văn Nghệ, 1997, tt. 605-609 (4a), tr. 422 phần chú thích (4b).

Trần Gia Phụng

Toronto, 12/1/2007

Hồ Chí Minh, cuộc tước đoạt lòng yêu nước

Lời người dịch: Một số bạn trong nước khuyên tôi không nên đụng đến ông Hồ, vì đó vẫn còn là thần tượng, là khu vực cấm, số đông trong nước còn chưa tỉnh. Tôi nghĩ khác. Sự thật luôn cứng đầu và có sức thuyết phục. Sau khi nước ta vào WTO, sự công khai minh bạch trong sáng là nếp sống mới. Đã đến lúc không thể tiếp tục lừa dối nhân dân. Phải nói lên sự thật, dù với ai đó, đó là những sự thật đau lòng, chua chát, cay đắng. Phục vụ đảng hay nhân dân? trung thành với đảng hay với nhân dân? Tôi đã lựa chọn, tôi đã dứt khoát chọn nhân dân, cho dù bộ máy công an và tư tưởng cuả đảng CS lại sẽ chụp mũ tôi là phản bội. Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả bài này J.F.Revel, một trí thức chân chính, đầy trí tuệ và nhân cách. Hồ Chí Minh đã có thể được coi là anh hùng của nước Việt nam hiện đại và dân chủ, đã có thể được coi là nhà lãnh đạo đã đưa đất nước của ông ra khỏi cảnh thuộc địa để bước lên nền văn minh mới, kết hợp truyền thống với đổi mới.

Nhưng khốn thay, mục tiêu của ông ta không phải là nền độc lập của nước Việt nam, mà là sự hội nhập vào quốc tế cộng sản. Mục tiêu của ông Hồ không phải là giành lại cho nhân dân quyền tự quyết, quyền bầu cử, quyền chọn lựa người lãnh đạo, quyền có luật pháp của mình và lối sống của mình. Mục tiêu của ông ta là cưỡng bức nhân dân phải chấp nhận chế độ toàn trị kiểu Stalin, với tất cả đặc điểm của nó: những cuộc hành quyết không qua xét xử, trại tập trung, sự chà đạp nhân phẩm trong ‘’cải tạo ‘’, quần chúng chết đói và tham nhũng của kẻ lãnh đạo.

Hồ Chí Minh là một trong những người kiên định nhất trong áp dụng phương thức cai trị kiểu cộng sản suốt thế kỷ 20. Nội dung phương thức ấy là khơi dậy những khát vọng tự nhiên của con người : khát vọng tự do, thịnh vượng, tiến bộ, độc lập dân tộc để rồi hướng tất cả ý nguyện ấy vào những mục tiêu hoàn toàn trái ngược với những khát vọng ấp ủ bởi quần chúng đã bị ông ta lợi dụng. Khi quần chúng nhận được ra sự lừa đảo thì đã quá muộn, họ đã bị cầm tù, chính quyền độc đóan đã được thiết lập, cũi đã khóa chặt. Thật không có gì ma quái hơn là sự tước đoạt những tình cảm cao quý, những sự dấn thân đông đảo, những ý nguyện sâu sắc và chính đáng đầy nhân tính để đưa đến sự đầy đọa, bần cùng, ô nhục và đơn giản là Tội Ác .

Chúng ta chớ quên rằng chế độ cộng sản là một trong những chế độ đẫm máu nhất, - cũng có thể là đẫm máu nhất, của toàn bộ Lịch Sử, bởi vì không một chế độ nào đã cai trị đồng thời nhiều nước đến vậy . Vào những năm 1980, hơn 2 tỷ người đã sống dưới ách cai trị dã man tàn bạo, và cũng bất lực vì ngu xuẩn của nó. Dựa vào khát vọng tự do để ngư trị, đó là phương pháp Hồ Chí Minh, rất mực trung thành tuân theo phương pháp của nhân vật tồi tệ Lênin. Phương pháp này đã tàn phá những nơi khác : Cambốt, Êthiôpi, Môzambich, Algiêri, Cuba, Angôla. Đằng sau cuộc chiến tranh giải phóng, một cuộc chiến đấu giành quyền sống bình đẳng, trong đó các chiến sỹ thành thật hiến thân, luôn ẩn dấu âm mưu của những kẻ cầm đầu chống lại tự do và quyền con người. Hồ Chí Minh có thật lòng tin ở sự tốt đẹp trong tương lai của chủ nghĩa cộng sản ? Tôi nghi ngờ điều này, bởi vì ông ta đã thấy chế đó đó vận hành ra sao trong nhiều nước. Có lý tưởng và cực đoan, có thể ông ta không tự đặt ra câu hỏi ấy.

Và cũng như tất cả các nhà lãnh đạo độc đoán, ông ta vẫn giữ vẻ lương tâm thanh thản, cả trong khi nêu lên những mặt tiêu cực của chế độ ông ta đã lựa chọn. Lịch sử là hệ quả không phải của những ý định con người mà là của hành đông của họ. Mà những hệ quả thì sờ sờ ra đó, cảnh đọa đầy, máu chảy, chết chóc và nạn đói. Người ta không thể xin lỗi sau khi đã tước đoạt cuộc chiến đấu chống thực dân của quần chúng để dẫn đến cảnh tàn phá đến vậy. Trái lại, đó là một cuộc ăn cắp, một cuộc lừa đảo, với hoàn cảnh tăng thêm phần nghiêm trọng cho kẻ phạm tội.

(Trích từ bài: Ho Chi Minh, l’homme et son héritage Hồ Chí Minh, con người và di sản của Jean–François Revel, nhà văn, nhà triết học Pháp, từng đứng hàng đầu cánh tả, mất ngày 30-4-2006, 82 tuổi, bài đăng trên Viet nam infos , số 36, ra ngày 15-05-2006 ) .

Hô Chi Minh Le Détournement Du Patriotisme

Jean-François Revel (*)
numéro 36
15 mai 2006

* Source:
http://www.vninfos.com/

Hô Chi Minh aurait pu être le héros fondateur d’un Viêt-Nam moderne et démocratique, l’homme qui aurait guidé son pays à la fois hors de la subordination coloniale et vers la civilisation contemporaine, une synthèse des traditions et d’une nouvelle identité nationale. Malheureusement, son objectif n’était pas l’indépendance du Viêt-Nam, c’était son intégration à l’internationale communiste. Ce n’était pas de donner au peuple le droit de se déterminer, de voter, de choisir ses dirigeants, ses lois et sa manière de vivre ; c’était de lui imposer par la contrainte, le totalitarisme stalinien, avec toutes ses composantes : les exécutions sommaires, les camps de concentration, la dégradation de l’homme par la « rééducation », la famine des masses et la corruption des chefs (…).

Hô Chi Minh fut aussi l’un des plus implacables praticiens d’une méthode que le communisme a utilisée tout le long du vingtième siècle. Cette méthode consiste à capter l’énergie contenue dans les désirs naturels des hommes, désir de liberté, de prospérité, de progrès, d’indépendance nationale, pour détourner cette énergie au service de buts qui constituent le contraire exact de ceux espérés et poursuivis par les populations abusées. Lorsque ces populations s’aperçoivent de la supercherie, il est trop tard, elles sont prisonnières, le pouvoir totalitaire est constitué, la cage est fermée. Rien de plus diaboliquement pervers que cette captation de sentiments généreux et de dévouements innombrables, des élans les plus profonds et les plus légitimes de la nature humaine, au bénéfice de la servitude, de la misère, de l’humiliation et aussi du crime pur et simple:

puisque, n’oublions pas, le système communiste est l’un des plus meurtriers de toute l’histoire, peut-être même le plus meurtrier, puisque nul autre n’a régné simultanément sur autant de pays ; Aux alentours de 1980, plus de deux milliards d’ hommes étaient encore asservis à ce système aussi barbare et destructeur que stupidement inefficace. S’appuyer sur le désir de liberté pour asservir, telle est la méthode Hô Chi Minh, très fidèlement copiée sur celle du sinistre Lénine. Elle a fait des ravages ailleurs : au Cambodge, en Ethiopie, au Mozambique, en Algérie, à Cuba, en Angola. Derrière une guerre de libération, un combat pour l’égalité des droits, dont les troupes sont sincères, peut se cacher un complot de chefs contre la liberté et les droits de l’homme.

Hô Chi Minh croyait-il honnêtement aux bienfaits futurs du communisme ? J’en doute, puisqu’il l’avait vu fonctionner dans d’autres pays. Idéologue et fanatique, il ne se posait probablement même plus la question ; et, comme tous les dirigeants totalitaires, il avait la faculté de garder bonne conscience, tout en constatant les ravages du système auquel il avait fait le sacrifice de son intelligence. L’histoire est le résultat non des intentions des hommes, mais de leurs actions. Or les résultats sont là : la servitude, le sang, la mort et la famine. Avoir confisqué la lutte anticoloniale pour aboutir à ce champ de ruines ne constitue nullement une excuse. Au contraire, c’est une circonstance aggravante, un vol, une escroquerie.

(Ho Chi Minh, l’homme et son héritage, DUONG MOI LA Voie Nouvelle, Paris, mai 1990)
(*) Ecrivain et philosophe, J-F Revel nous a quittés le 30 avril 2006, à l’âge de 82 ans. Ho Chi Minh, le détournement du patriotisme của Jean – François REVEL

Bùi Tín (dịch)

HCM

Communist

HCM

HCM

HCM


mid line Pictures, Images and Photos

Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive