Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới xin hãy nhấn vô Link chữ màu đỏ ▼ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
Trường Sa
Trong một bản thông cáo báo chí phổ biến vào ngày 17 tháng 4 vừa qua, Bộ Ngoại giao Đài Loan khẳng định rằng, dưới bất kỳ góc độ nào – lịch sử, địa lý hay luật pháp quốc tế – các quần đảo Nam Sa, tức Trường Sa, Tây Sa, tức Hoàng Sa, Trung Sa tức Macclesfield Bank, và Đông Sa tên tiếng Anh là Pratas Islands, đều thuộc chủ quyền của Đài Loan, ….
Để tìm hiểu vấn đề này, trước hết, ta cần phải nói tới sự việc Đài Loan có liên hệ tới Hoàng Sa và Trường Sa, tức là Biển Đông từ thời kỳ sau đệ nhị thế chiến, rồi xét tới giá trị pháp lý của lời tuyên bố và cuối cùng tìm hiểu nguyên do việc tuyên bố trên vào lúc này.
I. Đài Loan với Biển Đông.
Vào năm 1938, Nhật Bản đã chiếm một số đảo trên vùng Hoàng Sa như Phú Lâm, Cam Tuyền và Lincoln và một số đảo thuộc Trường Sa, và từ 1939, sử dụng làm căn cứ quân sự để kiểm soát toàn vùng trong âm mưu bành trướng thế lực của họ.
Khi đệ II thế chiến chấm dứt, chiếu theo quyết định của Hội nghị Potsdam của tam cường, Mỹ , Anh và Trung Hoa ký vào tháng 8 năm 1945, Nhật Bản phải trao trả lại các đảo đã bị chiếm trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Tại Đông dương, Quân đội Tưởng Giới Thạch được giao trách nhiệm giải giới quân đội Nhật phía Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến thứ 16 trở lên và quân đội Anh, Ấn phụ trách phần phía Nam vĩ tuyến 16.
Ngày 9 tháng 9 năm 1945 quân của Tưởng đến Hà nội để thực thi nhiệm vụ giải giới quân Nhật. Một năm sau đó, vào tháng 8, 1946 nhiệm vụ này chấm dứt, chiếu theo thỏa ước ký ngày 28 tháng 2 năm 1946 giữa Pháp và Trung Hoa, trong đó Trung Hoa chuyển giao trách nhiệm giải giới quân Nhật cho Pháp. Vào cuối tháng 8, 1946, đơn vị cuối cùng của Trung Hoa rút khỏi Việt Nam.
Tuy nhiên, gần 2 tháng sau khi rút khỏi Việt Nam, vào ngày 26 tháng 10, 1946 , Tưởng giới Thạch phái một lực lượng hải quân gồm 4 chiến hạm mang theo một số quân nhỏ tiến chiếm một số đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 29 tháng 10, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiện khởi hành và ngày 29 tháng 11 đổ bộ quân lên đảo Vĩnh Hưng (1) thuộc Hoàng Sa. Ngày 4 tháng 12, chiến hạm Vĩnh hưng tới đảo La-bột (1), đảo Ba bột (1)… rồi rút đi.
Các chiến hạm Thái Bình và Trung Nghiệp đến ngày 9 tháng 12 mới tới quần đảo Trường Sa. Trong tháng 12, chúng hoàn tất công tác chiếm đảo Thái Bình ( Itu Aba); ngày 15 tháng 1,1946 chiến hạm Thái Bình tới đảo Đế Đô (1), Song tử, Nam Cực (James Shoal) .. rồi đi.
Để tìm hiểu vấn đề này, trước hết, ta cần phải nói tới sự việc Đài Loan có liên hệ tới Hoàng Sa và Trường Sa, tức là Biển Đông từ thời kỳ sau đệ nhị thế chiến, rồi xét tới giá trị pháp lý của lời tuyên bố và cuối cùng tìm hiểu nguyên do việc tuyên bố trên vào lúc này.
I. Đài Loan với Biển Đông.
Vào năm 1938, Nhật Bản đã chiếm một số đảo trên vùng Hoàng Sa như Phú Lâm, Cam Tuyền và Lincoln và một số đảo thuộc Trường Sa, và từ 1939, sử dụng làm căn cứ quân sự để kiểm soát toàn vùng trong âm mưu bành trướng thế lực của họ.
Khi đệ II thế chiến chấm dứt, chiếu theo quyết định của Hội nghị Potsdam của tam cường, Mỹ , Anh và Trung Hoa ký vào tháng 8 năm 1945, Nhật Bản phải trao trả lại các đảo đã bị chiếm trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Tại Đông dương, Quân đội Tưởng Giới Thạch được giao trách nhiệm giải giới quân đội Nhật phía Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến thứ 16 trở lên và quân đội Anh, Ấn phụ trách phần phía Nam vĩ tuyến 16.
Ngày 9 tháng 9 năm 1945 quân của Tưởng đến Hà nội để thực thi nhiệm vụ giải giới quân Nhật. Một năm sau đó, vào tháng 8, 1946 nhiệm vụ này chấm dứt, chiếu theo thỏa ước ký ngày 28 tháng 2 năm 1946 giữa Pháp và Trung Hoa, trong đó Trung Hoa chuyển giao trách nhiệm giải giới quân Nhật cho Pháp. Vào cuối tháng 8, 1946, đơn vị cuối cùng của Trung Hoa rút khỏi Việt Nam.
Tuy nhiên, gần 2 tháng sau khi rút khỏi Việt Nam, vào ngày 26 tháng 10, 1946 , Tưởng giới Thạch phái một lực lượng hải quân gồm 4 chiến hạm mang theo một số quân nhỏ tiến chiếm một số đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 29 tháng 10, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiện khởi hành và ngày 29 tháng 11 đổ bộ quân lên đảo Vĩnh Hưng (1) thuộc Hoàng Sa. Ngày 4 tháng 12, chiến hạm Vĩnh hưng tới đảo La-bột (1), đảo Ba bột (1)… rồi rút đi.
Các chiến hạm Thái Bình và Trung Nghiệp đến ngày 9 tháng 12 mới tới quần đảo Trường Sa. Trong tháng 12, chúng hoàn tất công tác chiếm đảo Thái Bình ( Itu Aba); ngày 15 tháng 1,1946 chiến hạm Thái Bình tới đảo Đế Đô (1), Song tử, Nam Cực (James Shoal) .. rồi đi.
Đảo Phú Lâm, Woody Island
Cước chú: Tên các đảo này do Bành Phẩm Quang viết trong Trung Hoa Báo, Đài Bắc, ngày 4 tháng 1, 1971, và tôi không tìm được tên bằng tiếng Việt hay tên quốc tế. ( xem Quốc Tuấn, trong Sử Địa 29 ‘ Đặc Khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, Văn Nghệ, Khai Trí, 1992, tr. 229).
Khi Hồng quân của Mao chiếm được lục địa Trung Hoa, Tưởng phải bỏ chạy ra Đài Loan. Tưởng cũng cho rút hết quân khỏi các đảo thuộc Hoàng Sa. Đến năn 1956, dưới thời Quốc Gia VN, TC đưa quân ra chiếm đóng khu phía Đông Bắc của quần đảo Hoàng Sa, gọi là Khu Tuyên Đức (còn gọi là An Vĩnh). Khu này có đảo Phú Lâm, một đảo hiện có nhiều cơ sở quân sự quan trọng của TC, với 1 sân bay dài 2,700m cho phi cơ phản lực của quân đội TC lên xuống và có cả ngàn thủy quân lục chiến đóng, nhiều doanh trại, bến tàu, bãi đậu trực thăng, trạm giao thông viễn liên, kho đạn….
Trên nhiều đảo khác như Lincoln, Hữu Nhật ( hay Cam Tuyền)… cũng đã xuất hiện nhiều kiến trúc quân sự của TC. Còn khu vực phía Tây là khu Nguyệt Thiềm (hay Lưỡi Liềm), Quốc gia Việt nam về sau là VNCH trấn giữ. Đến tháng 1 năm 1974, khu này bị mất vào tay TC trong một trận chiến giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng tại vùng đảo Quang Hòa và Duy Mộng. Ngày nay, một bộ chỉ huy nguy nga được xây cất trên đảo Quang Hòa. Đảo Tri Tôn đã được khuyếch trương từ hơn một chục năm trước với một hải cảng to, rộng và năm 2010 được trùng tu thêm. Một dự án khuyếch trương khác đang được chuẩn bị trên đảo Cù Mộc… Các kiến trúc quân sự cũng được xây cất trên các đảo: Duy Mộng, Quang Ảnh, Đá Lồi, Bãi Ngầm Sơn Dương, Đảo Hoàng Sa… Tưởng giới Thạch hay Đài Loan không có liên hệ gì với Hoàng Sa từ đó nữa.
Cước chú: Tên các đảo này do Bành Phẩm Quang viết trong Trung Hoa Báo, Đài Bắc, ngày 4 tháng 1, 1971, và tôi không tìm được tên bằng tiếng Việt hay tên quốc tế. ( xem Quốc Tuấn, trong Sử Địa 29 ‘ Đặc Khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, Văn Nghệ, Khai Trí, 1992, tr. 229).
Khi Hồng quân của Mao chiếm được lục địa Trung Hoa, Tưởng phải bỏ chạy ra Đài Loan. Tưởng cũng cho rút hết quân khỏi các đảo thuộc Hoàng Sa. Đến năn 1956, dưới thời Quốc Gia VN, TC đưa quân ra chiếm đóng khu phía Đông Bắc của quần đảo Hoàng Sa, gọi là Khu Tuyên Đức (còn gọi là An Vĩnh). Khu này có đảo Phú Lâm, một đảo hiện có nhiều cơ sở quân sự quan trọng của TC, với 1 sân bay dài 2,700m cho phi cơ phản lực của quân đội TC lên xuống và có cả ngàn thủy quân lục chiến đóng, nhiều doanh trại, bến tàu, bãi đậu trực thăng, trạm giao thông viễn liên, kho đạn….
Trên nhiều đảo khác như Lincoln, Hữu Nhật ( hay Cam Tuyền)… cũng đã xuất hiện nhiều kiến trúc quân sự của TC. Còn khu vực phía Tây là khu Nguyệt Thiềm (hay Lưỡi Liềm), Quốc gia Việt nam về sau là VNCH trấn giữ. Đến tháng 1 năm 1974, khu này bị mất vào tay TC trong một trận chiến giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng tại vùng đảo Quang Hòa và Duy Mộng. Ngày nay, một bộ chỉ huy nguy nga được xây cất trên đảo Quang Hòa. Đảo Tri Tôn đã được khuyếch trương từ hơn một chục năm trước với một hải cảng to, rộng và năm 2010 được trùng tu thêm. Một dự án khuyếch trương khác đang được chuẩn bị trên đảo Cù Mộc… Các kiến trúc quân sự cũng được xây cất trên các đảo: Duy Mộng, Quang Ảnh, Đá Lồi, Bãi Ngầm Sơn Dương, Đảo Hoàng Sa… Tưởng giới Thạch hay Đài Loan không có liên hệ gì với Hoàng Sa từ đó nữa.
II. Giá trị pháp lý về chủ quyền của Đài Loan trên Hoàng Sa và Trường Sa trong đó có Itu Aba.
Bộ Ngọại Gia Đài Loan thường tuyên bố và nay nhắc lại “ Về mặt lịch sử và địa lý, và chủ quyền, Trường Sa là lãnh thổ truyền thống của Đài Loan. Chủ quyền và quyền hạn trên các hòn đảo ở đây là không thể tranh cãi.” Tất cả các biện luận của Đài Loan dựa trên lịch sử, địa lý và pháp lý đã không có một cơ sở nào cả. Họ tuyên bố một cách võ đoán.
Các biện luận này nghe y như là luận điệu của Trung Cộng thường nêu ra trong nhiều chục năm nay. Ở đây, ta không bàn cãi vì vấn đề chủ quyền đã được đề cập trong cuốn Hồ Sơ Hoàng Sa và Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc ( 2008) với các bản đồ cổ do học giả VN và quốc tế vẽ từ thế kỷ 16 trở về sau và các sử liệu của VN (1). Tuy nhiên có một điều ghi nhận là không biết có phải là do toa dập của Trung Cộng và Đài loan với nhau , mà cả hai, dù đối nghịch với nhau có vẻ ‘kịch liệt’ lại có cùng một luận điệu như nhau, khiến người đọc tưởng chừng các tuyên bố này phát xuất ra từ một cơ quan duy nhất.
Người ta nhớ lại ngày 28 và 29 tháng 6 năm 1994, 10 học giả TC từ Hoa lục bay qua Đài loan để dự một Hội nghị với 100 học giả Đài Loan về chủ quyền của Trung Hoa trên Biển Đông. Hội nghị ra một tuyên cáo nói rằng Trung Hoa có chủ quyền trên Biển Đông. Tuyên cáo hô hào và kêu gọi Hoa Kiều tại hải ngoại trên khắp thế giới, giúp họ tìm kiếm bằng cớ chứng minh chủ quyền của Trung Hoa (cả quốc lẫn cộng) trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (2). Nay, cả hai, quốc cộng Trung Hoa luôn nói rằng các quần đảo này là của Trung Hoa như trên.
Về địa lý, thì vị trí Đài Loan ở vào vĩ tuyến 22 ( vĩ tuyến 22 chạy qua giữa đảo quốc này) và Itu Aba ở vĩ tuyến 10, nghĩa là cách nhau rất xa, khoảng hơn 700 hải lý, hay hơn 1300 cây số, thì Đài Loan cắt nghĩa như thế nào để chứng minh Itu Aba là của Đài Loan?
Việc chiếm đóng Itu Aba từ 1946 là hành vi bất hợp pháp, và từ đó đến nay Đài Loan đã xây cất doanh trại, phi trường, đóng quân tại đây. Điều này không thể biện minh chủ quyền của Đài Loan về phương diện pháp lý. Hoạt động xác nhận chủ quyền như trên bắt nguồn từ hành vi phi pháp của Tưởng không thề được dùng để biện minh chủ quyền:
a) Nhiệm vụ mà Hội nghị Potsdam giao cho Tưởng là giải giới quân đội Nhật mà thôi. Tưởng giới Thạch lại nhân cơ hội đó đưa chiến hạm tới chiếm một số đảo thuộc Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tưởng giới Thạch đã lạm dụng quyền hạn/ vượt quá quyền hạn mà Potsdam giao cho. Potsdam không ban cấp quyền chiếm đóng.
b) Việc chiếm đảo Itu Aba được thực hiện sau ngày mà quân đội của Lư Hán đã hoàn toàn rút khỏi Việt nam vào cuối tháng 8 năm 1946. Quân của Tưởng chiếm Itu Aba vào tháng 12, 1946 và vài đảo khác như Song Tử, Nam Cực.. vào tháng 1 năm sau (1947).
c) Tưởng được giao cho nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật trên vĩ tuyến 16. Dưới vĩ tuyến 16, thuộc phần lãnh thổ do quân Anh phụ trách. Các đảo thuộc Trường Sa bắt đầu từ vĩ tuyến 12 trở xuống phía Nam và Itu Aba ở vĩ tuyến thứ 10.
d) Sử dụng quân đội để chiếm đóng Trường Sa, lãnh thổ có chủ quyền và nhất là lạm dụng phí pháp quyền tiếp nhận đầu hàng của Nhật trong trường hợp này, rồi kéo dài sự chiếm đóng ấy là hành động trái với luật quốc tế.
Tóm lại, vì việc chiếm đóng đã bất hợp pháp, thì hậu quả của việc xác nhận chủ quyền qua lời tuyên bố này không có giá trị gì về pháp lý.
III. Lý do nào Đài Loan lại đưa ra lời kêu gọi này và dự đoán những gì có thể xảy ra?
Bản Thông cáo có nói “tình hình tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia liên quan về những đảo và vùng biển quanh những đảo đó tại khu vực (mà Đài Bắc gọi là) biển Nam Trung Hoa đang gia tăng. …. , đồng thời xác định chủ quyền của họ trên các vùng biển bao quanh các quần đảo này, cũng như vùng đáy biển hay tầng địa chất bên dưới khu vực…” Đài loan kêu gọi “những quốc gia có biên giới với những khu đảo đó gác lại tranh chấp và tìm kiếm một giải pháp hợp lý và hoà bình.”
CHXHCNVN và Cộng Hòa Nhân Trung Hoa, nhất là qua các lãnh đạo cao cấp của hai đảng CS: VN và TH đã gia tăng các hoạt động trao đổi ngoại giao dồn dập, bất thường. Chỉ trong vòng có 6 ngày, từ 12 đến 18 tháng 4 vừa qua, có tới 3 phái đòan cao cấp nhất, quan trọng gặp nhau, trong 4 buổi họp, bàn đến những vấn đề lớn giữa 2 quốc gia, mà những vấn đề ấy lại xoay quanh việc làm sao “hợp tác” với nhau một cách “chặt chẽ”, để giải quyết các vấn đề lớn, trong đó có vấn đề Biển Đông. Vậy tại sao lãnh đạo cao cấp nhất của TC phải gặp với lãnh đạo VC nhân danh “hợp tác chặt chẽ”. Câu trả lời là Lãnh đạo VC không làm đầy đủ để đạt những gì mà TC mong muốn trước tình thế lâm nguy của CSVN:
a). Ở cấp cao cấp nhất, tim ra giải pháp cơ bản cho vấn đề Biển Đông. Cuộc họp của Quách bá Hùng với Nguyễn tấn Dũng ở Hà nội nhằm mục tiêu này. Bản đồ hình lưỡi bò trên Biển Đông mà Mỹ đã chính thức tuyên bố “cắt” và đã phô trương sức mạnh cảnh cáo TC về vấn đề ấy. Đồng thời Mỹ đã phói trí lực lượng quân sự với các quốc gia trong vùng để đối phó với âm mưu bành trướng của TC. Vì có “sự đồng lõa của VC” với Mỹ, nhất là đã biểu lộ ý muốn và chạy theo Mỹ, TC muốn VC chấm dứt trò chơi này.
b). Ở các cấp thấp hơn, hai bên có các buổi họp về định hướng, tổ chức và chuẩn bị cách thức thi hành các công tác thuộc quân sự , nội an và về tư pháp tại VN. Sự hợp tác cần có chỉ đạo, giám sát chặt chẽ để các hoạt động ấycủa VC đạt của mục tiêu có liên hệ với quyền lợi của TC. Các hoạt động này VC đến này không được chu đáo, đầy đủ. Lãnh đạo TC muốn đi xa hơn nữa, thúc đẩy và kiểm soát việc thi hành trong các lãnh vực kể trên .
1) Trong lãnh vực quốc phòng, Hùng cũng gặp Bộ trưởng quốc phòng VC Phùng quang Thanh vào ngày 13 tháng 4 để mối hợp tác chiến lược giữa 2 quân đội ‘đi vào thực tế’ và ‘đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực’ khác nữa (3).
2) Tại Bắc Kinh ngày 18 tháng 4, 11 Lê Hồng Anh họp với Bộ trưởng bộ Công an Trung Cộng Mạnh Kiến Trụ để đẩy mạnh hợp tác về lĩnh vực thi hành công lực giữa hai nước (4).
3). Tại Hà nội, ngày 17 tháng 4, Nguyễn minh Triết găp Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Trung Cộng Vương Thắng Tuấn àn về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (5).
Nội dung 4 buổi họp khẩn cấp trên với các chi tiết được hé mở của các lãnh đạo cao cấp có thực quyền tại VN và TC báo hiệu một kế hoạch qui mô, toàn diện chuẩn bị đối phó những điều gì đó có thể xảy ra một cách bất thường. Thí dụ như để đối phó với bất ổn nội tại để giữ vững cho chế độ Hà nội khỏi sụp đổ, hay thí dụ như vấn đề Biển Đông cần có tính toán gì gấp để bảo đảm mục tiêu của TC vì sự đe dọa của Mỹ, hay để mau chóng thực hiện âm mưu hai đảng anh em, hai nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành một, nghĩa là “ ở một tầng cao mới”, để chuẩn bị gấp một trận tuyến đối đầu với đế quốc tư bản chủ nghĩa…
Thực vậy, về củng cố Nhà Nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của CHXHCNVN cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa của Đảng CS TH và nhất là sự bảo đảm trực tiếp từ Vương Thắng Tuấn. cho đại diện VC là chủ tịch nước Nguyễn minh Triết. Điều này có ý nghĩa quan trọng là TC hỗ trợ để VC yên tâm sử dụng tòa án làm công cụ trấn áp mọi chống đối, dù phải áp dụng kiểu xử án trắng trợ của Tòa án nhân dân tối cao Hà nội trong vụ Cù Huy Hà Vũ. Đẩy mạnh sự hợp tác với Bộ trưởng Công An TC Mạnh Kiến Trụ đóng vai trò cây dù và cũng là ‘cột trụ’ của TC là yểm trợ để Lê hồng Anh cho công an tận dụụg các biện pháp hung bạo đối với dân chúng Việt nam, ngăn chặn “diễn tiến hòa bình” do Hòa Nhài trên thế giới đang bùng nổ để hạ bệ các chế độ độc tài. “Ba đề nghị” mà Quách bá Hùng đưa ra trong lãnh vực quân đội là nhằm mục tiêu là Giải phóng quân Trung Hoa tiến tới kết hợp với Quân Đội Nhân Dân VN làm một lực lượng thống nhất ngõ hầu TC trực tiếp hướng dẫn quân đội nhân dân của CSVN thực hiện mưu đồ bành trướng của TC, một điều mà TC không làm được trên lãnh thổ Việt nam và từ lãnh thổ VN.
Tóm lại, TC cam kết hỗ trợ VC sử dụng toàn lực của guồng máy chính quyền: cảnh sát công an, tòa án và quân đội để trấn áp mọi mưu toan chống đối lại tham vọng của Bắc Kinh. Trung cộng biết rằng nếu VC sụp đổ, chỗ đứng của TC ở Đông Nam Á không còn. Nên TC ra mặt, hay công khai thúc đẩy VC tích cực hơn để ngăn cản những bất trắc xảy ra cho chúng. Cam kết này còn biểu lộ một tính toán khác của TC là làm sao kiểm soát lãnh đạo VC , ngăn ngừa sự “phản bội” của VC như TC đã chứng kiến, và Dương khiết Trì đã công khai có lời lẽ “ miệt thị” Phạm duy Khiêm trước sự hiện diện của 27 thành viên quốc tế tại Hội nghị ASEAN về An Ninh Khu Vực, Hà nôi, hồi tháng 7 năm rồi tại Hà Nội.
Riêng về vấn đề Biển Đông, nếu có gì được giải quyết giữa 2 bên- VC và TC, thì dĩ nhiên Đài Loan biết rằng chúng bị gạt ra ngoài. Và Đài loan đừng bao giờ hi vọng có chủ quyền ở Biển Đông, dù bất cứ tình thế gì xẩy ra tại VN.
Ngoài ra, một sự thực hiển nhiên là Việt nam có một vị trí tối quan trọng trong âm mưu bành trướng của Bắc Kinh và trước tình hình Hoa Kỳ đang gây một ảnh hưởng mạnh với toàn thể các quốc gia trong vùng để ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền này. Từ Hội nghị đối thoại Quốc Phòng Sangri-la ở Singapore hồi tháng 5, và Hội nghị ASEAN An Ninh Khu Vực ở Hà nội hồi tháng 7 năm vừa qua, TC cảm thấy bị ‘cắt lưỡi ( bò)” và bị VC ‘phản thùng’ vì đi với Mỹ. Bắc Kinh đang tìm cách dồn VC vào vị trí hành động như một tay sai, bị kiểm soát chặt chẽ để giữ thế thượng phong với Hoa Thịnh Đốn trong vùng Biển Đông và đối phó với các quốc gia khác trong vùng. Bắc Kinh phối trí lực lượng trên nhiều mặt trận nhằm trói buộc tay sai của họ là đám lãnh Đảng CSVN hiện tại vào nhiệm vụ thực hiện mưu đồ của chúng.
Khẩu hiệu ‘ đoàn kết, hợp tác Trung-Việt; và nâng cao trình độ hợp tác thiết thực giữa quân đội hai nước’ như được nêu trong buổi họp ở trên để VC và TC trở thành một khối, một lực lượng thuần nhất có hướng dẫn, có lãnh đạo ( như nói trong nội dung các buổi họp) và sẽ là một sức mạnh đối đầu với Hoa Kỳ, loại Hoa Kỳ ra khỏi ảnh hưởng ở Đông Nam Á.?
Đó là lý do chính mà hai bên “hợp tác với nhau một cách chặt chẽ để tìm ra giải pháp mang tính cách cơ bản để giải quyết vấn đề Biển Đông” như Thông Cáo với Nguyễn tấn Dũng đề cập?
Trong phạm vi rộng hơn, dù có nhân danh ‘hợp tác chặt chẽ’ như vậy, người ta thấy rằng TC cũng chỉ hi vọng giúp một phần nhỏ cho ngôi nhà CHXHCNVN đã ở trên bờ và chờ cơ hội sụp đổ. Ngôi nhà ấy có thể được kéo dài thêm một thời gian ngắn nữa. Lý do là kẻ đàn anh không thể tự mình dơ lưng trực tiếp chống đỡ được. Trách nhiệm chính là chủ nhà, là VC phải tự lo lấy. Lý do chính yếu để VC thi hành kế hoạch này là cần phải có chính nghĩa.
Ngoại bang hiện diện trong công tác cai trị, nhất là con nhà Hán, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nay TC dự trù sự hợp tác này dù có chặt chẽ tới đâu cũng không giữ vững nổi vì chỉ chống chế được bằng 3 chân đã xiêu vẹo: chân pháp lý , chế độ tư pháp (Tòa Án) biều tượng cho nhà nước pháp quyền thì đã ruỗng, nên đã phải làm liều như vụ xử án Cù Huy Hà Vũ là thí dụ; chân an ninh (Công An) đã mục nát: bắt bớ, làm tiền, giam cầm công dân bất hợp pháp và đánh đập đến chết nguời, ngay cả tại đồn công an…xảy ra tràn lan và công khai khắp nơi khắp chốn, từ thành thị đến thôn quê, hỗ trợ và bảo vệ các ‘cường háo ác bá đỏ’ một cách tích cực, nhất là đồng lõa với chính quyền độc tài địa phương để cướp bóc tài sản của lương dân ở nông thôn bằng các hành động nhằm gây kinh hoàng, mà vẫn được nhà nước pháp quyền che chở ; chân quân đội, thì quân đội nhân dân của VC thì bạc nhược, không bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ dân, chống ngoại xâm, nhưng lại lo phục vụ ngoại bang: ngoại bang công khai bắn giết ngư dân, quân đội làm ngơ; ngoại bang chiếm, cướp lãnh thổ, quân đôi án binh bất động và nay chỉ lo làm giầu, tranh nhau ăn với các các nhóm khác …
Như vậy, Vương thế Tuấn, Mạnh kiến Trụ, Quách bá Hùng có cách gì giúp cho chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa anh em được vững chãi, lâu bền? Cái mà họ chỉ giúp để Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn minh Triết, Phùng quang Thanh, Lê hồng Anh dưới sự chỉ đạo của Nguyễn phú Trọng và đông bọn là gia tăng đàn áp, dùng bạo lực với tư cách là thái thú người bản xứ, để bóp nghẹt các chống đối đã âm ỉ từ nhiều thập niên qua.
Muốn chế độ xã hội chủ nghĩa này được lâu bền hơn, TC phải có cần một chân thứ tư nữa. Bốn chân mới giữ được chiếc ghế thăng bằng. Đó là tài chánh. Không thấy, có phái đoàn chính thức của TC sang ‘làm việc’ với các lãnh đạo VC trong dịp này. Lãnh vực kinh tế tài chánh tại CHXHCNVN này xem ra nguy hiểm và nay trầm trọng lắm rồi. Chế độ thiếu tiền Mỹ Kim để tồn tại. Nợ lần chồng chất. Ngay cả tiền trả nợ hàng tháng cho quốc tế, VC không có. Không còn ai tin mà giúp đỡ, cho vay. Lạm phát lên gấp bội, và vật giá gia tăng. Sự suy thoái kinh tế càng ngày càng trầm trọng hơn. Tương lai mù mịt. Và chính tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của mọi người, mỗi người dân Việt.
Đó là nguyên do trực tiếp và là cái cớ cho ngọn lửa như Bouazizi bùng cháy. Có lẽ Bắc Kinh có nhìn thấy chân quan trọng này, nhưng con nhà Hán chỉ sống bằng nghề ‘ăn sương’, vụng trộm, với óc con buôn truyền thống có từ trong xương tủy, nên không muốn bỏ ra quá nhiều tiền, và hỗ trợ công khai, trực tiếp cho mọi người dân Việt. Họ chỉ mốn áp dụng một biên pháp rẻ tiền , ti tiện là mướn và trả công cho vài tên mà chúng nghĩ là trung thành, phục vụ chúng. Như vậy là đủ chăng? Thí dụ, chỉ trong vụ bauxite Tây nguyên không thôi, chúng chi ra 300 triêu MK cho Nông đức Mạnh, 150 triệu MK cho Nguyễn tấn Dũng. Còn thêm những ai nữa, thí dụ như các kẻ khác trong Chính Trị Bộ, trong hành pháp, trong Quốc Hội, Tỉnh Ủy Lâm Đồng, công ty Khoáng Sản (TVK) làm môi giới, trung gian chẳng hạn, thì nào ai biết. Có thể chúng tiêu tốn thêm nhiều trăm triệu dollars nữa riêng cho vụ bauxite, chưa biết chừng. Rẻ quá để chiếm cứ toàn lãnh thổ VN! Đám con buôn nghĩ như vậy là đủ rồi chăng?
Ngôi nhà XHCNVN đã xiêu vẹo, rỗng tuếch, trống không. Có lẽ vì thế con nhà Hán không bỏ tiền vào, vì đó là thùng không đáy, hay tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống? Nguyên tiền viện trợ của quốc tế hàng năm từ giữa thập niên 1990 đến nay, nhằm ‘xóa đói giảm nghèo’, đã lên tới trên 50 tỉ MK, mà đói nghèo vẫn còn đó. Tuy nhiên, quốc tế làm được một việc là giúp cho một nhóm trong giai cấp nguyên là vô sản, nay đang thống trị tại VN, thực hiện hiện cuộc ‘cách mạng xã hội chủ nghĩa’ trở thành những nhà tư bản vượt bực, cực kỳ giầu có, sánh vai với các tỉ phú quốc tế.
Chế độ CHXHCNVN lâm nguy do lãnh vực này và đáng lẽ chân thứ tư này cần được yểm trợ nhiều tiền dollars để có thể kéo dài hơn nữa, thì con nhà Hán lại tỏ ra không mặn mà! Ngược lại, với đầu óc con buôn, chúng còn lợi dụng, tinh vi khai thác, bóc lột nhân dân Việt qua đám Thái Thú người bản xứ mà chúng dựng lên: hàng năm, thặng dư mậu dịch như trong năm 2010 có lợi cho chúng là trên 11 tỉ MK. Nếu ta làm con số theo kiểu con buôn của con nhà Hán, thì chỉ trong khoảng 14 ngày buôn bán với VC trong một năm, tiền lời của TC chỉ trong vòng 14 ngày là để đủ trả công cho Nông đức Mạnh và Nguyễn tấn Dũng trong vụ Bauxite kể trên. Dù TC chi tiêu dè sẻn, keo kiệt như vậy, người ta ghi nhận được sự kiện là mỗi cá nhân trong Ban Lãnh Đạo VC tranh nhau tìm cách “hợp tác” với kẻ thù của dân tộc.
Nhân dịp này cũng cần phải nhắc lại rằng từ trước tới nay hai đảng CS này đã có nhiều điều mờ ám, như VC tự ý chuyển giao một phần lãnh thổ, lãnh hải VN cho TC, vụ bauxite Tây nguyên, cho ‘tư nhân Tàu’ thuê rừng dài hạn khắp nơi trên lãnh thổ VN với đặc quyền bắt khả xâm phạm v.v. Lãnh đạo VC đã có cả gan làm việc tày trời đó. Ngày nay chúng còn bị TC khống chế nhiều hơn trước, e rằng chúng không ngừng bước tiếp tục phục vụ Bắc Kinh nhiều hơn, nhất là cả tập thể lãnh đạo hiện tại “vô tài bất tướng” trong lúc đang hoang mang, lúng túng, bất an vì sự sụp đổ gần kề, trước các chống đối, các áp lực của toàn thể dân tộc. Lãnh đạo VC tìm cách được lệ thuộc nhiều hơn vào quan thày để mưu sự sống còn. Hơn nữa, chúng lại không còn được hậu thuẫn của các quốc gia khác nữa. Về Biển Đông, chính vì tham vọng của mình, Bắc Kinh không muốn công khai họp với toàn thể thành viên ASEAN về Biển Đông vì biết rằng các quốc gia thành viên ấy có quyền lợi sinh tử của họ ở đó.
Quyền lợi sinh tử của họ là vì đe dọa của chính Bắc Kinh, nên nay họ phải công khai tìm cây dù của Mỹ để sống còn. Nếu Bắc Kinh chủ trương sống hòa bình, hợp tác hài hòa với mọi người để phát triển, thì đâu có vấn đề gì phải đặt ra. Cũng vì thế, Bắc Kinh né tránh, cũng không muốn họp cả với quốc gia khác như Ấn Độ, Úc, Nhật, Mỹ, Liên Âu v.v. vì họ đòi hỏi giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình, trong sáng và công bằng. Nhưng Bắc kinh chỉ tính toán mập mờ, mơ hồ với tay sai là VC để thực hiện mưu đồ của mình mà thôi./.
Ghi Chú:
1. Nguyễn văn Canh, “Hồ Sơ Hòang Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc”, UBBVSVTLT, 2008; và “Chủ Quyền Lãnh Thổ và Bành Trướng Bắc Kinh” ( Bản Đồ và Hình Ảnh), UBBVSVTLT, 2010
2. Tuyên Cáo ký ngày 22 tháng 7, năm 1994 của Nhóm Trí Thức VN Hải Ngoại họp tại Đại học Stanford, California, phản đối Tuyên cáo của nhóm Học già TC và Đài Loan họp tại Đài Loan ngày 28 và 29 tháng 6 năm 1994 về chủ quyền Trung Hoa trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Xem Nguyễn văn Canh “Cộng Sản Trên Đất Việt”, 2002, Kiến Quốc, trang 368-370,.
3. Theo đài Băc Kinh, trong cuộc hội đàm với Phùng Quang Thanh ngày 13.4, Quách Bá Hùng đã nêu ra “đề nghị 3 điểm” trong việc hợp tác quốc phòng giữa hai nước Trung-Việt:
“Một là, tăng cường tiếp xúc chiến lược, nắm vững định hướng đứng đắn phát triển quan hệ Trung-Việt.
Hai là, coi trọng tuyên truyền hướng dẫn, tích cực tạo bầu không khí hữu nghị, đoàn kết, hợp tác Trung-Việt.
Ba là, làm phong phú nội dung giao lưu, nỗ lực nâng cao trình độ hợp tác thiết thực giữa quân đội hai nước.“
4. Các giới chức an ninh Việt Nam và Trung Cộng đã tiến hành hội đàm tại Bắc Kinh hôm thứ Hai ( 18 tháng 4, 2011) để cam kết thúc đẩy hợp tác về lĩnh vực thi hành công lực giữa hai nước. Bộ trưởng Bộ Công an Việt Cộng Lê Hồng Anh và Bộ trưởng bộ Công an Trung Cộng Mạnh Kiến Trụ đã tham gia buổi hội đàm này. Mạnh Kiến Trụ nói rằng việc hợp tác thi hành công lực là một phần quan trọng trong công cuộc hợp tác hữu nghị giữa Trung Cộng và Việt Nam, hy vọng hai nước sẽ hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong các lĩnh vực như chống nhập cư bất hợp pháp, khủng bố và gian lận viễn thông, tăng cường công cuộc hợp tác truyền thống và thúc đẩy một chiến lược đối tác tổng thể giữa hai nước. Lê Hồng Anh khẳng định Việt Nam sẽ tham gia cùng Trung Quốc trong nỗ lực tăng cường cơ chế hợp tác để chống tội phạm và duy trì trật tự xã hội.
5. Đẩy mạnh hợp tác ngành tòa án Việt – Trung
Nguyễn Minh Triết hôm 17 tháng 4 tiếp Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Trung Cộng Vương Thắng Tuấn. Nguyễn Minh Triết đánh giá cao sự hợp tác của ngành toà án giữa hai nước, và đề nghị tăng cường việc hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghiã. Vương Thắng Tuấn phát biểu rằng Việt Nam và Trung Cộng đều là hai nước theo chủ nghiã xã hội, nên có nhiều vấn đề tương đồng, và cũng đương đầu với những thách thức tương tự. Hệ thống luật pháp của hai nước đều đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, và bảo vệ luật pháp mỗi nước.
* Nguồn tin trên ở link ► http://nguoivietboston.com/?p=36403
Quí Vị thích xem tin tức cập nhật, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
www.vietlandnews.net
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
www.anonymouse.org/anonwww.html
Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address