* Quý Vị thích xem tin tức & nghe Radio, xin hãy nhấn Links chữ màu đỏ dưới đây:
http://tintuctrungthuc.blogspot.com http://www.khanghuong.blogspot.com/
* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
31 August, 2016
QUÝ VỊ CƯ NGỤ VÙNG FAIRFIELD NÊN CHÚ Ý BẦU CHO NGHỊ VIÊN NGƯỜI VIỆT.
Bầu Cử Hội Đồng Thành Phố Fairfield NSW. Chân dung một nữ Luật sư trẻ gốc Việt thế hệ thứ hai - Tại sao tôi tranh cử?
Chân dung một nữ luật sư trẻ thế hệ thứ hai gốc Việt trong nỗ lực đầu tiên bước chân vào chính trường Australia với tư cách nghị viên Hội Đồng Thành Phố Fairfield tại Vùng Tây Nam Sydney: Tania Huỳnh Tú Phương
Hội nhập chính trị vào xã hội chính mạch Australia là chặng đường cuối cùng trong tiến trình định cư của tập thể người Việt. Trong lãnh vực sinh hoạt nghị trường, tuy cộng đồng người Úc gốc Việt đã có vài thành công rất sớm, những hiện nay so với cộng đồng người Mỹ gốc Việt hoặc ngay tại Australia so với các cộng đồng văn hóa đa nguyên khác, cộng đồng người gốc Việt chưa đạt được tiếng nói trên diễn đàn dân chủ của 3 cấp chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang, tương xứng với sức mạnh nhân số và thành quả khác trong các sinh hoạt kinh tế, giáo dục và xã hội.
Sau 40 năm định cư, cộng đồng người Úc gốc Việt vẫn hoàn toàn vắng bóng tại Lưỡng Viện Quốc Hội liên bang.
Ở cấp tiểu bang, hiện nay chỉ có một thành viên người Úc gốc Việt tại Thượng Viện Nam Úc, mặc dầu trước đây nhiều năm, Thượng Viện tại Tiểu Bang Victoria và Tiểu bang Tây Úc cũng đã có một nghị sĩ gốc Việt.
Hội đồng thành phố địa phương là nơi mà người Úc gốc Việt đã có mặt rất sớm trong vai trò Phó Thị trưởng và Thị Trưởng từ cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Hiện nay, mặc dầu tại Tiểu bang Victoria vẫn có một thị trưởng gốc Việt và tại Tiểu Bang NSW đã có một phó thị trưởng gốc Việt cho đến tháng 6 năm 2016, nhưng nói chung trên toàn cõi Úc Châu, tổng số nghị viên gốc Việt hiện nay ít hơn so với tổng số nghị viện gốc Việt trong thập niên cuối của thế kỷ thứ 20.
Trong thể chế tự do dân chủ pháp quyền ở Australia, hội đồng thành phố là môi trường tốt để nghị viên - phần lớn là qua hệ thống chính đảng - được huấn luyện cho những bước tiến kế tiếp với tư cách dân biểu hoặc nghị sĩ tại các quốc hội tiểu bang và quốc hội liên bang.
Trong cuộc bầu cử Hội Đồng Thành phố Fairfield (NSW) bao gồm cả khu thị tứ Cabramatta được coi là thủ phủ của người Việt tại Úc - vào ngày Thứ Bảy 10 tháng 09 sắp tới, có 6 ứng cử viên là người Úc gốc Việt, kể cả nữ luật sư trẻ thuộc thế hệ thứ hai gốc Việt là Cô Tania Huỳnh Tú Phương mà trên danh sách ứng cử viên (Vùng Cabravale /Cabravale Ward) được ghi là HUỲNH Tania.
Luật sư Tania Huỳnh khác với những ứng cử viên người Việt tại Fairfield NSW là tuy tuổi đời chưa đến 30, nhưng đã có trên 15 năm sinh hoạt và phục vụ cộng đồng, sinh đẻ tại Úc trong một gia đình tị nạn Việt Nam và thông thạo cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
Trong cuộc phỏng vấn với chúng tôi, Tania Huỳnh cho biết Cô đã tham gia vào Ban Chấp Hành cộng đồng người Việt tại Tiểu bang NSW và nay tranh cử trong Liên Danh Đảng Lao Động vào Hội Đồng Thành Phố Fairfield NSW, vì sau khi làm việc 3 năm với một dân biểu liên bang, Cô đã nhìn thấy sự quan trọng của chính trị đối với cộng đồng.
Ngọc Hân: Thân chào Luật sư Tania Huỳnh. Động cơ nào thúc đẩy một luật sư trẻ thuộc thế hệ thứ hai gốc Việt như Tania Huỳnh ra ứng cử Nghị viên Hội Đồng Thành Phố?
Tania Huỳnh: “Kính thưa Cô Ngọc Hân, kính chào quí vị thính giả Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Tại sao Tú Phương (TP) ra tranh cử thì TP phải nói sơ qua tại sao TP có tấm lòng muốn phục vụ cộng đồng. Cách đây vài năm, TP có cơ hội đi qua Phi Luật Tân và chuyến đi đó thay đổi cách nhìn của TP về cuộc sống riêng của mình và cách nhìn của mình về cuộc sống. Lúc đó TP gặp rất nhiều em rất là đói khổ, ngủ ở ngoài đường và không đủ ăn và không được đi học. Lúc đó TP vừa buồn vừa nghĩ đến cuộc sống riêng của mình và cái may mắn của mình được sinh ra và lớn lên tại nước Úc.
“Lúc đó TP thấy được và hiểu được sự hi sinh của các bậc cha mẹ - thế hệ thứ nhứt - đã bỏ mình trên biển cả, đi vượt biển vượt biên tìm tờ do để cho những người như TP, thuộc thế hệ thứ hai, được cơ hội để lớn lên tại nước Úc. Và có được may mắn như thế, TP nghĩ mình cũng phải có trách nhiệm và có bổn phận phải dùng cái may mắn cuộc sống của mình để tham gia và đóng góp cho cộng đồng.
“Hiểu biết được cuộc sống của mình là cuộc sống may mắn, TP muốn đóng góp thêm cho cộng đồng. Hiện tại, TP đang làm Phó Chủ tịch Nội Vụ trong Ban Chấp Hành Cộng Đồng NSW và càng tham gia, càng sinh hoạt cộng đồng, thì TP càng hiểu, càng thấy vai trò quan trọng của chính trị trong việc đem lại quyền lợi cũng như tiếng nói cho đồng bào người Việt chúng ta. Trong vùng Fairfield của chúng ta, có rất nhiều người Việt định cư, nên lần này trong tinh thần phục vụ, trong tinh thần tranh đấu cho quyền lợi của đồng bào chúng ta, TP ra ứng cử để đóng góp cho cộng đồng thêm một bước nữa”.
Ngọc Hân: Tania Huỳnh đã từng làm việc cho Dân Biểu liên bang Chris Hayes, đơn vị Fowler NSW là nơi có rất đông cử tri gốc Việt. Kinh nghiệm này có thể giúp gì cho Tania Huỳnh trong việc tranh cử vào Hội Đồng Thành phố Fairfield?
Tania Huỳnh: “Tú Phuơng được may mắn làm việc cho Ông Chris Hayes được 3 năm. Trong thời gian đó, TP làm việc chuyên môn viết các bài diễn văn cho ông về các vấn đề tự do dân chủ tại quê nhà cũng như vấn đề quan trọng đến cộng đồng người Việt chúng ta tại nước Úc. Lúc làm việc cho ông và thấy được cái change / cái thay đổi mà chính trị có thể làm được, TP rất là nhiều hi vọng. TP bắt đầu thấy được là nếu chúng ta muốn những kết quả tốt cho cộng đồng, nếu chúng ta muốn những thay đổi cho cộng đồng, thì chúng ta phải tham gia chính trị và chính trị có thể là con đường để chúng ta đem lại tiếng nói cho cộng đồng chúng ta tại nước Úc cũng như tại Việt Nam. Làm việc cho ông trong thời gian đó cho TP hiểu biết thêm về chính trị của nước Úc và hiểu biết thêm là chính trị có thể đóng góp nào cho cộng đồng của mình”.
Ngọc Hân: Như vậy tại Australia, Tania Huỳnh muốn gởi một thông điệp là giới trẻ nên tham gia chính trị để phục vụ cộng đồng hữu hiệu hơn?
Tania Huỳnh: “Kính thưa Cô Ngọc Hân, kính thưa quí thính giả. Nếu TP sinh ra và lớn lên tại các nước nghèo khổ như Việt Nam chẳng hạn, thì TP không có được cơ hội sống trong một nước tôn trọng tự do dân chủ, cho TP cơ hội đi học, lớn lên và có tương lai như thế này. Hiểu được như thế, TP biết rằng TP phải làm tròn trách nhiệm của mình, của thế hệ thứ hai. TP phải đền ơn đáp nghĩa lại thế hệ thứ nhứt đã hi sinh và cho thế hệ thứ hai như TP cơ hội này.
“Vậy nên TP lần này nằm trong Ban Chấp Hành Cộng Đồng và Ban Chấp Hành Cộng Đồng cũng khuyến khích những người trẻ trong cộng đồng chúng ta tham gia vào chính trị. Nếu TP khuyến khích những bạn trẻ khác, kêu gọi các bạn nên tham gia, nên gần gũi với cộng đồng mà TP không có bước lên, thì TP nghĩ đó không phải là good leadership / lãnh đạo tốt, để show / chứng tỏ cho các bạn thấy. TP mong rằng khuyến khích bằng cách ra ứng cử thì các bạn khác cũng thấy là người Việt chúng ta có tinh thần phục vụ cộng đồng, chúng ta muốn có tiếng nói của người Việt”.
Ngọc Hân: Tuy đã tham gia sinh hoạt cộng đồng nhiều năm, nhưng không phải ai cũng biết nhiều về Tania Huỳnh. Tania có thể cho biết vài điểm chính về tiến trình định cư của gia đình tại Úc hay không?
Tania Huỳnh: “Dạ kính thưa quí vị, gia đình của Tania Huỳnh Tú Phương, Cha và các Cậu, cũng như bao nhiêu người Việt khác là đã đi vượt biên trong hành trình đi tìm tự do. Lúc đó, cũng trải qua rất nhiều khó khăn, đói khổ, đánh hải tặc vân vân … Khi gia đình qua định cư tại đây, TP mặc dầu lớn lên tại nước Úc, nhưng có cơ hội sống rất gần gũi với Bà Ngoại khi còn nhỏ, nên học tiếng Việt trước khi học tiếng Anh. Hồi nhỏ, TP chưa hiểu rõ tại sao cha mẹ lúc nào cũng kêu là đi học, phải học... Càng lớn TP càng thấy giá trị của việc học hành và lại càng thương cha mẹ nhiều hơn vì hiểu được cha mẹ không có cơ hội nên mong là TP có cơ hội để học hành và trở thành người hữu ích cho xã hội.
“Tú Phương bắt đầu tham gia sinh hoạt cộng đồng khi mới 3 tuổi. Lúc đó TP rất thích ca hát, đóng kịch, nhảy múa, bắt đầu dự thi quốc y phục tại các Chùa cũng như cộng đồng. TP có những kỷ niệm rất đẹp như đóng vai Táo Quân tại Chùa Phước Huệ (Sydney), hoạt cảnh Vu Lan vân vân… Sau này khi bắt đầu hiểu biết được nhiều hơn, TP làm MC tại Hội Chợ Tết Cộng Đồng và bên cạnh việc làm trong cộng đồng Việt Nam, TP cũng tham gia hoạt động trong cộng đồng địa phương - vùng Fairfield NSW. TP nằm trong Ban Cố Vấn của Thành phố Fairfield lúc TP 15 tuổi, và sau đó được bầu vào Ban Cố Vấn chính phủ liên bang, lúc TP 16 tuổi. Việc sinh hoạt cộng đồng của TP được ghi nhận qua các giải thưởng như: 2005 Young Vietnamese-Australian of the Year (tại địa phương), năm 2009 Young Fairfield Citizen of the Year, và năm 2014 được cử làm People of Australia Ambassador”.
Trong cuộc phỏng vấn nầy, Tania Huỳnh cũng đề cập đến những khó khăn mà các ứng cử viên gốc Việt phải đối phó trong tiến trình sơ tuyển (pre-selection) Lý do chính là vì người Việt tuy rất thích tham dự sinh hoạt cộng đồng, nhưng lại rất do dự trong việc gia nhập Đảng chính trị. Do sự thiếu vắng của các đảng viên gốc Việt mà nhiều khi các ứng cử viên gốc Việt không tranh được các vị trí tốt ngay cả trong nội bộ của chính đảng.
Ngọc Hân tường trình Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA từ Sydney Australia.
* Copy từ Facebook Lisa Nguyễn: https://www.facebook.com/profile.php?id=100006784651479&pnref=story
Hội nhập chính trị vào xã hội chính mạch Australia là chặng đường cuối cùng trong tiến trình định cư của tập thể người Việt. Trong lãnh vực sinh hoạt nghị trường, tuy cộng đồng người Úc gốc Việt đã có vài thành công rất sớm, những hiện nay so với cộng đồng người Mỹ gốc Việt hoặc ngay tại Australia so với các cộng đồng văn hóa đa nguyên khác, cộng đồng người gốc Việt chưa đạt được tiếng nói trên diễn đàn dân chủ của 3 cấp chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang, tương xứng với sức mạnh nhân số và thành quả khác trong các sinh hoạt kinh tế, giáo dục và xã hội.
Sau 40 năm định cư, cộng đồng người Úc gốc Việt vẫn hoàn toàn vắng bóng tại Lưỡng Viện Quốc Hội liên bang.
Ở cấp tiểu bang, hiện nay chỉ có một thành viên người Úc gốc Việt tại Thượng Viện Nam Úc, mặc dầu trước đây nhiều năm, Thượng Viện tại Tiểu Bang Victoria và Tiểu bang Tây Úc cũng đã có một nghị sĩ gốc Việt.
Hội đồng thành phố địa phương là nơi mà người Úc gốc Việt đã có mặt rất sớm trong vai trò Phó Thị trưởng và Thị Trưởng từ cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Hiện nay, mặc dầu tại Tiểu bang Victoria vẫn có một thị trưởng gốc Việt và tại Tiểu Bang NSW đã có một phó thị trưởng gốc Việt cho đến tháng 6 năm 2016, nhưng nói chung trên toàn cõi Úc Châu, tổng số nghị viên gốc Việt hiện nay ít hơn so với tổng số nghị viện gốc Việt trong thập niên cuối của thế kỷ thứ 20.
Trong thể chế tự do dân chủ pháp quyền ở Australia, hội đồng thành phố là môi trường tốt để nghị viên - phần lớn là qua hệ thống chính đảng - được huấn luyện cho những bước tiến kế tiếp với tư cách dân biểu hoặc nghị sĩ tại các quốc hội tiểu bang và quốc hội liên bang.
Trong cuộc bầu cử Hội Đồng Thành phố Fairfield (NSW) bao gồm cả khu thị tứ Cabramatta được coi là thủ phủ của người Việt tại Úc - vào ngày Thứ Bảy 10 tháng 09 sắp tới, có 6 ứng cử viên là người Úc gốc Việt, kể cả nữ luật sư trẻ thuộc thế hệ thứ hai gốc Việt là Cô Tania Huỳnh Tú Phương mà trên danh sách ứng cử viên (Vùng Cabravale /Cabravale Ward) được ghi là HUỲNH Tania.
Luật sư Tania Huỳnh khác với những ứng cử viên người Việt tại Fairfield NSW là tuy tuổi đời chưa đến 30, nhưng đã có trên 15 năm sinh hoạt và phục vụ cộng đồng, sinh đẻ tại Úc trong một gia đình tị nạn Việt Nam và thông thạo cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
Trong cuộc phỏng vấn với chúng tôi, Tania Huỳnh cho biết Cô đã tham gia vào Ban Chấp Hành cộng đồng người Việt tại Tiểu bang NSW và nay tranh cử trong Liên Danh Đảng Lao Động vào Hội Đồng Thành Phố Fairfield NSW, vì sau khi làm việc 3 năm với một dân biểu liên bang, Cô đã nhìn thấy sự quan trọng của chính trị đối với cộng đồng.
Ngọc Hân: Thân chào Luật sư Tania Huỳnh. Động cơ nào thúc đẩy một luật sư trẻ thuộc thế hệ thứ hai gốc Việt như Tania Huỳnh ra ứng cử Nghị viên Hội Đồng Thành Phố?
Tania Huỳnh: “Kính thưa Cô Ngọc Hân, kính chào quí vị thính giả Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Tại sao Tú Phương (TP) ra tranh cử thì TP phải nói sơ qua tại sao TP có tấm lòng muốn phục vụ cộng đồng. Cách đây vài năm, TP có cơ hội đi qua Phi Luật Tân và chuyến đi đó thay đổi cách nhìn của TP về cuộc sống riêng của mình và cách nhìn của mình về cuộc sống. Lúc đó TP gặp rất nhiều em rất là đói khổ, ngủ ở ngoài đường và không đủ ăn và không được đi học. Lúc đó TP vừa buồn vừa nghĩ đến cuộc sống riêng của mình và cái may mắn của mình được sinh ra và lớn lên tại nước Úc.
“Lúc đó TP thấy được và hiểu được sự hi sinh của các bậc cha mẹ - thế hệ thứ nhứt - đã bỏ mình trên biển cả, đi vượt biển vượt biên tìm tờ do để cho những người như TP, thuộc thế hệ thứ hai, được cơ hội để lớn lên tại nước Úc. Và có được may mắn như thế, TP nghĩ mình cũng phải có trách nhiệm và có bổn phận phải dùng cái may mắn cuộc sống của mình để tham gia và đóng góp cho cộng đồng.
“Hiểu biết được cuộc sống của mình là cuộc sống may mắn, TP muốn đóng góp thêm cho cộng đồng. Hiện tại, TP đang làm Phó Chủ tịch Nội Vụ trong Ban Chấp Hành Cộng Đồng NSW và càng tham gia, càng sinh hoạt cộng đồng, thì TP càng hiểu, càng thấy vai trò quan trọng của chính trị trong việc đem lại quyền lợi cũng như tiếng nói cho đồng bào người Việt chúng ta. Trong vùng Fairfield của chúng ta, có rất nhiều người Việt định cư, nên lần này trong tinh thần phục vụ, trong tinh thần tranh đấu cho quyền lợi của đồng bào chúng ta, TP ra ứng cử để đóng góp cho cộng đồng thêm một bước nữa”.
Ngọc Hân: Tania Huỳnh đã từng làm việc cho Dân Biểu liên bang Chris Hayes, đơn vị Fowler NSW là nơi có rất đông cử tri gốc Việt. Kinh nghiệm này có thể giúp gì cho Tania Huỳnh trong việc tranh cử vào Hội Đồng Thành phố Fairfield?
Tania Huỳnh: “Tú Phuơng được may mắn làm việc cho Ông Chris Hayes được 3 năm. Trong thời gian đó, TP làm việc chuyên môn viết các bài diễn văn cho ông về các vấn đề tự do dân chủ tại quê nhà cũng như vấn đề quan trọng đến cộng đồng người Việt chúng ta tại nước Úc. Lúc làm việc cho ông và thấy được cái change / cái thay đổi mà chính trị có thể làm được, TP rất là nhiều hi vọng. TP bắt đầu thấy được là nếu chúng ta muốn những kết quả tốt cho cộng đồng, nếu chúng ta muốn những thay đổi cho cộng đồng, thì chúng ta phải tham gia chính trị và chính trị có thể là con đường để chúng ta đem lại tiếng nói cho cộng đồng chúng ta tại nước Úc cũng như tại Việt Nam. Làm việc cho ông trong thời gian đó cho TP hiểu biết thêm về chính trị của nước Úc và hiểu biết thêm là chính trị có thể đóng góp nào cho cộng đồng của mình”.
Ngọc Hân: Như vậy tại Australia, Tania Huỳnh muốn gởi một thông điệp là giới trẻ nên tham gia chính trị để phục vụ cộng đồng hữu hiệu hơn?
Tania Huỳnh: “Kính thưa Cô Ngọc Hân, kính thưa quí thính giả. Nếu TP sinh ra và lớn lên tại các nước nghèo khổ như Việt Nam chẳng hạn, thì TP không có được cơ hội sống trong một nước tôn trọng tự do dân chủ, cho TP cơ hội đi học, lớn lên và có tương lai như thế này. Hiểu được như thế, TP biết rằng TP phải làm tròn trách nhiệm của mình, của thế hệ thứ hai. TP phải đền ơn đáp nghĩa lại thế hệ thứ nhứt đã hi sinh và cho thế hệ thứ hai như TP cơ hội này.
“Vậy nên TP lần này nằm trong Ban Chấp Hành Cộng Đồng và Ban Chấp Hành Cộng Đồng cũng khuyến khích những người trẻ trong cộng đồng chúng ta tham gia vào chính trị. Nếu TP khuyến khích những bạn trẻ khác, kêu gọi các bạn nên tham gia, nên gần gũi với cộng đồng mà TP không có bước lên, thì TP nghĩ đó không phải là good leadership / lãnh đạo tốt, để show / chứng tỏ cho các bạn thấy. TP mong rằng khuyến khích bằng cách ra ứng cử thì các bạn khác cũng thấy là người Việt chúng ta có tinh thần phục vụ cộng đồng, chúng ta muốn có tiếng nói của người Việt”.
Ngọc Hân: Tuy đã tham gia sinh hoạt cộng đồng nhiều năm, nhưng không phải ai cũng biết nhiều về Tania Huỳnh. Tania có thể cho biết vài điểm chính về tiến trình định cư của gia đình tại Úc hay không?
Tania Huỳnh: “Dạ kính thưa quí vị, gia đình của Tania Huỳnh Tú Phương, Cha và các Cậu, cũng như bao nhiêu người Việt khác là đã đi vượt biên trong hành trình đi tìm tự do. Lúc đó, cũng trải qua rất nhiều khó khăn, đói khổ, đánh hải tặc vân vân … Khi gia đình qua định cư tại đây, TP mặc dầu lớn lên tại nước Úc, nhưng có cơ hội sống rất gần gũi với Bà Ngoại khi còn nhỏ, nên học tiếng Việt trước khi học tiếng Anh. Hồi nhỏ, TP chưa hiểu rõ tại sao cha mẹ lúc nào cũng kêu là đi học, phải học... Càng lớn TP càng thấy giá trị của việc học hành và lại càng thương cha mẹ nhiều hơn vì hiểu được cha mẹ không có cơ hội nên mong là TP có cơ hội để học hành và trở thành người hữu ích cho xã hội.
“Tú Phương bắt đầu tham gia sinh hoạt cộng đồng khi mới 3 tuổi. Lúc đó TP rất thích ca hát, đóng kịch, nhảy múa, bắt đầu dự thi quốc y phục tại các Chùa cũng như cộng đồng. TP có những kỷ niệm rất đẹp như đóng vai Táo Quân tại Chùa Phước Huệ (Sydney), hoạt cảnh Vu Lan vân vân… Sau này khi bắt đầu hiểu biết được nhiều hơn, TP làm MC tại Hội Chợ Tết Cộng Đồng và bên cạnh việc làm trong cộng đồng Việt Nam, TP cũng tham gia hoạt động trong cộng đồng địa phương - vùng Fairfield NSW. TP nằm trong Ban Cố Vấn của Thành phố Fairfield lúc TP 15 tuổi, và sau đó được bầu vào Ban Cố Vấn chính phủ liên bang, lúc TP 16 tuổi. Việc sinh hoạt cộng đồng của TP được ghi nhận qua các giải thưởng như: 2005 Young Vietnamese-Australian of the Year (tại địa phương), năm 2009 Young Fairfield Citizen of the Year, và năm 2014 được cử làm People of Australia Ambassador”.
Trong cuộc phỏng vấn nầy, Tania Huỳnh cũng đề cập đến những khó khăn mà các ứng cử viên gốc Việt phải đối phó trong tiến trình sơ tuyển (pre-selection) Lý do chính là vì người Việt tuy rất thích tham dự sinh hoạt cộng đồng, nhưng lại rất do dự trong việc gia nhập Đảng chính trị. Do sự thiếu vắng của các đảng viên gốc Việt mà nhiều khi các ứng cử viên gốc Việt không tranh được các vị trí tốt ngay cả trong nội bộ của chính đảng.
Ngọc Hân tường trình Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA từ Sydney Australia.
* Copy từ Facebook Lisa Nguyễn: https://www.facebook.com/profile.php?id=100006784651479&pnref=story