04 June, 2011

Audio: Tượng đài "Niềm Mơ Ước Của Mẹ" do người Việt dựng lên ở Pháp

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn vô 2 hàng chữ màu đỏ nầy: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
http://www.khanghuong.blogspot.com/

Tượng đài của người Việt "Niềm Mơ Ước Của Mẹ" chụp vào mùa thu
Tượng đài Niềm Mơ Ước Của Mẹ do người Việt dựng lên tại "Bùng binh Saigon" ở Pháp
Họa sĩ kiêm điêu khắc gia Vũ Đình Lâm (P) và phóng viên RFA Thanh Trúc trước tượng “Niềm Mơ Ước Của Mẹ” tại Bùng Binh Saigon

VNCH Flag Audio chưa hiện lên thì xin chờ, hoặc nhấn F5
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

Trong ba mươi sáu năm qua, việc dựng bia tưởng niệm hoặc xây tượng đài thuyền nhân không còn là chuyện lạ đối với người Việt hải ngoại.

Thành phố Santa Ana Nam California đã có tượng đài thuyền nhân và một tấm bia lớn trên đó khắc tên bao người bỏ mình trên đường vượt biển. Bằng cách này cách khác, tượng đài thuyền nhân lần lượt có mặt tại thành phố Ottawa ở Canada, Liège ở Bỉ, Troisdorf ở Đức.

“Niềm Mơ Ước Của Mẹ” tại Bùng Binh Saigon

Bia tưởng niệm thuyền nhân Việt cũng được dựng trên hai đảo Galang của Indonesia và Bidong của Malaysia. Năm 2005, chính quyền Việt Nam dùng áp lực ngoại giao để yêu cầu hai chính phủ Indonesia và Malaysia đục bỏ hai bia tưởng niệm thuyền nhân đó. Nói tới bia hay tượng đài thuyền nhân là nói tới những kỷ niệm đau buồn ảm đạm của một thời bỏ xứ ra đi sau 1975.

Thế nhưng tượng đài thuyền nhân tại Pháp lại không mang dáng dấp ảm đạm đau buồn đó. Thành phố Bussy St. Georges vùng ngoại ô Paris phía đông, trên Boulevard Des Genets, giữa một khoảng đất tròn có tấm bảng Rond Point De Saigon, Bùng Binh Saigon, một tượng đài của người Việt đã hiện diện từ mùa thu năm trước. Tượng đài bằng đồng của một người nữ đứng vươn mình trên bục đá cao, vạt áo tứ thân bay ngược về phía sau như cánh buồm, hai tay nâng con lên cao trong tư thế sẳn sàng buông tung đứa bé vào không gian bao la. Cũng vậy, đứa bé trong tư thế sẳn sàng rời tay mẹ để bay vút lên khung trời rộng mở phía trước.

Đó là Le Rêve De La Mère, Niềm Mơ Ước Của Mẹ, tượng đài thuyền nhân do họa sĩ kiêm điêu khắc gia Vũ Đình Lâm thực hiện, kết quả vận động trong hai năm của cộng đồng người Việt thành phố Bussy Saint Georges ở thủ đô Paris. Đẹp, uy nghi, lại nằm ngay vị trí bắt mắt của một bùng binh ở một ngã tư của thành phố Bussy Saint George, tượng đài đẹp nhìn từ mọi góc cạnh. Đó là cảm tưởng ban đầu của bà Martine D’Halluin, cư dân thành phố Bussy Saint George, đã tới dự lễ khánh thành tượng đài hồi giữa tháng Chín 2010:

Đây là bức tượng có tri giác và đầy sức sống, diễn tả tình yêu của mẹ đối với con, niềm vui khi nâng con lên trời cao như một tặng phẩm mà cũng là một lời cảm ơn. Với tôi bức tượng thật tinh tế và gợi cảm, mang trên mình nó cả lịch sử và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Không những thế, bức tượng còn toát lên nỗi thăng trầm của cuộc sống người Việt, niềm vui và sự đau khổ họ phải trải qua mà không mất đi sự hy vọng vào tương lai. Điều đó thể hiện qua hai cánh tay đưa con lên trời cao như thế. Một người không ngụ tại Bussy Saint Georges nhưng đã biết và theo dõi quá trình thành lập tượng đài Niềm Mơ Ước Của Mẹ, nhà báo xét về ý nghĩa đặc biệt của tượng đài:

Tại vì vùng ngoại ô phía đông của Paris là nơi có cộng đồng Việt Nam, Lào, Kampuchia. Chính vì vậy ông thị trưởng thành phố Bussy St. Georges muốn làm một cái gì đặc biệt cho cộng đồng người Á Châu, ông ta chấp nhận cho xây một tượng đài nói lên cái thảm cảnh thuyền nhân mình từ 1975 đến 1985, thời gian mà nước Pháp tiếp cư đông đảo thuyền nhân Việt. Cộng đồng người Việt tại Paris cũng có khuynh hướng là muốn xây một cái gì để tưởng nhớ thảm cảnh người tị nạn thí dụ một chiếc thuyền bị chìm đắm những cánh tay với lên trời kêu cứu rồi những trẻ em đói rách.

Khuynh hướng thứ hai là phải vượt lên nỗi đau để hướng về tương lai, xây dựng một cái gì đó thích hợp với văn hoá phương tây vốn chú trọng hình dáng và kiến trúc có tính mỹ thuật cao. Tượng đài giấc mơ của người mẹ Việt Nam tại thành phố Bussy Saint Georges này đáp ứng được nhu cầu đó. Nhà điêu khắc Vũ Đình Lâm đã hấp thụ được văn hoá Châu Á đồng thời cũng thích hợp với văn hoá của người phương Tây, tượng đài là mẹ bồng con như cánh chim vượt thời gian.

Paris là một thành phố có gần ba nghìn bức tượng lớn nhò, mỗi bức tượng đều mang theo nó một huyền thoại hay một lịch sử. Vậy thì tượng đài thuyền nhân Việt Nam được chấp nhận ở một vị trí dễ nhìn của thành phố Bussy Saint Georges, nhà báo Nguyễn Văn Huy khẳng định tiếp, cũng phải mang theo nó một biểu tượng lịch sử bởi nó cho ta thấy khi đưa con bay cao thì mẹ vẫn đứng bám vào mặt đất với tất cả quá khứ cùng những nỗi đau những nỗi hân hoan, để cho con bay bổng cho con sống trong cảm giác vượt lên và hướng về tự do:

Đó là tương lai của giới trẻ Việt Nam của đất nước Việt Nam, là được hưởng không khí tự do trong lành, đó là ước muốn của nhà điêu khắc Vũ Đình Lâm.

Khó khăn trong việc dựng tượng

Từ năm 2008, cộng đồng người Việt thành phố Bussy Saint Geoges khởi sự vận động với thị trưởng Hugues Rondeau, bà dân biểu Chantal Brunel cùng các viên chức Hội Đồng Thành Phố cho tới khi tượng đài thuyền nhân được chấp thuận cho xây và hoàn tất giữa tháng Chín 2010. Một trong những người khởi xướng dự án này, ông Nguyễn Trịnh Nghĩa, chủ tịch hội Bussy Saigon, kể lại:

Chúng tôi có bốn người, anh Nguyễn Hoài Thanh, anh Khuất Duy Tường là hai người giúp vận động cho dự án, anh Vũ Đình Lâm là điêu khắc gia. Chúng tôi được chấp thuận mà không hề có khó khăn nào cả. Cái khó khăn duy nhất mà chúng tôi gặp là với Toà Đại Sứ Việt Nam tại Paris. Toà Đại Sứ Việt Nam tại Paris sợ chúng tôi bạo động, sợ chúng tôi dùng tượng đài này để làm chính trị.

Họ không đồng ý thứ nhất là cái bùng binh đó mang tên Bùng Binh Sài Gòn, họ nghĩ Sài Gòn đem lại quá khứ. Họ không đồng ý câu chữ Boat People khắc trên tượng đài thuyền nhân. Thứ ba họ sợ là ngày khánh thành chúng tôi trương cờ và sẽ gây xáo trộn. Thật ra chúng tôi chỉ muốn làm nên một bức tượng để tưởng niệm thuyền nhân, những người đã chết ngoài biển và những người đã đến đã thành công. Thứ nhì chúng tôi ở Pháp thì chúng tôi tri ân nước Pháp. Từ ba mươi lăm năm nay những thuyền nhân tại Pháp chưa hề chính thức tri ân.

Thoạt đầu, khi nghe lời trình bày của những người Việt đi vận động, ông thị trưởng Rondeau của thành phố Bussy St. Georges định cấp cho một khoảng đất trong nghĩa địa thành phố để dựng một tấm bia tưởng niệm thuyền nhân mà thôi. Sau đó, những người khởi xướng đã tiếp tục thuyết phục để có thể xây một kiến trúc xứng đáng tức tượng đài Niềm Mơ Ước Của Mẹ như hiện giờ.

Trên một mặt của bệ đá, nơi bức tượng Niềm Mơ Ước Của Mẹ cắt một nét thanh mảnh lên nền trời của đại lộ Des Genets, người ta đọc thấy những hàng chữ: Cảm Ơn Đất Tiếp Cư Pháp, Nước Của Nhân Quyền, Tưởng Nhớ Thuyền Nhân Việt Từ 1975 Trở Về Sau.

Bà Nguyễn Kim Châu, phó thị trưởng đặc trách phát triển bền vững thành phố Bussy St. Georges, cho biết vì hai chữ thuyền nhân mà đã gây tranh cãi khá nhiều trong những lần gặp gỡ giữa người của toà đại sứ Việt Nam tại Pháp và ông thị trưởng Hugues Rondeau, bà dân biểu Chantal Brunel cũng như chính bản thân bà:

Thành phố Bussy cho mình làm tượng đài là tại vì những anh chị em người Việt ở đây tới gặp ông thị trưởng và noí rằng muốn làm một cái tượng tưởng nhớ thuyền nhân và cám ơn nước Pháp đã rộng tay đón nhận những người đã phải bỏ xứ mà đi. Nhưng mà trên Toà Đại Sứ Việt Nam có xuống nói với ông thị trưởng rằng người ta không chấp nhận vì muốn cho mọi việc qua đi.

Lúc người ta xuống ông thị trưởng nhờ mình ra đón tiếp, tôi nói rằng quên đi thì không bao giờ quên được, tôi nói có thể cái hận thù qua thời gian thì không còn đậm đà nữa nhưng mà quên thì không ai có thể quên được đâu, biểu quên thì chắc không ai quên được. Khi thấy người Việt trong thành phố Bussy Saint Georges, qua những người vận động cũng như qua bà phó thị trưởng người Việt, cương quyết giữ hai chữ thuyền nhân trên bệ đá, bà Nguyễn Kim Châu kể tiếp, ông thị trưởng đã nhượng bộ bất kể sự phản đối từ phía đại sứ quán Việt Nam ở Paris:

Ông nói với những người ở Toà Đại Sứ Việt Nam là ông chấp nhận và ủng hộ mình hết lòng cho chương trình đó. Đối với điêu khắc gia Vũ Đình Lâm, người nặng lòng với nghệ thuật và sự thật dù như có phải bất tuân sự chỉ đạo của phía nào, cái đẹp phải là điều vượt lên trên mọi áp đặt và phải mang ý nghĩa trường cửu của nó. Về những hoa văn hay những nét tiết họa tinh vi trên tà áo tứ thân của bức tượng Niềm Mơ Ước Của Mẹ, người họa sĩ từng lọt vào Top Ten trong số năm chục nghìn người tham dự cuộc thi vẽ tem tựa đề Marianne Bảo Vệ Thiên Nhiên ở Pháp năm 2004, giải thích những biểu tượng mà ông gọi là toát lên cái văn hoá nhân nghĩa của nòi giống Việt Nam:

Trong tà áo tứ thân gói ghém tất cả những chuyện cổ tích của người Việt Nam mình, nhiều chuyện hay lắm nhưng mình chỉ lấy tượng trưng một số thần thoại thật hay thật biểu trưng. Thứ nhất là chuyện Trăm Trứng,chuyện Âu Cơ Lạc Long Quân, tại vì người Việt Nam mình thường tự hào là con Rồng cháu Tiên. Thứ hai là Ăn Khế Trả Vàng, câu chuyện nói lên cái nhân nghĩa cái sự ăn ở hiếu hoà với nhau. Rồi Trầu Cau, câu chuyện rất hay về tình nghĩa vợ chồng tình nghĩa anh em.

Thêm nữa là câu chuyện về An Tiêm về dưa hấu, tức là tính tự lập của người Việt Nam mình. Thêm nữa sẽ thấy là trong những hoa văn đó có một con ngựa, trên con ngựa có một người, biểu tượng hình ảnh của Phù Đổng Thiên Vương chống ngoại bang, không để bờ cõi bị ngoại bang xâm lấn. Đó là những hình ảnh gói ghém trong tà áo của người mẹ chứ không đơn thuần chỉ là hình ảnh của thuyền nhân. Mình trộn lẫn giữa tà áo tứ thân và cái “robe”(váy) của người Tây phương cho nó có cái mouvement(động tác) như cánh buồm để mọi người nhớ lại câu chuyện thuyền nhân.

Mà cũng không lấy làm khó hiểu đối với người bản xứ khi đối diện với một bức tượng không do người Pháp thực hiện nhưng lại đong đầy ý nghĩa cũng như ẩn chứa bên trong một nền văn minh của một dân tộc tha phương. Hoa sĩ kiêm Điêu khắc gia Vũ Đình Lâm nhấn mạnh như vậy. Ước muốn duy nhất của nhà điêu khắc Vũ Đình Lâm, là qua bức tượng Niềm Mơ Ước Của Mẹ, thế hệ trẻ Việt trên xứ người vẫn khám phá được, nhìn thấy được, học hỏi được cái nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cùng với đức tính quật cường của cha ông tự ngàn xưa.

Đó là câu chuyện về tượng đài thuyền nhân Việt Nam, mang tên Niềm Mơ Ước Của Mẹ, mà Thanh Trúc nhìn thấy một chiều khi ngang qua Rond Point De Saigon Bùng Binh Sài Gòn ngay ngã tư đại lộ Des Genets thuộc thành phố Bussy St.Georges ngoài thủ đô Paris của nước Pháp mấy hôm trước. Tượng đài Niềm Mơ Ước Của Mẹ đã trở thành bức tượng chung của người Việt ở Pháp, chẳng khác tượng đài thuyền nhân ở California, Hoa Kỳ, hay ở Bỉ, Đức , Thụy Sĩ và Canada trước đó.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc kính chào và hẹn gặp lại quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
02-06-2011
* Nguồn tin trên ở link: http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/memo-symb-vn-in-france-06022011133920.html
mid line Pictures, Images and Photos

Xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive