26 September, 2011

Video: Luật Sư Nguyễn Thành giải thích về truy tố CSVN với Toà Án Hình Sự Quốc Tế

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô 2 hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
VNCH Flag Pictures, Images and Photos * Nếu Video chưa xuất hiện xin Quý Vị hãy nhấn vào F5 hay Refresh


mid line Pictures, Images and Photos

Xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html

Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Video: MC Thuy Duong in Sydney, Australia

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô 2 hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
http://www.khanghuong.blogspot.com/

VNCH Flag Pictures, Images and Photos * Nếu Video chưa xuất hiện xin Quý Vị hãy nhấn vào F5 hay Refresh




The Spring Season (Life of flowers)
mid line Pictures, Images and Photos

Xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html

Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

15 September, 2011

Video & Ký sự của GS. Trương Bổn Tài: "Đi thăm xứ con cù-lần"


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/


Nghỉ hè phải vào mùa hè. Nhưng hè năm nay của tôi lại rớt trúng vào mùa đông. Đố quý bạn biết tôi đi đâu để nghĩ hè vào mùa đông? Người gốc Việt mình bây giờ ở cùng khắp nơi trên thế giới, nên mặc dầu ở Mỹ là mùa hè mà ở phương nam của xứ Úc lại là mùa đông. Trái nhiệt độ nhưng tôi quyết định ghé thăm xứ Úc một lần nữa, sau lần đầu, 5 năm về trước (2006). Đi thăm bè bạn cốt là để tạo thêm tình thân, nên khí hậu mùa màng trở thành thứ yếu; miễn sao gặt hái được nhiều dây liên hệ bạn bè là tốt! Tôi bắt đầu nghỉ hè từ mùa Đông ở Melbourne và tận cùng bằng mùa Xuân ở Darwin:

Sidney mưa tầm tã
Melbourne lạnh thấu da
Brisbane mát thật đã
Darwin nóng thấy bà!


Đầu tiên phải vô đề ngay và nói rõ về sự tích của con cù lần và con chẳng-có-rõ như tựa đề trước khi tôi giông dài tiếp về cuộc hành trình.

Hồi còn học trung học ở SàiGòn trước năm 1975, giáo sư vạn vật cho chúng tôi biết là con cù lần gốc ở Úc Châu, tánh tình hiền lành, chuyên ăn toàn lá cây. Nên tôi rất có cảm tình với con cù lần. Khi lớn lên tôi thường nghe người lớn phê bình nhân vật nào làm việc dở hay lười biếng là ‘đồ cù lần’ nhưng tôi thật tình không đồng ý chút nào. Khái niệm về cù lần không có ý nghĩa là dở hoặc xấu, vì nhìn mặt mủi nó thấy cũng không đến nỗi nào tệ!

Hiện nay, theo trang mạng của Trung tâm Địa lí ứng dụng, Trường ĐHSP Hà Nội thì con cù lần là con cu li nhỏ, tên của một động vật có tên khoa học là Lorisidae(1)

Tôi chưa nhìn ra con cu-li nào có tính xấu hổ hay khỉ gió như có người đã đặt định cho nó. Xin khẳng định rằng, tôi không có làm việc cho hội bảo vệ súc vật, nên tôi không có cố tình bênh vực cho con cu-li bé nhỏ. Không biết nhà khoa học Việt Nam nào đã giải thích hay phiên dịch cho phân họ cu-li thành ra cù lần như vậy! Cần sửa lại cho trúng để học trò học cho đúng.

Đúng ra: con cù lần chính là con koala, có một không hai, có trên xứ Úc và phát xuất từ bang Queensland và Victoria của xứ Úc. Cuối thế kỷ 20, koala gần bị tuyệt chủng, may nhờ nhà nước Úc có chương trình bảo vệ và dưỡng quản kịp thời nên hiện giờ giống này còn tồn tại. Vì cô-a-la (koala) có thể phát âm ra cô-u-lân, rồi biến thinh thành cu-ù-lần và tận cùng bằng cù lần. Do đó, chữ ‘koala’ đọc thành ‘cù lần’ tương đối thích hợp hơn trường hợp của chữ ‘loris’ (cu-li) như trung tâm địa lý của Việt Nam đã lầm lẫn ở trên. Và khi bạn ngó tận mặt con cù lần (koala) rồi thì thấy nó dễ thương, hơi nhút nhát, mang một chút tính ngây thơ, khờ khạo! Bạn hãy thử nhìn thẳng mặt chúng xem sao!

Nếu mình gọi ai đó là đồ cù lần thì ám chỉ người ấy có tính ngây ngô, khờ dại, chứ không phải là phường xấu xa hay bơ vơ đầu đường xó chợ. Vì tôi thích nhìn đời bằng cặp mắt giáo dục hơn là chánh trị, nên nếu ai đó làm chuyện không đúng, thì trước hết, ta giả sử rằng vì họ đã không biết, nên cần phải giải thích và chỉ bảo cho họ được thêm rõ ràng; thay vì cho rằng họ là người xấu cần phải trừng phạt. Gặp kẻ cù lần ta nên giúp đỡ, mở cửa thông đạt, hơn là lánh xa, khinh khi và ruồng bỏ họ. Tôi đã thử vài lần và nghiệm thấy có kết quả tốt. Bạn hãy kiên trì vì đồ cù lần rất nhút nhát và hơi khờ khạo. Mình đổi thay cách nhìn và thái độ, thì người ta cũng thay đổi lối hành xử, ứng theo.

Bạn hãy rán nhớ nha: Loris là con cu-li và Koala là con cù lần. Ký âm cho tên của một con vật cũng cần phải theo đúng quy luật biến âm của khoa học ngôn ngữ cho dễ nhận dạng và dễ học. Thí dụ: cù lần là koala, cu-li là loris.

Còn con Chẳng-có-rõ chính là tên của con Kangaroo (đọc là kăng-gơ-ru), cũng dính líu đến môn ngôn ngữ học. Điều này tôi đã học được từ anh NV Vinh, một người bạn Úc-Việt thân mến của tôi tại thành phố Sydney. Năm năm trước, anh bạn đã giảng cho tôi một lần về từ nguyên của chữ kangaroo. Bài học như thế này.

Khi đế quốc Anh tìm ra thuộc địa mới ở Úc Châu xa xôi vào thế kỷ 18, vua chúa thường hay đem tội nhân đày đi biệt xứ. Tội nhân được đem đi bằng đường biển và họ bị giam giữ tại Úc để làm lao công đến mãn hạn cuộc đời.

Xem tượng tưởng niệm của hai nhà thám hiểm người Anh đầu tiên trên thế giới thuộc vùng Úc Châu: (i) tượng ông James Cook được dựng ở bang Queensland vì đã tìm ra bờ bể vây chung quanh lục địa Úc, và (ii) tượng ông John Stuart được dựng ở lãnh thổ Northern Territory vì có công đi trắc địa, tổng cộng 6 lần cả thảy (1858-1862), từ miền nam (Adelaide, 1861) đến tận cùng miền bắc (Darwin, 1862) xuyên qua vùng trung tâm giữa lòng lục địa.

Sự thật, người Âu-Châu không phải là những người đầu tiên phát hiện ra lục địa Úc Châu, mà chính người thổ-dân (Australoid Aborigines) đã di cư từ Châu Phi cách đây 60 ngàn năm về trước (theo thông tin của Viện bảo tàng

Lãnh thổ Northern Territory mà chúng tôi đã ghé thăm). Anh NT Bửu ở Darwin dặn chúng tôi gọi các bạn thổ dân Úc là a-bồ (đọc tắt chữ aborigines). Nghe cũng khá hay: a-bồ là bồ bịch, là bè bạn luôn.

Trở lại vụ tù nhân Anh bị đi đày ở Úc. Lần đầu tiên các công nhân nhìn thấy hình dạng của một con động vật rất kỳ lạ trong đồng vắng: đầu thì nhỏ, đuôi thì to, bụng có túi chứa con, hai chân trước bé xíu, hai chân sau bự cồ; khi nó chạy thì lại nhảy cà-tưng cà-tưng như bị điện giật; khi nó giận thì đứng trên hai chân sau và tựa vào đuôi như đang ngồi trên ghế, rồi dùng hai chân trước như hai bàn tay thủ thế trên võ đài. Giống gì thiệt lạ kỳ!

Các tù/công nhân không biết đây là giống thú gì. Người tù bèn tìm đến các bạn người thổ (a-bồ) mà hỏi. Các bạn a-bồ địa phương cũng không biết tên con thú luôn; họ trả lời rằng, chẳng có rõ! Thế là mấy anh Ăng-lê phát âm chẳng-có-rõ thành căng-ca-ro, rồi biến ra kăn-ga-ru và cuối cùng ghi lại thành kangaroo! Chuyện đơn giản như đang giỡn như vậy!

Thể nào cũng có bạn không tin lời tôi giải. Sẽ cho rằng, tôi nói giỡn hoặc nói chơi. Không tin thì thôi!
Tôi biết sao thì nói vậy
Miễn là nói bậy thì không dám nói!


Theo các ngành khảo cổ và nhân chủng học, giống người a-bồ ở Úc có họ hàng với giống người hòa bình ở Việt Nam của chúng ta cách đây cả chục ngàn năm (nguồn từ nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp, một người bạn Úc-Việt ở Sydney cho biết). Lúc đó chưa có nạn lụt hồng thủy, nên bà con đi thăm viếng nhau bằng đường bộ, hoặc dùng thuyền lướt biển nhỏ là chuyện thường. Đợi chút xíu nữa, ở phần dưới, tôi sẽ kể lại chuyến vượt biển tỵ nạn của người Việt từ Rạch Giá đến Darwin trong thời cộng sản hiện đại cho bạn nghe.

Thấy người a-bồ đen thùi, tôi cũng chẳng có rõ là bà con bên nội hay bên ngoại của mình nữa. Theo huyền thoại thì mẹ Âu Cơ là giống tiên ở trên miệt núi, còn cha Lạc Long là giống rồng ở dưới miền biển. A-bồ ở gần biển và đường xích đạo, nóng lắm, nên đen đúa là phải rồi. Chắc bà con a-bồ thuộc giống rồng. Càng đi xa lên miền bắc thì da người ta mới nhả nắng, trắng ra đôi chút. Thật ra, trắng-đen là chuyện thường, tư cách mới đáng lưu ý, màu da chỉ là chuyện nhỏ!

Cả hai con cù lần và con chẳng-có-rõ đều đặc biệt phát xuất từ Úc Châu. Lẽ dĩ nhiên, xứ Úc còn có thêm mấy loại thú khác nữa như: đà điểu, cá sấu, chim mỏ dài, bọ biển, vân vân, nhiều thứ lắm kể không xuể. Tuy xứ Úc chứa rất nhiều con cù lần, nhưng dân Úc không phải là thứ ngây thơ khờ dại. Dù nước Úc có rất nhiều con chẳng-có-rõ, nhưng nhà nước Úc thứ gì cũng đều biết, không thua gì Âu Mỹ. Tôi có nhiều cảm tình với đất nước Úc Châu là vì thế.

Ngược lại, nghĩ về nhà nước Việt Nam mình mà lòng chua xót! Xứ Việt không phải là gốc gác của con koala mà công an cù lần đầy đường, chuyên bắt nạt dân chúng biểu tình yêu nước; còn đối với tàu khựa (hay tàu lạ), thì giả lả thật thà không biết, không dám đụng tới chúng. Xứ Việt không phải là gốc gác của con kangaroo, mà các quan tòa toàn thuộc loại chẳng-có-rõ hoặc rõ-một-đàng-mà-án-một-nẻo, cam tâm xử hàm oan biết bao công dân ái quốc!

Tôi dành nhiều tình cảm cho đất nước Úc Châu và nhân dân xứ này, và đặc biệt hơn nữa, là sự mến phục đối với gần nửa triệu người Úc-gốc-Việt, đồng bào thân thương của chúng ta, đang sinh sống phong lưu và hòa đồng giữa hai mươi mấy triệu công dân Úc.

Đi thăm xứ của con cù lần và chẳng-có-rõ lần thứ hai này, tôi đã mang một định kiến tốt đẹp về những người bạn Úc-Việt của mình. Tôi sẽ kể tiếp nhiều truyện về các người bạn mới này trong chuyến đi nghỉ hè gần một tháng của tôi cho quý bạn nghe …

Đi thăm xứ con cù lần và con chăng-có-rõ

Tìm cù lại gặp cú!

Anh VT Hiếu ở Brisbane dắt chúng tôi đi thăm các con cù lần trong khu vườn bảo quản Daisy Hill Koala Centre rộng thênh thang. Các nhà nghiên cứu thú vật học chỉ giữ độ chục con koala trong tòa nhà để du khách thăm viếng và xem xét, còn bao nhiêu thì thả ngoài vườn cho các con cù lần được sống tự do trên các ngọn cây rừng cao ngút.


Xem mấy con cù lần trong chuồng kia kìa. Chúng cuộn tròn mình lại như chiếc gối bông, ngồi tựa chảng cành khô, cố ẩn hình trong các nhánh lá, không màng gì đến thế sự. Dù cố gắng ngước đầu nhìn tận các ngọn cây cao mà chúng tôi cũng chẳng tìm thấy con cù lần tự do nào cả. Mười phút sau, thấy được hai con núp gọn trên một thân cây to. Nhìn thật kỹ, hóa ra là hai con cú. Đúng là nhìn cú hóa ra cù, tìm cù lại gặp cú. Nghe sao giống cảnh đời ngoài chợ. Nhiều lúc tưởng là mình gặp người nhút nhát, không dè lại gặp thứ dữ dằn. Ngoài sở làm, trong sở thú, cú-cù hay cù-cú rất dễ lẫn lộn!

Gần cổng vào Trung tâm Daisy Hill tôi thấy một đoàn cả chục người đang ngước đầu, nhìn chăm chú lên một ngọn cây cao. Chắc là họ đã nhìn thấy con cù lần nào đó đang ẩn mình trên ngọn. Tôi bèn chạy tới hỏi thăm anh bạn Úc cuối hàng, anh ta bảo chả thấy gì cả, chỉ theo người phía trước mà cố nhìn lên. Tôi liền chen trên khúc giữa, hỏi thăm cô người Úc có thấy con nào không? Câu trả lời của cổ cũng phủ định luôn. Cổ chỉ gắng nhìn theo ông già đứng phía trước. Tôi nóng lòng vọt lên hàng đầu chỗ ông già đang ngóng cổ; đầu ông ta ngả sâu về phía sau ót, tay trái cầm khăn giấy, tay phải lâu lâu vỗ vào trán mấy cái ra chiều đắc ý. Ổng có vẻ như thấy được vật gì hiếm quý. “Cụ thấy con cù lần núp ở cây nào?” Tôi hỏi thật chậm rãi một cách kính-lão-đắc-thọ. Ổng lại trả lời một cách gắt gỏng: “thấy cái quái gì, tao đang bị chảy máu cam đây!” … Đừng có quấy rầy!

Đó, bạn thấy chưa, ở đời này, chớ có tin tưởng vào giới lãnh đạo hàng đầu một cách quá đáng. Coi chừng có ngày sặc máu mũi! Ngó ông lão đứng hàng đầu để mong tìm con cù lần mà tôi vội chợt nghĩ tới tầng lớp lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Họ đang lay hoay đu dây, tìm kế thân Tàu hay thân Mỹ, nên tôi đột xuất nhớ tới mấy câu thơ nhắc nhở của cụ Bút Tre:

Tiến lên ta quyết tiến lên.
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu.
Hàng đầu chẳng biết đi đâu,
Đi đâu chẳng biết, hàng đầu cứ đi!


Vì hàng đầu chẳng có rõ, không biết phải đi đâu nên dân chúng Việt Nam phải chạy nạn tán loạn. Đủ mọi loại nhân. Nào là thuyền-nhân (người vượt biển bằng thuyền), nọ là chân-nhân (người vượt biên bằng đường bộ); đây là phi-nhân (người tỵ nạn đi bằng máy bay), kia là hạm-nhân (người lánh nạn được chiến hạm cứu vớt). Úc Châu là một trong những mục tiêu mà bà con ta nhắm tới.

Không quên gốc gác tị nạn

Hiện nay, gần nửa triệu công dân Úc-Việt đang định cư, sinh sống, đóng thuế, nhập quốc tịch và bầu cử tự do trong một đất nước cũng hết sức tự do, không thua kém gì các xứ Âu-Châu hay Mỹ quốc. Xứ Úc đất rộng người thưa, còn nhiều tài nguyên chưa vận dụng hết, nên có rất nhiều cơ hội cho những con người chuyên cần và năng động như người tỵ nạn gốc Việt ra tay. Riêng người già nua, dân kém may mắn, con mồ côi, vô nghề thất nghiệp, bị thương tích tật nguyền đều được nhà nước chu toàn kỹ lưỡng qua các chương trình an sinh hậu hĩ. Đặc biệt hơn mấy xứ khác là, cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khi tới tuổi hồi hưu cũng được hưởng những qui chế ngang hàng với các cựu quân nhân Úc Châu. Lãnh đạo Úc tốt quá!

Tại Viện bảo tàng ở Darwin (Museum and Art Gallery of The Northern Territory), lãnh thổ N.T. đã bảo quản xác chiếc tàu vượt biên/biển tên là Thịnh Vượng, chạy từ Rạch Giá ngang qua Singapore và Indonesia để đến Darwin. Tàu Thịnh Vượng là một tàu đánh cá, chiếc tàu thứ 44, đã chở 9 người tỵ nạn gốc Việt tới Darwin vào ngày 19.6.1978, nâng số người tỵ nạn lên 1548 người trong cùng năm đó.

Xác tàu vừa là một minh chứng và cũng là một nhắc nhở cho các công dân Úc-Việt thuộc thế hệ tương lai về gốc gác của tiền nhân VNCH mình ngày trước; họ bắt buộc phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để chạy trốn lánh nạn vì một chế độ độc ác bất nhân.
Nhưng không phải ai cũng may mắn như những người đã đến được bến bờ tự do. Biết bao sinh mạng đã bị vùi sâu trong lòng biển cả. Các cộng đồng người Úc-Việt đã dày công ghi lại và nhắc nhở mọi người, Việt cũng như Úc, và cho mọi người yêu chuộng tự do trên toàn thế giới nữa, về những hành trình tìm tự do qua các bảng tưởng niệm, tri ân, tượng đài hoặc qua các ấn phẩm và họa phẩm dân gian. Nhà nước cộng sản có lịch sử của kẻ chiến thắng với đầy dẫy những thiên kiến chủ quan lệch lạc; nhưng người dân Việt vẫn có các trang dân sử trung thực của mình trong một khung thời-không nhất định nào đó, dưới những hình thức và phương tiện khác nhau.

Tôi có dịp hàn huyên cùng anh bạn Trần Đông ở Melbourne về các loại dân sử này. Anh Trần Đông thành lập mạng Văn khố Tỵ nạn (www.vktnvn.com), sưu tầm và truy cập các hồ sơ về người tỵ nạn Việt Nam (Liên lạc: tynanvietnam@yahoogroups.com) để con cháu Úc-Việt mai sau biết được gốc tích của ông bà cha mẹ. Dự trình mới nhất của nhóm là trùng tu các ngôi mộ của người chạy nạn vượt biên bị chết trên biển cả tại các đảo Mã-Lai.

Nhìn những bức hình anh TĐ gửi đến mà tôi không cầm được nước mắt. Chân thành cảm ơn nghĩa cử của anh cho đồng bào xấu số của chúng ta. Thôi! bớt nghĩ đến những chuyện không vui nữa! Ta không sửa được quá khứ, nhưng vẫn có thể định hướng được tương lai. Hãy hy vọng lên!

Bây giờ mời bạn đi thăm viếng bãi biển nổi danh Gold Coast của Úc, cách xa thành phố Brisbane độ một tiếng lái xe. Anh LT Kế là người bạn hướng dẫn chúng tôi. Ảnh rành địa điểm này như bàn tay của ảnh. Dân thổ địa mà!

Viếng bờ biển vàng (Gold coast)


Gold Coast là tên một bờ biển nghỉ mát, dài hơn cả chục dặm với nhiều bãi tắm và trượt sóng (surfing) lý tưởng. Du khách tấp nập ở đây vì khí hậu mát mẻ, với hàng quán thượng hạng, dịch vụ ân cần, và giá rẻ bình dân. Thí dụ buổi ăn trưa ở tiệm Úc-Ý (Italian Australian) chỉ giá có 10 đô Úc (1 đô Úc = 1.07 đô Mỹ, hối suất vào ngày chúng tôi đi chơi). Ở đây, muốn gì có nấy, muốn shopping có shopping, muốn cờ bạc có sòng cờ bạc. Kỹ nghệ du lịch của Úc không chỗ nào chê!

Chúng tôi đi bộ dọc theo bãi Surfers Paradise Beach. Gió mát hiu hiu, thấy người cũng như chim, ngồi chung cùng hóng mát. Loại chim biển này, đầu đen lông trắng, mỏ vừa quặp vừa dài, trông thật kỳ quái. Chúng xem người không ra gì; chính mắt tôi thấy chúng giành giật miếng bánh của một em nhỏ đang chơi trên bãi cỏ.

Hay vì chúng đang sống ở xứ văn minh, xã hội biết bảo vệ chim muông và thú vật nên chúng lên mặt làm tàng, và làm càn! Giỏi bay thử qua bãi biển Việt Nam du hí vài ngày xem sao! Lạng quạng là lên bàn nhậu đó nghen con!

Cây cỏ ở đây cũng ngộ lắm! Dọc theo đường, có vài loại cây lạ: lá giống như lá khóm, rễ mọc lộ thiên nhiều hơn thân, không hoa không quả, chả biết trồng để làm chi. Cây da (đa) không ra cây da, cây dừa không ra cây dừa. Tôi chẳng có rõ là cây gì!

Thành phố và bãi biển luôn luôn được chỉnh trang để tiếp đón khách du lịch: Tây, Ta, Tàu đều có mặt. Vì cuối bãi biển là một mũi nhọn, lại là đường ranh giới giữa hai tiểu bang Queensland và New South Wales; sóng biển thiên nhiên khoét cát một bên và bồi vào một bên làm cho bãi dễ bị sạt lở. Do đó, nhà nước có kế hoạch nhân tạo, đặt hệ thống ống hút, rút bớt cát từ mặt bờ nầy và lấp đầy vào chỗ lở ở mặt kia. Con người, đúng là được tạo ra theo hình dạng của thượng đế.

Cát ở đây hơi nhuyễn và có màu vàng. Xin lỗi các bạn Úc-Việt nghen: cát của bãi biển Florida bên Mỹ nhuyễn hơn và trắng hơn của Queensland chút xíu! Tôi mạn phép hai bạn Úc-Việt (đang làm tour guides cho chúng tôi) được hốt một nắm cát vàng ở Gold Coast và giấu đem về San José làm kỷ niệm. Quà hữu nghị mà! Hy vọng quan thuế Mỹ cho đem vào.


Tôi ngán luật Mỹ lắm. Ở Mỹ có cả một rừng luật. Còn ở Việt Nam chuyên dùng toàn luật rừng. Không biết luật của Úc-Châu ra sao? Tôi nhớ mang máng là Úc không xử tử hình (Việt Nam có; Mỹ cũng có, nhưng tùy tiểu bang) nên đám con buôn thuốc phiện thích la cà vào xứ Úc. Lâu lâu, chúng bị tổ trác, bị bắt trên đường đi ngang qua mấy xứ Đông Nam Á, nên phải bị: hoặc bị chích thuốc, hoặc bị treo cổ, hoặc bị xử bắn. (Nghe thấy mà ghê, nhưng chúng vẫn không chừa).

Nói tới màu cát vàng, tôi lại miên man nghĩ tới quần đảo Hoàng Sa thân thương của chúng ta. Không biết cát ở Hoàng Sa có vàng như tên gọi hay chăng (Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng)? Lại nghe nói: Trung cộng có mưu kế tính toán biến Hoàng Sa thành bãi du lịch (1997). Chúng đã sửa tên quần đảo thành Tây Sa (Hàn Chấn Hoa, 1988) sau khi chiếm lấy từ Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Đám lãnh đạo hàng đầu của Trung cộng rất là mưu mô xảo quyệt, bắt đầu kể từ thời Mao Trạch Đông chiếm lục địa (1949) mà Trung cộng mưu đồ chiếm toàn vùng Đông Nam Á thông qua cửa ngỏ Việt Nam. Không thể tin tưởng chúng được!

Chúng nuôi dưỡng lãnh đạo Việt cộng và cung cấp nhiều phương tiện (nhân lực, tiền bạc và súng đạn) để đánh nhau với Pháp và Mỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh. Vì vậy mà đám lãnh đạo hàng đầu của Việt cộng hiện giờ đang mắc nợ, bị gạt và dính bẫy, và điên đầu vì chính sách ngoại giao bá quyền của Trung cộng.

Đáng tiếc là một số nhà yêu nước Việt Nam, trong quá khứ, đã nóng vội và dậy non, lầm theo bước chân cộng sản để tình yêu nước của mình bị lạm dụng và giờ đây phải ngỡ ngàng. Rất đáng ngưỡng phục đến những nhà đấu tranh dân chủ chân chính cho Việt Nam trong nước, đã phục tỉnh, vì tương lai của dân tộc và tổ quốc, dám đứng lên bất chấp bao gian nguy …

Bà con chúng ta đang sống tự do ở hải ngoại cần thông cảm, tìm hiểu và quý mến hơn nữa với đồng bào Việt của mình trong xứ, cũng như nhân dân Trung-Hoa gần gũi. Việt Nam và Hoa-Nam (người Hoa-gốc-Việt) cùng là đồng bào, chúng ta có họ hàng với nhau, từ thuở hồng hoang xa xưa đến giờ! May mà mình còn nhớ gốc, còn họ đã bị Tần-thuộc rồi Hán-hóa làm cho trốc gốc.

Nếu cần chống, thì chúng ta cần phải chống lại đám lãnh đạo hàng đầu của cộng sản. Họ gồng mình đeo đủ thứ quả tạ vào người: tham, sân và si. Nếu cần chống, thì phải đi sâu vào chi tiết và cụ thể; thí dụ như chính sách bá quyền của Bắc-Kinh, các nghị quyết hèn với giặc, ác với dân của Hà-Nội. Chứ không nên chống Trung quốc một cách cù-lần, chống chung chung; hoặc chống dân Tàu một cách cảm tính chẳng-có-rõ dễ gây thêm/ra sự ganh ghét dựa trên lòng tự ái dân tộc một cách mù quáng không thích đáng.

Dân Úc và dân Mỹ chính cống đã yêu thương và đùm bọc chúng ta qua hơn 35 năm rồi, nên chúng ta mới được ngày hôm nay. Giờ đây, dân Úc-Việt và Mỹ-Việt cần đem tình thương và trí tuệ của chúng ta để hàn gắn lại bao oan khiên với mọi dân tộc khác trên toàn thế giới. Tất cả mọi người dân khác, cũng trong hoàn cảnh như chúng ta mà thôi!

Xin lỗi đã làm phiền quý bạn vì tôi đã hơi dài giòng vì sự liên tưởng từ bãi cát vàng của Gold Coast đến Hoàng Sa. Chỉ có vài lời tâm huyết, mong các bạn cảm thông cho.

Nghĩ miên man và đi bộ lang thang nãy giờ được hơn hai tiếng đồng hồ rồi, kiếm gì lót bụng rồi tính tới. Chúng tôi thử ghé lại chỗ bán đồ biển tươi/sống từ các tàu đánh bắt của địa phương. Họ bán tôm (prawns), cua (crabs) và bọ (bugs). Con bọ? Đúng rồi, bảng quảng cáo là bugs thì dịch thành bọ hay bọ biển (cho rõ nghĩa thêm).

Cua thì chưa tới mùa, nên không có mà mua. Hãy thử con bọ biển trước. Hình thù con này quái lắm! Đầu giống con sam, đuôi giống con lobster. Người ta ăn được, chắc mình ăn cũng được. Thịt sam hay thịt lobster đều ngon cả.

Tôi mua thử một kí-lô bọ biển giá 20 đô Úc (độ 8 con) và một kí-lô tôm vua (king prawn) giá 28 đô. Giá cả thực phẩm ở Úc, nói chung, hơi đắt hơn ở Mỹ; nhưng phải so sánh với đồng lương mới hiểu được vật giá. Lương tối thiểu một giờ ở California khoảng 8 đô Mỹ, còn của Úc là 16 đô Úc. Hối suất Úc-Mỹ tương đối ngang ngửa; nên nhìn tổng quát, mức sinh sống (living standard) của Úc vẫn dễ thở hơn ở Mỹ. Còn nữa: không có lệ cho tip trong các hàng quán của Úc. Tiền thuế (sale tax) thì đã được tính luôn vào giá cả, nên trong giấy biên nhận không có/thấy ghi tiền thuế.

Thịt con bọ biển mềm, ngọt và dai, rất ngon; không thua gì giống lobster. Còn thịt con tôm vua thì rất dầy, vỏ mỏng, ngon lắm! Đáng đồng tiền bát gạo. Anh Kế cho biết, vì là chỗ du khách lui tới nên giá cả hơi cao hơn trong chợ đôi chút (một 10 một 9). No star where! (Không sao đâu!) Đi chơi mà! Giúp cho giới tiểu thương ngư phủ sinh lợi cũng là điều tốt.

Tôi có đề nghị về việc định danh cho con king prawn (dịch là tôm vua). Nên gọi nó là con tua, để phân biệt với con tép. Con tôm nhép là con tép. Con tôm vua là con tua. (Theo phương pháp dịch lý về cách hội âm của hai từ kép thành một từ đơn của giáo sư Mai Ngọc Liệu, thầy dạy Việt ngữ cho tôi).

Cái gì dù trước lạ rồi sau sẽ quen. Xài chừng vài chục năm thì con tua cũng đi vào từ điển như con tép trước đó. Mình làm giàu thêm cho tiếng Việt. Lại theo đúng phép dịch của Ta. Ai bảo dịch lý là của Tàu? Nếu nó có thì mình cũng có, mà còn có trước nó nữa. Tại mình chưa chịu học và không nghiên cứu, nên nhắm mắt nhắm mũi cho rằng cái gì cũng là của mẫu quốc. Ta rành về ngôn-nghĩa-học, còn Tàu thì giỏi về ngữ-nghĩa-học.

Thí dụ như phép hội âm trong tiếng Việt: đường trèo là đèo, cây nhỏ là cỏ, ngưu bé là nghé, tôm nhép là tép, hột tròn là hòn, hang ngầm là hầm, sấm thét là sét, (dai) như giẻ rách là (dai) nhách, (vững) chắc mãi là (vững) chãi, (tình) cảnh bất ngờ là tình cờ, (trẻ) mọn nhỏ là (trẻ) mỏ, (hai) môi ép (lại) là mép. (Khám phá từ thầy Mai Liệu). Bạn muốn thêm nữa không?

Nếu chỉ có một chữ xảy ra thì ta cho là trường hợp đơn lẻ (isolated incident), nhưng nếu có nhiều chữ xảy ra theo cùng một quy luật thì đó là tần số (frequency). Điều này cho phép ta dùng môn thống-kê-học (statistics) để phân tích âm Việt dưới dạng dịch-lý (theo Việt-học, Vietology). Xin lỗi bạn tôi hơi đi lạc đề. Hãy trở về vụ con tua (king prawn) ở Úc.

Quý ông bà Úc-Việt ở Brisbane hay đọc chữ Anh/Úc/Mỹ theo âm Việt. Thí dụ khu vực Toowong (có lẽ là thổ âm) được mấy bà đọc là Tú Ông. Còn khu vực Toowoomba thì được mấy ông đọc là Tú Bà. Không biết hai chữ Toowong và Toowoomba có liên hệ gì đến đực-cái như ông-bà của ta chăng? Chắc hai chữ này là ký âm của người a-bồ.

Ở bên Mỹ cũng vậy, đồng bào Mỹ-Việt ở San José đọc tên đường McLaughlin thành Mắt-láo-liên. Nhưng tôi nghiệm thấy cách dùng tiếng Anh ở Úc cũng hơi khác tiếng Anh được dùng ở Mỹ.

* Bài viết do Dr. Trương Bổn Tài gởi

* Hình ảnh copy từ link DCV Online chữ màu xanh nầy: http://dcvonline.net/

* Quý vị muốn tìm hiểu thêm, xin hãy Liên lạc với Tiến sĩ Trương Bổn Tài:

Cell-phone: 408-394-0006

E-mail: truongbontai@hotmail.com

Web Master: 408-256-2476

E-mail: atsnguyen@vietology.com

* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer

Video: Giáo Sư Trương Bổn Tài diễn thuyết tại San Jose State University - California

mid line Pictures, Images and Photos

Xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html

Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive