28 October, 2010

Audio: Tưởng niệm giỗ lần thứ 47 Ngô Tổng Thống

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới xin hãy nhấn vô Link chữ màu đỏ ▼ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/

VNCH5 Nếu Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5

Đời đời nhớ ơn Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống Muôn Năm!

candle Pictures, Images and PhotosRoses Pictures, Images and PhotosCross

Thân thế và sự nghiệp của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Audio of Huyen Thoai)

Mỹ chủ mưu giết anh em ông Ngô Đình Diệm (Nhấn vào 5 Links dưới đây nghe 5 Audio)

Audio lll
Audio IV

Xin bấm Link dưới đây Xem thêm Video về sự nghiệp của Cố tổng thống Ngô Ðình Diệm▼
http://khangsydney.blogspot.com/2009/11/46-nam-ngay-gio-co-tong-thong-ngo-inh_7929.html

Mỗi năm, cứ đến tháng 10 dương lịch, những người ái mộ vị lãnh đạo anh minh, đã hết lòng vì nước vì dân, nêu cao tinh thần bất khuất nhưng trung hậu, cương quyết nhưng nhân từ, công bình nhưng nhiều tình thương và đã gục ngã vì nhất quyết bảo vệ sự độc lập và chủ quyền Quốc gia, đó là chí sĩ Ngô Ðình Diệm, tất cả đều hướng về anh linh của ngài và bào đệ, thắp lên một nén hương lòng, cảm tạ tấm gương trung liệt đáng cho hậu thế noi theo.

Cũng trong thời điểm này, những kẻ đã dính máu ăn phần trong cuộc phản loạn ngày 1.11.1963, hoặc những kẻ chầu rìa, lợi dụng biến cố này để kiếm ăn, đều nỗ lực chạy tội tàn ác nhất lịch sử bằng cách vu vạ, bôi xấu, bịa đặt những chuyện xấu xa cho Ngô Tổng Thống và gia đình để mong làm lu mờ tài đức của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, đồng thời chạy tội tầy trời của chúng là làm tay sai ngoại bang để đưa đất nước đến hoàn cảnh khốn khổ hôm nay, thậm chí có kẻ dám cho rằng “họ Ngô phá ấp chiến lược”. Nhưng giấy không gói được lửa. Những nhân chứng còn sống, những tài liệu nhan nhản khắp nơi, những tài liệu của Hoa Kỳ được giải mật đã chứng tỏ những gì là sự thật vẫn là sự thật. Ðúng là:

Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”

(Nguyễn Công Trứ)

Có người cho rằng nếu không có đám phản tướng cam tâm làm tay sai cho ngoại bang, lật đổ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và nhẫn tâm sát hại người và tiêu diệt luôn nền Ðệ Nhất Cộng Hòa, thì ngày hôm nay Cộng Sản Việt nam đã bị tiêu diệt và con dân Việt không phải đi lưu lạc khắp nơi trên thế giới, để lại một đất nước lệ thuộc Trung Cộng và toàn dân Việt đang khốn đốn dưới ách cai trị khắc nghiệt nhất lịch sử của bọn tam vô ác độc.

Nhận định trên đây đúng hay sai không ai có thể xác quyết được, tuy nhiên, nếu cuộc binh biến đó không xảy ra, nếu các kẻ bị ngoại bang mua chuộc biết suy nghĩ lại, chắc chắn miền Nam Việt Nam sẽ không thể nào rơi vào tay Cộng Sản, và nhờ đó, chính sách xâm lấn quyền tự trị dân tộc của Hoa Kỳ có cơ may biến đổi, chẳng những đem lại cho công cuộc chống Cộng của Việt Nam đi đến thắng lợi mà cò giúp cho các nước thân thiện với Hoa Kỳ cũng có một “đồng minh” đúng nghĩa của đồng minh. Tại sao chúng tôi dám khẳng định như vậy? Tại vì những gì mà Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã làm cho đất nước trong một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, nhiều người cho rằng miền Nam Việt Nam lâu lắm cũng chỉ 2 năm là sẽ rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt.

Ðó là nhận định chung của những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam sau khi Pháp và Việt Minh ký hiệp ước qua phân Việt Nam. Ở ngoài Bắc Việt Minh được yên ổn hoàn toàn thì Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản lại thực hiện một chính sach dã man chưa có trong lịch sử loài người. Trong khi đó, tại miền Nam Việt Nam, thực dân Pháp kiệt quệ, chiến bại nhưng lòng tham thực dân vẫn còn nung nấu tâm can chúng, quyết phá hoại chính quyền miền Nam mà chúng biết nếu chính quyền này tồn tại thì quyền lợi của Pháp không thể nào cứu vớt và bành trướng.

Vì thế, Pháp vẫn cho thuộc hạ thi hành kế hoạch này đến kế hoạch khác, kể cả việc lôi kéo Hoa Kỳ về phe với chúng, thúc ép Quốc Trưởng Bảo Ðại “cất chức” ông Ngô Ðình Diệm và đưa Bãy Viễn, một tên xuất thân từ cặn bả xã hội, một tên anh chị nhưng có quyền lực do Pháp cung cấp thay thế làm thủ tướng. Lòng tham không đáy của con người làm mù mắt cả một chính phủ Pháp. Trong khi đó, các giáo phái với mục đích tốt đẹp nhưng cũng bị Pháp lung lạc không chịu thống nhất binh lực với quốc gia vì sợ quyền lợi của mình bị đe dọa.

Cuối cùng tuy tiếng súng phản loạn Bình Xuyên đã nổ nhưng với sự lèo lái của chí sĩ Ngô Ðình Diệm, miền Nam Việt Nam đã qua cơn thử thách nặng nề. Thực dân Pháp phải cuốn gói xuống tàu về Pháp, Bình Xuyên của Bãy Viễn bị đánh tan, các giáo phái đã trở về thống nhất với chính quyền và nền Ðệ Nhất Cộng Hòa ra đời. Cũng trong thời gian này, một cuộc di cư vĩ đại với cả một triệu người từ Bắc vào Nam, chính phủ phải lo cho họ tất cả, vì họ ra đi, đúng hơn phần lớn là trốn chạy với 2 bàn tay trắng, chính quyền phải cung cấp từ lương thực thuốc men, định cư những nơi có thể sống và phát triển. Công lao đó, thành quả đó không phải ai cũng làm được. Nói cách khác chỉ có Ngô Ðình Diệm là người duy nhất làm được điều đó.

Tiếc thay và cũng rủi thay cho thân phận nhược tiểu, Hoa Kỳ đã dùng tiền viện trợ để dồn sức ép lên chính phủ Ngô Ðình Diệm, bắt buộc phải theo kế hoạch của Mỹ.Sức ép ngày mỗi gia tăng, nhưng Tổng Thống Ngô Ðình Diệm không còn con đường nào khác, vì sự hiện diện của Hoa Kỳ đã là cái cớ để Việt Cộng tuyên truyền, xách động tinh thần chống thực dân của người Việt Nam để thu hút nhân tài vật lực để rồi chúng sẽ đoạt được chiến thắng hay tạo thêm ảnh hưởng. Kinh nghiệm này ai cũng biết, chỉ có đám phản loạn quyết theo ngoại bang mới trở nên đui điếc.

Không xoay chuyển được ý chí của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, Hoa Kỳ đã cho CIA dùng những thủ đoạn thâm độc để đưa đất nước Việt Nam đến chỗ hỗn loạn. Thâm độc và tai hại nhất là vu cáo cho chính phủ Ngô Ðình Diệm kỳ thị và đàn áp Phật Giáo. Kế hoạch này đã được mặc nhiên phối hợp giữa Hoa Kỳ và Việt Cộng. Khởi đi từ vụ nổ trước đài phát thanh Huế đêm mừng Phật Ðản.

Tất cả các tử thi đều chết vì sức ép chứ không phải bởi súng đạn hay lựu đạn. Sau này có đến 3 nguồn tin khác nhau cho biết chính một Ðại Úy Hoa Kỳ, Janes scott đã ném chất nổ C-4 gây nên cái chết cho 8 nhân mạng trẻ con! Tiếp theo đó là những màn tự thiêu vì Ðạo Pháp khiến cho dư luận Quốc Tế lên án chính phủ Ngô Ðình Diệm, đúng ra là nhờ sự thổi phồng và xuyên tạc của báo chí Hoa Kỳ và chính quyền Hoa Kỳ phát động. Cuối cùng, một phái đoàn của Liên Hiệp Quốc đã được chính phủ Ngô Ðình diệm mời đến tận nơi để xem xét.

Phái đoàn này gồm 7 đại diện của 7 quốc gia hoặc là lấy Ðạo Phật làm quốc giáo hoặc có nhiều tín đồ theo Phật Giáo. Sau những ngày điều tra tận chỗ, đã tiếp xúc với các vị lãnh đạo tôn giáo, đã phỏng vấn 2 nạn nhân bị tuyên truyền thực hành tự thiêu được cứu sống, Phái Ðoàn Liên Hiệp Quốc đã có phúc trình lên Liên Hiệp Quốc: Không có đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam! Mặc dù Phái đoàn còn ở lại Việt Nam mấy ngày sau ngày đảo chánh.

Những hoạt động của “Phật giáo” sau ngày 1.11.1963 vẫn tiếp tục để chứng tỏ lời tuyên bố của Thượng Tọa Thích Trí Quang với bà Maguerite Higgin: “Chúng tôi chỉ có thể dàn xếp với miền Bắc sau khi lật đổ Diệm, Nhu”. Cuối cùng thì Thượng tọa Thích Trí Quang đã cho lệnh đem bàn thờ Phật ra giữa đường khiến hầu hết Phật tử chân chánh rất đau lòng, và đến lúc đó, Thượng Tọa Trí Quang mới thấy, người Mỹ lợi dụng Phật Giáo để làm thanh thế lật đổ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, xong việc rồi Hoa Kỳ không ngó ngàng đến lời kêu cứu của Thượng tọa khi bị Tướng Nguyễn Cao Kỳ dùng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề Phật Giáo xuống đường.

Ðến đây, cũng xin đề cập đến một kinh nghiệm để thấy rõ tôn giáo nào cũng có Giu Da. Những kẻ đó không bao giờ tiêu biểu cho tôn giáo mà họ đang theo. Chính họ là kẻ phá hoại, giáo sư Tiến sĩ Phật Giáo Dương Ngọc Dũng có nói một câu rất chí lý, chính những người trong tôn giáo đó mới có thể phá hoại tôn giáo đó, chứ những kẻ khác đạo không thể phá hoại tôn giáo mà họ không theo (đại ý là như vậy, nhưng không nhớ nguyên văn). Ngày nay, Công Giáo Việt nam cũng đang khốn đốn vì “giám mục, linh mục quốc doanh,

Phật giáo cũng có Phật giáo quốc doanh: do đó, khi đề cập đến vụ Phật Giáo 1963, chúng tôi không cố ý vơ đũa cả nắm, trong đó có biết bao nhiêu bậc chân tu biết được Cộng Sản và Hoa Kỳ đã lợi dụng Phật giáo và đã lên tiếng phản bác, kêu gọi Phật tử hãy trở về con đường Chánh Ðạo, trường hợp Thương Tọa Thích Thiện Hoa là một.

Ðể dứt điểm chế độ, Hoa Kỳ đã mua chuộc những tên tướng phản loạn. Khi đã lật đổ được chính phủ Ngô Ðình Diệm, Hoa Kỳ cũng như đám tướng tá phản loạn đã tàn ác ám sát một cách dã man Tổng Thống Ngô Ðình diệm và cố vấn Ngô Ðình Nhu. Chính Ðại sứ Hoa Kỳ đã trao ông Ngô Ðình Cẩn cho đám phản loạn tìm cách giết chết luôn! Tại sao Hoa Kỳ và đam phản loạn lại bất chấp dư luận thế giới, bất chấp lương tâm con người? Tại chúng sợ anh em Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, sợ cái khả năng cứu quốc và kiến quốc của họ. Sợ tinh thần bất khuất và lòng yêu nước của họ, sự dân chúng vẫn một mực kính yêu Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Hậu quả của cuộc phản loạn này là tình hình Việt Nam mỗi ngày một đen tối cho đến nỗi ai cũng muốn làm đảo chánh.

Chúng tôi mạnh dạn gọi những tướng tá đảo chánh chỉ là những tên không có đầu óc, không có lòng yêu nước, vì chính những kẻ đó chỉ biết theo lệnh ngoại bang làm sao lật đổ cho được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, lấy 3 triệu bạc tiền thưởng chia nhau rồi thôi. Không có bất cứ một chính sách, kế hoạch nào để thực hiện thay thế chính phủ mà mình lật đổ. Và từ đó, chủ quyền quốc gia không còn nữa, tất cả đều do Hoa Kỳ định đoạt.

Cũng trong những ngày này, một số tay sai Việt Cộng tại hải ngoại, kẻ thì chê Quốc Sách Ấp Chiến Lược, kẻ thì cho rằng chính “Nhà Ngô đã phá ấp chiến lược. Ấp Chiến Lược tuy do cố vấn Ngô Ðình Nhu chủ xướng nhưng nó kết hợp với kinh nghiệm ở các nước đã tiêu diệt được du kích Cộng Sản, phối hợp với tập quán rào làng chiến đấu của Việt Nam. Kết quả của Quốc sách Ấp Chiến Lược đã khiến Việt Cộng điêu đứng, các cán bộ gộc đều đã lục tục kéo về Bắc để bảo toàn lực lượng.

Nhưng ngay sau khi tiếng súng phản loạn chấm dứt, Dương Văn Minh đã ra lệnh phá ấp chiến lược khiến Việt Cộng như nước tràn bờ, trở lại đánh giết hệ thống an ninh xã ấp và làm chủ thôn quê trở lại. Sau đó, vì bị dư luận lên án nặng nề, Dương Văn Minh phải ra lệnh khác, gọi là “Ấp Tân Sinh” mà đồng bào gọi mỉa mai là “Ấp mới đẻ”, chẳng khác nào chém chết rồi làm ma chay. Người ta nghi ngờ Dương Văn Minh bị Việt Cộng mua chuộc cũng không phải là chuyện không thể xảy ra.

Ðặc biệt năm nay, khi Hoa Kỳ quyết định trở lại châu Á nói chung, Biển Ðông nói riêng, khi mà áp lực sự xâm lấn đất nước Việt Nam của Trung Cộng ngày càng lộ liễu, có lẽ các tướng tá của cuộc phản loạn năm xưa lại đang tính chuyện “làm một chuyến hàng chót” hay sao, mà linh hồn cuộc phản loạn năm xưa là Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm lại xuất hiện với một nhóm người quá ít so với cái danh xưng quá lớn: Tập Thể Cựu Chiến Sĩ VNCH.

Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, cố vấn Ngô Ðình Nhu và tất cả các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc trong cuộc binh biến ngày 1.11.1963 rất đáng cho chúng ta ngưỡng mộ, quyết noi gương kiên cường và ái quốc của họ, để, mãi mãi xứng đáng là người Việt Nam.

Tưởng niệm Tổng Thống Ngô Ðình Diệm chúng ta phải noi theo gương Tổng Thống một lòng sắt son với tổ quốc, không chia rẽ, không kỳ thị tôn giáo, sắc tộc, địa phương, tất cả đều một lòng lo giải phóng đất nước khỏi ách cai trị của Việt Cộng.

Giỗ lần thứ 47 Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.

Lê Văn Ấn

Audio đầu tiên và bài viết về cố Ngô Tổng Thống ở 2 địa chỉ dưới đây

http://www.vnra.net/audio.htm
http://www.vietland.net/
mid line Pictures, Images and Photos

Quí Vị thích xem tin tức cập nhật, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
www.vietlandnews.net
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


Xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

27 October, 2010

Video & GS. Nguyễn văn Canh: Biển Đông cần một nỗ lực tổng hợp

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới xin hãy nhấn vô Link chữ màu đỏ ▼ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


Hoang Sa of VietNam
VNCH FlagNếu Video chưa xuất hiện xin vui lòng chờ, hoặc nhấn F5

VRNs (28.10.2010) – California – Hiện tình Biển Đông đòi hỏi một nỗ lực tổng hợp để đối phó Trung Hoa. Nhã Trân – NTHF đã phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Văn Canh, 28.10.2010. Thời gian gần đây vấn đề chủ quyền Biển Đông trở nên sôi động và trở thành một trong những đề tài được nêu ra trên diễn đàn chính trị quốc tế. Nhã Trân, Trưởng ban Báo chí của Quỹ Nguyễn Thái Học, có cuộc nói chuyện với Giáo sư Nguyễn Văn Canh, Tiến sĩ công pháp quốc tế, cựu chuyên viên Viện Nghiên cứu Chiến tranh – Hoà bình Đông Dương Hoover và cũng là Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ sự Vẹn toàn Lãnh thổ.

Nói về hiện tình Biển Đông, Gs Canh cho biết:

Gs Nguyễn Văn Canh: Cái phạm vi Biển Đông mà chúng cho rằng thuộc chủ quyền của chúng thì tôi không có cách nào biết được tọa độ. Nếu chỉ so sánh cái cửa bể của Vinh, giữa Hoàng Liễu với Cồn Cỏ của VN thì khoảng cách đó là 120 hải lý. Theo Hiệp ước mà hai bên [ký] chia đôi hồi năm 2000 thì mỗi bên một nửa, tức 60 hải lý. Nếu theo bản đồ “lưỡi bò”, đo từ quận Tư Nghĩa ra đến vành đai mới do TC vẽ thì nó gần lại rất nhiều, như vậy sát vào bờ biển VN, khoảng độ 40 đến 45 hải lý. Tức là cái bản đồ “lưỡi bò” mà TC vẽ thì chiếm luôn cả thềm lục địa của VN, trái hẳn với cái thềm lục địa của VN hồi năm 1982.

Đầu thập niên 90 tướng lãnh của Trung Cộng tuyên bố rằng Biển Đông là quyền lợi sinh tử của họ và họ phải bảo vệ vì ở nơi đó có hải sản cũng như có những tài nguyên thiên nhiên bên dưới. Họ đã chuẩn bị quân sự để bảo vệ. Sang đến đầu thập niên 2000 người ta khám phá ra cái căn cứ Tam Á vào năm 2004, một căn cứ đồ sộ, trong đó có một hầm rất lớn chứa được 20 tàu ngầm nguyên tử loại 094. Loại tầu ngầm này có thể trang bị 12 hoả tiễn nguyên tử liên lục địa, bắn xa được khoảng độ 7 ngàn cây số, có tờ báo nói là bắn xa tới 10 ngàn cây số

Chúng ta thấy có rất nhiều những căn cứ quân sự được Trung Cộng xây ở Trường Sa xuống mãi tận vĩ tuyến thứ 9, chưa kể đảo Hoàng Sa đã được Trung Cộng biến thành một căn cứ quân sự đồ sộ để chuẩn bị cho vấn đề phương Nam. Theo đó chúng ta thấy rằng đó là điều mà Trung Cộng chuẩn bị để mà bảo vệ cái mà chúng gọi là biển Nam Trung Hoa, biển của chúng.

Ngoài ra cũng cần lưu ý một điều, là Trung Cộng vẽ lại cái bản đồ Thái Bình Dương. Bản đồ đó có 2 phần. Phần thứ nhất là một chuỗi đảo từ Nhật Bản xuống Phi Luật Tân. Và một vành đai khác, bắt đầu ở Nam Dương, qua đảo Guam, rồi xuống tới tận Úc Châu. Đấy là cái mà Trung Cộng nói là để họ bảo vệ, phòng vệ viễn dương. Trong tình trạng như vậy Trung Cộng đã nới rộng lãnh hải của họ rất nhiều, và nói là để chúng bảo vệ cái mà chúng gọi là quyền lợi của chúng ở Biển Đông cũng như là ở cả Thái Bình Dương.

Nhã Trân: Động thái của một loạt hội nghị mới đây giữa các nước Đông Nam Á như Diễn đàn An ninh Khu vực ASEA, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN ở New York, và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng cho thấy là ASEAN cũng như Hoa Kỳ ngày càng quan tâm về các tranh chấp ở vùng Biển Đông, lâu nay được biết với tên “biển Nam Trung Hoa”. Gs có cho đây là biểu hiện đồng thuận giữa Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á nhằm đối phó với áp lực ngày càng gia tăng của Trung Hoa tại vùng biển này?

Gs Nguyễn Văn Canh: Đúng. Trung Cộng đã chính thức đuổi Mỹ đi, để làm bá chủ khu vực đó, loại Mỹ ra và khiến các quốc gia Hiệp hội Các nước Đông Nam Á lâm vào thế nguy kịch. Vì thế, các nước đã có sự đồng thuận với nhau, hợp tác với nhau để đối phó với vấn đề

Vào tháng 3 năm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ James James Steinberg và một ông Giám đốc thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Đông Nam Á của Hoa Kỳ đến thăm Bộ Ngoại giao Trung Cộng một cách chính thức. Trong buổi họp đó Thứ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Thôi Thiên Khải, với sự hiện diện của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Dương Khiết Trì, có tuyên bố chính thức rằng bây giờ chúng tôi coi Biển Đông, tức là Biển Nam Hải mà Trung Cộng gọi là biển của chúng, là biển của Trung Cộng, và chúng tôi coi cái quyền lợi này là quyền lợi cốt lõi, cũng như cái quyền lợi ở Đài Loan, ở Tân Cương.

Như vậy Trung Cộng đã chính thức bảo cho Mỹ biết rằng Biển Đông là nhà của tôi, là biển của tôi, là lãnh hải của tôi. Từ nay trở đi anh đừng có can dự vào. Tàu thủy của anh đi ngang đó nếu không xin phép thì tôi sẽ đánh chìm. Và những dàn khoan dầu, của Mỹ hay của người nào đó đều sẽ phải dọn đi. Những hành vi này của Trung Cộng đã xảy ra liên tiếp nhiều lần, đe dọa và gây khó khăn cho các công ty khoan dầu, và xác định chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông

Hiện nay, khi mà Trung Cộng đã chính thức xác nhận chủ quyền của họ trên Biển Đông như vậy rồi, thì Mỹ làm gì đây? Hoặc là rút lui “vâng, thưa các ông Trung Cộng, ông bảo như vậy thì chúng tôi sẽ đi, chúng tôi sẽ cút đi”. Hoặc là Mỹ phải phản ứng. Thì dĩ nhiên ai cũng hiểu rằng Mỹ sẽ phản ứng

Nhã Trân: Trong bản Tuyên Cáo Chung “Joint Statement” được đưa ra sau cuộc gặp hồi tháng Chín bên lề cuộc họp khoáng đại Liên Hiệp Quốc ở New York, ASEAN và Hoa Kỳ đã cùng xác nhận tầm hệ trọng của sự cộng tác và phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Họ nêu chủ trương tôn trọng nguyên tắc thương thảo và hòa bình đối với các tranh chấp chủ quyền. Theo Gs thì Tuyên Cáo Chung này sẽ có tác động ra sao đối với chiến lược ngoại giao của ASEAN và Hoa Kỳ ở vùng Biển Đông?

Gs Nguyễn Văn Canh: Sự cộng tác đó hết sức là quan trọng, vì họ dựa vào cái ground của Trung Cộng là Trung Cộng bây giờ xem Biển Đông, tức Biển Nam Hải, là quyền lợi cốt lõi của chúng. Những vấn đề mà các nước đang đối diện là gì? Thứ nhất là, Biển Đông là một nơi mà quốc tế cần được tự do lưu thông ở trên biển cũng như ở trên không, như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tuyên bố. Khi mà Mỹ tuyên bố như vậy thì đó là điều quan trọng. Các nước được trông đợi là giải quyết vấn đề bằng cách thương thuyết với nhau. Mỹ đã nêu vấn đề đó trong hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng hồi tháng Bảy vừa qua, là, ở Biển Đông có hai phần tranh chấp.

Thứ nhất, Trung Cộng không thể giành cái quyền xem Biển Đông là quyền lợi cốt lõi của chúng.

Thứ hai là tranh chấp về đảo. Nếu tranh chấp về đảo thì Mỹ không bênh bên nào cả. Các ông cứ họp bàn với nhau, giải quyết với nhau, nhưng giải quyết trên căn bản hòa bình, thương thuyết với nhau, theo tinh thần mà các ông đã ký trong Tuyên Bố năm 2002, tuyên bố về những thương thảo hòa bình chứ không sử dụng vũ lực. Đấy mới là cái căn bản để mà giải quyết vấn đề này. Vào năm 2002 Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đã ký với Trung Cộng là giải quyết hòa bình chứ không sử dụng vũ lực. Thì Mỹ đã nhấn mạnh điều đó. Đây là điều mà các quốc gia Đông Nam Á mong muốn. Đấy là cái nguyên tắc nêu ra. hội nghị mới đây ở Nữu Ước.

Nhã Trân: Hồi năm 2002, ASEAN và Trung Hoa đã đồng ý, dựa trên Tuyên bố Ứng xử của các bên ở vùng biển Đông, là sẽ cùng nhau giải quyết những mâu thuẫn liên quan. Thế nhưng, từ khi ấy đến nay Trung Hoa không ngừng phản đối chủ trương quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Các nước Đông Nam Á bị khuyến cáo phải đàm phán song phương với Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền biển đảo trong khu vực. Với tham vọng làm chủ ở Biển Đông, liệu Trung Hoa sẽ sử dụng mọi khả năng để phá tan chủ trương đoàn kết của ASEAN và Hoa Kỳ cùng các đối tác?

Gs Nguyễn Văn Canh: Đó là âm mưu của Trung Cộng. Nói về việc đàm phán song phương này, hồi đầu thập niên 90, Nam Dương đã kêu gọi sự thương thảo giữa hai bên. Một bên là Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á, lúc đó mới có 6 nước thôi, [đàm phán] với Trung Cộng. Trung Cộng đã không đồng ý, và kéo dài mãi tới năm 2002, bị áp lực mạnh quá mới đồng ý ký, nhưng với căn bản là sẽ thương thảo song phương với từng quốc gia chứ không cùng cả nhóm của tất cả các nước. Đó là một âm mưu. Trung Cộng muốn xé lẻ từng nước một để hối lộ cũng như dùng những biện pháp gây áp lực, đe dọa các nước kia.

Thành ra vấn đề đặt ra là, nếu tất cả các quốc gia gặp nhau để bàn với Trung Cộng về những vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, tức quốc tế hóa vấn đề này, thì Trung Cộng không đồng ý, thế nhưng vì áp lực bên ngoài thì Trung Cộng phải theo bản Tuyên Cáo năm 2002 trong tình trạng bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ, nhưng vẫn dùng ngoại lệ là thương thảo song phương.

Nhã Trân: Trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), hồi năm 2007 Việt Nam đã đệ trình Liên Hiệp Quốc một đề xuất về chủ quyền đối với khu vực ở phía Đông Bắc Biển Đông, và cùng Malaysia đệ trình một đề xuất khác để đòi chủ quyền trên khu vực thềm lục địa mở rộng. Hai bản đệ trình này đều bị Bắc Kinh phản bác, với khẳng định rằng Trung Hoa có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Biển Đông và các vùng biển lân cận, mà quốc tế được biết qua tên “Biển Nam Trung Hoa”. Xin được nghe nhận xét của Gs về lập luận “chủ quyền không thể tranh cãi” vừa nói của Trung Hoa, dựa trên lịch sử của vùng biển này?

Gs Nguyễn Văn Canh: Đó chỉ là lời tuyên bố của kẻ bá quyền mà thôi, vì không có một bằng cớ lịch sử hoặc pháp lý nào cho thấy Trung Cộng là chủ Biển Đông. Về điều này thì sau khi Việt Cộng nộp lên Liên Hiệp Quốc một hồ sơ về nới rộng thềm lục địa phía Bắc, và cùng Mã Lai nộp một hồ sơ về phần phía Nam vào năm 2009 – nới rộng thềm lục địa, theo Luật Biển Liên Hiệp Quốc hồi năm 1982 thì mỗi quốc gia chỉ có 200 hải lý, rồi bây giờ được nới rộng thêm 150 hải lý để khai thác lòng biển.

Chỉ riêng cái việc 200 hải lý không thôi, thì Trung Cộng làm sao mà tính được 200 hải lý quần đảo ở mãi Trường Sa đến vĩ tuyến thứ 9, nơi đó Trung Cộng đã xây ít nhất là 9 căn cứ quân sự? Thành ra họ chỉ tuyên bố càn mà thôi

Cái hồ sơ thềm lục địa đó là hồ sơ mới nộp, nói về mở rộng thềm lục địa ngoài [phạm vi] 200 hải lý đó, là thêm 150 hải lý nữa, để cho quốc gia có quyền khai thác cái lòng biển đó, thì Trung Cộng làm sao chứng minh được? Ngay cả phần Hoàng Sa, nếu tính từ ở đảo Hải Nam đi ra tới Hoàng Sa, thì vào khoảng 180 hải lý.

Nếu chỉ tính về mặt kinh tế không thôi, chỉ tính vào cái chiều dài không thôi, thì khác nhau. Nhưng đây lại là một vấn đề khác nữa, là vấn đề chủ quyền của VN về phương diện pháp lý, mà lịch sử đã phát hiện từ lâu về vấn đề này

Theo tôi nghĩ, theo tôi đoan quyết thì Trung Cộng chỉ tuyên bố là chúng có chủ quyền trên toàn thể Biển Đông là vào hồi tháng Sáu vừa rồi, và Nam Dương đã tuyên bố rằng bản tuyên bố của Trung Cộng là vô giá trị.

Nhã Trân: Thời gian gần đây Bắc Kinh có trình bày một số dữ kiện lịch sử mà nhiều dư luận cho là bịa đặt, như Trung Hoa nói rằng họ đã từng khám phá ra quần đảo này, từng làm chủ đảo kia. Gs nhận định thế nào về các dữ kiện này?

Gs Nguyễn Văn Canh: Tôi có nghe, có đọc rất nhiều nguồn viện dẫn những tài liệu nói là từ đời nhà Tần hay nhà gì đó, từ thế kỷ thứ 2 hay thứ 3 gì đó. Đấy chỉ toàn là những tài liệu mà quốc tế công pháp không bao giờ chấp nhận. Tôi lấy ví dụ, vào năm 1994, Trung Cộng cử 2 học giả của họ sang Đài Loan để họp với 100 học giả Đài Loan, kêu gọi tất cả mọi người trên thế giới rằng nếu ai có bằng cớ gì là Trung Cộng từng làm chủ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì khi đó không có ai trình được bằng cớ nào cả.

Đến sau này Trung Cộng họ mới thỉnh thoảng nói là tờ báo này tờ báo kia cho hay rằng học giả này học giả kia kiếm được mảnh sành hay mảnh bát đĩa gì đó trên đảo này đảo nọ, chứng minh chủ quyền của họ trên Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả những bằng cớ đó thì quốc tế không ai chấp nhận.

Nhã Trân: Tuy sự phản đối của Băc Kinh không được Liên Hiệp Quốc thừa nhận, Trung Hoa vẫn tiếp tục áp đặt việc kiểm soát lãnh hải của một số nước trong khu vực trong đó có Việt Nam, truy đuổi sát hại bắt bớ giam giữ cướp bóc ngư dân Việt và nước khác.

Theo Gs thì việc chỉnh lại tên vùng biển này cho chính xác với vị trí địa lý, cụ thể là sửa tên “Biển Nam Trung Hoa” thành “Biển Đông Nam Á”, có khả năng là một trong những yếu tố giúp ngăn chặn ít nhiều tham vọng bá quyền Biển Đông và âm mưu thôn tính khu vực của Trung Hoa?

Gs Nguyễn Văn Canh: Theo tôi thì việc đổi tên biển này, nếu được thành công, thì giúp cho các yếu tố liên quan đến chính trị hay tâm lý. Cái tham vọng bành trướng của chúng là cái tham vọng lớn quá đi. Vì thế, các quốc gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ngày nay, thấy là Mỹ chính thức trở lại và chúng ta thấy là trở lại một cách dồn dập và phô trương cả sức mạnh để chứng tỏ, thì Trung Cộng đã bớt hung hăng ngay từ lúc đầu, kể cả khi họp hội nghị an ninh khu vực ở Hà Nội mà Dương Khiết Trì đã hung hăng như thế nào, thì nay Trung Công đã có những hành vi rất là nhẹ nhàn

Ở đây là vấn đề sử dụng sức mạnh để bảo vệ Biển Đông, là nguyên tắc mà Hoa Kỳ nêu ra, là tự do lưu thông trên biển, cũng như là tự do lưu thông trên không, và các quốc gia phải họp với nhau để đối đầu với Trung Cộng để giải quyết một cách hoà bìn

Nhã Trân: Chúng ta có hy vọng là quốc tế áp dụng được một số phương thức khác nhau để giải quyết vấn đề, ngăn chặn được tham vọng của Bắc Kinh, và đem lại bình ổn cho khu vực Đông Nam Á?

Gs Nguyễn Văn Canh: Đó là điều ai cũng mong ước. Tất cả mọi công tác đều đóng góp hữu ích, dựa vào nhau để tạo một sức mạnh lớn. Có như vậy thì mới bảo vệ được cái quyền lợi của các quốc gia, nhất là của Việt Nam chúng ta.

Nhã Trân: Cám ơn Gs đã cho biết quan điểm của ông về vấn đề Biển Đông.


* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://diendannguoidanvietnam.com/index.php?option=com_content&view=article&id=5370%3Ags-nguyn-vn-canh-bin-ong-cn-mt-n-lc-tng-hp&catid=2%3Achinh-tri-va-kinh-te&Itemid=4
mid line Pictures, Images and Photos

Quí Vị thích xem tin tức cập nhật, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
www.vietlandnews.net
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


Xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

26 October, 2010

Audio về cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới xin hãy nhấn vô Link chữ màu đỏ ▼ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/

VNCH Flag Pictures, Images and Photos Nếu Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5
* Audio trên ở địa chỉ dưới đây ▼

Hôm nay 22/10, Vatican chính thức mở án điều tra phong chân phước cho Đức Hồng y (ĐHY) Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình.

Với việc mở án điều tra này, cùng với Mẹ Teresa Calcutta và Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Hồng y Thuận là một trong những trường hợp hiếm hoi được mở hồ sơ phong chân phước chỉ ít năm sau khi qua đời. Đâu là những yếu tố dẫn đến việc Đức Hồng y Thuận được nhận vinh dự và hồng phúc đó và sớm như vậy?

13 năm tù giam

ĐHY Thuận sinh tại giáo xứ Phủ Cam, Huế ngày 17/04/1928. Thân phụ Ngài là ông Nguyễn Văn Ấm và thân mẫu là bà Ngô Đình Thị Hiệp, em gái ruột của tổng thống Ngô Đình Diệm.

Ngài được thụ phong linh mục năm 1953 và sau đó được cử đi du học tại Roma và đậu bằng tiến sỹ tại đó năm 1959.

Năm 1967 – khi mới 39 tuổi, Ngài được chọn làm Giám mục Giáo phận Nha Trang.

Tám năm sau, vào ngày 24/04/1975, Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sàigòn với quyền kế vị.

Nhưng rồi thay vì vào Sàigòn để nhận nhiệm sở mới Ngài bị bắt, và cũng từ đó bắt đầu một ‘cuộc hành trình gian khổ’ với 13 năm tù giam, tại nhiều trại giam khác nhau, trong đó có chín năm biệt lập, mà không một bản án, không một lần xét xử.

Nhưng cũng chính vì những năm tháng tù đày đó và đặc biệt những gì Ngài cảm nhận và sống trong những ngày lao tù khổ cực ấy, thế giới biết đến Ngài và Giáo hội tôn vinh Ngài.

Hình chụp lúc ở tù. Sau 13 năm trong trại, TGM Nguyễn Văn Thuận được thả năm 1988

Sống giây phút hiện tại

Một trong những đức tính của ĐHY Thuận được nhiều người biết đến đó là Ngài luôn đón nhận và vui sống ‘giây phút hiện tại’, dù đó có thể là những giây phút cô đơn, đau khổ, cùng cực nhất.

Theo ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’, một trong những cuốn sách của Ngài được phát hành rộng rãi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, Ngài được mời vào Dinh Độc Lập và bị bắt tại đó chiều 15/08/1975. Tối hôm công an đưa Ngài về lại Nha Trang và bị quản thúc tại làng Cây Vông.

Sống xa đoàn chiên trong lúc cô đơn, dày vò, Ngài đã chọn cho mình một quyết định: “sống phút hiện tại và làm cho nó đầy tình thương”, tuy đó không hoàn toàn là một cảm hứng đột xuất, mà là một xác tín Ngài đã ấp ủ ngay từ lúc còn ở tiểu chủng viện.

Trong lúc băn khoăn suy nghĩ, một tia sáng đến với Ngài: “Con hãy bắt chước Thánh Phaolô. Khi Ngài ở tù, không hoạt động tông đồ được, Ngài đã viết thư cho các giáo đoàn”. Và cũng từ đó, trong suốt hơn một tháng rưỡi, nhờ những tờ lịch cũ mà một bé trai bảy tuổi mang tới, Ngài đã viết “Sứ điệp từ ngục tù” cho giáo dân. Đó là những suy nghĩ, cảm nhận và kinh nghiệm của Ngài về cuộc sống nói chung và đời sống đức tin nói riêng.

Những góp nhặt đó được gói gọn lại trong “Đường Hy Vọng”, một cuốn sách không thể thiếu đối với người Công giáo Việt Nam và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong cuốn sách đó, Ngài viết: “Con chỉ có một giây phút đẹp nhất: giây phút hiện tại. Sống trong tình yêu Chúa cách trọn vẹn, đời con sẽ tuyệt đẹp nếu kết tinh bằng từng triệu giây phút đẹp nhất”.

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận làm chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình ngày 24 tháng 6 năm 1998.

Chứng nhân của Hy vọng

Và nhờ luôn ‘sống giây phút hiện tại’ đó Ngài không chỉ vượt qua những năm tháng tù giam mà còn luôn yêu thương, bao dung, tha thứ, không trách móc hay oán hận bất cứ ai dù bị bất công đối xử, bị đầy đọa, khổ nhục. Đó cũng là một đức tính khác của ĐHY Thuận.

Trong Thánh lễ an táng của Hồng y Thuận hồi năm 2002, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc lại lời nói của Đức Hồng y: “Trong vực thẳm những đau khổ của tôi, tôi không bao giờ ngừng yêu mến tất cả mọi người, tôi không hề loại trừ một ai khỏi tâm hồn tôi”.

ĐGH cũng nhắc lại chúc thư tinh thần của ĐHY: “Tôi thanh thản ra đi, và tôi không giữ lòng oán hận nào đối với ai. Tôi dâng tất cả những đau khổ tôi đã trải qua cho Đức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Giuse”.

Nhưng có thể nói điều làm cho nhiều người ngưỡng mộ Ngài đó là dù phải sống những năm tháng tù đày, đen tối, Ngài luôn lạc quan, hy vọng. Cách đây ba năm, khi chính thức chấp nhận việc mở hồ sơ phong chân phước cho ĐHY, ĐGH Benedict XVI đã nói:

“Đức Hồng y Thuận là một con người của Hy Vọng, Ngài sống bằng Hy Vọng, Ngài phổ biến Hy Vọng cho tất cả những ai Ngài gặp. Chính nhờ năng lực thiêng liêng này mà Ngài đã chống lại được tất cả những khó khăn thể lý và luân lý.

“Niềm hy vọng ấy đã nâng đỡ Ngài khi bị cô lập, khi phải xa cách cộng đoàn giáo phận trong 13 năm. Niềm hy vọng đã giúp Ngài nhận thấy trong sự vô lý của các biến cố xảy ra cho mình, có một kế hoạch của Chúa Quan Phòng – Đức Hồng y không hề được xét xử trong thời gian lâu dài bị giam cầm”

Được Giáo hội tôn vinh

Vì những bất công, khổ cực Ngài phải chịu trong lao tù, và trên hết vì những gì Ngài cảm nhận và sống trong năm tháng giam cầm đó, thế giới ngưỡng mộ và Giáo hội tôn vinh Ngài.

Được thả ngày 23/11/1988, và ba năm sau đó (1991) sang Roma chữa bệnh nhưng bị từ chối cho trở lại Việt Nam, Ngài buộc phải ở lại Roma.

Năm 1994. Ngài được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình. Và bốn năm sau đó Ngài được chọn làm Chủ tịch Hội Đồng này.

Từ trước đến giờ chưa một người Việt Nam nào được trao một trọng trách như vậy tại Vatican. Vào tuần tĩnh tâm Mùa Chay năm 2000 – Năm Thánh của Giáo hội, Ngài được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II mời giảng tĩnh tâm cho Ngài và giáo triều. Chủ đề của bài giảng tĩnh tâm là ‘Hy vọng’.

Đức Hồng y Thuận qua đời ngày 16/09/2002. Khi hay tin Ngài mất, Đức Cha Giampaolo Crepaldi, Tổng Thư ký Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đã tuyên bố với báo chí: “Một vị Thánh vừa qua đời”.

Ba năm sau, đúng vào dịp tưởng nhớ năm năm ngày mất của Đức Hồng y Thuận, Tòa Thánh đã chính thức mở hồ sơ phong chân phước cho Ngài. Và ngày 22/10 này, án điều tra phong chân phước của Ngài được chính thức bắt đầu.

Đó không chỉ là tin vui cho Giáo hội Việt Nam mà cho Giáo hội toàn cầu cũng như những ai yêu chuộng công lý, hòa bình. Ngoài ra, Đức Hồng y Thuận cũng được các nước trên thế giới, tổ chức quốc tế khác vinh danh bằng cách trao giải thưởng hay lập các tổ chức, quỹ, giải thưởng mang tên hay nhân danh Ngài.


* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/10/101022_cardinal_thuan_news.shtml
mid line Pictures, Images and Photos

Quí Vị thích xem tin tức cập nhật, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
www.vietlandnews.net
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


Xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Video Hiểm Họa Bauxit & Cầu nguyện cho Cồn Dầu trước phiên tòa

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới xin hãy nhấn vô Link chữ màu đỏ ▼ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH FlagNếu Video chưa xuất hiện xin vui lòng chờ, hoặc nhấn F5


Tối 24/10, hàng ngàn ngọn nến lại cháy rực lên tại giáo xứ Thái Hà trong buổi cầu nguyện cho 6 anh chị em tại Giáo xứ Cồn Dầu (Đà Nẵng) sắp sửa phải ra hầu tòa vào ngày 27/10 tới.

Hàng ngàn giáo dân, nến sáng trong tay, quy tụ dưới chân Nữ Vương Công Lý và Hòa Bình, dâng lên Mẹ lời khẩn cầu tha thiết, xin Mẹ cầu bầu gìn giữ cho những người anh em của mình đang bị bách hại cách bất công.

Vừa qua, như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, các giáo dân giáo xứ Cồn Dầu thấp cổ bé họng đã lóe lên một tia hi vọng khi được Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ nhận bảo vệ quyền lợi cho họ. Đặc biệt, luật sư Cù Huy Hà Vũ là người đã nhiều lần lên tiếng bảo vệ các nạn nhân không có tiếng nói là những dân nghèo, những người bị đàn áp cách bất công. Thế nhưng tia hi vọng vừa lóe lên đã bị dập tắt một cách tàn nhẫn bằng bàn tay bẩn thỉu của chính quyền bằng cách không cấp giấy chứng nhận bào chữa cho các luật sư mà không cần lý do thỏa đáng!

Và đêm nay, dưới màn sương lạnh của cái chớm đông Hà Nội, lòng giáo dân lại quặn lên nỗi đau như cách đây 2 năm, khi 8 anh chị em tại Giáo xứ Thái Hà bị đưa ra xét xử một cách bất công, bằng hồ sơ bỏ túi, án bỏ túi của các quan ngồi trên pháp luật.

Theo thông tin chúng tôi có được, chỉ còn 2 ngày nữa là phiên tòa diễn ra nhưng gia đình nạn nhân vẫn chưa nhận được giấy báo tham dự phiên tòa, trong khi những người được mời ra “làm chứng” thì đã có giấy mời. Những “người làm chứng” này là ai thì như trong các phiên tòa xử các giáo dân Thái Hà, chúng ta đã biết.

Kịch bản của một phiên tòa “giáo dân Thái Hà” dường như đang được lặp lại, nhưng tàn bạo hơn bằng cách chặn luật sư ngay từ “vòng gửi xe”.

Và đêm nay, hàng ngàn ngọn nến từ Thái Hà được thắp lên để dâng lời nguyện cầu cho Giáo xứ Cồn Dầu, nhất là 6 anh chị em đang vác thập giá, vững tin vào Chúa. Trước thử thách khắc nghiệt, lời nguyện cầu xin dâng những người anh em lên Mẹ, xin Mẹ ủi an anh chị em để anh chị em vững lòng làm chứng cho sự thật, can đảm chống lại sự bất công đang lan tràn, đặc biệt đang hiện hữu rõ rệt ngay tại Cồn Dầu.

Lời nguyện cầu tha thiết xin Chúa cho công lý được thực thi tại phiên tòa.

Lời nguyện cầu nghẹn ngào cũng dâng lên Chúa, dâng lên Mẹ các nạn nhân lũ lụt tại Miền Trung, xin Chúa cho họ sớm vượt qua được những khó khăn, tình cảnh bi đát hiện nay, đặc biệt xin Chúa đón nhận linh hồn các anh chị em là nạn nhân trên chuyến xe khách định mệnh ngày 18/10 vừa qua.

* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://vietvungvinh.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1732:giao-xu-thai-ha-thap-nen-cau-nguyen-cho-con-dau-truoc-phien-toa-&catid=46:chinh-tri-xa-hi&Itemid=82

Kính Mời quí vị xem YouTube Câu Chuyện Đầu Tuần Do Nhà Báo Vi Anh cùng chị Ngọc Phương Nam và vị khách anh Đông Kiệt



mid line Pictures, Images and Photos

Quí Vị thích xem tin tức cập nhật, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
www.vietlandnews.net
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


Xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive