29 November, 2008

Từ con tàu Mayflower đến Việt Nam Boat People

Look Attention Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào Blog dưới đây ▼ Attention http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


Quả thực người Mỹ đã có đầy đủ lý do để giữ gìn truyền thống với ngày Lễ Tạ Ơn vào tháng 11 mỗi năm. Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự do tín ngưỡng.

Con tàu May Flower nổi danh vượt Đại Tây Dương chở di dân với các niềm tin giáo lý khác nhau đến vùng Plymouth Rock của tiểu bang Massachusetts bây giờ. Nhóm gia đình người Anh chỉ có hơn ba chục, số còn lại là phần đông thủy thủ đoàn. Tổng số 102 người.Đây là con tàu chính thức của di dân vì gồm cả gia đình vợ con. Trải qua một năm đầu với mùa đông khắc nghiệt, không đủ thực phẩm, không có đủ quần áo, không có nơi cư trú nên di dân đã phải chôn cất 46 người. Qua năm sau, mùa gặt 1621 thành công, di dân cùng dân da đỏ bản xứ tổ chức tiệc mừng lễ tạ ơn trên đất Mỹ.

Đó là ngày lễ hội đầu tiên tại Mỹ Châu và truyền thống còn mãi đến ngày nay. Không dựa theo 1 đạo giáo nào, lễ tạ ơn trải qua gần 400 năm đã thành ngày hội của cả quốc gia cảm ơn trời đất cho mọi người đủ cơm áo để sinh tồn. Trong bữa tiệc lễ tạ ơn năm đầu tiên di dân đã ăn thịt gà rừng, ăn bánh làm bằng trái bí đỏ và thực đơn này đã trở nên món ăn truyền thống ngày lễ hội của Mỹ quốc cho tới ngày nay.

Tuy nhiên để trở thành 1 ngày quốc lễ chính thức thì phải tới năm 1863, vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là ông Lincoln mới ban hành luật. Từ đó lễ tạ ơn được chính phủ công nhận vào ngày thứ năm của tuần lễ thứ ba tháng 11 hàng năm.

Bây giờ Hiệp Chủng Quốc đã trở thành quê hương mới của các sắc dân. Từ 102 di dân trên tàu Hoa Tháng Năm, Hoa Kỳ đã có 300 triệu dân và trở thành quốc gia hùng cường nhất thế giới.. Nước Mỹ có tiềm lực lớn hơn tất cả quốc gia Âu Châu gộp lại. Và điểm đặc biệt nhất, Hoa Kỳ chính là miền đất của cơ hội. Hãy đưa ra một thí dụ cụ thể tại quốc gia dù tiến bộ như Nhật Bản nhưng không bao giờ một di dân nước ngoài có thể trở thành triệu phú, chính khách, khoa học gia, hay tài tử tại đất nước của Thiên Hoàng. Nhưng tại Mỹ thì bất cứ chuyện gì cũng có thể xẩy ra cho người ngoại nhập. Một tài tử điện ảnh gốc Áo là ông Arnold đã trở thành Thống Đốc California. Ngoại trưởng Hoa Kỳ vốn là một người da đen sinh trưởng ở Hải Đảo thuộc Mỹ.

Tướng Collin Powell trước khi làm Ngoại trưởng đã từng là Tham Mưu trưởng liên quân. Mới đây khi ông Powell đệ đơn từ chức, Tổng thống Bush đã đưa bà Condoleezza Rice lên kế nhiệm. Báo chí thân mật gọi bà là Condi. Cần phải biết là chức vụ Ngoại trưởng ở vị trí quan trọng thứ 4 trong guồng máy hành pháp Hoa Kỳ. Nếu xảy ra biến động thì người thay thế Tổng thống là Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng Viện. Người thứ ba là Chủ tịch Hạ Viện và rồi đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Vị trí thứ 4 của bậc thang trong quốc gia đầy quyền lực trên thế giới nằm trong tay một phụ nữ da đen độc thân 50 tuổi đã từng nổi danh trong giới khoa bảng tại đại học Stanford, California.

Trước khi được mời về làm Cố vấn an ninh Bạch Cung, nàng Condi da đen đã làm Giám hiệu đại học y khoa danh tiếng nhất thế giới với ngân sách 1 tỷ rưỡi mỹ kim, 1400 giáo sư với nhiều tước hiệu Nobel dạy 14,000 sinh viên ưu tú trên toàn thế giới. Không phải vì là bà Rice có khả năng nói tiếng Nga với Tổng thống Putin mà bởi vì bà may mắn sống ở miền “Đất Hứa” nơi đã tạo cơ hội cho tất cả mọi người. Cho đến mùa Lễ Tạ Ơn 2008 thì một huyền thoại đã thành sự thực. Một người con của di dân da đen, Thượng Nghị sĩ Obama đã được bầu làm Tổng Thống Hoa Kỳ.Không nước nào trên thế giới có thể dành cho người di dân nhiều cơ hội như thế.

Là quốc gia được thành lập và xây dựng bởi các sắc dân, tiền nhân của Mỹ quốc đã viết nên các bản văn bất hủ là Hiến Pháp và Tu chính án Dân Quyền Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đã có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận, sẽ hưởng quy chế nhập cư.Như vậy chúng ta hiểu một cách giản dị là nếu đã đến Mỹ thì sẽ có cơ hội trở thành người Mỹ.

Căn cứ vào điều khoản của luật 1790, một đạo luật khác đã ra đời năm 1975 có tên là Indochina Migration and Refugee Act.Sau đây là đoạn văn năm 1975 mà di dân Việt Nam cần đọc lại trong mùa Tạ Ơn năm 2008. Tổng thống Hoa Kỳ sẽ làm bất cứ điều gì để mở rộng cánh cửa đón người tị nạn đến từ 3 quốc gia Đông Dương. Các viên chức trách nhiệm tại Mỹ sẽ đưa ra tất cả mọi phương tiện để giúp cho người dân tị nạn định cư. Phải nỗ lực làm giảm những đau khổ kinh hoàng của người tị nạn đến từ Đông Nam Á.

Vào tháng 7-1977 sau 2 năm đầu giúp đỡ người tỵ nạn Đông Dương di tản đợt 1975, Hoa Kỳ ban hành luật gia hạn việc cứu trợ về tài chánh, y tế, và dịch vụ.Tháng 3-1980 Mỹ ban hành thêm luật quy chế tỵ nạn vĩnh viễn và đề ra một chính sách tỵ nạn áp dụng chính thức tại Mỹ. Suốt 33 năm qua, khi nhiều khi ít, khi khó khăn, khi dễ dàng, Hoa Kỳ đã dành ra những cấp khoản lớn lao cho người Việt đến Mỹ để trở thành một Cộng Đồng di dân đông đảo nhất trong cuối thế kỷ thứ 20.

Trong buổi bình minh của lịch sử Hoa Kỳ lập quốc, di dân vượt Đại Tây Dương đến Mỹ Châu đa số gốc Âu Châu. Sau đó, Thái Bình Dương đưa đến Mỹ dân Tàu và Nhật.Từ bao lâu nay hoàn toàn không có người Việt đến Mỹ cho đến khi gặp cơn hồng thủy 1975. Truyền thống của dòng giống Việt tộc thường không khích lệ con đường tha phương cầu thực. Vì vậy ngoại trừ số nhỏ qua lập nghiệp bên Miên, Lào và Thái, phần lớn người Việt đều ở lại với quê hương ven biển Nam Hải.Khi miền Nam xụp đổ tháng 4-1975 đợt di tản đầu tiên của người Việt đã mở ra một đầu cầu quan trọng cho lịch sử di dân từ Châu Á.

Những chuyến đi vô cùng mạo hiểm của thuyền nhân đã làm thành thiên anh hùng ca của con đường đi tìm tự do với hàng ngàn con tàu May Flower của dân Việt đã ra đi không bao giờ đến được miền đất Hứa.

Cũng nhân dịp ghi dấu 30 năm định cư tại Hoa Kỳ 1975-2005. Bảo tàng viện do cơ quan IRCC gây dựng đã hoàn thành hai tác phẩm. Đóng lại con tàu Vượt biên có tên là Tân Phát đúng kích thước và chi tiết con tàu thật. Đồng thời họa sĩ thực hiện bức hình sơn dầu vĩ đại cao 10 feet và dài 15 feet mô tả con tàu Tân Phát đang lướt sóng trên biển Đông. Đây là con tàu thực sự đã đưa được nhóm gia đình Việt Nam vượt biển thành công hiện định cư tại Úc Châu và Bắc Mỹ.

Những người di dân Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ trong đợt đầu khi xây dựng cuộc đời đã ăn những con gà Tây cùng với các gia đình bảo trợ, với các họ Đạo trên 50 tiểu bang Hoa Kỳ.Rồi những bức hình và những lá thơ gửi về cho thân quyến tại quê nhà đã trải qua suốt 10 năm khốn khổ sau 75. Miền Bắc là nơi giam giữ tù cải tạo. Miền Nam là những khu kinh tế mới.

Khi di dân Việt Nam trải qua 10 lần dự tiệc tạ ơn tại Hoa Kỳ thì những thùng quà gửi về đã làm cho cả đất nước hồi sinh. Từ cây kim sợi chỉ, từ chai thuốc tây đến thước vải. Những tờ giấy Mỹ Kim nằm trong hộp thuốc đánh răng với lời thư dặn dò đầy nước mắt. Thư viết rằng thuốc đánh răng này tốt lắm. Cố sức giữ lại mà dùng, đừng bán đi. Vỏ cũng xài được, đừng vất đi. Người ở lại đã phải nát óc vò đầu để tìm ra được ý nghĩa mật thư là trong tuýp thuốc có tiền. Có khi lá thư viết rằng nếu đói quá thì bán vải, bán đá lửa, bán bút bi đi mà ăn, nhưng cố giữ lấy cái thùng giấy đựng quà mà dùng. Hiểu được ý nghĩa lá thơ, người Saigòn phải lần mò tháo hết vỏ thùng để tìm thấy giấy 100 đô giữa hai lớp bìa cứng

Và cứ như thế dưới nhiều hình thức những con gà Tây của lễ tạ ơn Hoa Kỳ đã về đến Việt Nam. Quà và tiền gửi về thể hiện cho hình ảnh vật chất đầy đủ ở phía chân trời và đồng thời cũng là hình ảnh cuộc sống tự do rực rỡ nở hoa với chan hòa ánh sáng. Và dù 5 ăn 5 thua con tàu May Flower đã ra đi từ khắp miền duyên hải Việt Nam có khi chỉ là những chiếc ghe nhỏ bé mong manh.Người Việt đã vì nhiều lý do để ra đi suốt bao nhiêu năm qua. Và danh từ Boat People trong tự điển thế giới đã không còn cùng ý nghĩa xưa cũ để chỉ những người sinh sống ở trên thuyền.

Boat People ngày nay có nghĩa là người Việt đã đi tìm tự do bằng thuyền vượt biển Nam Hải.Lịch sử các cuộc di dân của nhân loại đã đưa đến nhận định rằng: Ta không thể lựa chọn sinh quán, nhưng ta có thể chọn lựa để sống ở miền đất mà chúng ta yêu quý. (You cannot choose the land you birth, but you can choose the land you love)Thực đúng như vậy, chúng ta đã sinh ra đời trên quê hương không hề có sự lựa chọn nhưng nếu phải trả giá với sự sống chết thì chúng ta vẫn có cơ may lựa chọn nơi sinh sống. Vì vậy không phải là chỉ người Mỹ hậu duệ của con tàu Hoa Tháng Năm đến từ Đại Tây Dương mới có quyền ăn gà Tây tháng 11… Dân Việt tỵ nạn cũng có đủ tư cách để cúng trời đất vào mùa lễ hội tạ ơn hàng năm.

Xem chuyện Do Thái và Palestin tranh chấp đẫm máu ở miền Trung Đông để biết rằng cả hai dân tộc này đã khốn khổ biết chừng nào. Năm ngàn năm trước người Do Thái vì lý do tôn giáo đã bỏ nước ra đi đến bốn phương trời. Họ thành công trên khắp thế giới nhưng vẫn hướng về đất thánh Jerusalem đầy huyền thoại. Sau khi bị Đức Quốc Xã bức hại dã man tại Âu Châu, khi đại chiến kết thúc, thế giới mở đường cho Do Thái trở về quê xưa dựng nước.

Bây giờ lại đến lượt người dân của đất Palestime phải ra đi. Và cuộc đấu tranh dành đất giữa 2 mối cựu thù vì niềm tin tôn giáo bắt đầu. Hận thù chất ngất đến nỗi có hàng ngàn người quyết đổi mạng sống để giết hết sắc dân thù nghịch gồm cả đàn bà và trẻ con vô tội.


Mối hận thù truyền kiếp đã đưa đẩy Hoa Kỳ và cả thế giới vào cơn Hồng Thủy của cuộc chiến chống khủng bố hiện nay. Đã từ lâu miền Trung Đông không hề có những ngày lễ tạ ơn với cuộc sống bình yên. Và cũng không có triển vọng sẽ có một tương lai bình yên ở một nơi đầy dầu hỏa được gọi là vàng đen trong lòng đất.

Người Việt tại Hoa Kỳ đang sống bình yên ở miền đất cơ hội nhưng điều quan trọng hơn hết là chúng ta có dịp mở rộng viễn kiến để nhìn ra thế giới đầy thảm họa và biến động. Với các tin tức, với các hình ảnh ghi nhận được, mỗi công dân Hoa Kỳ dù là bổn sinh hay ngoại nhập đều dễ dàng trở thành người dân có tri thức, có sự hiểu biết, có tấm lòng rộng lượng, có đức tính tha thứ, để sống với nhau tử tế. Đặc biệt có đủ hạnh phúc căn bản với cơm no áo ấm và tự do để cùng nhau dâng lễ tạ ơn với các niềm tin tôn giáo khác nhau. Nhân dịp Thanksgiving 2008, xin gửi đến quý vị lời chúc mừng một lễ tạ ơn đầy hạnh phúc.
VNCH Flag Nếu Video chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5!


VNCH - USA Flag

* Source: http://nguoivietboston.com/?p=4310

VNCH FlagHình ảnh nhân ái người lính VNCH & Thảm cảnh người vượt biên




mid line Pictures, Images and Photos

Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

26 November, 2008

Video vụ tàn sát Tết Mậu Thân 1968

Look Attention Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào Blog dưới đây ▼ Attention http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


VNCH Flag Nếu Video chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5!


Trong lịch sử hiện đại và cận đại, có lẽ có hai biến cố đậm nét nhất trong lòng người dân xứ Huế, đó là vụ Thất Thủ Kinh Đô năm 1885 và vụ Mậu Thân 1968.

Nhà tôi ở sát cửa Hữụ Cửa Hữu là một trong 10 cửa ra vào của Thành Nội Huế, đối xứng với cửa Đông Ba, khi qua Đại Nộị Năm 1953, lúc đó tôi lên 8 tuổi, một trận lụt ghê gớm đã xảy ra ở Huế, gây cho hàng ngàn người chết, cuốn trôi toàn bộ làng Bãng Lãng, đồng thời phá sập 3 cửa Thành Nội, trong đó có cửa Hữụ Nước xói mòn chân thành, đẩy đất cát ra các khu vực lân cận.

Cùng với cát là xương cốt của nhiều người vô danh. Lâu lâu, dân trong xóm, khi đào đất làm vườn, lại phát hiện ra một cái sọ người, một mảnh xương, hay một hàm răng... Dân xóm tôi hùn tiền, mua hòm nhỏ để mai táng. Lúc đầu ngạc nhiên, nhưng sau thì biết đó là xương cốt của những người dân chạy loạn chết trong vụ Thất Thủ Kinh Đô, 70 năm trước đó. Theo lời kể của những người già cả trong làng, khi quân Pháp chiếm kinh đô, dân trong Thành Nội chạy tuôn ra các cửa phía Tây như cửa Hữu, cửa An Hòa, cửa Chánh Tâỵ Cửa hẹp, người đông, lại hoảng hốt, thành thử người ta đạp nhau mà chết.

Xương cốt vùi lấp đâu đó chung quanh cửa thành, mãi đến khi nước xói lỡ chân thành mới trôi rạ Đối với một chú bé lên tám hồi đó, những xương cốt, sọ người là một ám ảnh ghê gớm, khiến mỗi lần học lịch sử nói về vụ Thất Thủ Kinh Đô, tôi lạnh cả ngườị Chúng khiến ta cảm thấy cảnh chạy loạn hồi nào như hiển hiện ra trước mắt. Điều đó giúp tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày 23 tháng 5 ở Huế, là ngày mà nhân dân Huế cúng cô hồn để tưởng nhớ đến những người chết thảm trong vụ chạy loạn Thất Thủ Kinh Độ Việc cúng bái đó đã trở thành một tập tục. Tám mươi ba năm sau ngày Thất Thủ Kinh Đô, năm 1968, nhân dân Huế lại có thêm một ngày cúng cô hồn nữạ Lần này người ta cúng vào những ngày Tết, để tưởng niệm những thân nhân chết thảm trong vụ Mậu Thân.

Không kể những hình ảnh khủng khiếp của chiến tranh, thì hình ảnh đậm nét trong trí tôi của những ngày đầu xuân năm 1968 là bầu trời ảm đạm của xứ Huế trong suốt 26 ngày chiếm đóng Huế của bộ đội và cán binh Cộng Sản. Mây xám đặc như một khối màu chì đông cứng trên bầu trờị Lạnh. Nhưng không lạnh lắm. Thỉnh thoảng có mưa, nhưng mưa nhỏ, ít.

Trời rưng rưng. Thành phố rưng rưng. Cây cỏ buồn thảm. Tất cả như muốn khóc oà, khóc lớn, nhưng dường như không được. Có cái gì tưng tức, nghèn nghẹn. Mức còn đó, bánh chưng còn đó, pháo còn đó, áo mới còn đó. Nhưng mọi thứ vụt tan tác, biền biệt. Ngoài tiếng súng ra, hầu như thành phố rất ít tiếng động. Ai cũng khe khẽ, rón rén, ngập ngừng. Chồng chết, con chết, cha chết... mà không ai dám khóc. Chỉ im lặng kéo vào, bó chiếu, đào huyệt, chôn. Len lén, thậm thụt. Sợ. Nỗi sợ còn ghê gớm hơn cả cái chết.

Khu vực tôi ở tương đối may mắn, vì chỉ bộ đội chính quy đóng, chứ không có du kích địa phương, ít phần tử nằm vùng và cũng chưa có bóng dáng của các thành phần Sinh Viên Học Sinh (SVHS) nhảy núi trở về. Bộ đội, hầu như toàn là dân miền Bắc vào, chỉ lo canh gác, giữ an ninh, chứ không có nhiệm vụ lùng sục, bắt bớ.

Đặc biệt, đám bộ đội này lại rất sợ vào nhà dân. Nhà tôi cho hai người lính ẩn nấp. Hai người này có nhiệm vụ canh gác cửa Hữụ Sau trận tấn công khuya mồng Một, họ bị lạc đơn vị, chạy vào ẩn nấp ở nhà tôị Tôi cho họ mượn hai bộ áo quần thường để thaỵ Súng và hai bộ đồ lính, tôi quẳng xuống dưới hầm cầu tiêu sau vườn nhà. Lúc đầu, họ cũng như gia đình tôi rất sợ hãi, vì bộ đội đóng quân quanh nhà. Nhưng sau, thấy họ chỉ loanh quanh bên ngoài, lo đào hầm, đào hố nên có hơi yên tâm.

Phải đến một tuần sau, tôi mới biết là vùng của tôi cư ngụ nằm trong khu vực chiến sự đang còn tranh chấp. Nguy hiểm, nhưng lại may mắn. Trại Mang Cá, sân bay Tây Lộc vẫn còn nằm trong vòng kiểm soát của quân đội VNCH. Nguy hiểm vì bom rơi đạn lạc. May mắn là vì đám du kích nằm vùng, đám sinh viên học sinh nhảy núi chưa trở về hoạt động được. Vì toàn bộ thảm kịch Mậu Thân nằm trong tay đám người này.

Những cảnh bắt bớ, chỉ điểm, những tòa án nhân dân giả hiệu, những vụ trả thù trả oán, những đợt “mời đi học tập”, những hố chôn tập thể... là tác phẩm của bọn họ. Lớn lên ở đây, đi học ở đây, chơi đùa ở đây, họ biết rõ từng góc đường, ngõ phố, biết rõ từng nhà, từng ngườị Có kẻ nhảy núi khá lâu trước đó, nhưng cũng có nhiều tên vừa mới lên rừng ngay vài ngày trước Tết. Đối tượng tàn sát của họ nào có ai xa lạ: hàng xóm láng giềng, bạn bè, thậm chí là bà con họ...

Danh sách giết người, họ lập sẵn từ trên rừng. Vừa về được đến phố, họ bắt tay ngay vào việc lùng sục, bắt bớ. Để số nạn nhân càng nhiều, những ngày đầu, họ phỉnh gạt bằng cách, chỉ mời đi trình diện rồi cho về nhà. Những kẻ ngây thơ, thấy vậy, tưởng không có gì, bèn ra trình diện. Thế rồi, từng đợt, từng đợt, họ âm thầm bắn giết. Đợt trước đã nằm dưới mồ chôn tập thể rồi mà đợt sau vẫn không hề hay biết. Không khí ở những vùng Cộng Sản chiếm được, lạnh lùng, bí hiểm.

Những kẻ trở về âm thầm làm việc: giết. Giết càng nhiều càng tốt. Lầm hơn là sót. Đã ở với “ngụy”, tất nhiễm máu “ngụy” rồị Đó là một lối lập luận đượm mùi tử khí, vì bằng vào đó, họ có thể giết bất cứ ai, mà không sợ lầm, không sợ lương tâm cắn rứt, không sợ “mất chính trị”. Điều nực cười là, cũng cái lối lập luận đó, sau này, khi đã chiếm hết miền Nam, tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản đã loại bỏ không thương tiếc hầu hết bọn sinh viên học sinh nằm vùng, cho ra rìa nằm chơi, hoặc thậm chí có kẻ còn bị xử lý kỷ luật, bị bỏ tù.

Suốt tuần lễ đầu tiên, tôi hoàn toàn mù tịt về tình hình. Đài Hà Nội loan báo đã chiếm được thành phố Huế. Bởi thế, dù ruột nóng như lửa đốt, tôi chẳng biết làm gì hơn là đứng, ngồi chịu trận. Tôi và người anh (cảnh sát) không dám ở trong nhà. Đêm, đi ngủ nhà khác. Ngày, tạt về nhà một chút để ăn, còn thì thơ thẫn hết nhà này đến nhà khác, nghe ngóng. Không khí lạnh ngắt. Đường vắng tanh. Thỉnh thoảng, có vài bộ đội gánh thương binh đi ngang. Đến ngày mùng bốn, tức là hai ngày sau khi Cộng Sản vào thành phố, khu vực tôi ở bắt đầu bị pháo kích. Thế là ai nấy đều xuống hầm núp.

Từ khu vực tôi ở, có thể nhìn thấy Kỳ Đàị Sáng mùng hai Tết, đứng ngay góc vườn nhà tôi, nhìn ra phía Đông, thấy lá cờ Mặt Trận Giải Phóng treo ở đó, lòng thốt bàng hoàng. Rồi ngày nào cũng thế, sáng thức dậy là vội vã ra nhìn, lòng những mong không thấy lá cờ tang tóc đó nữạ Nhưng nó vẫn còn đó. Điều ghi nhận là lá cờ ủ rủ một cách thảm hạị Một phần có lẽ vì tay nào treo cờ, vô ý để cờ vướng vào dâỵ Trời lại ít gió.

Bởi thế, suốt hai mươi sáu ngày hiện diện trên Kỳ Đài, lá cờ vẫn ủ rủ như lúc ban đầụ Hòa cùng với cái tan vỡ của một mùa xuân, cùng với bầu trời mênh mông, tang chế, lá cờ Cộng Sản càng làm cho cái không khí vốn đã ảm đạm, lại còn tan tác, ảm đạm thêm. Không khí đó, mùa xuân đó, lá cở đó, có lẽ không có cái gì diễn tả rõ nét hơn mấy câu thơ sau đây của Trần Dần, một nhà thơ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống Đảng ở miền Bắc năm 1956: Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ Đất nước khó khăn này sao không thấm được vào thơ

Đúng là những ngày Mậu Thân, chẳng có phố, chẳng có nhà. Chẳng có ngườị Chẳng có nắng. Chẳng có trăng. Chẳng có hoạ Không mức. Không bánh. Không hột dưạ Không tổ tiên, ông bà. Không truyền thống dân tộc. Không gì cả. Vì có cũng như không. Chỉ có tiếng súng nổ và một sự lặng lẽ đến rợn ngườị Cả thành phố như rơi vào trạng thái âm bản. Lạnh lẽọ Rờn rợn. Tất cả mọi người đi đi, đứng đứng như những bóng ma. Gặp ai, cũng tưởng như người ta mới từ cõi chết trở về. Thậm chí, không ai biết mình còn sống hay đã chết. Bom rơi đạn lạc, đã hẳn. Cái ghê rợn nằm ở trong không khí khủng bố mà Cộng Sản cố tình tạo ra để cướp tinh thần nhân dân.

Toàn bộ thành phố Huế như một dạng bản của chuyện Liêu Trai, nhưng khác Liêu Trai ở chỗ: trong Liêu Trai, còn có những mối tình. Ma ở với người, yêu ngườị Ở đây, không còn tình yêu, tình ngườị Những tay cán bộ nằm vùng, súng lăm lăm, mặt lạnh như tiền, rực lửa căm thù. Âm mưu tàn sát được dấu diếm dưới những nụ cười khan lạnh lẽo, những lời mời gọi ngọt ngào nhuốm mùi tử khí. Còn nhớ một chuyện nhỏ: sau này, khi tôi và gia đình đã chạy thoát về được vào khu vực Tịnh Tâm, Cầu Kho là nơi đang còn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội VNCH, tình cờ gặp người bạn học từ cửa Đông Ba vừa chạy lên. Gặp tôi giữa đường, anh bạn đứng sửng, nhìn tôi và hỏi:

- Mày còn đó à? Có phải mày không?

- Ừ, tao đây chứ còn ai.

- Vậy mà tao tưởng là ma hiện về. Ở vùng tao, tụi nó về, đi kiếm mày quá trờị

- Số tao còn lớn lắm.

- Thằng S. ép tao phải chỉ nhà mày cho được. Kẹt quá, tao tìm đường tẩụ

Hận thù đến là chất ngất. Người bạn tên S. ấy đã từng cùng tôi đi chơi, uống cà phê, đi thư viện... Anh ta nhiều lần, chẳng hề dấu diếm tư tưởng tả khuynh thân Cộng của anh ta với tôị Thậm chí, có lúc anh ta còn muốn rủ rê tôi nữạ Chúng tôi đã nhiều lần tranh cãi gay gắt về quốc gia-cộng sản. Sau một thời gian hoạt động, anh ta bị lộ tông tích, phải bỏ học, trốn lên rừng. Mậu Thân, anh ta vác súng AK về thành, tìm những người bạn bất đồng chính kiến để thanh toán, trong số đó có tôị May mắn là anh ta không, hoặc chưa có điều kiện để hoạt động ở vùng tôi ở. Nếu không, thì có lẽ số phận tôi chắc phải kết thúc ở một hầm hố tập thể nào đó. Sau này, khi ở tù về năm 1981, tôi có gặp anh ta một đôi lần ở đâu đó.

Thì cũng thế thôị Căm thù có còn trong anh ta không, tôi không rõ. Nhưng trông anh ta cũng chẳng thiện cảm gì với một kẻ thù cũ đã ngã ngựa như tôị Một vài đồng chí của anh ta, vốn cũng bạn học cũ của tôi, cho biết, anh ta khuyên họ đừng giao du gì với tôi, vì tôi thuộc thành phần vô cùng phản động. Anh ta phát biểu: “Thằng đó phải nhốt suốt đờị Sáu năm quá ít”! Thế thì mấy năm là nhiều, là đủ?

Vả lại, cả nước vốn đã là trại tù rồị Trại cải tạo, nhà lao là trại tù nhỏ. Trở về nhà, lại ở một nhà tù lớn hơn. Thực ra, anh ta cũng chẳng hơn gì tôi bao nhiêu, mặc dù là kẻ chiến thắng. Mặt mày lơ láo, bữa đói bữa no. Sau đợt thanh lọc cán bộ (Cộng Sản không tin những tay trước kia vốn hoạt động nằm vùng vì cho rằng, ở với ngụy là có nhiễm máu ngụy, không thể tin tưởng hoàn toàn được), anh ta gần như bị loại khỏi mọi chức vụ. Em ruột anh ta, cũng đã từng hoạt động nội thành, vượt biên đi Mỹ

Tay Cộng Sản đó là điển hình cho mối hận thù của những người trở về thành trong biến cố Mậu Thân. Được sự bảo đảm của bộ đội chính quy, những sinh viên học sinh - một thời ăn học, chơi đùa, cà phê, cà pháọ.. - trở về như một cơn lốc. Ngoài chuyện vội vã thăm gia đình, họ về với mối căm hờn ngun ngút đối với nơi đã từng nuôi họ lớn lên, cho họ những giờ phút thanh bình thời mới lớn, căm thù đối với bà con, bạn bè khác chính kiến mà họ cho là tay sai phản động.

Họ làm chủ một phần rộng lớn của thành phố Huế. Ít ra, trong thời gian đầu, họ là kẻ chiến thắng. Ấy thế mà, cung cách làm việc của họ lại không mang một chút gì của kẻ chiến thắng. Họ hấp tấp, vội vã, làm càn, làm ẩu, y như sợ không còn thời gian. Tôi tự nghĩ, thông thường thì để tuyên truyền, ít ra họ cũng làm một vài màn kịch thân dân, vỗ về, an ủi, khoan thứ chẳng hạn, để cho dân thành phố “nếm chút mùi vị giải phóng” chứ!. Đằng này, không. Kiểm soát được khu nào,là khu ấy nhuộm máụ Bọn họ lùng sục, bắt bớ và tàn sát. Không một chút lưu tình. Không bạn. Không bè. Không bà con, xóm giềng. Không gì cả. Chỉ có hận thù và máụ

Theo tôi, có lẽ bất ngờ lớn nhất đối với Cộng Sản trong vụ Tổng Tấn Công Mậu Thân, là sự bất hợp tác gần như toàn diện của nhân dân đô thị Huế đối với lực lượng Cộng Sản vào thành. Nhà nhà đóng cửạ Người người xa lánh. Chỉ trừ những tay nằm vùng được gài sẵn, còn lại toàn bộ nhân dân đều trốn tránh và xa lánh Cộng Sản. Trong tất cả các thành phố bị tấn công, không nơi nào, Cộng Sản được nhân dân vui mừng đón tiếp, như họ đã dự trù. Huế lặng lờ như hoang phế trong suốt hai mươi sáu ngàỵ Có lẽ, chính điều này đã làm cho Cộng Sản càng thêm điên tiết và tìm cách trả thù. Họ biết rõ rằng họ không chiếm được một chỗ nào trong trái tim của nhân dân thành phố Huế.

Sau khi bị đánh tan tác, phải rút tàn quân trở lên rừng, Công Sản bắt đầu đổ lỗi cho nhaụ Cánh quân sự - đổ lỗi cho cánh chính trị. Trung Ương quy lỗi cho địa phương. Đám nằm vùng quy lỗi cho đám ở rừng về. Và ngược lạị Riêng Hồ Chí Minh thì phát ốm (!).

Mãi cho đến sau này, khi tổ chức kỷ niệm hai mươi lăm ngày họ tấn công Huế, bọn họ lại một lần nữa đem ra cãi vả nhau về những lỗi lầm phạm phảị Trong tràng giang đại hải của những số liệu, sự kiện, kèm theo những biện hộ, giải thích, quy chụp, bọn họ nhắc nhở qua loa đến những vụ gọi là ”giết lầm”, “giết oan” đồng bào qua hai mươi sáu ngày chiếm đóng Huế. Những vụ giết oan, giết lầm đó được liệt kê như là một trong những sai sót về mặt chiến thuật. Và chỉ có thế. Mới đây, qua đài phát thanh RFI (Pháp), trong một cuộc phỏng vấn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, một khuôn mặt trí thức Huế theo Cộng Sản, và là một trong những người trực tiếp lãnh đạo chính trị trong biến cố Mậu Thân, một mặt, cho rằng những vụ giết oan, giết lầm là không thể tha thứ được.

Mặt khác, Tường phủi tay trước trách nhiệm, không thừa nhận rằng mình có nhúng tay vào vụ tàn sát bè bạn, anh em. Tường thanh minh là, trong lúc vụ tàn sát xảy ra, anh ta không ở Huế, mà ở trên rừng cùng nhóm lãnh đạọ Nghĩa là, Tường không hay biết gì về việc giết chóc, hoặc không ra lệnh cho việc giết chóc, hoặc làm lơ trước việc giết chóc (!). Thế mà, trong cuộc phỏng vấn mười mấy năm trước đây thực hiện cho bộ phim truyền hình về chiến tranh Việt Nam, Tường đã khẳng định những người bị giết là hoàn toàn đáng chết, vì là “ngụy”.

Trong lúc đó, một sinh viên nội thành khác là Nguyễn Đắc Xuân, bạn đồng chí của Tường, không bỏ lỡ cơ hội nào, thanh minh rằng anh ta không hề giết một người bạn của anh ta là Trần Mậu Tý. Đã thế, anh ta còn đổ tội cho một người khác, vốn không nằm trong hàng ngũ Cộng Sản. Người này bị Cộng Sản bắt buộc cầm súng làm du kích.

Đại loại, trước mối căm thù câm lặng mà đám sinh viên học sinh hoạt động nội thành gặp phải trong nhiều tầng lớp nhân dân Huế, bọn họ đỗ vấy cho nhaụ Cũng chỉ để chạy tộị Thực tế thì, không kể mặt quân sự, Cộng Sản không hề có một ân hận nào về tội ác tày trời mà họ đã gây ra cho đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân. Họ vẫn xem vụ Tổng Tấn Công Mậu Thân ở Huế là một thắng lợi lớn và hãnh diện về tất cả những gì đã làm, trong đó thành tích cao nhất là tàn sát dã man hơn 5000 người dân.

Mức độ dã man của sự tàn sát vượt xa thành tích của những kẻ xâm lăng hung hản nhất trong lịch sử dân tộc. Ngay khi vừa chiếm được Huế tháng 3/1975, họ đổi tên con đường chạy dọc theo bờ thành (Nguyễn Thành) thành đường 68, để kỷ niệm vụ Mậu Thân. Thỉnh thoảng, vào những dịp đầu năm, họ vẫn tổ chức những buổi hội thảo về Mậu Thân, trong lúc hàng ngàn gia đình âm thầm quỳ lạy trước bàn thờ của những thân nhân mình bị chết thảm.

Bởi vậy, trái ngược với những giọt nước mắt cá sấu của Hồ Chí Minh (ông ta thường dùng nước mắt để xoa dịu nỗi căm phẫn của nhân dân sau khi thi hành một chính sách bất nhân nào đó), trái với những thanh minh, thanh nga có tính cách bày hàng, trái với những tô son điểm phấn để tuyên truyền lừa phỉnh, vụ thảm sát trên 5000 người dân Huế vào năm Mậu Thân bộc lộ bản chất phi nhân của Cộng Sản Việt Nam. Không thể dùng bất cứ lý luận nào để khỏa lấp tội ác đó.

- Trừ một số nhỏ người dân chết vì bom rơi đạn lạc (không kể những người lính chết trong chiến đấu), thì tất cả những người chết trong biến cố Mậu Thân đều do Cộng Sản tàn sát.

- Tất cả nạn nhân của vụ thảm sát đều chết trong khi bị bắt, không có một tấc sắt trong taỵ

- Cách giết người rất man rợ: đâm, chém, đập bằng cuốc, búa, rồi lùa xuống hố chôn tập thể.

- Kiểu giết người, thái độ giết người, thủ đoạn giết người cho thấy Cộng Sản đã trả thù một cách hèn hạ, khiếp nhược đồng bào của họ, đồng thời biểu lộ một tình trạng mất nhân tính ở mức độ cao nhất.

Bao mươi năm rồi kể từ ngày ấỵ. Những nấm mồ của các nạn nhân chết thảm đã xanh mấy lần cỏ. Những tên tội đồ vẫn còn sống nhởn nhơ bên cạnh những gia đình nạn nhân. Bây giờ, với những đồng đô la bẩn thỉu kiếm được từ những cuộc mánh mun với tư bản nước ngoài - cái mà bọn họ nhân danh để tiến hành cuộc chiến tranh mấy chục năm về trước, và là cái mà bọn họ nhân danh để giết hại đồng bào năm 1968 - bọn họ xây nhà cao cửa rộng, sống phè phởn trên một đất nước đói nghèo, lạc hậụ Những con ác quỷ biến thành người!

Lịch sử còn đó. Cộng Sản có thể đốt sách, bắt bỏ tù hay tiếp tục sát hại những người bất đồng chính kiến, tìm cách xóa đi những dấu vết tội lỗị Nhưng, họ không thể tráo đổi lịch sử, thay đổi lòng ngườị Sự thật là sự thật. Đó là: cuộc tàn sát đồng bào Huế mùa xuân Mậu Thân là vết nhơ muôn đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Oan khiên đó của đồng bào phải được bù đắp! Những tên tội đồ phải chịu một sự phán xét nghiêm khắc!

* Nguồn tin tức trên ở địa chỉ dưới đây
http://tudovis.com/vis_forums/view_topic.php?forum_id=3&id=352
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Thực hư bức thư Hòa thượng Quảng Độ gửi công an thành phố HCM?

Look Attention Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào Blog dưới đây ▼ Attention http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/

Bộ «Phật Quang Đại Từ Điển» 6 tập, gần 8000 trang, xuất bản tại hải ngoại vì cộng sản không cho in trong nước

VNCH FlagNếu Video chưa xuất hiện xin vui lòng chờ, hoặc nhấn F5


Nội dung bức thư có đoạn cam kết sẽ vĩnh viễn chấm dứt mọi liên hệ và những hành động có thể dẫn đến vi phạm pháp luật của nhà nước.Có một bức thư viết ngày 9 tháng 2 năm 1995, với thủ bút và chữ ký của Hòa thượng Thích Quảng Độ, thế danh Đặng Phúc Tuệ gửi cơ quan công an thành phố Hồ Chí Minh. Bức thư được phổ biến trên mạng Internet, “cam kết sẽ vĩnh viễn chấm dứt mọi liên hệ và những hành động có thể dẫn đến vi phạm pháp luật của nhà nứơc.”

Thông tín viên Ỷ Lan của ban Việt ngữ vừa có cơ hội phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Độ, viện trưởng viện hóa đạo kiêm xử lý viện tăng thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất về bức thư này.Mời quý thính giả theo dõi.

Ỷ Lan: Kính bạch Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, mấy ngày vừa qua trên mạng Internet tung ra hai tài liệu, trong đó có bức thư thủ bút "Lời Cam Kết" của Hoà Thượng gửi cho cơ quan Công An TP.HCM với nội dung là Hoà Thượng ngỏ lời cam kết chấm dứt mọi liên hệ và những hành động dẫn đến vi phạm luật pháp của nhà nước, và Hoà Thượng hứa sẽ tìm một nơi yên tịnh xa thành phố để tiếp tục phiên dịch và hoàn thành bộ Phật Quang Đại Từ Diển xem như nguyện vọng tha thiết nhất trong cuối cuộc đời tu hành của Hoà Thượng. Xin Hoà Thượng cho biết thủ bút "Lời Cam Kết" này có do Hoà Thượng viết hay không?

Hoà Thượng Quảng Độ: Vấn đề này hiện quan trọng đây. Trước hết là tôi trả lời rằng cái bản đấy hoàn toàn là tôi bây giờ cũng mới được đọc. Lý do mà người ta viết trong bản này, lý do chính đó là vì tôi muốn tìm cái nơi an tĩnh để mà hoàn thành cái bộ Phật Quang Đại Từ Điển. Về Bộ này đây thì tôi bắt đầu phiên dịch khi còn đang bị quản thúc, lưu đày ở ngoài Vũ Đoài vào Năm 1990. Lúc đó mới làm được một ít, ngoài đó thiếu phương tiện. Tôi quyết định phải đi về trong Miền Nam mới có phương tiện để làm, thì tôi có viết thư cho ông Mai Chí Thọ.

Lúc đó tôi yêu cầu, đòi hỏi họ là đưa tôi ra đây quản chế như thế này đã 10 năm rồi, từ 1982 đến 1992, là 10 năm rồi mà không giải quyết như thế nào cả, thì bây giờ tôi yêu cầu ông giải quyết cho dứt khoát, tôi có tội thì đưa ra toà đàng hoàng, mà không có tội thì phải giải chế cho tôi để tôi trở về Miền Nam. Tôi hẹn trong một tháng mà các ông không trả lời là tôi tự ra về. Thì lúc đó tôi chờ đúng một tháng mà không ai trả lời cả, thì là tôi quyết định ra về. 11 giờ sáng mai là sang bên Nam Định lên tàu đi về. Thế nhưng 4 giờ chiều hôm trước đó có hai người công an ở Hà Nội về nói rằng là ông không được về, thì tôi cứ về đấy thôi. Và họ để cho về nhưng họ theo dõi từ đấy vào đến Sài Gòn.

Còn cái lý do trong cái thư gọi là "Thư Cam Kết" có nói lý do yên tĩnh ở xa thành phố, thì yên tĩnh ở đâu bằng yên tĩnh trong nhà tù. Tôi thấy trong nhà tù yên tĩnh nhất, không còn phải đi tìm đâu nữa. Bất cứ nhà tù nào! Tôi đã trải qua nhiều nhà tù. Ở Miền Nam như ở Phan Đăng Lưu thì một mình trong cái xà lim rất nhỏ, rất hẹp mà một mình suốt trong gần 2 năm trời, không được tiếp xúc với ai thì cái đó là rất yên tĩnh. Rồi đến lúc ra ngoài Vũ Đoài (Bắc Việt) thì cũng một mình một cái chùa hẻo lánh ngay giữa cánh đồng, chả ai lai vãng, thì như vậy quá yên tĩnh rồi chứ việc gì phải đi tìm sự yên tĩnh? Như vậy cái lý do họ đưa ra là trái rồi.

Tôi về Miền Nam vào năm 1992, tôi tiếp tục làm bộ từ điển đó và đến 1994 thì tôi có gửi cho ông Đỗ Mười một tập nhận định về những sai lầm tai hại của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với dân tộc và Phật Giáo Việt Nam. Sau đó tôi ra tôi đi cứu trợ. Mùng 4 Tháng Giêng 1995 họ bắt giam ở trại giam trên đường Nguyễn Văn Cừ ở giữa Sài Gòn này. Tôi với Hoà Thượng Không Tánh là mỗi người 5 năm tù giam, 5 năm quản chế. Theo luật thì 2 tuần lễ sau là người bị xử có quyền kháng án. Công an vào họ bảo không nên kháng án, thì tôi đã nói từ trước rồi là tôi không có kháng. Tôi ở tù thì cũng nhàn lắm chứ có sao, việc gì đâu phải kháng.

Ở đâu thì cũng ăn cũng làm việc thôi. Ở đây thì tôi có việc làm rồi. Trước khi vào tù thì tôi đã vận động, nói khó với họ là để xin đưa theo bộ từ điển Phật Quang mà tôi đang làm dở dang đó để ở trong tù có việc tôi làm, đồng thời để giúp cho các thế hệ tương lai họ tài liệu tra cứu, tham khảo, để học tập. Tôi có nói rõ như thế. Đến lúc mà tôi không kháng án thì họ quyết định đưa tôi ra ngoài Ba Sao, thì thầy Thanh Minh đưa bộ từ điển ra Miền Bắc để tôi làm việc. Khi ra đến trại Ba Sao thì mấy hôm sau họ mới đưa bộ từ điển vào cho, thì không phải chỉ có 7 tập từ điển không mà còn 100 tập vở nữa.

Tôi làm hết ở trong tù cho đến lúc được đặc xá 2-9-1998 thì về nhưng họ lại không trả gần một trăm tập mà tôi đã dịch rồi, có chữ hết cả rồi. Họ bắt phải làm đơn xin. Vô lý! Việc gì phải xin. Nếu như thế thì tôi không xin đâu, các ông để lại mà dùng, tôi về tôi làm lại. Thế là tôi về tôi phải làm lại mất 2 năm trời. Làm lại, tôi không xin ai hết. Xin phải hợp lý cơ. Như mình đói mình đi xin ăn, người ta cho thì mình cảm ơn. Còn cái này của mình mà họ giữ chứ mình đâu có gửi. Thì bây giờ tôi nói thế có nghĩa là có liên hệ tới cái gọi là cam kết này.

Có thể là họ đã nghiên cứu, họ xem nét chữ của tôi trong gần một trăm tập giấy tôi đã viết từ điển, viết cách như thế nào, mà họ giữ lại mười mấy năm nay. Còn cái nội dung này thì cũng không dễ gì. Họ cũng nói đến thế hệ tương lai như tôi đã nói với họ khi xin đưa bộ từ điển vào tù mà làm. Đây là văn hoá chung, không những của Phật Giáo mà còn là văn hoá dân tộc mà những thế hệ sau họ rất cần. Khi học hỏi, tra cứu, nghiên cứu là rất cần. Như vậy là cái cam kết này hoàn toàn không có sự thật. Tôi xác định như vậy để cho các vị biết.

Trên đây là cuộc phỏng vấn của thông tín viên Ỷ Lan với Hòa thượng Thích Quảng Độ, viện trưởng viện hóa đạo kiêm xử lý viện tăng thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất về bức thư đề ngày 9 tháng 2 năm 1995 gửi công an thành phố Hồ Chí Minh, với thủ bút và chữ ký của ngài. Hòa thượng đã xác nhận bức thư ấy là giả.
Bức thư lưu hành trên internet, nói là của Hòa thượng Thích Quảng Độ gửi công an thành phố HCM, nhưng chính Hòa thượng Quảng Độ xác nhận là giả qua cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do.


Cuốn "Phật Quang Đại Từ Điển"

Cuốn "Phật Quang Đại Từ Điển" do Hoà Thượng Thích Quảng Độ phiên dịch vừa được in xong và phát hành tại hải ngọai. Đây là một tài liệu tra cứu quý giá cho những ai quan tâm về Phật Giáo, từ các tông phái đến các thuật ngữ và tư tưởng.

Hoà Thượng Quảng Độ, hiện là Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và Xử Lý Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã bắt đầu công trình phiên dịch từ đầu những Năm 1980 trong những điểu kiện và hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, và công trình cũng bị gián đọan nhiều lần.
Thông tín viên Ỷ Lan của Ban Việt Ngữ (Đài Á Châu Tự Do) có cuộc phỏng vấn với Hoà Thượng về những bước gian truân ấy. Mời quý thính giả theo dõi.

Ỷ Lan: Kính bạch Hoà Thượng Thích Quảng Độ, bộ "Phật Quang Đại Từ Điển" gồm 6 tập, gần 8.000 trang, ấn loát đẹp, trên bìa da mạ vàng và giấy quý, lại có minh hoạ cho các thuật ngữ, tông phái, tư tưởng Phật Giáo, và được phát hành tại hải ngoại. Kính xin Hoà Thượng cho biết là Hoà Thượng bắt đầu công trình này từ lúc nào?

Hoà Thượng Thích Quảng Độ: Bộ "Phật Quang Đại Từ Điển" tôi bắt đầu phiên dịch khi còn đang bị quản thúc, lưu đày ở Vũ Đoài vào Năm 1990. Lúc đó mới làm được một ít, mà ngoài đó thiếu phương tiện, nên tôi quyết định phải đi về trong Miền Nam mới có phương tiện để làm.

Tôi về Miền Nam vào Năm 1992. Tôi tiếp tục làm bộ từ điển đó và đến 1994 thì tôi có gửi cho ông Đỗ Mười một tập nhận định về những sai lầm tai hại của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với dân tộc và Phật Giáo Việt Nam.

Sau đó tôi ra tôi đi cứu trợ. Năm ấy ở Miền Nam, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có lụt lớn. Cứu trợ được một vài chuyến thì Ngày 4-1-1995 họ bắt, tới 15 Tháng Tám họ mới đưa ra toà xét xử thì tôi với Hoà Thượng Không Tánh bị mỗi người 5 năm tù giam, 5 năm quản chế.

Cuốn từ điển làm trong tù

Ỷ Lan: Như vậy là công trình làm từ điển chưa xong theo ý định mà còn tiếp tục sau ngày bị bắt vào Năm 1995. Xin Hoà Thượng hoan hỉ kể cho thính giả biết rõ hơn hoàn cảnh trong tù khi Hoà Thượng dịch tiếp bộ "Phật Quang Đại Từ Điển" như một kỳ công hy hữu mà hiện nay người học Phật phải tri ân.

Hoà Thượng Thích Quảng Độ: Trước khi vào tù, tôi đã nói khó với họ là để xin đưa theo bộ từ điển Phật Quang mà tôi đang làm dở đó là rất đặc biệt lắm, mà tôi hối họ bao nhiêu lần vẫn khó khăn. Tôi nói rằng công việc này ông cứ xem đi, nó có 7 tập, mỗi tập một nghìn trang bằng chữ Hán, ông cứ xem.

Ông cứ về Thanh Minh Thiền Viện, thầy Thanh Minh sẽ đưa cho ông xem, ông đưa về nhà ông xem, xem từng trang một, xem rằng có giấu giếm cái gì đó không. Ông thấy rằng không có hại gì và không có chứa đựng gì trong đó thì cho đưa vào tù để tôi làm. Tôi ngồi trong tù có việc cho tôi làm, đồng thời để giúp cho các thế hệ tương lai họ có tài liệu để tham khảo và tra cứu mà học tập.

Tôi có nói rõ như thế. Thế mà mãi mấy lần người ta mới xét; họ bàn nhau xem sao rồi họ mới đồng ý cho. Cho đưa vào thì đến lúc mà tôi không kháng án thì họ quyết định đưa ra ngoài Ba Sao. Ngày hôm sau tôi đi thì ngày hôm trước thầy Thanh Minh đưa bộ từ điển ấy vào cho tôi để đưa ra Miền Bắc để mà làm việc. Thế nhưng mà họ không cho tôi cầm theo mà chính công an cầm theo.

Ra đến trại Ba Sao thì mấy hôm sau họ mới đưa vào cho, thì không phải chỉ có 7 tập đại từ điển không mà còn một trăm tập vở nữa, một trăm tập vở học trò loại lớn, dài như trang giấy dùng bây giờ đây này, khổ cũng rộng, có kẽ dòng thôi chứ không có đánh số trang. Thì vào đấy một tuần sau thì tôi mới hỏi họ rằng bây giờ ông cho đưa bộ từ điển vào đây để tôi bắt đầu làm việc thì họ đưa có một tập thôi.

Tôi bảo một tập không đủ, đưa cả 7 tập bởi vì một tập một mà nó có nhiều cái từ liên quan đến tập 2, tập 3, tập 4 thì phải trông vào đó mới làm được. Và vở và bút nữa: bút cũng sắm đủ một trăm cây bút nguyên tử, bút máy đó, và một trăm tập giấy như vậy, thì thầy Thanh Minh xách vào. Đưa vào thì họ giữ hết, trừ có 7 tập từ điển là họ đưa cho tôi một lúc để mà tham khảo, còn một trăm tập giấy là họ giữ, bút họ giữ.

Giấy mỗi lần họ phát cho mình một tập, họ đánh số vào đó mỗi một tập 80 trang. Thế rồi họ phát cho một cây bút. Thế rồi họ đề ngoài cái trang bìa ngoài cùng là ông cán bộ nào mà trực nhật ngày đó có trách nhiệm trông coi tù nhân ngày đó thì ông phải viết trong đó là cán bộ tên gì, chức vụ gì, rồi giao ngày nào, tháng nào, tập có 80 trang, ghi rõ như thế. Rồi họ mới giao cho mình cái tập đó.

Thế hết tập đó thì mình mới trả để họ giao tập mới, Bút cũng thế, viết hết mực thì phải trả quản bút hết mực cho họ, họ mới cho bút mới. Đấy, họ kiểm soát như thế đấy.Kiểm soát thế cũng tốt bởi vì tôi có công việc làm.

Cán bộ giữ cuốn từ điển thì làm lại cuốn khác
Tôi làm hết ở trong tù tất cả đến ngày đặc xá 2-9-1998, nhưng khi về thì họ lại không trả, mấy chục tập, gần một trăm tập mà tôi đã dịch rồi, có chữ hết rồi. Họ bắt phải làm đơn xin, làm đơn cho cái ông trưởng trại ấy để mà xin đưa cái tập đó về.

Tôi nói thật bất hợp lý bởi vì cái này tôi xin ông cho đưa vào, nhưng tôi làm ở đây thì đến lúc tôi về thì ông phải trả vì dây coi như một cái của mà tôi gửi ông thôi. Mà tôi cũng không gửi, ông giữ chứ tôi có gửi ông đâu?

Cũng như các tư trang khác là quần áo, tiền nong ở ngoài người ta tiếp tế cho tôi, bây giờ còn thừa chưa tiêu hết thì ông trả lại chứ tôi có phải làm đơn xin đâu, tại sao cái tập này phải làm đơn xin? Cho nên, nếu như thế thì tôi không xin đâu. Các ông để lại mà dùng, tôi về tôi làm lại.

Thế là tôi về tôi phải làm lại mất 2 năm trời. Những công việc mà tôi đã làm trong nhà tù họ bắt phải làm đơn xin, tôi không xin. Vô lý! Việc gì phải xin. Họ giữ của mình, khi vào tù họ giữ tất cả. Tiền nong của ai đưa vào đấy họ cũng thu giữ hết. Họ giữ hết rồi họ lấy cái vốn đó mà mượn đầu heo nấu cháo.

Họ mượn tất cả tiền của tù nhân trong trại tù đó để họ mở căng-tin rồi bán hàng cho mình. Họ đi mua hàng ở ngoài về, quả chuối ở ngoài giá giả dụ một đồng bạc thì họ về họ bán cho người tù 5 đồng bạc. Đấy, họ ăn như thế đấy! Nhưng cái giấy này thì họ giữ vì nhai giấy không được, nhưng họ gây phiền hà để ra cái chuyện họ có quyền bắt mình làm cái gì thì mình phải làm, nên bắt tôi xin thì tôi không xin.

Tôi về tôi bỏ ra 2 năm trời tôi làm lại, tôi không xin ai hết. Xin nó phải hợp lý cơ. Như mình đói mình đi xin ăn, người ta cho, mình cảm ơn. Còn ở đây là của mình mà họ giữ chứ mình có gửi đâu!

Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2008-11-26

Source ▼

Vietnam's dissident monk

Though he is 80 years old, Buddhist Monk Thich Quang Do is still one of Vietnam's most prominent dissidents. He is deputy leader of the outlawed Unified Buddhist Church of Vietnam and has spent more than 25 years in detention for advocating greater religious freedoms and rights.

In video tapes smuggled out of the country and obtained by Al Jazeera, Thich Quang Do reveals a life of political repression and misery not found in the glossy tourist brochures luring vistors to Vietnam.

In Vietnam today we are not free. We are prisoners in our own country ... Prisoners of a regime which decides who has the right to speak, and who must keep silent.

As I speak to you today, I am under house arrest at the Thanh Minh Zen monastery in Saigon. Secret police keep watch on me day and night, and I am forbidden to go out.

I have been continuously repressed right from 1975 by the communist regime. For me, I'm not afraid of anything, of anything, because I am struggling for the right cause. For the truth.

Today we have no opposition parties, no free press, no free trade unions, no civil society. All independent religions are banned. All citizens who call for political reform, democracy or human rights risk immediate arrest. Only economically speaking [are things] any better. But politically speaking, nothing changes.

If you go to the country from here 20km from Saigon, you will see. People more or less as peasants [are] very, very miserable. We must have pluralism, the right to hold free elections, and to choose our own political system.

To enjoy democratic freedoms. In brief, the right to shape our own future, to shape the destiny of our nation. For the last 32 years we always speak out to the outside world. And we hope like you ... that you foreigners listen to our cry.

* Source:
http://english.aljazeera.net/news/asia-pacific/2007/12/2008525183516850585.html


mid line Pictures, Images and Photos

Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

22 November, 2008

Đánh giá lại Cựu Tổng Thống Diệm: Cái nhìn khác về miền Nam

Look Attention Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào Blog dưới đây ▼ Attention http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/

Ông Tổng Thống Diệm dựa vào Mỹ nhưng muốn độc lập
Tiểu sữ của Cựu Tổng Thống Diệm
VNCH FlagNếu Audio chưa xuất hiện xin vui lòng chờ, hoặc nhấn F5
Get this widget Track details eSnips Social DNA

VNCH Flag
Photobucket
Vẫn nằm trong loạt bài đánh giá về nhân vật Ngô Đình Diệm nhân 45 năm ngày xảy ra cuộc đảo chính tháng 11.1963, xin giới thiệu với quý vị bài viết của tiến sĩ Kathryn Statler, Phó Giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học San Diego, Hoa Kỳ.Trong cuốn sách của tôi, Thay thế Pháp: Nguồn gốc của sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam, tôi đánh giá cách người Mỹ thay Pháp ở miền Nam sau Hội nghị Geneva 1954.

Hiệp định Geneva đã tạm tái lập hòa bình giữa lực lượng của Hồ Chí Minh và Pháp, và chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Các lãnh đạo Pháp tin rằng họ sẽ duy trì ảnh hưởng ở Nam Việt Nam, nhưng không được khi người Mỹ bắt đầu chiếm các vị trí trước đây nằm trong tay Pháp. Khôn hơn người ta tưởngCó lẽ yếu tố quan trọng nhất định hình sự chuyển đổi ảnh hưởng từ Pháp sang Mỹ chính là Diệm. Sau khi đã loại bỏ được ảnh hưởng của Pháp ở miền Nam, ông lại xoay sang mục tiêu tìm kiếm độc lập trước người Mỹ.
Các quan chức Mỹ ủng hộ Diệm sau Geneva vì họ bị thu hút bởi nhãn hiệu chống tham nhũng, chống cộng, thân phương Tây, Thiên Chúa giáo. Nhưng hóa ra Diệm, một cách có hệ thống, đã phá ngang các yêu cầu của Mỹ ở miền Nam, tuyên bố ông là một lãnh đạo Á châu tự chủ. Lúc Diệm trở thành Thủ tướng, cả đồng minh lẫn kẻ thù đều nghĩ Diệm là một người có đạo đức, nguyên tắc, trung thực nhưng không khôn lắm về chính trị.
Diệm đã chứng tỏ ông khôn hơn người ta tưởng. Đến giữa tháng Năm 1955, Diệm đã loại hầu hết đối thủ trong nước, đặc biệt các nhóm Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Ông cũng góp vai trò vào công cuộc vận chuyển và tái định cư thành công nhất trong lịch sử hiện đại, khi người tị nạn miền Bắc đổ vào miền Nam sau Hội nghị Geneva 1954. Diệm cũng phá vỡ kế hoạch bầu cử năm 1956 theo như quy định của Hiệp định Geneva, với lý do Nam Việt Nam đã bị loại trừ khỏi cuộc đàm phán và đã không ký thỏa thuận chung cuộc. Từ 1954 cho đến khi bị ám sát năm 1963, Diệm hoan nghênh viện trợ của Mỹ nhưng chống lại cố gắng chỉ đạo chính sách của miền Nam.
Bên cạnh đó, Diệm tìm cách có sự tôn trọng và hợp tác của các nước trung lập Thế giới thứ Ba, để không bị xem là con rối của Mỹ. Diệm mặc đồ như một người phương Tây vì ông nhận thức rằng đó là nơi của trung tâm quyền lực, nhưng ông quyết đi theo con đường riêng ở Đông Nam Á. Điều thú vị là đến cuối thập niên 1950, từ chỗ cực lực bài Pháp, Diệm bắt đầu nỗ lực hàn gắn quan hệ với Pháp để chứng tỏ mình độc lập trước Washington.
Chính sách ngoại giaoĐối ngoại là lĩnh vực Diệm có nhiều thành công nhất. Mục tiêu ngoại giao đầu tiên của ông là nâng vị thế quốc tế của Nam Việt Nam, bằng cách bình thường hóa quan hệ với các quốc gia khác. Đến tháng 10.1956, Nam Việt Nam có 11 phái bộ tại Pháp, Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Italy, Nhật, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Lào, Hong Kong, Djakarta và Đài Bắc, và có nhiều nước công nhận hơn miền Bắc (hơn 40 nước vào đầu năm 1958). Diệm ngày càng lo ngại rằng các nước châu Á xem ông là “người do Tây nhào nặn”. Sau khi đã bảo đảm được sinh mạng chính trị của miền Nam, và của chính ông, ông bớt phụ thuộc hơn vào Mỹ. Trước thời hạn bầu cử 1956, Diệm dè bỉu các nước “không liên kết”, nhưng sau khi hạn chót đã đi qua, ông thay đổi chính sách: cải thiện quan hệ với các nước châu Á.

Trước tiên Diệm ve vãn Ấn Độ, đích thân đi đến New Delhi năm 1957. Một mục tiêu của chuyến thăm là chứng tỏ ông không phải như Lý Thừa Vãn của Nam Hàn, Tưởng Giới Thạch của Đài Loan – những người mà ông xem là chư hầu của Mỹ. Diệm cũng bắt đầu tới các nước khác, đón tiếp nhiều lãnh đạo như U Nu của Miến Điện, để tăng vị thế quốc tế của ông. Ông bay đến Washington, Canberra, Seoul, Bangkok, Delhi, Rangoon, gặp Thủ tướng Nhật, các phái đoàn của Marốc và Iraq. Diệm cũng đạt thỏa thuận đoàn kết chống cộng sản cùng với Úc, Nam Hàn và Thái Lan. Ông cố gắng phát triển quan hệ với khối trung lập, giao thiệp với các nước Ảrập và thương lượng với Nhật về việc bồi thường chiến tranh.
Diệm cũng đăng ký gia nhập thật nhiều tổ chức quốc tế để quảng bá cho quốc gia miền Nam. Đến cuối năm 1957, Nam Việt Nam có đại diện ở ít nhất 20 tổ chức liên quan Liên Hiệp Quốc và là thành viên của IMF.Hành động cân bằng giữa Á châu và Mỹ đưa Diệm đi đến ngã tư đường trong chính sách ngoại giao vào năm 1958. Theo chuyên gia hàng đầu về Việt Nam khi đó, Bernard Fall, miền Nam có thể cứ nằm trong tay Mỹ để bị gọi là chư hầu.
Hoặc Sài Gòn có thể tìm lối đi trung dung, nhưng khi đó lại đối phó với bất ổn chính trị, vấn nạn kinh tế. Cuối cùng, Diệm và em trai, Ngô Đình Nhu, ủng hộ quan điểm duy trì sự độc lập của miền Nam trong tương quan với Mỹ. Đến năm 1960, 55 nước đã chính thức công nhận miền Nam – một thành tựu khá lớn khi so với sự cô lập của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam. Thất bại trong nướcMặc dù khá thành công khi khẳng định sự độc lập về đối ngoại trong giữa thập niên 1950, nhưng đến khi John Kennedy đắc cử, Diệm để mất chủ động trong cả lĩnh vực đối ngoại và đối nội, vì sự can thiệp gia tăng của Mỹ và việc Diệm không thể ứng phó với các vấn đề trong nước.
Những khó khăn của miền Nam một phần có thể quy cho việc Mỹ không hiểu được chủ nghĩa dân tộc của Thế giới thứ Ba và những động cơ của Diệm. Các viên chức Mỹ ở Sài Gòn tiếp tục ngạc nhiên là dù có viện trợ, Diệm vẫn chống đối cải cách của Mỹ.Trong khi đó, Diệm cũng bực tức vì sao người Mỹ không hiểu quyết tâm của ông muốn đi theo con đường riêng, bỏ qua cả hệ thống tư bản dân chủ và kinh tế tập trung cộng sản. Chúng ta sẽ không bao giờ biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ Diệm.
Dù có thành công trong ngoại giao, nhưng Diệm khó lòng trở thành lá chắn hiệu quả chống lại quyết tâm thống nhất hai miền của Hà Nội. Nhưng có lẽ những thành tựu của ông lâu nay đã bị đánh giá thấp. Đây là người đã loại bỏ phe Cao Đài, Hòa Hảo và Bình Xuyên, buộc Pháp rời bỏ cựu thuộc địa, lấy được viện trợ đáng kể của Mỹ, và buộc cộng đồng quốc tế chấp nhận “sự tan rã của ý tưởng bầu cử toàn quốc 1956”, và buộc họ thừa nhận rằng đất nước không thể được thống nhất chừng nào người cộng sản còn cầm quyền ở miền Bắc. Diệm cũng lập ra một hiến pháp trao quyền lực tuyệt đối cho hành pháp, lập ra Quốc hội miền Nam, và giúp hàng trăm ngàn người tị nạn miền Bắc hòa nhập cuộc sống.
Diệm cũng có nhiều nhược điểm, như các nhà chỉ trích trước và nay đã chỉ ra. Đặc biệt, chính sách cải cách ruộng đất tai hại, đàn áp chính trị, và chỉ nghe ý kiến của người thân đã làm chính thể bị suy yếu. Nhưng Diệm không phải là bù nhìn. Sau rốt, chính vì Diệm quyết tâm đi theo con đường riêng mà các tướng lĩnh miền Nam và Hoa Kỳ đã lật đổ ông.
Tiến sĩ Kathryn Statler
Về tác giả: Bà Kathryn Statler lấy bằng tiến sĩ lịch sử ở Đại học Santa Barbara năm 1999 và dạy ở Đại học San Diego từ 2005. Tác phẩm đầu tay, Replacing France: The Origins of American Intervention in Vietnam, được NXB ĐH Kentucky ấn hành năm 2007.
(Source: Tiến sĩ Kathryn Statler, viết riêng cho BBCVietnamese.com, ngày 21 Tháng 11 2008)
mid line Pictures, Images and Photos

Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive