31 March, 2010

Chúc mừng Quý Vị khắp 5 châu một lễ Phục Sinh tràn đầy vui vẻ hạnh phúc!

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật hãy nhấn vào Link màu đỏ nầy ► http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


pp

Welcome Australia Flag Happy Easter To Everybody!Australia Flag Kangaroo

Photobucket
easter
God bless
Mouse

easter
Une souris! Pictures, Images and Photos
easter

turkey

Chocolate Torture

Rooster 2Rooster 3 Rooster 4

Rooster 1chickendance Chicken 1

Photobucket
discoball
Bonne nuit Pictures, Images and Photos
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

27 March, 2010

Video - Audio Đất Nước Việt Nam Ngày Nay & Lời nhận định cờ đỏ của 1 sinh viên trẻ (Blogger Blacky)

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật hãy nhấn vào Link màu đỏ nầy ► http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/



VNCH Flag Nếu Video chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5


Lời nhận định cờ đỏ của 1 sinh viên trẻ (Blogger Blacky)


Thành quả của lòng yêu nước: The National Geographic Society cam kết sẽ phụ chú danh xưng Hoàng Sa vào các bản đồ thế giới

Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ (The National Geographic Society = NGS) vừa phổ biến thêm một thông báo phụ đính (Update March 25, 2010), qua đó NGS ý thức những sơ sót và quyết định sẽ thực hiện các thay đổi để phản ảnh đúng thực tế và tính lịch sử của quần đảo Hoàng Sa.

Quyết định Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ không phải tự nhiên mà có nhưng đây là kết quả của các nỗ lực cá nhân cũng như tập thể trong suốt gần hai tuần lễ qua. Thành công tuy không lớn lao nhưng đầy ý nghĩa của tập thể người Việt Nam quan tâm đến tiền đồ đất nước.

NguoiVietBoston xin chân thành cám ơn các bậc thức giả đã thảo những lá thư gởi NGS, cám ơn Nguyễn Thái Học Foundation đã trực tiếp liên lạc với NGS và hàng ngàn đồng bào đã ký kiến nghị, đã gởi email trực tiếp và cả thư bưu điện về trụ sở NGS.

Mặc dù một số thư được soạn sớm đã viết sai họ của ông Chủ bút của NGS nhưng điều đó cũng có thể thông cảm vì thời gian và sự nôn nóng trước sự kiện một cơ quan có tầm vóc quốc tế như NGS đã thừa nhận Trung Quốc như quốc gia có chủ quyền trên một quần đảo Việt Nam.

Thông cáo phụ đính, ngoài phần chính đã được NguoiVietBoston dịch và phổ biến hôm 18 tháng 3, đã viết thêm:

Cập Nhật, 25 tháng 3, 2010. Vừa qua, Ủy Ban Chính Sách Bản Đồ của Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ đã họp để thảo luận chi tiết hơn về vấn đề quần đảo Paracel Islands. Dựa theo những thông tin và nghiên cứu tốt nhất hiện có, Ủy Ban Chính Sách Bản Đồ cố gắng để thực hiện các đánh giá độc lập về các thay đổi tương lai hay các giải thích trên bản đồ, cũng như để hiệu đính các sai sót:

Cách gọi các danh xưng tiêu chuẩn của quần đảo Paracel Islands trên bản đồ sẽ được duyệt xét lại như sau:

- Những bản đồ có kích thước nhỏ: Xử dụng danh xưng Paracel Islands, bỏ đi nhãn hiệu sở hữu. (Ghi chú của NguoiVietBoston: Trước đây The National Geographic Society ghi là “China” )

- Những bản đồ vùng, lục địa, khu vực có kích thước lớn: Dùng danh xưng Paracel Islands. Mở rộng thêm lời giải thích: Trung Quốc chiếm đóng 1974, gọi là Xisha Qundao, Việt Nam xác định quyền sở hữu gọi là Hoàng Sa. (Ghi chú của NguoiVietBoston: Trước đây The National Geographic Society không chỉ ghi danh xưng Xisha Qundao mà còn chú thêm chữ China trong ngoặc)

Danh xưng tiêu chuẩn sẽ được áp dụng đối với các bản đồ được in trong tương lai và sẽ được phản ảnh trên liên mạng trong thời gian ngắn.

UPDATE, 25 - 3- 2010

The National Geographic Society’s Map Policy Committee has recently met to discuss this matter in greater detail. Based on the best information and research available, the Map Policy Committee seeks to make independent judgments about future changes or clarifications on its maps, as well as to correct any errors.

The naming conventions of the Paracel Islands on our maps will be revised as follows:

* Smaller-scale world maps: Use conventional name – Paracel Islands; omit possession label.

* Larger-scale regional, continental, and sectional maps: Use conventional name – Paracel Islands. Expand possession qualifier: Occupied by China in 1974, which calls them Xisha Qundao; claimed by Vietnam, which calls them Hoàng Sa.

These conventions will apply on future printings of our maps, and will be reflected online in short order.

* Nguồn tin tức trên ở địa chỉ dưới đây
http://my.opera.com/LeNguyenHuyTran/blog/show.dml/9355561

mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

24 March, 2010

Audio: Phát biểu của ông Nguyễn Thế Phong sau khi Phiên Toà Trung Thẩm kết thúc

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật xin hãy nhấn vào Blog▼dưới đây http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


VNCH Flag * Nếu Audio chưa xuất hiện xin vui lòng chờ, hoặc nhấn F5

Audio: Phát biểu của ông Nguyễn Thế Phong sau khi Phiên Toà Trung Thẩm kết thúc

Kết qủa Phiên Tòa Trung Thẩm ở Melbourne

Thứ Ba, ngày 23.03.2010

Khoảng 11 giờ 30 sáng nay, Toà Trung Thẩm đã phán quyết ông Nguyễn Thế Phong cựu Chủ Tịch CĐNVTD-Vic vô tội về vụ kiện ở Victoria.

$1 cho Công Lý của quý vị đã nói lên tiếng nói của nó.

Sự thật và phía bên kia của sự thật - The truth and the other side of the truth


Để có một cái nhìn tổng quát về vụ thưa kiện giữa ông Võ Ngọc Anh (nguyên đơn - tức Võ Long Ẩn) và ông Nguyễn Thế Phong (bị cáo) - Chủ Tịch CÐNVTD-VIC nhiệm kỳ 2007-2009, bài viết này xin lần lượt đi từ nguyên nhân của vụ kiện cho đến khi vụ kiện kết thúc và những gì xảy ra sau vụ kiện.

Tuy nhiên bài viết không đi sâu vào từng chi tiết hoặc đi tuần tự theo thời gian mà chỉ nêu lên các điểm chính và hoàn toàn dựa trên những dữ kiện bên ngoài (nổi) mà người viết nghe được, thấy được, có được, riêng những sự kiện sâu xa tìm ẩn bên trong (chìm), nếu có, thì xin dành sự suy xét và phán đoán cho quý độc giả.

Lý do vụ thưa kiện

Ông Võ Ngọc Anh đã đệ đơn kiện ông Nguyễn Thế Phong tại tòa Trung Thẩm Victoria (County Court) với lời cáo buộc rằng trong phiên họp ngày 15/03/2009 ông Chủ tịch CÐNVTD-VIC đã tuyên bố ông Võ Ngọc Anh "là cộng sản, là tay sai cộng sản".

Có một điều bất lợi cho ông Võ Ngọc Anh là ông đã không có mặt trong phiên họp ngày 15/03/2009 để được chính tai nghe mắt thấy những sự kiện đã xảy ra. Nhưng hình như ông lại dựa trên lời kể lại của ông Trần Đức Vũ (tức Vương Thiên Vũ) là người có mặt trong phiên họp và hoàn toàn tin tưởng vào lời nói đó để xúc tiến vụ kiện.

Nguyên nhân phiên họp ngày 15/03/2009

Trong thời gian Cộng Đồng đang chuẩn bị một cuộc biểu tình tại Crown Casino chống "Impressive Vietnam" của VC thì được nhân viên an ninh của Crown Casino cho biết là có một cá nhân gọi điện thoại vào báo rằng Cộng Đồng sẽ tổ chức một cuộc biểu tình phản đối Crown Casino về việc "đối xử của Crown Casino đối với cộng đồng Người Việt liên quan đến chuyện bài bạc" (Crown Casino's treatment of the Vietnamese community in relation to gambling) - Crown Casino email

Sau khi dò kiếm dựa trên những chi tiết (tên và số điện thoại cầm tay) do an ninh Crown Casino cung cấp thì được biết người gọi điện thoại chính là ông Võ Ngọc Anh. Và trước mặt quan toà ông đã không phủ nhận về việc ông đã gọi điện thoại cho Crown Casino nhưng ông không nhìn nhận việc ông xuyên tạc về mục đích của cuộc biểu tình của Cộng Đồng.

Chính vì sự kiện này (ông Võ Ngọc Anh đã gọi điện thoại vào cho Crown Casino) mà Cộng Đồng đã phải triệu tập một phiên họp bất thường vào ngày 15/03/2009 để cho ông Võ Ngọc Anh có cơ hội giải thích về hành động của ông trước mặt đồng bào. Tuy nhiên ông đã từ chối không đến tham dự phiên họp qua cái thư trả lời dài 5 trang gởi cho ông Nguyễn Thế Phong chứa đựng những lời lẽ và cáo buộc khá nặng nề.

Phiên toà đầu tiên

Số người tham dự rất đông (trên 40 người - vượt quá sức chứa của phòng xử) đã làm cho vị Thẩm Phán rất đổi ngạc nhiên. Có lẽ chưa bao giờ có một vụ kiện nào mà có một số người dự thính đông đảo như vậy. Thường thì ở các phiên toà chỉ có vài ba người thân của nguyên đơn và bị cáo đến để hổ trợ tinh thần mà thôi. Do đó, vào những giờ ăn trưa của phiên toà đầu tiên cũng như các phiên toà kế tiếp, các nhân viên làm việc trong toà cứ tưởng là chúng ta đang có hội họp hay tiệc tùng gì đó.

Phiên toà đã dành hết buổi sáng để chọn ra 6 người cho Bồi Thẩm Đoàn (BTĐ) trong số trên 20 người được mời đến. Việc chọn lựa này do các quan toà thực hiện và quyết định (không có mặt của những người tham dự) để bảo vệ danh tánh và những chi tiết cá nhân của BTĐ. Trong suốt vụ kiện họ hoàn toàn không được phép tiếp xúc với bất cứ ai có liên quan đến vụ kiện kể cả các vị Luật Sư, Trạng Sư của 2 bên, ngoại trừ vị Thẩm Phán và nhân viên hửu trách.

Sau giờ ăn trưa, khi phiên toà nhóm trở lại và thật sự bắt đầu thì ông Võ Ngọc Anh, nguyên đơn và cũng là nhân chứng đầu tiên được mời lên chất vấn. Trong lúc ngồi nghe nhân chứng trình bày và đưa ra lời khai thì có đôi lúc đồng hương phải nhếch miệng mĩm cười một cách kín đáo vì những lời nói quá lố. Chẳng may một đồng hương bị bà Thẩm Phán bắt gặp và bà đã mời ngay người này ra khỏi phòng xử vì bà cho đó là một cử chỉ không kính trọng nhân chứng. Vị Thẩm Phán đã hành xử quyền hạn của bà rất đúng đắn, nhưng có vẻ hơi cứng rắn vì đây là lần đâu tiên người này phạm lổi mà bà lại không có một lời cảnh cáo để cho người này nhận biết, sửa đổi và có một thái độ nghiêm túc hơn trước khi có một quyết định cứng rắn nếu như người này tái phạm. Xin nhớ rằng hầu như tất cả đồng hương đều là những người chưa bao giờ có dịp tham dự một phiên toà, hơn nữa họ lại không có được một lời chỉ dẫn về cách ăn nói, đi đứng, chào hỏi trong phòng xử cho nên nếu họ có vụng về trong cách hành xử cũng là một điều dễ hiểu.

Sự hổ trợ của đồng hương

Trong số trên 40 người tham dự phiên toà đầu tiên thì có khoảng trên dưới 10 người được cho là những người đến để hộ trợ tinh thần cho ông Võ Ngọc Anh (trong đó có 3 nhân chứng của nguyên đơn). Tuy nhiên vào những ngày kế tiếp những người này đã tự động biến mất, thỉnh thoảng có một vài người thoáng đến rồi thoáng đi, ông Võ Ngọc Anh thường ngồi lẽ loi một mình và lặng lẽ ra về vào cuối ngày không một người thân bên cạnh. Nhìn thấy cái tình cảnh cô đơn của ông Võ Ngọc Anh thì đồng hương không khỏi chạnh lòng. Tuy rất giận và bất mãn về những việc ông đã làm nhưng đồng hương đã tỏ ra rất thương cảm ông. Điều này đã được chứng minh vào những giờ phút cuối của vụ kiện.

Trong phiên toà cuối cùng, khi mọi người được mời vào để nghe lời phán quyết thì phía nguyên đơn đã không có một thân hữu nào hiện diện trong phòng xử để hổ trợ tinh thần cho ông kể cả những người được ông mời ra làm chứng. Ngồi bên cạnh ông (cả 2 bên - trái và phải) đều là đồng hương và có người đã ân cần cầm tay ông nói những lời trấn an trước khi BTĐ đọc lời phán quyết. Và sau khi vị Thẩm Phán tuyên bố chấm dứt phiên toà đồng thời cũng là chấm dứt vụ kiện, mọi người đứng lên, thì một vị đồng hương từ hàng ghế phía sau đã nhoài người lên ôm hôn ông đã làm ông quá ngỡ ngàng, xúc động! Vị đồng hương đó hoàn toàn không quen biết ông và chỉ mới biết mặt ông qua vụ kiện này.

Xét lại thì những người mà chúng ta nghĩ rằng phải luôn luôn có mặt bện cạnh ông cho đến giờ phút cuối của vụ kiện lại là những người không thực lòng đối với ông. Có thể họ chỉ là những người cùng có mâu thuẩn cá nhân với bị cáo, tuy cùng thuyền, cùng chung ý muốn nhưng không hết lòng với nguyên đơn. Do đó phải chăng họ đã đẩy ông ra phía trước để đứng mũi chịu sào, nhưng khi thấy con thuyền sắp lật thì họ lại bỏ rơi ông?

Về phía Cộng Đồng thì ngày nào đồng hương cũng có mặt trên dưới 30 người. Mọi người đã luôn luôn có mặt sớm hơn giờ mở cửa của phòng xử mặc dầu người Việt chúng ta nổi tiếng "... không đi trễ không phải là người Việt Nam". Có người ở thật xa, phải dậy sớm, đón nhiều chặng xe (xe lửa, xe "tram", xe buýt) để đến cho kịp giờ các phiên toà. Có những người lớn tuổi, trong người mang nhiều thứ bệnh, đi đứng khó khăn nhưng vẫn có mặt đều đặn trong suốt 10 ngày của vụ kiện. Để có thể tham dự các phiền toà, có người thì xin nghĩ làm với nhiều lý do "thầm kín" khác nhau, có người thì nói rõ lý do cho người chủ biết và đã được chính người chủ (là một người Úc) chấp thuận, cổ động, khuyến khích việc làm của đồng hương. Và có rất nhiều người quan tâm nhưng vì không thể nào xin nghĩ việc được nên chỉ vào giờ ăn trưa cũng đã cố gắng chạy vào 5, 10 phút để hỏi thăm tình hình sự việc rồi lại vội vã trở về chổ làm. Ngoài ra còn có rất nhiều đồng hương ở các tiểu bang khác hay những nơi xa xôi nóng lòng trông đợi diễn tiến của vụ kiện và theo dõi tình hình từng giờ, từng phút qua điện thoại, website hay email.

Chuyện bên lề: Trong những lúc nghĩ giải lao có nhiều người mời đồng hương mua vé đi xem buổi văn nghệ gây quỹ xây chùa thì có một vị thẳng thừng từ chối. Khi được hỏi về lý do thì vị này cho biết rằng trong thời gian Cộng Đồng đang rầm rộ biểu tình chống chương trình VTV4 được phát hình trên đài SBS thì người này đã đến ngôi chùa ở Braybrook để xin vị Thượng Toạ ký tên vào thỉnh nguyện thư nhưng đã bị vị Thượng Tọa này từ chối và nói là "tôi không làm chính trị". Vậy là kể từ dạo đó vị này, là một Phật tử thuần thành, đã từ giả vĩnh viển ngôi chùa ấy mặc dầu trước đây đã đến cúng dường rất thường xuyên. Cũng kể từ dạo đó vị này đã xa lánh tất cả những gì có dính dáng đến chùa chiền, thầy cô (ni cô) vì không còn tin ai mà chỉ còn biết Phật ở tại Tâm. Nhất là gần đây lại thêm cái vụ đình đám "ăn chay ngũ mặn" làm cho mọi người càng thêm ngao ngán. Sợ quá đi thôi!

Các nhân chứng

Theo thứ tự của toà án, thì tất cả những nhân chứng của phía nguyên đơn sẽ được mời lên chất vấn trước hết rồi mới đến lượt các nhân chứng của phía bị cáo. Người được chất vấn đầu tiên về phía nguyên đơn chính là ông Võ Ngọc Anh còn bên bị cáo là ông Nguyễn Thế Phong.

Trong số 4 nhân chứng (ông Võ Ngọc Anh, ông Trần Đức Vũ, ông Nguyễn Hải Đăng, và ông Nguyễn Thanh Hùng) về phía nguyên đơn thì có người đã khai phá sản (bankruptcy) nhiều lần, có người đã bị bất tín nhiệm ở một chức vụ trong Cộng Động (ngoài ra còn có những chi tiết cá nhân khá lý thú tuy là những dữ kiện "nổi" nhưng không được biết đến một cách công khai - hoặc được nêu ra trong các phiên toà, đề cập trong các phiên họp Cộng Đồng, đã được đưa lên trên mặt báo, hoặc do chính miệng các cá nhân liên quan nói ra - cho nên người viết xin mạn phép không đưa vào trong bài viết này.)

Đứng trước mặt quan toà, các nhân chứng bên nguyên đơn đều khai là cựu quân nhân QLVNCH, đã từng có thân nhân bị VC giết, đã từng ở tù cải tạo, đã từng đi vượt biên đi tìm Tự Do nhưng khi được hỏi về lập trường chống cộng hiện tại thì có người ấm ớ nói rằng "chưa có quyết định", người thì nói "không có ý kiến" rồi còn thêm vào là "một hội đoàn xã hội (Cộng Đồng) thì không nên dính dáng đến chính trị".

Ngoài những nhân chứng trên vị Thẩm Phán còn cho biết là phía nguyên đơn còn có 2 người (cũng thuộc thế hệ cha anh), ông Đặng Văn Thiên và ông Nguyễn Anh Lân, đã từ chối không chịu ra làm nhân chứng. Như vậy có thể quan toà sẽ xem sự việc này như là một sự yếu kém của bên nguyên đơn (vì đây không phải là một sự vắng mặt bình thường mà có lẽ vì cảm thấy bất lợi cho nguyên đơn nên 2 người này đã từ chối không ra làm chứng).

Trong khi đó phía bị cáo có 6 nhân chứng thì đã hết 5 người thuộc thế hệ trẻ. Tất cả 6 nhân chứng này không có ai là quân nhân của QLVNCH. Có người còn rất trẻ vì được sinh ra sau ngày mất nước và dĩ nhiên là lúc còn ở trong nước những người này chưa bao giờ được nghe nói đến Chính Nghĩa Quốc Gia cũng như chưa bao giờ thấy được lá Cờ Vàng, nhưng trước mặt quan toà họ đều xác nhận họ là những người làm việc, hổ trợ cho Cộng Đồng, một Cộng Đồng chống cộng.

Tuy sinh sau nở muộn, chưa một lần khoác áo chiến binh và chưa một ngày ở tù cải tạo nhưng tinh thần chống cộng của họ rất cao, mạnh mẽ và trong sáng ("Trong sáng" ở đây có nghĩa là lòng tự nguyện dấn thân vì họ phân biệt được trắng đen, phải trái, ác thiện chứ không phải là vì hận thù cá nhân như VC thường rêu rao, và họ cũng không bị mua chuộc hoặc muối mặt chạy theo cái bã vinh hoa như một số người vị kỹ, ham danh hám lợi, vinh thân phì gia). Và chính họ cũng là những người tiên phong hăng say trong công cuộc đấu tranh đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việt Nam. Do đó họ đã tỏ ra vô cùng thất vọng đối với những người thuộc thế hệ cha anh đã không cùng đi chung một con đường. Đúng ra các bậc cha anh phải là những cái gương sáng, những bài học quý giá, là ngọn đèn hải đăng dẫn đường, dìu dắt cho các thế hệ trẻ tiếp nối.

Vì các nhân chứng bên bị cáo đều là những người làm việc chung với ông Nguyễn Thế Phong cho nên Trạng Sư bên nguyên đơn cho rằng những người này là phe nhóm (faction) nên đã bênh vực cho ông Phong. Nói như vậy thì phía nguyên đơn lại càng phe nhóm hơn vì đây là một vụ kiện để chứng minh rằng trong phiên họp ngày 15/02/2009 bị cáo có gọi nguyên đơn "là cộng sản, là tay sai cộng sản" hay không, mà trong số những người ra làm chứng và ngay chính cả nguyên đơn lại là những người đã không có mặt trong phiên họp đó. Ngược lại, phía bị cáo thì chỉ đưa ra những người đã thực sự có mặt trong phiên họp để làm chứng. Một lần nữa điều này đã cho thấy rõ một sự yếu kém về mặt nhân chứng của bên nguyên đơn.

Những lời khai

Khi được chất vấn các nhân chứng phía nguyên đơn đều khai rằng sự liên hệ giữa họ và ông Nguyễn Thế Phong (trước vụ kiện) đều ở trong tình trạng "cơm không lành canh không ngọt". Điều này phần nào đã làm yếu đi thế đứng của phía nguyên đơn vì quan toà sẽ nghĩ rằng nguyên nhân sâu xa của vụ kiện là do những mâu thuẩn cá nhân chứ không phải thực sự là vì mạ lỵ hay phỉ báng.

Trong đơn thưa kiện có ghi rỏ là bị cáo đã gọi nguyên đơn "là cộng sản, là tay sai cộng sản" nhưng khi bị chất vấn thì nguyên đơn lại tránh né không nói đến những gì đã được ghi trên giấy trắng mực đen mà chỉ khăng khăng nói rằng - một khi đã bị nguyên đơn cho là "đánh phá Cộng Đồng, đánh phá Chính Nghĩa Quốc Gia" có nghĩa/tức "là cộng sản, là tay sai cộng sản".

Một khi đã khẳng định như vậy vô tình nguyên đơn đã tự cho mình là tay sai cộng sản, tự gắng cho mình bản hiệu (label) cộng sản. Nhưng không chỉ có cộng sản và tay sai cộng sản mới đánh phá Cộng Đồng, đánh phá Chính Nghĩa Quốc Gia. Lịch sử đã cho chúng thấy là chính người Quốc Gia cũng đánh phá người Quốc Gia, đánh phá Chính Nghĩa Quốc Gia chứ không phải chỉ có cộng sản mà thôi, điển hình là các vụ đảo chánh, chỉnh lý, xuống đường, ... dưới thời VNCH. Và bài học đớn đau nhất là chính người Mỹ đã đánh phá Chính Nghĩa Quốc Gia, đánh tan thể chế Dân Chủ của VNCH, phá sập Miền Nam Tự Do ấm no, vậy Mỹ có phải là cộng sản, là tay sai của cộng sản hay không?!

Khi được hỏi về sự hành xử của đồng hương trong các cuộc biểu tình, đặc biệt là cuộc biểu tình ở Dallas Brook Hall chống đoàn văn công "Duyên Dáng Việt Nam" của VC thì có người bên nguyên đơn đã khai rằng những người tham gia biểu tình rất hung hăng, liệng cà chua, trứng thối, gây xô xát và thương tích. Rồi khi được hỏi về phiên họp ngày 15/02/2009 cũng có người (bên nguyên đơn) lại nói là đã nghe dân chúng chửi rủa "cha mẹ ông Ẩn lấy chó", "ông Ẩn là đồ chó đẻ", rồi có người còn đòi "cởi quần trùm lên đầu ông Ẩn", đòi "đánh ông, giết ông" nếu có mặt ông Ẩn ở đây.

Tại sao lại có những câu hỏi, những lời khai không dính dáng gì đến vấn đề phỉ báng, mạ lỵ như những lời đã ghi rõ trong đơn thưa kiện? Theo thiện nghĩ có thể đây là lối dẫn dắt các nhân chứng để đưa ra những lời lẽ vẻ vời một hình ảnh xấu, một hình ảnh bạo động cho Cộng Đồng để đi đến kết luận ông Chủ Tịch của Cộng Đồng là một người xấu (không đáng tín cẩn) chăng? (Vì một ông Chủ Tịch xấu sẽ có ảnh hưởng xấu đến Cộng Đồng, sẽ dung túng những phần tử xấu trong Cộng Đồng. Nói một cách khác một ông Chủ Tịch tốt sẽ dung nạp những người tốt trong Cộng Đồng.)

Nếu cố tình dẫn dắt và lập luận như trên thì sẽ có phản ứng ngược, và phía bị cáo sẽ được nhiều ưu điểm, thuận lợi hơn. Vì tất cả các nhân chứng bên phía bị cáo đều là những người có một trình độ học vấn cao, có bằng cấp và đều đang làm việc cho các cơ quan chính phủ hoặc các công ty lớn của tư nhân. Trong số đó có người đang giử chức vụ "Senior Tax Auditor" và đã từng ra toà làm nhân chứng rất nhiều lần cho sở Thuế. Hơn nữa đa số họ là những người trưởng thành trong một xã hội Tự Do, một đất nước Dân Chủ cho nên họ đã hấp thụ được cái tinh thần dân chủ và thượng tôn pháp luật rất cao. Như vậy nếu dựa theo lập luận trên thì bị cáo là một người đáng tín cẩn vì ông đã được một số người có khả năng cộng tác làm việc chung cho Cộng Đồng. Một công việc hoàn toàn thiện nguyện mà chỉ có những người thật sự có lòng mới có can đảm dấn thân đứng ra nhận lãnh trách nhiệm "vác ngà voi". Một công việc không lương mà còn phải hy sinh thì giờ, bỏ công sức và tiền túi ra để chu toàn trách nhiệm, không những vậy mà còn phải hứng chịu biết bao nhiêu tai ương, bao lời thị phi, nặng nhẹ của dư luận.

Đặc biệt là khi được hỏi về cách hành xứ của người biểu tình thì ông Glenn Clark Giám Đốc An Ninh (Security Manager) của Crown Casino là một nhân chứng của phía bị cáo, và cũng là người đã đưa ra cái email ghi nhận các chi tiết về cú điện thoại của ông Võ Ngọc Anh, đã xác nhận là Cộng Đồng có những cuộc biểu tình ôn hoà nhất (best protests) tại Crown Casino.

Nhân chứng quan trọng nhất

Lời khai và chứng cớ quan trọng nhất của vụ kiện này là của ông Trần Đức Vũ (tức Vương Thiên Vũ), nhân chứng phía nguyên đơn. Ông là người thứ hai được mời lên chất vấn (sau ông Võ Ngọc Anh) vào phiên toà ngày thứ 3 (Thứ Sáu 12/03/2010).

Toà đã phải ngưng nhiều lần vì ông Vũ nói quá nhanh, dông dài, và có những lúc không đầu không đuôi làm người thông dịch phải khựng lại, không theo kịp. Chính vị Thẩm Phán đã phải chỉ dẫn cho ông cách trả lời chầm chậm để cho mọi người có thể hiểu ông muốn nói gì. Và rất nhiều lần ông đã không trả lời thắng vào câu hỏi mà lại nói quanh co, nói lung tung làm vị Trạng Sư (bị cáo) phải lên giọng bảo ông im đi (quiet), rồi nhìn thẳng vào ông và hỏi rằng - ông có hiểu câu hỏi của tôi không hay là ông cố tình tránh né câu trả lời.

Khi được chất vấn và cho lời khai trước quan toà, ông Trần Đức Vũ đã luôn lớn tiếng nhấn mạnh rất nhiều lần rằng những điều ông nói ra là sự thật 100 phần 100. Nhưng khi nói về chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Tư Vấn Giám Sát mà ông đã nắm giữ thì ông lại lờ đi việc ông đã bị đồng bào bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ngoài ra ông còn khai rằng - một, hai tuần sau phiên họp (15/03/2009) ông mới gọi điện thoại nói chuyện với ông Võ Ngọc Anh. Trong khi đó thì ông Võ Ngọc Anh lại nói là ông Trần Đức Vũ đã gọi cho ông vào khoảng 7 giờ chiều ngay ngày hôm đó.

Việc chất vấn ông Trần Đức Vũ đang diễn ra nữa chừng thì bổng đâu lòi ra một bản ghi chép viết tay của ông Vũ ghi lại những gì đã xảy ra trong phiên họp ngày 15/03/2009. Quan toà phải ngưng phần chất vấn ông Vũ để quay sang thảo luận về sự hợp lệ và chấp nhận (valid and admissible) của bản ghi chép đó như là một chứng cớ của vụ kiện. Như được biết, theo luật lệ của toà án, thì bất cứ chứng cớ, dữ kiện, văn tự, ... nào được dùng cho vụ kiện đều phải nằm trong cuốn "sổ vụ kiện" (court book) do Luật Sư, Trạng Sư hai bên cùng soạn thảo (compiled) để cho quan toà đối chiếu, tham khảo khi nêu ra bất cứ một vấn đề gì. Và quan toà chỉ có quyền chất vấn nhân chứng căn cứ vào những gì có trong cuốn "sổ vụ kiện" đó mà thôi. Đúng theo nguyên tắc thì vụ kiện có thể bị bãi bỏ ngay vào giờ phút ấy vì bản ghi chép đó là bất hợp lệ, tuy nhiên vị Trạng Sư (bị cáo) đã chấp thuận cho thông qua.

Tuy bản ghi chép của ông Vũ là một chứng cớ của phía nguyên đơn nhưng bên bị cáo đã phải cấp tốc lo việc phiên dịch bản ghi chép này (trong giờ ăn trưa) để có thêm những chứng cớ thuận lợi và để cho vụ kiện khỏi bị đình trệ.

Mặc dầu vụ kiện đã được cho phép tiếp tục, nhưng vì là một sự vị phạm đến luật lệ toà án mà không có một lời giải thích thoả đáng về sự xuất hiện bất ngờ của cái bản ghi chép tay của ông Vũ nên Luật Sư Nguyễn Bá Đại đã bị bà Thẩm Phán gọi đứng lên và khiển trách ngay trước mặt mọi người. Việc làm tất trách này của Luật Sư Đại đã là một điều bất lợi cho phía nguyên đơn dưới nhãn quan của quan toà (trong lãnh vực nghề nghiệp và luật lệ của toà án).

Tiếp tục việc chất vấn ông Trần Đức Vũ, Trạng Sư (bị cáo) đã hỏi ông về sự xuất xứ của cái bản ghi chép đó (gồm có 2 trang) thì được ông trả lời lúc đầu là ông viết nháp trong phiên họp rồi về nhà ghi chép lại. Nhưng sau đó ông lại nói là trang đầu ông viết tại phiên họp còn trang thứ hai thì ông viết ở nhà. Nhưng vị Trạng Sư đã trưng dẫn cho thấy rằng tuy là một bản ghi chép ngay tại chổ, trong khi phòng họp lại thiếu ánh sáng (theo lời khai của ông Vũ), nhưng chữ viết của ông lại rất đều đặn, ngay ngắn, rỏ ràng, sạch sẽ không có một chữ bị sai sót hay bị xoá bỏ. Ngoài ra những điều được ghi chép trong đó lại không tuần tự đi theo các sự kiện diễn ra trong phiên họp. Điều này đã đưa tới nghi vấn là bản ghi chép tay của ông Vũ đã không thực sự được viết tại chổ như lời ông nói.

Và khi được hỏi là ông đã khai có người chửi rủa "cha mẹ ông Ẩn lấy chó", "ông Ẩn là đồ chó đẻ", rồi có người còn đòi "cởi quần trùm lên đầu ông Ẩn", đòi "đánh ông, giết ông" nếu có mặt ông Ẩn ở đây, mà tại sao lại không có trong bản ghi chép (tại chổ) của ông. Ông đã trả lời - vì ông là người viết lịch sử cho nên ông không viết những điều dơ bẩn ấy xuống.

Vào cuối ngày (Thứ Sáu 12/03/2010) vị Trạng Sư (bị cáo) đã yêu cầu ông Vũ về nhà, trong thời gian cuối tuần, hãy tìm kiếm và mang lên toà tất cả những sổ sách, những trang giấy có ghi chép các sự kiện liên quan đến phiên họp ngày 15/03/2009. Rồi vào sáng Thứ Hai 15/03/2010 (phiên toà ngày thứ 4) ông Trần Đức Vũ trở lại với một cuốn sổ ghi chép trong tay. Và vị Trạng Sư (bị cáo) đã hỏi ông Vũ là ông có đọc và tìm kiếm trong cuốn sổ đó những gì như đã được yêu cầu không, thì ông đã trả lời rằng ông không có thì giờ vì ông bận đi tập thể dục và nhảy đầm vào cuối tuần, làm cả toà phá lên cười, ngay cả Luật Sư Nguyễn Bá Đại cũng đã kéo vạt áo vét (veste) lên che miệng cười khúc khích. Nhưng lần này may mắn là không có người nào bị mời ra khỏi phòng xử mặc dầu cười rất to tiếng! Nếu có, thì chắc giờ này đã bị báo chí dủa thê thảm như một chiều mưa ảm đạm!

Khi vị Trạng Sư nguyên đơn hỏi ông Vũ rằng có phải cái trang đầu tiên (của bản ghi chép) đã được ông viết xuống từng chữ từng lời (word by word) đúng theo những gì đã diễn ra trong phiên họp (15/03/2009) không? Ông Vũ đã trả lời: phải (yes). Vị Trạng Sư khựng lại vì biết ông Vũ đã hố khi trả lời "phải" (yes) hoặc vì ông không hiểu rõ câu hỏi nên mới trả lời hố như vậy. Cho nên vị Trạng Sư đã chậm rải hỏi lại, nói rõ từng tiếng và nhấn mạnh từng chữ một (người thông dịch cũng đã dịch chính xác câu hỏi của vị Trạng Sư). Và vị Trạng Sư đã hỏi đi hỏi lại tất cả là 3 lần, nhưng cả 3 lần ông Vũ đều trả lời là "phải" (yes).

(Người viết xin giải thích tại sao khi ông Trần Đức Vũ trả lời "phải" (yes) là đã bị hố. Vì khi trả lời "phải" (yes) là ông Vũ đã xác nhận rằng ông đã viết xuống từng chữ từng lời (word by word) đúng theo những gì đã diễn ra trong phiên họp (15/03/2009). Nói rỏ hơn là một khi ông đã trả lời như vậy thì bản ghi chép tay của ông phải có đầy đủ các chi tiết về những sự kiện diễn ra tuần tự (in order) trong phiên họp. Đàng nầy các sự kiện diễn ra trong buổi họp đó đã không được ghi chép theo tuần tự mà lại còn thiếu sót nhiều chi tiết quan trọng như việc có người chửi rủa ông Võ Ngọc Anh mà do chính ông đã khai trước đây. Điều này cho chúng ta thấy là khi trả lời hoặc đưa ra những lời khai trước quan toà mà chỉ cần hiểu sai một chữ, nói sai một lời là xem như sai một ly đi một dặm, bút sa gà chết, nói ra là chấm hết (không thay đổi được, không rút lại lời nói được) nguy hiểm vô cùng.)

Trong vụ kiện này ông Võ Ngọc Anh đã gần như hoàn toàn dựa vào các chứng cớ và lời khai của ông Trần Đức Vũ như là một yếu tố quan trọng nhất, một yếu tố quyết định cho vụ kiện. Nhưng rất tiếc là cái thái độ bất hợp tác, không làm theo lệnh của toà án cũng như các chứng cớ và lời khai của ông đưa ra không minh bạch, không ăn khớp và bất nhất đã làm cho những lời khai và bản ghi chép tay của ông trở thành vô giá trị. Đây là điều bất lợi lớn nhất cho phía nguyên đơn.

Vị Thẩm Phán

Như đã nói ở phần "Phiên toà đầu tiên" bên trên, bà Thẩm Phán đã tỏ ra khá cứng rắn để giử cho phòng xử có kỹ luật, tôn tri trật tự khi bà mời một đồng hương ra ngoài chỉ vì người này đã mĩm cười không đúng lúc. Tuy nhiên những ngày sau đó và cho mãi đến những giây phút cuối cùng của vụ kiện bà đã phải 2 lần lên tiếng khen ngợi thái độ và cách hành xử rất gương mẩu (exemplaire) của đồng hương. Và, tuy không nói ra, nhưng bà đã đôi lần nở một nụ cười quý mến để bày tỏ lòng cảm phục đối với sự quan tâm, gắn bó, thủy chung của đồng hương đã có mặt đông đủ từ ngày đầu cho đến những giờ phút cuối của vụ kiện.

Vị Thẩm Phán Jane Campton (Judge Campton) đã từng là Trạng Sư trên 20 năm và đã được bổ nhiệm giử chức vụ Thẩm Phán của Toà Trung Thẩm vào tháng 10 năm 2002.

Là một người đã từng đứng ra cải và ngồi xử cho hàng trăm vụ kiện, đã có quá nhiều kinh nghiệm để thừa sức nhận biết đâu là sự thật và đâu là phía bên kia của sự thật. Do đó chỉ sau 2 phiên toà ngồi nghe những lời khai của nhân chứng đầu tiên (ông Võ Ngọc Anh) của phía nguyên đơn, bà đã phán rằng "Tôi đã nghe đủ rồi" (I've heard enough). Và bà đã 2 lần khuyên là đôi bên nên điều đình với nhau (ngoài toà) để tránh những phí tổn quá cao về án phí. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, sự việc này đã không xảy ra và vụ kiện đã kéo dài đến ngày thứ 10 với một lời phán quyết bất lợi cho phía nguyên đơn.

Luật Sư và Trạng Sư

Luật Sư Nguyễn Bá Đại (bên nguyên đơn) được đồng hương ghi nhận là một người rất có chí. Ông cũng là một thuyền nhân vượt biển đến Hồng Kông, sau khi được định cư tại Úc ông đã quyết tâm ghi tên học luật tuy lúc đó ông đã 28 tuổi. Mặc dầu tuổi đã cao nhưng với sự cần mẫn, chịu khó, siêng năng ông đã đậu ra trường với một số điểm xuất sắc.

Được biết phía nguyên đơn, trước ngày ra toà, đã có hai trạng sư bỏ cuộc nữa chừng vì nhiều lý do khác nhau. Vị Trạng Sư thứ ba, ông James Catlin, thì chỉ mới nhận đứng ra cải cho vụ kiện này trong một thời gian rất ngắn trước ngày ra toà. Do đó ông đã không có đủ thời gian cần thiết để chuẩn bị cho vụ kiện một cách chu đáo. Ngoài ra hình như đây là lần ra toà đầu tiên của ông cho nên mẹ của ông đã có mặt trong phiên toà đầu tiên để hổ trợ tinh thần cho ông. Đây là một điều hiếm thấy trong xã hội tây phương, sự có mặt của bà đã cho chúng ta thấy sự quan tâm, lo lắng và tình thương của người mẹ đối với con thật là đáng quý và đáng trân trọng. Tuy không có dịp hoặc không dám nói chuyện thẳng (vì khả năng Anh văn có giới hạn) với ông James Catlin nhưng đồng hương ai ai cũng tỏ ra thương mến, có cảm tình đặc biệt đối với ông. (Xin bấm vào link để xem phần tiểu sử của Trạng Sư James D Catlin)

Về phía bị cáo, theo lời ông Nguyễn Thế Phong, thì việc tìm gặp được Luật Sư Bernard Moore và Trạng Sư Dr. Matthew Collins hoàn toàn là một duyên may do ơn trên đưa đẩy, sắp đặt (xin vui lòng nghe lời giải thích của ông trong phần âm thanh).

Trạng Sư Dr. Matthew Collins đã tỏ ra rất chu đáo, ngăn nắp, chuẩn bị rất kỷ lưỡng. Nhưng điều đáng nể phục nhất là sự thông thạo, tường tận về những điều luật được đưa ra áp dụng trong vụ kiện này. Chính ông đã dìu dắt bà Thẩm Phán về các điều luật trong suốt 10 ngày của vụ kiện, kể cả việc viết ra một chuổi các câu hỏi cho Bồi Thẩm Đoàn dựa vào đó mà trả lời để đi đến lời phán quyết cuối cùng.

Ở ngoài hàng lang, có đồng hương đã cảm phục hỏi ông là tại sao ông lại biết rỏ từng chi tiết các điều luật được nêu ra - biết nội dung có những gì, áp dụng vào trường hợp nào, nằm ở trang nào trong bộ sách luật, thuộc khoản nào, điều mấy, ..... Và ông đã trả lời một cách khiêm nhường rằng - chính ông là người đã viết ra những bộ sách luật ấy!

Chúng ta sẽ càng ngạc ngiên hơn khi biết về câu chuyện nhân duyên của "cặp bài trùng" Moore-Collins. Theo lời Luật Sư Bernard Moore thì trước đây ông đã từng là một Trạng Sư chuyên môn về các vụ kiện phỉ báng, mạ ly, và ông đã thắng nhiều hơn thua gần như là bách chiến bách thắng. Cho đến một ngày ông gặp phải "kỳ phùng địch thủ" và ông đã bị đánh bại bởi một vị Trạng Sư rất trẻ đó chính là ông Dr. Matthew Collins. Đem lòng nể phục vị Trạng Sư tuổi trẻ tài cao, ông Bernard Moore đã mời Dr. Matthew Collins về cộng tác làm việc chung với ông kề từ đó. (Xin bấm vào link để xem phần tiểu sử của Trạng Sư Dr. Matthew J Collins)

Nhưng điều đáng thán phục nhất là thái độ và cách đối xử với nhau của hai vị Trạng Sư rất là thân thiện, hoà nhã trong tinh thần tương kính lẫn nhau. Mặc dầu hai vị vì nghề nghiệp, vì trách nhiệm phải đối đầu nhau mạnh mẽ tranh cải qua lại rất gắt gao để bào chữa cho thân chủ của mình, nhưng vẫn luôn luôn coi nhau như bạn, và chính Dr. Matthew Collins mỗi khi nói về vị đồng nghiệp của mình đều gọi là "my friend"! Qua bao nhiêu ngày quan sát cách hành xử của 2 vị Trạng Sư ông Võ Ngọc Anh đã phải thốt lên "chúng ta cần phải học hỏi những điều đó". Ông còn nói thêm: "Chúng ta đến đây để tìm công lý chứ không phải tìm hận thù".

Phiên toà cuối

Ai ai cũng nghĩ rằng phiên toà vào ngày thứ chín (Thứ Hai 22/03/2010) sẽ là ngày cuối của vụ kiện cho nên đồng hương đã thu xếp để đến tham dự rất đông, với con số kỷ lục hơn 50 người. Nhưng vào cuối ngày mọi người đã thất vọng ra về vì vẫn chưa có lời phán quyết vì BTĐ đang gặp khó khăn trong vấn đề quyết định.

Vì đây không phải là một trường hợp dễ dàng đi đến phán quyết như trong các vụ án tội phạm - tức là chỉ cần căn cứ trên các chứng cớ và lời khai của các nhân chứng để có lời phán quyết "có tội" (guilty) hay "không có tội" (not guilty). Trong khi tính chất của vụ kiện này thì phải xác định trước hết là những lời nói, từ ngữ có tính cách mạ lỵ, phỉ báng đã được nói ra (defamatory words were said) và thứ đến là những lời nói, từ ngữ đó có mang ý nghĩa hay hàm ý mạ lỵ phỉ báng trong cái tình huống lúc được nói ra (carry a defamatory meaning with the context).

Do đó BTĐ đã tỏ ra rất thận trọng trong vấn xét đoán để đi đến phán quyết cuối cùng. Cho nên mãi đến trưa ngày hôm sau (phiên toà thứ mười) BTĐ mới có lời phán quyết. Khi được hỏi rằng "bị cáo có gọi nguyên đơn là cộng sản, là tay sai cộng sản hay không" thì người đại điện cho BTĐ đã nhỏ nhẹ trả lời: Không.

Vị Thẩm Phán nhìn xuống các dãy ghế của người tham dự để quan sát và dò xét phản ứng của đồng hương. Nhưng mọi người vẫn ngồi im, không có một phán ứng lộ liễu. Thế rồi khi đến phần thảo luận về chuyện trang trãi án phí mà phần này thì không quan trọng (quan trọng nhất là lời phán quyết mà lời phán quyết thì đã có rồi) do đó bà đã mở lời là mọi người có thể rời phòng xử vì có lẽ bà nghĩ rằng đồng hương sẽ chạy ào ra ngoài nhảy nhót, nói cười, la hét vui mừng. Nhưng không một ai nhúc nhích. Quá đổi ngạc nhiên bà đã nở một nụ cười quý mến như thầm cảm phục cái thái độ điềm đạm, cách hành xử đứng đắn, nghiêm trang của đồng hương và sự gắn bó, thủy chung đến giây phút cuối cùng của vụ kiện.

Bên cạnh ông Võ Ngọc Anh không có ai là bạn bè, thân thuộc ngoài những người đồng hương là những người mang tấm lòng tuy "giận mà thương". Ngoài ra, trong phòng xử còn có sự hiện diện một vài người không hổ trợ Cộng Đồng mà cũng chẳng đứng về phía ông Võ Ngọc Anh. Những người này vì tư thù cá nhân, tị hiềm nhỏ nhen cho nên họ chỉ đến dự để chỉ trông mong được nghe lời phán quyết là ông Phong thua kiện cho hả dạ. Những người này chỉ vì ích kỹ, hẹp hòi, thiển cận nên đã không nhận biết (hoặc cố tình không muốn biết) rằng những việc làm của ông Phong nếu có ảnh hưởng đến quyền lợi riêng tư của cá nhân họ thì cũng chỉ vì ông đã hành xử theo đúng lương tâm, theo đúng nội quy Cộng Đồng của một người đang ở vào cương vị của ông.

Nguyên đơn và bị cáo

Ông Võ Ngọc Anh (nguyên đơn) năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng ông cho biết là hàng ngày ông vẫn đi làm. Qua vụ kiện này, ông đã tỏ ra là một người rất bình thản và can đảm. Tuy bạn bè đã không một ai đến để hổ trợ tinh thần cho ông trong những lúc cần nhất, dầu cô đơn nhưng ông vẫn rất bình thản. Và ông là một người can đảm vì ông đã sẳn sàng chấp nhận thua kiện không than vang, không trốn tránh, không bỏ cuộc, có làm có chịu.

Ông đã từng có những đóng góp lớn lao cho Cộng Đồng, đã được báo chí truyền thông nói đến và đã nhận được rất nhiều bằng ban khen. Đặc biệt trong đó có một bằng ban khen (Certificate of Appreciation) đã được đồng ký tên bởi ông Nguyễn Thế Phong (Chủ Tịch CĐNVT-VIC) và bà Christine Campbell (Tổng Trưởng Bộ Dịch Vụ Cộng Đồng - Minister for Community Services). Vì năng động trong những sinh hoạt về xã hội cho nên ông đã được rất nhiều người biết đến, và quý trọng ông như là một người anh (older brother) - đây chính là lời nói của một nhân chứng bên phía bị cáo.

Còn ông Nguyễn Thế Phong (bị cáo), là một người đã bị chịu quá nhiều áp lực, tai ương, thị phi đến từ mọi phía nhất là truyền thông báo chí. Ông là người ngậm đắng nuốt cay, hứng đòn chịu trận, bị đánh tả tơi qua bao năm tháng, nhưng với một sức chịu đựng vô song, cùng với sự hổ trợ của đồng hương và gia đình, ông đã không những chu toàn trách nhiệm của một vị Chủ Tịch (qua việc tổ chức các sinh hoạt văn hoá, xã hội, chính trị ... cho Cộng Đồng) mà lại còn phải ra sức chống chọi để giử vững thành trì chống cộng Úc Châu.

Tuy có một số người không hài lòng về cách giao tế của ông (phải chăng tánh ông quá thẳng thắng, bộc trực trong lúc làm việc như đa số những người trẻ lớn lên sau này?) nhưng ai ai cũng phải công nhận rằng ông là một người có lập trường chống cộng vững chắc, không hề lay chuyển. Một trong những điều kiện ắt có và đủ để lèo lái con thuyền CĐNVTD. Do đó những người chính chắn, trưởng thành, sáng suốt, nghĩ xa hiểu rộng, chín bỏ làm mười, biết dẹp bỏ tự ái vụn vặt, biết lấy chuyện chung, đại sự đặt lên trên những chuyện lặt vặt riêng tư, đã cùng đứng với ông, sát cánh với ông và hết lòng hổ trợ ông trong những cơn sóng gió vừa qua.

Báo chí truyền thông trước vụ kiện

Chuyện một cá nhân bị báo chí "đánh đấm", hạch hỏi là chuyện rất bình thường trong một đất nước Dân Chủ mà Đệ Tứ Quyền (Tự Do Báo Chí, Tự Do Ngôn Luận) được tôn trọng và được luật pháp bảo vệ. Tuy nhiên, trong trường hợp của ông Phong, có tờ báo đã kiên nhẫn, dai dẳng đánh ông ròng rã từ năm này qua tháng nọ. Lúc đầu độc giả còn có vẻ thích thú khi đọc những bài báo đó như là những tin tức giựt gân. Nhưng dần hồi rồi độc giả cũng tỏ ra chán ngán vì "nghe rồi nói mãi", hơn nữa họ còn có sự suy xét, phán đoán thông minh và khách quan dựa trên sự thật chứ không phải dễ dàng để cho báo chí dẫn dắt một cách sai lạc.

Rồi trong thời gian gần đến ngày vụ kiện được đưa ra toà, ông Phong và Cộng Đồng đã phải hứng chịu dồn dập, tới tấp biết bao nhiêu "trận pháo" đánh phủ đầu như cả một chiến dịch được tung ra từ phía truyền thông báo chí, Internet dưới mọi hình thức (bài viết, thông báo, góp ý, câu hỏi, phỏng vấn, ...). Sự việc này phảng phất cái lối chuẩn bị tư tưởng cho quần chúng đã từng được áp dụng tại Việt Nam trước khi ra tay đánh bắt, triệt hạ một người nào.

Đó là chưa kể đến vô số các tờ truyền đơn bôi nhọ, cáo buộc cá nhân ông Phong với đủ mọi tội danh đã được dán đầy khắp nơi trong các vùng thị tứ đông người Việt. Ngoài ra còn có một số người (từ xa) hùa theo viết bài chửi hôi, chửi ké, buộc tội ông Phong nhưng lại chưa bao giờ biết ông Phong ngoài đời, chưa bao giờ tham gia các sinh hoạt của CDNVTD-VIC. Đây mới chính là một sự mạ lỵ phỉ báng về một cá nhân, có âm mưu và chủ đích.

Sống trên một đất nước Tự Do, Dân Chủ mà họ lại có một lối hành xử không Dân Chủ và đã quên đi một điều quan trọng nhất trong việc cáo buộc một cá nhân đó là - một người luôn được xem là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội (Innocent until proven guilty).

Đặc biệt là cái thông báo của cái gọi là "Hội Bảo Vệ Công Lý Úc Châu, PO Box 6516 West Footscray, VIC 3012, Phone: 0421 655 705" (đăng trên báo Saigon Times, số 657, trang 63) có những đoạn như sau:

"Thực tế, từ hành động chụp mũ những thành phần quốc gia chân chính cho đến việc quản lý bất minh tài chánh cộng đồng, đều là những hành vi bất chánh phá hoại CĐ. Để ứng phó với dư luận đồng bào và pháp luật, ông Phong cựu CTCĐ, BCH/CDNVTD/VIC do ông NVB làm CT đã âm mưu một cách có hệ thống là đánh lừa dư luận đồng bào hải ngoại, các CĐ và các cơ quan truyền thông chân chính, bằng cách cố tình dựng lên một hình ảnh CDNVTD/UC đang bi bọn tay sai CS phá hoại."

"Qua các hành vi [...] kể trên của các ông CT/Phong Bon và BCHCĐ hiện nay, chúng tôi kính mong quý đồng bào hãy sáng suốt nhận định vấn đề. Hãy cùng nhau đập tan các âm mưu của cộng sản, đang triển khai nghị quyết 36, phá sập cơ chế CĐ hải ngoại bằng những âm mưu và hành vi bất chính."

Bây giờ thì Công Lý đã được luật pháp Úc làm sáng tỏ và bảo vệ một cách công minh, vậy thử hỏi cái "Hội Bảo Vệ Công Lý Úc Châu" (không có địa chỉ văn phòng) kia đã rêu rao, hô hào bảo vệ công lý cho ai, bằng cách nào, dựa trên luật pháp của ai? Và ai là người/hội/tổ chức/thế lực có "hành động chụp mũ", "hành vi bất chánh phá hoại CĐ", "đánh lừa dư luận", "triển khai nghị quyết 36"?!

Báo chí truyền thông sau vụ kiện

Nếu chúng ta nhìn thấy được sự tấn công của một số tờ bào vào cá nhân ông Phong và Cộng Đồng như thế nào trước ngày ra toà, thì chúng ta cũng thừa sức đoán biết được phản ứng của họ sau khi ông Phong được toà tuyên bố thắng kiện.

Nhiều tờ báo đã tỏ ra rất cay cú, méo mó khi tường trình về kết quả của vụ kiện, với những lời lẽ chua cay như chính họ là người bị thua kiện, trong khi nguyên đơn là ông Võ Ngọc Anh thì lại tỏ ra rất bình thản, và cho đến nay ông vẫn chưa chính thức lên tiếng một lời nào cả.

Rồi có tờ báo, có lẽ vì giận cá chém thớt, đã lôi cổ ông Nguyễn Quang Duy ra hạch sách một cách thật ngớ ngẫn dựa vào một chuyện nhỏ bé bị xé ra to - ông Duy chính là người đã bị bà Thẩm Phán mời ra khỏi phòng xử trong phiên toà đầu tiên chỉ vì mĩm cười không đúng lúc.

Ai cũng thừa hiểu rằng Người Việt Nam chúng ta cái gì cũng cười như cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã từng viết trước đây, hơn nữa hôm đó không ai có thể nhịn cười được khi nghe những lời khai quá vô lý và lố bịch. Và thật ra ai cũng chỉ cười mĩm chứ không phải cười hô hố một cách bất lịch sự như một số người tưởng tượng, vẽ vời. Thật là không may cho ông Duy, trong số trên dưới 40 đồng hương đang che miệng cười hoặc cười mĩm chi thì ông là người bị bà Thẩm Phán chiếu tướng. Nhưng lại càng xui hơn nữa, cũng chỉ vì một tí sơ hở nhỏ bé này mà ông đã bị lôi lên báo hạch hỏi làm lớn chuyện. Biết đâu nhờ sự quảng cáo không công này mà ông Nguyễn Quang Duy sẽ được nhiều người biết đến hơn.

Đó là chưa nói đến những tờ báo không có nhân lực để phái đến dự các phiên toà nhưng cũng muốn đưa tin nóng hổi nên chi đã chọn cách "tường trình từ xa" qua sự nghe ngóng, kể lại của ông này bà nọ và cũng không quên nêm thêm mắm muối, hành tiêu, ớt tỏi. Phải chăng đối với một số người, thấy màu đen thì bảo là đen, thấy màu trắng thì bảo là trắng, không thấy thì bảo là không thấy, là một điều quá khó khăn?!

Ngoài ra, trước và sau vụ kiện, một số cá nhân và cơ quan truyền thông báo chí đã chọn thái độ "ngậm miệng ăn tiền". Thái độ này đã là cơ hội và nhân tố để cho vô số cái ác, cái xấu sinh sôi nẩy nở làm ô nhiễm và gây bao xáo trộn trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại trên thế giới - "Evil prevails when good men do nothing"!

Lễ tạ ơn Quốc Tổ

Sau những ngày dài căng thẳng đầy lo âu, vụ kiện đã kết thúc với một kết quả như đã mong đợi, và vì luôn tin tưởng vào sự hộ trì của những anh linh, hồn thiên sông núi nên đồng hương đã hẹn gặp nhau vào ngày Thứ Bảy 27/03/2010 tại Đền Thờ Quốc Tổ để làm lễ tạ ơn Quốc Tổ và cũng là dịp để cho ông Nguyễn Thế Phong và Cộng Đồng chính thức có lời cảm tạ sự hổ trợ của đồng hương. Buổi lễ đã diễn ra trong sự uy nghi, thành khẫn và lòng hân hoan của mọi người.

Kết luận

Bây giờ thì trắng đen, phải trái đã rõ nhưng nếu có những ai vẫn còn hồ nghi, hoang mang thì đó là lỗi của chính họ vì đã không tham gia các sinh hoạt Cộng Đồng, không tìm đến với những nguồn tin khả tín để tìm hiểu sự thật mà chỉ biết nằm ở nhà đọc tiểu thuyết.

Hãy cứ tưởng tượng nếu như mà ông Phong thua kiện thì chắc chắn rằng giờ này ông Phong và BCH CDNVTD-VIC đã bị báo chí hùa nhau đánh hội đồng, vùi dập tả tơi, tan tác đến ngần nào?!

Về phần án phí thì có người cho rằng hai bên nguyên đơn và bị cáo cùng đồng hương đã phải trả một cái giá quá đắt (tiền bạc và công sức) cho một bài học "ruồi bu". Đúng và quả thật là quá đúng!

Tuy nhiên nếu bị thua kiện thì không những Cộng Đồng phải trả án phí cho cả 2 bên, trả tiền bồi thường cho nguyên đơn (không biết là bao nhiêu) nhưng quan trọng hơn hết là thành trì chống cộng sẽ bị tan rã, phân hoá không những gây ảnh hưởng vô cùng bất lợi cho công cuộc đấu tranh đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việt Nam ở tại Úc Châu mà còn có thể ảnh hưởng đến tất cả các Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại trên toàn thế giới. Do đó, theo thiện nghĩ, tuy án phí có cao và Cộng Đồng tuy nghèo thật, nhưng nếu đây là cái giá phải trả để giữ vửng thành trì chống cộng, để giử vửng niềm tin cho các thế hệ trẻ thì chúng ta phải nên hết lòng, hăng hái, vui vẻ đóng góp để mà trang trãi.

35 năm về trước Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ cần có 300 triệu để giử vửng Miền Nam Tự Do, nhưng tiếc thay cho vận nước không may! Giá như lúc đó chúng ta có một Cộng Động Người Việt Hải Ngoại trưởng thành và lớn mạnh như bây giờ thì chúng ta không những sẽ chỉ gởi về 300 triệu mà là 100 lần 300 triệu để giử vửng và bảo vệ Miền Nam Tự Do. Bây giờ nhìn lại, một bên thì cần tiền để giử nước (nhưng không có), còn một bên thì tham tiền (để bỏ túi) nên chi đã bán nước. Tự xưng là "đỉnh cao trí tuệ", là "giải phóng", là "thống nhất đất nước", là "bác cháu ta giử nước" mà dân tình càng ngày càng đói khổ lầm than, đất nước càng ngày càng tan hoang điêu tàn, với biết bao nhiêu đất đai, quần đảo, rừng tiền bạc biển, tài nguyên đã mất dần vào tay của Trung Cộng.

Trở lại với chuyện án phí, căn cứ trên án lệnh mà Cộng Đồng nhận được thì phía nguyên đơn sẽ phải trả án phí cho bên bị cáo theo "Scale D" cho đến trước ngày 02/03/2010. Và kể từ ngày 02/03/2010 trở đi thì nguyên đơn sẽ phải bồi thường án phí cho bị cáo theo "indemnity basis" (xin vui lòng xem đính kèm). Chi tiết về các điều khoản này (Scale D, indemnity basis) có lẽ sẽ được Cộng Đồng cho công bố sau khi tham khảo với Luật Sư/Trạng Sư.

Ghi chú:

1. Phiên toà Sơ Thẩm về vụ cáo buộc CDNVTD-VIC “tham lũng” tiền công qũy đã được bên nguyên đơn (gồm có ông Võ Ngọc Anh, ông Nguyễn Thanh Hùng và ông Nguyễn Như Long) xin đình hoãn vì lý do: một trong 3 nguyên đơn đã đi về Việt Nam cho nên không thể có mặt trong phiên toà như đã được ấn định ngày giờ (scheduled).

2. Luật pháp Úc về việc phỉ báng, mạ lỵ (defamation law).

Đi một ngày đàng học một sàng khôn - theo dõi vụ kiện trong suốt 10 phiên toà, theo sự hiểu biết hạn hẹp của người viết về luật pháp hiện hành của Úc thì một vụ thưa kiện về sự phỉ báng, mạ lỵ sẽ được xét xử như sau (nếu có điều gì sai sót xin các vị có sự hiểu biết sâu rộng vui lòng bổ túc):

- Các từ ngữ, lời nói được xem như có tính cách mạ lỵ, phỉ báng phải được xét xử trong khung cảnh xã hội Úc và theo văn hóa Úc. Ví dụ: Trên một đất nước theo Hồi Giáo, khi chúng ta nói một người theo đạo Hồi "ăn thịt heo" thì đó là một điều xúc phạm nặng nề. Nhưng nếu người đó đang sống trên đất Úc, là một công dân Úc và được xét xử và bảo vệ bởi luật pháp Úc thì khi người ta nói mình "ăn thịt heo" thì đó là một chuyện bình thường đối với người Úc, đối với văn hoá, tuyền thống của nước Úc, đâu có gì là xúc phạm, phỉ báng. Cho nên nếu mình có gọi ai hay ai gọi mình là cộng sản (you are a communist) thì đối với xã hội Úc là một chuyện không có gì mà ầm ỉ - nhập gia tuỳ tục.

- Nếu chúng ta gọi người khác bằng một cái tên hay những từ ngữ đúng vào trường hợp, tình trạng (state) của người đó thì không thể gọi là mạ lỵ, phỉ báng. Ví dụ: Mình gọi "mầy là thằng xì ke ma túy" mà người đó là dân chích choắc thì quá đúng chứ còn than phiền gì nữa. Hoặc mình gọi "mày là thằng giựt hụi" mà người đó đã từng giựt hụi thì đó đâu có phải là mạ lỵ, phỉ báng. Hoặc mình gọi "mày là thằng khùng" mà người đó lại hơi tửng tửng, tàng tàng thì có gì sai quấy đâu (tuy nhiên trong trường hợp gọi một người không bình thường là "khùng" chúng ta có thể bị cho là có "ác ý" - rude, cruel - chứ không thể gọi là phỉ báng, mạ lỵ). Cho nên, việc gọi một người theo (chủ thuyết) cộng sản là một người cộng sản (you are a communist), một người theo (chủ thuyết) Quốc Gia là một người Quốc Gia (you are a nationnalist), ... là một chuyện rất bình thường trong xã hội Úc. Vậy nếu có bị gọi hay được gọi như thế thì mình có thể, nếu bị dị ứng với những từ ngữ này, hoặc làm thinh cười trừ hoặc vui vẻ hãnh diện.

- Khi thưa kiện ai về các từ ngữ, lời nói (mà người đó đã sử dụng) được xem như có tính cách mạ ly, phỉ báng thì phải có đầy đủ chứng cớ để chứng minh rằng người đó có nói/viết những lời/từ ngữ đó một cách chính xác. Có nghĩa là không thể diễn dịch những từ ngữ, lời nói của người khác theo ý mình. Ví dụ: Không thể diễn dịch những lời "đánh phá Cộng Đồng, đánh phá Chính Nghĩa Quốc Gia" thành ra "là cộng sản, là tay sai cộng sản", mà phải có chứng cớ là người đó đã thực sự gọi mình "là cộng sản, là tay sai cộng sản". Đối với luật pháp (khi ra toà) phải rỏ ràng, chính xác không nhập nhằng.

- Trong khi bàn cải chúng ta (từ vị Tổng Thống, Thủ Tướng cho đến thằng dân ngu cu đen) có quyền phê bình chỉ trích và phải chấp nhận bị phê bình, chỉ trích. Mọi người (vì hăng say hay tức giận) có thể gọi người khác là đồ này thứ nọ mà không bị mang tội mạ lỵ, phỉ báng. Ví dụ: Vì hăng tiết vịt, trong lúc thảo luận, bàn cải một vấn đề, chúng ta có thể gọi ông này là "đồ Việt cộng" bà kia là "thứ Việt gian" chỉ vì nóng giận chứ hoàn toàn không có tính cách mạ lỵ, phỉ báng. Những từ ngừ này cũng chẳng khác chi là những tiếng chửi thề bình thường trong lúc cải cọ. Do đó trong trường hợp này nếu có gọi người khác là thế nào đi chăng nữa thì cũng không phải là mạ lỵ, phỉ báng.

- Một lời nói, từ ngữ (sau khi đã thông qua tất cả những điều kiện nêu trên) được xem là có tính cách mạ lỵ, phỉ báng thật sự chỉ khi nào nguyên đơn chứng minh được những lời nói, từ ngữ đó đã gây thiệt hại cho mình về tinh thần cũng như vật chất với những bằng cớ rỏ ràng, không thể phủ nhận.

Nói tóm lại việc thưa kiện về mạ lỵ, phỉ báng là một lãnh vực rất "mơ hồ", khó khăn trong việc xác định đúng hay sai, có hay không vì mọi lời nói, từ ngữ đều có thể hiểu và diễn dịch tùy theo ý riêng của từng người, tùy theo từng trường hợp, hoàn cảnh (context) khác nhau. Do đó việc thưa kiện về mạ lỵ, phỉ báng là việc làm của những người có một nguồn tài lực dư thừa, và chính ông Võ Ngọc Anh cũng đã xác nhận điều này: "Không có ai sống bằng nghề thưa kiện".

Cuối cùng, người viết xin chân thành cám ơn ông Võ Ngọc Anh và ông Nguyên Thế Phong đã cung cấp một số những dữ kiện, chi tiết cần thiết cho bài viết này, đặc biệt là ông Võ Ngọc Anh đã tâm sự và tin tưởng trao cho người viết một số các chứng từ cá nhân.

N Nguyen
Mùa Phục Sinh 2010

* Source:▼
http://lyhuong.net/viet/index.php?op...dong&Itemid=58


* Còn nhiều hình ảnh cảm động & các bài tường trình những phiên tòa Trung Thẩm ở Melbourne theo địa chỉ Website dưới đây

http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2174:2174&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive