* Quý Vị thích xem tin tức & nghe Radio, xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
http://tintuctrungthuc.blogspot.com http://www.khanghuong.blogspot.com/
30 January, 2014
Audio - Video: Ls Nguyễn Văn Thân phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thanh về hội chợ Tết Giáp Ngọ tại Sydney & Melbourne
The Vietnamese Community in Australia – NSW chapter wishes everyone a happy Vietnamese New Year
Just like to remind everyone that the TET festival is on next weekend, 7,8,9 Feb. 2014 at Fairfield Showground. From Friday 4pm to Sunday 11pm
Mong quý đồng hương tham dự Hội Chợ Tết của Việt Nam ta năm nay, ngày 7,8,9 tháng 2 năm 2014
Tại: Fairfield Showground
Từ: 4 giờ chiều thứ 6 đến 11 giờ chiều Chủ Nhật
* There are shuttle bus between Carpark of Cabramatta PCYC and Fairfield Showground
Có xe bus đưa đón quý khách từ Bãi Đậu Xe của PCYC ở Cabramatta và Fairfield Showground
THÔNG BÁO
V/V: Hội Chợ Tết Cộng Đồng
Kính thưa:
- Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,
- Quý vị lãnh đạo các hội đoàn đoàn thể,
- Quý vị đại diện truyền thông,
- Quý vị thương gia,
- Cùng toàn thể đồng bào,
Chúng tôi xin trân trọng thông báo về hội chợ Tết của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria (CDNVTD-VIC), xuân Giáp Ngọ, năm 2014 sẽ được tổ chức tại:
Sandown Racecourse and Entertainment Centre
Sandown Rd, Sandown Park, Springvale
Vào 2 ngày:
- Thứ bảy, ngày 08-02- 2014, mở cửa từ 11 giờ sáng đến 11 giờ khuya
- Chủ nhật, ngày 09-02-14, mở cửa từ 10 giờ sáng đến 11 giờ khuya
Hội chợ TẾT cộng đồng đặt nặng về văn hóa và nghệ thuật Việt Nam. Hội chợ Tết sẽ có phần tế tổ vua Hùng Vương, bao gồm triển lãm về thuyền nhân Việt Nam, Bonsai, ao sen, có những gian hàng thực thẩm, gian hàng trò chơi, có những trò chơi và animals farm dành cho các em thiếu nhi, đặc biệt các trò chơi carnival rides từ 1:00 giờ – 3:00 chiều, 2 em chỉ cần mua 1 vé mà thôi.
Hội chợ tết sẽ có phần văn nghệ thật hào hứng và hấp dẫn với chương trình cải lương, ca nhạc của các anh chị ca sĩ tài danh tại Melbourne, đặc biệt là có sự phần trình diễn của 3 ca sĩ đến từ Hoa Kỳ, Phi Tiễn, Diễm Hồng và Nguyên Khang.
Buổi chiềuThứ Bảy sẽ có múa lân và bắn pháo bông vào tối ngày Chủ Nhật. Chúng tôi kính mời toàn thể đồng bào hãy tham dự hội chợ Tết cộng đồng tại Sandown.
Giá vé vào cửa chỉ có $6.00 cho mỗi người lớn và trẻ em dưới 10 tuổi vào cửa miễn phí.
Trân trọng kính mời,
Bùi Nữ Ngọc Anh
TTK Hội Chợ Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria năm 2014
http://vietnamese.org.au/vca/happy-vietnamese-new-year/
http://www.lyhuong.net/uc/
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
29 January, 2014
Tài liệu: Tết Nguyên Đán là của người Việt
http://tintuctrungthuc.blogspot.com http://www.khanghuong.blogspot.com/
Rước lộc vào nhà
Quà cáp bao la
Mọi nhà no đủ
Vàng bạc đầy tủ
Gia Chủ phát tài
Già trẻ gái trai
Xum vầy hạnh phúc
An khang Thịnh Vượng
Thật ra Tết Nguyên Đán là Tiết lễ đầu tiên của năm, bị người Trung Quốc (chôm) của dân Việt ta....
Tết: do chữ Tiết (thời tiết) mà ra.
Nguyên: bắt đầu.
Đán: buổi sáng sớm.
Vậy Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới.
Một câu hỏi đôi khi được đặt ra: Tại sao tiền nhân chúng ta không chọn tháng 3 để tổ chức Tết Nguyên Đán, như các dân tộc Miên, Thái hoặc Lào hoặc một tháng nào đó trong năm mà lại chọn đúng vào ngày đầu tháng Giêng âm lịch. Người Trung Hoa sau này cũng chọn cùng ngày này làm ngày Tết của họ.
Vì sự trùng hợp ngẫu nhiên (hay chôm văn hóa của ta) này, thêm vào sự liên hệ giữa hai dân tộc Hoa - Việt vốn đã có hàng nghìn năm trước khi Trung Hoa đô hộ nước ta, nên nhiều người VỘI CHO RẰNG dân tộc ta bắt chước người Trung Hoa về thời gian mừng Tết Nguyên Đán. Thật ra, đây chỉ là sự ngộ nhận.
Dựa vào lịch sử Trung Hoa, trải qua nhiều triều đại, chúng ta được biết người Trung Hoa có tục lệ mừng Tết Nguyên Đán không phải vào đầu tháng Giêng âm lịch như hiện nay mà thật ra thời gian được chọn để tổ chức mừng Xuân được thay đi đổi lại rất nhiều lần. Chẳng hạn, vào đời Tam Vương nhà Hạ, người Trung Hoa chọn tháng Dần đầu năm để mừng Xuân. Đến đời nhà Thương người ta đổi lại tháng Sửu tức tháng Chạp. Qua đời nhà Chu, người ta lại chọn tháng Tý, tức tháng Một.
Ba vị vua trên đây không phải vô cớ, tùy hứng mà chọn những tháng đó, mà là họ đã dựa vào ý nghĩa tốt xấu, căn cứ theo ngày giờ lúc mới tạo thiên lập địa. Họ tin tưởng giờ Tý là giờ thành, giờ Sửu đất nở và giờ Dần sinh ra người. Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử một lần nữa noi theo nhà Hạ, đổi lại ngày Tết vào tháng Dần.
Qua đời nhà Tần người ta lại thay ngày Tết vào tháng Hợi tức tháng Mười. Cuối cùng, khi nhà Hán lên ngôi, bấy giờ người Trung Hoa lại noi theo gương Khổng Tử chọn ngày đầu tháng Dần, tức tháng Giêng để mừng Tết. Mừng xuân vào dịp đầu năm âm lịch nói là của người Trung hoa là hoàn toàn không chấp nhận được.
Tiền nhân chúng ta khôn ngoan, lại xuất thân từ giới nông dân. Sở dĩ các ngài chọn ngày đầu năm âm lịch để tổ chức Tết Nguyên Đán, vì thời gian này nhằm vào đúng mùa xuân, một mùa đẹp nhất trong năm với thời tiết mát mẻ, dịu dàng, cây cối đâm chồi nẩy lộc, khoe thắm sắc hương và mang một màu sắc xinh tươi, mới mẻ rất thích hợp trong việc thăm viếng bà con, thân thuộc, bạn bè.
Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi công việc đồng áng đã hoàn tất, lúa gặt xong và được đem chứa vào những lẫm lúa. Người nông dân chân lấm tay bùn, sau một năm vất vả với công việc đồng áng, giờ đây được thảnh thơi hoàn toàn có thể cùng nhau hội họp, liên hoan, ăn uống vui vẻ với nhau để tỏ lòng biết ơn đối với Trời Đất và tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà cha mẹ, những người thân yêu ruột thịt đã qua đời!
Tết Nguyên Đán trước đây ta gọi là Tết Nhàn là Tết cổ truyền có từ thời Hùng Vương, sử cũ vốn ta có 12 tháng nhưng cách tính khác ngày nay, 1 năm bắt đầu từ tháng chạp tức tháng 12, vì khi ấy dân ta bắt đầu hoạch lúa, tới tháng Giêng thì xong, ngày đầu tháng Giêng người Âu Lạc có tục cúng lễ tạ ơn tổ tiên trời đất sau 1 mùa lúa nước,
ngày Tết diễn ra từ ngày 1/1 cho tới hết 30/3 và kết thúc là lễ hội ngày mùa để bắt đầu 1 vụ cấy mới, ngày Tết này ta sẽ thấy đến đời Hán Vũ đế bên Trung Hoa mới có, còn ta thì ai xem tích Bánh Chưng Bánh Dày thì đều thấy cả, mà tích này là từ thời Hùng Vương thứ 6, tức là trước đời Tần Thủy Hoàng rất là lâu, chừng khoảng hơn 1000 năm, vậy mà ngày nay nó lại mang tên New Year of China.
Viễn Xứ hy vọng chúng ta cùng nhau chia sẻ, để cho người Ngoại Quốc cũng như con cháu chúng ta hiểu biết nhiều hơn về Lịch Sử và Văn Hóa dân tộc Việt.
http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=25640
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
28 January, 2014
Một cựu chiến sĩ VNCH được trao Huân Chương Úc
* Quý Vị thích xem tin tức & nghe Radio, xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼ * Quý Vị thích xem tin tức & nghe Radio, xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
http://tintuctrungthuc.blogspot.com http://www.khanghuong.blogspot.com/
ADELAIDE, miền nam nước Úc – Ông Nguyễn Văn Tây, một cựu chiến binh từ cuộc chiến Việt Nam vẫn xem mình là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do mặc dù cuộc chiến đã kết thúc trong gần bốn chục năm
Năm nay 63 tuổi, cư ngụ tại Burton, vũ khí của ông Tây là truyền thông và ngoại giao, chứ không phải là súng máy và lựu đạn.
Ông Tây sinh ra tại Sài Gòn, và đến năm 18 tuổi thì phục vụ trong binh chủng Hải Quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng với quân đội Mỹ trên đồng bằng sông Cửu Long, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Đó là nơi xảy ra một số trong các trận đánh ác liệt nhất giữa quân du kích Việt Cộng và các tàu chiến cùng những chiếc tàu đệm khí của Hải Quân Mỹ, trong cuộc chiến tranh kéo dài 18 năm.
Nói với nhật báo Herald Sun, ông Tây nhớ lại, “Thật là khó mà chiến đấu đánh Việt Cộng vì họ không mặc quân phục, khó phân biệt du kích cộng sản với thường dân Việt Nam. Dọc miền đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã bắn rất nhiều viên đạn từ súng máy trên tàu thuyền.
“Tôi cảm thấy như thể khi nào tôi cũng để bàn tay của mình lên cò súng.”
Ông di cư sang Úc trong thập niên 1980, định cư tại Burton vào năm 1986.
Từ đó đến nay, ông đã làm việc không mệt mỏi để thiết lập những hệ thống hỗ trợ cho cộng đồng người Việt ở miền bắc Adelaide, và giúp đỡ các cựu chiến binh Úc từng tham chiến ở Việt Nam.
Là cựu chủ tịch của Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam của Nam Úc (VVASA), ông làm việc ba năm để dựng lên được một đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam tại Torrens Parade Ground trong năm 2006.
Ông nói, “Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ, gây quỹ và cố gắng để có được sự hỗ trợ. Thật là bõ công để làm chuyện này, bởi vì các thế hệ tương lai cần phải nhớ những gì đã xảy ra và nỗi đau khổ đã phải chịu.”
Ông đã được trao Huân Chương Úc (Order of Australia) vào ngày lễ Australia Day hôm Chủ Nhật 26 tháng Giêng, 2014, vì những công việc tốt đẹp mà ông đã làm.
Ông Tây nói, “Tôi rất ngạc nhiên và hân hạnh nhận được vinh dự này.”
“Gia đình tôi rất vui mừng, nhưng chính công việc tôi làm, chứ không phải là giải thưởng, giúp đem lại cho tôi sự bình an. Khi đến Úc với vợ và các con của tôi, tôi thấy cô đơn đến nỗi tôi đã kết thân bạn bè để tham gia với cộng đồng. Tôi đã có rất nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng. Tôi sẽ không quên điều đó.”
Ông sẽ khó quên những biến cố khốc liệt trong thời chiến, thế nhưng ông muốn ghi nhớ những đồng đội đã hy sinh hơn là cay đắng về kết cục thảm thương.
Mỗi tối ông vẫn khấn nguyện trước di ảnh của sáu vị tướng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa được treo trong phòng nghỉ. Những vị tướng này đã tử trận khi Sài Gòn bị thất thủ vào năm 1975.
“Họ đã chết cho tự do của chúng ta và tôi sẽ không bao giờ quên điều đó,” ông nói.
http://viendongdaily.com/mot-cuu-chien-si-vnch-duoc-trao-huan-chuong-uc-obIvDvMu.html
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://sbtn.net/D_1-2_2-54/trang-chinh.html
Video - Audio: Tưởng Niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa 1974 - 2014
http://tintuctrungthuc.blogspot.com http://www.khanghuong.blogspot.com/
http://www.lyhuong.net/uc/
&
http://www.youtube.com/user/HVCALI5?feature=watch
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:Blog Archive
About Me