16 June, 2009

Video: Chương Trình Hội Luận Việt Nam Trước Hiểm Họa Trung Cộng của đài truyền hình SBTN (video 1 - 6)

Look Attention Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào Blog dưới đây ▼ Attention http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/



VNCH Flag Nếu Video chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5!







VNCH - USA FlagNgười Việt Lưu vong thách đố Trung quốc về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa

LTS. Đàn Chim Việt được yêu cầu trích dịch và đăng tải bài phân tách thời sự (viết bằng Anh ngữ) sau đây của tướng Lâm Quang Thi. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin khẳng định tuy không chấp nhận đường lối của lãnh đạo Cộng sản Việt Nam trên nhiều vấn đề - nhất là vụ cho Trung Quốc vào Việt Nam khai thác Bô-xít tại Trung Nguyên - chúng tôi cũng xin nêu ra thắc mắc về tính chất chính thống của chủ quyền đương thời của Hà Nội trong những tranh chấp Biển Đông hiện nay. Theo như bài nhận định - chỉ nhắc đến tính chính thống trên pháp lý và công pháp quốc tế của Việt Nam Cộng hòa - thì Việt Nam hiện nay có được thừa hưởng tính chính thống này hay không nếu một mai toà án quốc tế xử thắng cho Việt Nam? Nếu chính thể VNCH không còn hiện hữu nữa thì ai sẽ nhận tư cách pháp nhân, đại diện chính thức cho Việt Nam để giành chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa?

Chín ngày trước khi từ trần ở San José, California, thủ tướng cuối cùng của miền Nam, ông Nguyễn Bá Cẩn, tranh đấu bảo vệ quê hương khỏi nạn bành trướng của bá quyền Trung quốc. Nhân danh người Việt di dân, ông Cẩn đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một hồ sơ xác định thềm lục địa ở bờ biển Việt Nam, thể theo hiệp định của Liên Hiệp Quốc về Luật Hàng Hải.

Hồ sơ của Thủ tướng Cẩn được soạn thảo với sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn về công pháp quốc tế trong cộng đồng Việt nam hải ngoại, nêu lên bằng chứng lịch sử và địa dư hầu thiết lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong khi người Việt hải ngoại đang cố tranh chấp sở hữu của hai quần đảo này thì Hà Nội, một chế độ đã chiếm quyền lực bằng những ngôn từ hoa mỹ như độc lập và lòng yêu nước, lại dâng hiến lãnh hải và đất đai của mình cho Trung quốc. Những hòn đảo này sẽ dành cho Trung quốc phần lớn chủ quyền ở hải phận Biển Đông cũng như quyền đánh cá và quyền khai thác nguyên liệu và tiềm năng về dầu khí.

Lịch sử đã có những sự trùng lập lạ kỳ. Thuở xưa, các vua chúa Việt Nam hay gởi sứ thần sang hoàng cung Bắc Kinh triều cống các đế vương quyền uy hơn mình để đổi lấy sự bảo vệ của họ. Ngày nay cũng không khác gì mấy, ngoại trừ hai điểm chính: Vua và hoàng đế ngày trước đã được các lãnh tụ Cộng sản thay thế, ngọc ngà châu báu, vàng, và ngà voi đã được thay thế bằng những chuyển nhượng lãnh hải quý báu đi đôi với quyền đánh cá và các sản lượng dầu hỏa.

Hồ sơ của ông Cẩn thiết lập chủ quyền chính thống của miền Nam cũ; nhấn mạnh rằng sự chiếm đoạt miền Nam bằng bạo lực và việc thống trị Nam bộ của Bắc Việt sau '75 "không hủy bỏ ba khế ước quốc tế: Hiệp Định Genève 1954, Hiệp ước Balê (Paris Accords) 1973, cũng như Động thái cuối cùng ngày 2 tây tháng Ba, và điều này cũng chẳng triệt tiêu tính chính thống và chính nghĩa của miền Nam của chính phủ Việt Nam Cộng hòa."

Ông Cẩn cũng phản bác văn bản nộp đồng thời của Hà Nội, trong đó nhà nước Cộng sản Việt Nam thừa nhận chủ quyền hiện hành của Trung quốc trên quần đảo Hoàng Sa, ở phía Đông của Huế, và chỉ thông cáo về sự tranh chấp với Mã Lai về một số đảo ở Trường Sa, nằm về phía Nam của quần đảo Hoàng Sa.

Trung quốc chiếm Hoảng Sa sau một trận hải chiến ngày 19 tháng Giêng, năm 1974 với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong thời chiến tranh Nam Bắc. Trường Sa, với nhiều dự trữ dầu hỏa, được các nước như Việt Nam, Phi luật Tân, Brunei, Mã Lai Á và Trung quốc tranh giành chủ quyền. Trung quốc là quốc gia duy nhất dùng vũ lực của binh quyền để xâm chiếm Trường Sa và chiếm đóng 5 đảo trong quần đảo này sau một trận chiến với hải quân Việt Nam ngày 14 tháng Ba, năm 1988.

Theo địa dư, bản tường trình của ông Cẩn đề cao khoảng cách của các đảo trong quần đảo Hoàng Sa, gần nhất với Việt Nam 135 hải lý; trong khi các đảo phía Bắc gần nhất với hải phận Trung quốc cũng cách ly Trung quốc khoảng 235 dặm hải lý. Trong khi đó Trường Sa chỉ cách hải cảng Cam Ranh 250 dặm hải lý, so với khoảng cách với đảo Hải Nam của Trung quốc là 310 dặm hải lý. Căn cứ trên những dữ kiện này, bản báo cáo kết luận rằng "cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ...đều phải thuộc chủ quyền của Việt Nam."

Hồ sơ trưng bày bằng chứng để củng cố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hoà cũ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng chứng xưa cũ nhất là bản đồ trong Bộ Luật Hồng Đức được chắp họa trong những năm 1460 và 1497 dưới triều đại An Nam do vua Lê Thánh Tôn trị vì. Nhưng văn kiện quan trọng nhất là Hiệp Ước Thanh Tân (Tiensin) do Trung Hoa và Pháp quốc ký kết năm 1885, công nhận sự bảo hộ của Pháp với Vương quốc Việt Nam, mà lãnh thổ Việt Nam vào thời đó đã bao gồm hai quần đảo nêu trên.

Vào cuối Thế chiến thứ II, các nước chiến thắng đã gặp nhau ở Potsdam năm 1945 để ký các hiệp ước nhằm giải quyết những tranh tụng về đất đai của các quốc gia trước đây đã bị Đức và Nhật cai trị. Những hiệp ước quốc tế này không thay đổi chủ quyền Việt Nam so với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Liên Hiệp Quốc sẽ không xử lý ngay vụ Thềm Lục Địa và các vấn đề liên hệ trong thời gian sắp tới đây, nhưng văn kiện do thủ tướng Cẩn nộp đã mở rộng thêm một khía cạnh mới cho cuộc tranh chấp chống sự bành trướng của Trung quốc. Nọ báo hiệu một sự trưởng thành và hiếu động của cộng đồng Việt di dân hải ngoại, quyết chí đấu tranh trong một cuộc chiến hai mặt: chống lại sự xâm lấn của Bắc Triều và nỗ lực tranh đấu cải cách cho Việt Nam.

Nguyễn Khoa Thái Anh chuyển ngữ - Vietnam’s Diaspora Challenges China’s Claim to Archipelagos
http://news.newamericamedia.org/news/view_article.html?article_id=7f735b52c9b274d339357bf21344452d

-----------
Ông Lâm Quang Thi là một thiếu tướng trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, tác giả quyển: "25 năm Thế Kỷ : Một tướng lĩnh miền Nam hồi nhớ trận chiến Việt Nam cho đến ngày Sàigòn mất", "The Twenty-Five Year Century. A South Vietnamese General Remembers the Indochina War to the Fall of Saigon."

http://danchimviet.com/articles/1200/1/Ngi-Vit-lu-vong-thach--Trung-Quc-v-ch-quyn-Hoang-Sa-Trng-Sa/Page1.html

Source: http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=1136:1138&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58



mid line Pictures, Images and Photos

Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive