29 August, 2012

Vietnam - The Complete Story of the Australian War


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến gây nhiều tranh cải và hệ lụy nhất từ trước tới này với không biết bao nhiêu là bài viết, sách báo, tài liệu, ... vẫn không ngừng nói về cuộc chiến - một cuộc chiến, "trên danh nghĩa", đã chấm dứt hơn 37 năm qua.

Trong cuộc triển lãm đánh dấu 50 năm Úc tham chiến tại Việt Nam ở Melbourne vừa qua, Cựu Thiếu Tá Bruce Davies đã cho ra mắt cuốn sách "Vietnam - The Complete Story of the Australian War" và chỉ riêng tại đây tác giả đã bán được gần 200 cuốn. Đây là một tác phẩm nói về cuộc chiến Việt Nam dưới mắt của một vị cựu chiến binh Úc sau hơn 37 năm nhìn lại với một cái nhìn bao trùm cả những khía cạnh chính trị. Không phải quân sự mà chính chính trị là yếu tố quyết định cuộc chiến Việt Nam, quyết định số mệnh Miền Nam Việt Nam.

Dưới đây là bài điểm sách "Vietnam - The Complete Story of the Australian War" do Đại Tá Geoffrey Skadon giới thiệu.

Ghi chú: Cuốn "Vietnam - The Complete Story of the Australian War" có bán tại các tiệm sách trên toàn nước Úc.

Điểm sách “VIETNAM” của tác giả Bruce Davies

Đại Tá Geoffrey Skadon giới thiệu.

Vì đã đọc hai cuốn sách của Bruce Davies viết về Việt-Nam, tôi rất háo hức để được đọc cuốn sách thứ 3 của ông. Tôi đã không phải thất vọng. Đây là một cuốn sách phải đọc cho những cựu chiến binh tham chiến tại VN đồng thời cũng sẽ đáng cho những ai tìm hiểu về khía cạnh chánh trị của việc tham chiến của chúng ta, sự tiệm tiến gia tăng của quân đội chúng ta và sự triệt thoái sau đó.

Với khoảng thời gian trôi qua kể từ khi cuộc chiến kết thúc, những tài liệu mật nay đã được tiết lộ. Những nhân vật chủ yếu cũng được tự do để giải thích về những quyết định của việc chúng ta tham chiến tại VN và về những diễn biến xãy ra trong lúc chúng ta tham gia ở đó. Hơn thế nữa, sự xung khắc của những cựu thù của chúng ta cũng đã hoà dịu đủ để cho những người đã có tham dự những diễn biến liên can đến quân đội Úc được cho phép trả lời phỏng vấn. Họ cũng đã mở cho xem nhiều tài liệu. Những tin tức này tổng hợp lại đã cung cấp cho Bruce rất nhiều những nguồn tài liệu cần thiết mà ông đã gạn lọc làm thành một tài liệu lịch sữ với nhiều điều mới lạ và tin tức.

Bruce tiếp tục tập trung vào những hoạt động của Úc nhưng khéo léo đặt chúng vào một bối cảnh rộng lớn hơn cả về chánh trị lẫn quân sự, vào tổng thể của cuộc chiến của những đồng minh của chúng ta, Hoa kỳ và Nam Việt Nam. Ông trình bày chi tiết những diễn biến đưa đến sự tham dự của Úc Châu và sự tham gia khởi đầu của Đội Huấn Luyện Quân Đội Úc Châu mà sau đó đã được mau chóng biến thành vai trò cố vấn quân sự toàn thời cho quân Lực VNCH.

Sự tham gia của Trung đoàn 1 Bộ Binh Úc năm 1965 để trở thành một phần của Lữ đoàn 173 Dù của Hoa Kỳ đã nói lên những khó khăn của hai quân đội phải chiến đấu bên cạnh nhau với những dị biệt về quan điểm tiến hành một cuộc chiến tranh chống du kích.

Cường độ leo thang của cuộc chiến đã đưa đến việc chính phủ và quân đội quyết định tăng cường việc tham chiến của chúng ta. Điều này dẫn đến việc điều động 2 Tiểu đoàn đặc nhiệm của chúng ta đến Núi Đất, Tỉnh Phước Tuy chủ yếu là để cho phép lực lượng quân sự của Úc được hành quân và điều động theo đúng sách lược của quân đội Úc. Bruce mô tả sự thiếu quân bình của lực lượng đặc nhiệm Úc qua việc thiếu những đơn vị yểm trợ và bị giới hạn một cách tối đa về những loại và hình thức hành quân mà chúng ta có quyền thực hiện. Chỉ vào cuối năm 1967 và đầu năm 1968 lực lượng đặc nhiệm của chúng ta mới nhận được thêm một tiểu đoàn thứ ba, chiến xa và những lực lượng yểm trợ khác hầu giải quyết những khả năng thiếu thốn của mình.

Trận chiến “Long Tân” đã được tường trình cặn kẻ và chi tiết trong vô vàn cuốn sách khác, nhưng đây là lần đầu tiên những sự việc dẫn đưa đến trận chiến và nhũng gì xãy ra sau trận chiến đã được phân tách nhờ vào những cuộc phỏng vấn và tài liệu của cã đôi bên. Nó dọi chiếu thêm ánh sáng và tỏ bày thêm những chi tiết thật thú vị trên trận chiến này. Đặc biệt là những chi tiết của lực lượng Việt Cộng tham gia trận chiến mô tả nhũng kế hoạch của họ và những gì đã xãy ra từ nhận xét của phía họ.

Những cán bộ chỉ huy của Việt Cộng đã tường thuật lại kế hoạch phục kíck cấp trung đoàn của họ và những gì họ nói cũng trùng hợp với hồ sơ lưu trữ. Nếu vậy, nó càng khiến cho việc Đại đội D không bị tràn ngập trỡ thành kỳ diệu. Điều chắc chắn là một khi trận chiến bắt đầu trung đoàn của Cộng quân đã phản ứng mạnh và lẹ làng, tìm cách tiếp cận, bao vây và cô lập Đại đội D với mục đích tiêu diệt toàn bộ đại đội này.

Người đọc có ấn tượng rằng nhờ vào sự lãnh đạo tuyệt vời của cấp chỉ huy Đại đội và các cấp chỉ huy thuộc quyền, cộng với tinh thần kỷ luật và gan dạ của các binh sĩ của đại đội này đã ngăn chặn Cộng quân đạt được mục tiệu của chúng. Bên cạnh việc xữ dụng những vũ khí cá nhân để tự vệ, việc xữ dụng hoả lực pháo binh đúng lúc và chính xác đã đóng vai trò lớn trong việc địch quân ngưng cuộc tấn công của chúng. Việc tham chiến của tiểu đội thiết vận xa với binh sĩ của Đại đội A đánh xuyên qua 2 đại đội của VC đang bao vây phía sau đại đội D đã là đòn chí tử cho Cộng quân.

Mặc dù quân đội Úc đả tuyên bố thắng lớn và được công nhận bởi Đại tướng Westmoreland của Hoa Kỳ, bộ đội Cộng Sản Bắc Việt/Việt Cộng đã không xem đó là một thất bại. Họ cũng không công nhận những con số tử vong và bị thương mà quân đội Úc đã đưa ra và ước lượng. Bỏ qua một bên những xác địch đã đếm được tại chiến trường, một kết quả quan trọng nhất là trận chiến này đã ảnh hưởng tức thời trên khả năng chiến đấu của lực lượng đôi bên. Những phân tách thật đáng suy nghĩ của ông Bruce chắc chắn sẽ trở thành đề tài bàn cãi lớn giửa những nhà phân tách quân sữ.

Long Tân cũng làm nổi bật sự keo tiệt và bủn xỉn của hệ thống tăng thưởng của chúng ta mà hệ thống này chỉ mới được chấn chỉnh lại trong thời gian gần đây. Các cựu chiến binh sẽ tìm thấy trong phần phân tích về Thăng Thưởng của Vương Quốc và Ngoại Quốc những điều khá thú vị. Nhiều chiến binh lâm trận đã chứng kiến những hành động dũng cảm của đồng đội của họ đã phải chịu không hiểu nổi tại sao những người này đã không được công nhận. Phần này của cuốn sách sẽ cung cấp những câu trả lời cho quý vị.

Ông Bruce không dè dặt chút nào cả khi ông mô tả bãi mìn được dựng nên trải dài từ Núi Đất ra đến biển theo kế hoạch của quân đội Úc. Bải mìn này đã thất bại trong việc ngăn chặn VC tiếp cận với dân chúng và nó đã mau chóng trở thành một món quà cho VC. Con số những chiến binh Úc bị tử vong hay bị thương từ bãi mìn này qua việc VC đào mìn lên và chôn lại chổ khác để có lợi cho chúng thật là tồi tệ.
Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân đầu năm 1968 đã đưa đến thảm bại về quân sự cho kẻ thù của chúng ta, nhưng một cách nghịch lý, lại đem về một chiến thắng chánh trị cho chúng. Mặc dù quân đội Việt Cộng đã hầu như bị tận diệt và nhũng sư đoàn chính quy CSBV đã phải trốn chạy về những căn cứ an toàn trên đất Campuchia và Lào để dưỡng thương, sự tổn thất về chánh trị tại Úc và Mỹ thật lớn lao. Sự mất mát về ủng hộ của quần chúng cho cuộc chiến tranh đã đem lại những hậu quả lan tràn dẩn đến sự chiến thắng của Bắc Việt.

Cuộc chiến đấu cam go của lực lượng đặc nhiệm Úc, đặc biệt là từ các căn cứ pháo binh Coral và Balmoral sau Tết đã được diễn tả chi tiết và rỏ ràng cũng như những đóng góp của các cố vấn quân đội Úc trong các đơn vị của QLNVCH.

Sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân của CSBV, dẫn đưa đến những báo cáo bất lợi của báo chí, ý chí chánh trị tại Hoa Kỳ về cuộc chiến thay đổi một cách nhanh chóng. Mục tiêu mới đã trở thành một cuộc triệt thoái của quân đội HK càng sớm càng tốt ngay sau khi các đơn vị của QVNCH có thể thay thế họ. Cái gọi là “Chương trình Việtnam hoá chiến tranh” đã diễn ra và hoàn tất vào năm 1972.

Kế hoạch rút quân của Hoa kỳ cũng đã khiến cho Úc Đại lợi phải lên kế hoạch giảm thiểu hoạt động quân sự của mình. Việc rút đi một Tiểu đoàn lại một lần nữa khiến cho lực lượng đặc nhiệm thiếu cân bằng và đưa nó trở lại vị thế thưở ban đầu khi mới được điều động đến VN. Tuy nhiên, tình hình của địch quânb tại Phước Tuy đã được xem là tiến triển khả quan và vì thế mối đe doạ lúc bấy giờ tạm gọi là chấp nhận được. Kết quả là Trung đoàn 8 Bộ Binh Úc đã không được thay thế vào cuối năm 1970. Việc rút chiến xa về Úc năm 1971 là một viên thuốc đắng cho các đơn vị bộ binh và khó chấp nhận được trong các cuộc hành quân sau đó của họ.

Việt Nam hoá chiến tranh cũng khiến cho các tiểu đoàn Úc gia tăng đảm nhiệm vai trò huấn luyện quân sự cho các lực lượng quân sự miền và nhân dân tự vệ. Những cuộc tảo thanh hổn hợp của các đơn vị nhỏ của hai bên đã gia tăng cách đáng kể khả năng hành quân của các đơn vị thường bị lãng quên này. Để cho tỉnh Phước Tuy được bảo vệ một khi quân đội Úc rút đi, chương trình này phải thành công. Quý độc giả quen thuộc với những gì Quân đội Úc hiện đang làm tại A Phú Hản cũng sẽ hiểu được ý nghĩa của chương trình Việtnam hoá này.

Ông Bruce phác hoạ một bức tranh thật rỏ nét việc giảm dần sự tham chiến của Hoa Kỳ và Úc Đại lợi. Những tiến triển trong khả năng chiến đấu của QLVNCH đã thể hiện qua việc đánh bại hàng loạt những sư đoàn CSBV đánh thốc vào lãnh thổ Nam VN vào năm 1972. Quân đội VNCH với sự hổ trợ của không lực Hoa Kỳ đã chứng tỏ là một quân lực hùng mạnh không dễ coi thường. Đây là một bài học nhớ đời cho CSBV.

Những gì CSBV thua trên chiến trường họ lấy lại qua Hiệp Định Paris. Những hứa hẹn trợ giúp quân cụ và không trợ mà Hoa Kỳ dùng để thuyết phục Miền Nam ký vào hiệp định này chỉ là những lời hứa hảo huyền khi hữu sự.

Năm 1975, VNCH vì không nhận được những viện trợ đã hứa của Hoa Kỳ, quân đội CSBV đã chiến thắng Miền Nam.

Cuốn sách này đóng một phần lớn cho sự hiểu biết về những diễn biến quân sự và chính trị của việc tham chiến của chúng ta. Tập sách này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, có lúc thách thức, nhiều chi tiết và trên hết mọi sự, một cuốn sách tuyệt hay. Tôi rất mạnh dạn để giới thiệu đến quý vị.

Đại tá Geoffrey c. Skardon (về hưu)


* Đại tá Skardon phục vụ tại VN với chức vụ Đại úy của AATTV (1964-1965) và Đại đội trường đại Đội C, Trung đoàn 7 Bộ Binh Úc Đại Lợi năm 1970. Ông trở thành Tiểu đoàn trưởng của Tiểu đoàn 5/7 Bộ Binh Úc năm 1979-80 và Huấn luyện viên Trường Huấn Luyện Sĩ Quan Úc Đại Lợi từ năm 1980-1983.

* Còn nhiều hình ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2431-2431



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu đen dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

28 August, 2012

Video: Saigon TV Phỏng Vấn Ts. Nguyễn Đình Thắng về chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/
* Sau 15 giây vẫn chưa thấy Video xin nhấn vào F5 hay Refresh




Ngày 27 tháng 8, 2012, chương trình truyền hình Saigon TV ở Orange County, California, trình chiếu buổi phỏng vấn Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, do Cô Kim Oanh thực hiện về chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”.

Trong phần trả lời, Ts. Thắng giải thích cặn kẽ mối liên quan giữa chiến dịch này và cuộc tranh đấu cho nhân quyền của đồng bào trong nước.

Theo Ông, trước cận cảnh Hành Pháp Obama ban cấp cho Việt Nam nhiều đặc quyền mậu dịch vào cuối năm nay, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ cần nhanh chóng hành động để ngăn ngừa rủi ro sẽ mất đi một phương tiện hữu hiệu để tranh đấu cho nhân quyền.

Cách độc nhất hiện nay để ngăn chặn rủi ro này là áp dụng điều khoản chế tài luật định lên Việt Nam vì lý do đã tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Không như các luật về nhân quyền mà Hành Pháp có rộng quyền diễn giải và thi hành, Luật Mậu Dịch Hoa Kỳ ban hành năm 1974 dứt khoát ngăn cấm Tổng Thống không được ban cấp một số đặc quyền mậu dịch cho quốc gia nào đã xâm phạm tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ.

Nói cách khác, BPSOS lấy việc “đòi tài sản”, một vấn đề lẽ ra còn đang trong thời gian “lên kế hoạch”, để gấp rút kéo lại cán cân về phía nhân quyền, trước triển vọng Hành Pháp Hoa Kỳ đẩy cán cân chính sách nghiêng hẳn về mậu dịch.

Chiến Dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”

- Đưa Việt Nam vào danh sách chế tài theo luật Hoa Kỳ

- Chặn nguy cơ đồng bào nông dân bị cưỡng chế đất hàng loạt sang năm

- Tranh đấu cho nguyên tắc dân làm chủ đất, chứ không phải đảng cộng sản

- Đòi công lý cho hàng trăm nghìn công dân Hoa Kỳ bị tước đoạt tài sản

Xin ký Kiến Nghị Cảnh Báo gởi TT Obama tại: http://wh.gov/4oS4

Cần giúp đỡ ký, xin gọi đường dây miễn phí: 1-888-988-8718, bấm số 1

hay 703-538-2190, hay xem chỉ dẫn tại: http://www.bpsos.org/mainsite/


* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.vietvungvinh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2039:saigon-tv-phong-van-ts-nguyen-dinh-thang-&catid=55:vietnam-hai-ngoai&Itemid=76



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu đen dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

27 August, 2012

Phi hành gia Neil Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng từ trần, thọ 82 tuổi


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

Phi hành gia Mỹ Neil Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng ngày 20/07/1969

Là phi hành gia đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, Neil Armstrong đã từ trần vào ngày hôm qua, thứ Bảy 25/08/2012, thọ 82 tuổi. Từ Tổng thống Mỹ Barack Obama cho đến người dân thường, tất cả đều vinh danh cựu phi hành gia không gian có tiếng khiêm tốn này như một « anh hùng ». Neil Arsmtrong mất đi sau vụ mổ tim bị biến chứng.

Là thuyền trưởng tàu vũ trụ Apollo 11, Neil Armstrong trở thành người địa cầu đầu tiên lên viếng cung Hằng trong phi vụ thám hiểm Mặt trăng tháng 7 năm 1969, lúc ông mới 38 tuổi.

Đặt bước chân đầu tiên xuống hành tinh duy nhất của trái đất, thực hiện giấc mơ ngàn đời của nhân loại, phi hành gia Neil Armstrong đã tuyên bố một câu đi sâu vào tâm khảm của 500 triệu khán giả truyền hình trên thế giới theo dõi trực tiếp chuyến phiêu lưu đầy bất trắc : « Đây là một bước đi ngắn của một con người nhưng là một bước tiến lớn của nhân loại ».

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh với Liên Xô, cuộc chinh phục không gian này được cảm nhận như là niềm kiêu hãnh của người Mỹ, đang sa lầy tại chiến trường Việt Nam.

Tổng thống Barack Obama khen ngợi Neil Armstrong là “Một trong những anh hùng của dân tộc Mỹ, không chỉ ở thời đại của ông, mà còn là anh hùng của mọi thời đại”.

Mặc dù được trình độ khoa học kỹ thuật , nhân tài vượt bực của nước Mỹ đưa lên đài danh vọng, Neil Armstrong không tìm kiếm hay lợi dụng thành quả khoa học lịch sử này để mưu lợi cho bản thân.

Năm 1970, ông rời NASA để đi dạy ở đại học Cincinati và tránh né những chương trình truyền hình hay lễ hội chính thức. Ông từ chối mọi đề nghị lợi danh từ các hai đảng chính trị Mỹ, cũng không tham dự lễ kỷ niệm 25 năm « đổ bộ » thám hiểm Mặt trăng.

Được hỏi ông nghĩ gì về « dấu chân trường tồn » của mình trên mặt trăng ? Nhà phi hành trả lời: « Hy vọng sẽ có người khác tiếp nối theo và xóa nó đi ».

Sinh ngày 05/08/1930 ở Ohio, lúc lên 6 tuổi, Neil có dịp leo lên chiếc máy bay. Tuổi thiếu niên, ông đi làm thêm, lấy tiền học lái máy bay và đậu bằng phi công trước khi đậu bằng lái xe. Là một học sinh xuất sắc trong các bộ môn khoa học, nhà phi hành gia tương lai rời trường gia nhập lực lượng không quân của hải quân Mỹ. Từ năm 1950 đến 1953, ông tham gia chiến tranh Triều Tiên và được thưởng ba huy chương.

Sau chiến tranh, ông trở lại ghế học đường và tốt nghiệp kỹ sư hàng không, trở thành một trong những phi công thử nghiệm máy bay mới lỗi lạc nhất thế giới. Với kinh nghiệm này, năm 1962, Neil Armstrong được tuyển dụng vào cơ quan NASA làm phi hành gia không gian.

* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120826-neil-armstrong-nguoi-dia-cau-dau-tien-dat-chan-len-mat-trang-tu-tran-tho-82-tuoi



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu đen dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

25 August, 2012

Melbourne: Lễ Hội Âm Nhạc Nhật Trường Trần Thiện Thanh "Anh không chết đâu Anh"


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

Đây là lần đầu tiên Trung Tâm (TT) Asia đem gần như toàn bộ các nghệ sĩ gạo cội của TT ra khỏi nước Mỹ để đi lưu diễn ở tận miệt dưới - Úc Châu. Có lẽ TT Asia đã dành một sự ưu ái đặc biệt cho đồng hương Úc Châu, một sự ưu ái mà đông đảo đồng hương Úc Châu đang chờ đợi bấy lâu nay.

Riêng tại Melbourne (ở Sandown Racecourse), với sự dàn dựng cảnh trí sân khâu rất công phu, hội đủ yếu tố nghệ thuật, với âm thanh 4 chiều (4 dimensional sound - chi phí hơn $40 000), với ánh sáng tân kỳ, với một hội trường trang trọng, ấm cúng bao bọc bởi màn nhung, ... hứa hẹn một chương trình ca nhạc thật hấp dẫn, đặc sắc và sẽ để lại những kỹ niệm khó quên trong lòng người thưởng ngoạn.

Bên ngoài hội trường còn có khu trò chơi cho trẻ em, khu trưng bày cây cảnh (có bán hoa phong lan & bonsai), các gian hàng thực phẩm, và một sân khâu riêng biệt dành cho các nghệ sĩ cây nhà lá vườn, các em Hậu Duệ trình diễn và đồng hương hát karaoke.

Đồng hương có thể đến để vui chơi, xem cây cảnh, ăn uống và thưởng thức văn nghệ hoặc đóng góp tiếng ca để giúp vui trong 2 ngày lễ hội vào cuối tuần với thời biểu như sau:

- Thứ Bảy 8 tháng 9, năm 2012. Từ 11:00 sáng tới 11:00 tối (Chương trình Đại Nhạc Hội từ 6:00 chiều - 10:00 tối)

- Chủ Nhật 9 tháng 9, năm 2012. Từ 11:00 sáng tới 10:00 tối (Chương trình Đại Nhạc Hội từ 2:00 chiều - 6:00 tối)

Chương trình ca nhạc trong 2 ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật khác nhau và rất phong phú để đồng bào có thể thưởng thức toàn vẹn dòng nhạc Nhật Trường Trần Thiện Thanh "Anh không chết đâu Anh" trong cả 2 ngày.

Ngoài ra đồng hương sẽ có cơ hội gặp mặt các anh chị em nghệ sĩ để hỏi han, trò chuyện, mua CD/DVD, xin chữ ký hoặc chụp hình lưu niệm. Sự ưu ái và tình cảm mà các anh chị em nghệ sĩ của TT Asia dành cho đồng hương Úc Châu được gói gọn trong những cảm nghĩ dưới đây -


Thuỳ Dương rất mong được trở về Úc trong chương trình Nhật Trường Trần Thiện Thanh. Nhạc của Nhật Trường Trần Thiện Thanh đã vượt thời gian và tạo cho các thế hệ sau này những cơ hội để nghe nhạc VN và nhìn thấy những hình ảnh thời xưa của VN qua những âm thanh mộc mạc và dễ thương. Thuỳ Dương rất hy vọng đồng bào ở Úc chúng ta sẽ ủng hộ chương trình, cũng như là các anh em nghệ sĩ của TT Asia.

Còn nhiều tâm sự của MC Nam Lộc, Ngọc Đan Thanh và những ca khác nữa ở link xanh▼
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2420-2420
* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2420-2420



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu đen dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

21 August, 2012

Video: Kỷ niệm Chiến Thắng Long Tân tại Batemans Bay, Sydney Australia năm 2012 của Quân Đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi 18-08-2012


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/
VNCH Flag Pictures, Images and Photos * Nếu Video chưa xuất hiện xin Quý Vị hãy nhấn vào F5 hay Refresh








* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://nswvefa.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu đen dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive