28 November, 2012

Bài diễn văn của Anh Thư trong ngày đánh dấu 50 năm quân đội Úc sang giúp miền Nam, Việt Nam


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

Elisabeth Anh Thư Huỳnh

* Cháu Anh Thư là con gái Út của chị Quỳnh Lan. Cộng Đồng Người Việt Tự Do và nhiều Thương Phế Binh VNCH còn kẹt lại quê nhà không xa lạ gì với chị.

Chị Quỳnh Lan, người đã từ lâu ra công sức gom góp tiền của người Việt cư ngụ tại Sydney để gởi về cho những thương phế binh VNCH ở Việt Nam.

Cháu Anh Thư luôn xuất hiện cùng Mẹ Quỳnh Lan trong các buổi Sinh Hoạt Cộng Đồng và những cuộc biểu tình. Cháu Anh Thư thật đáng khen gợi!

ĐỪNG QUÊN NHỮNG NGƯỜI LÍNH!

Kính chào quý quan khách,

Tên tôi là Elisabeth Anh Thư Huỳnh. Tôi là hậu duệ của Binh Chủng Nhảy Dù thuộc Quân Lực Cộng Hòa miền Nam VN cũ. Tôi lấy làm vinh dự được chia xẻ với quí vị những suy nghĩ của tôi về cuộc chiến Việt Nam và ảnh hưởng của cuộc chiến này đối với thế hệ trẻ người Úc gốc Việt.

Tôi được sinh ra sau chiến tranh Việt Nam và lớn lên trong thể chế dân chủ nơi mà mọi người đều có cơ hội lớn lên, học hỏi, được quyền phát biểu điều mình suy nghĩ và có quyền thách đố những sắp xếp định chế có sẳn. Ở đây nhiều khi ta coi tự do và lòng nhân đạo là lẽ đương nhiên và ta quên rằng ta là những người may mắn biết bao.

Tôi không biết gì về cuộc chiến Việt Nam. Mọi sự hiểu biết của tôi về cuộc chiến đều dựa trên chuyện được kể lại và những hình ảnh. Tôi được nghe như chuyện gia đình tan vỡ, con mất cha và những sự đau khổ và hy sinh to lớn trong cuộc chiến. Những câu chuyện nghe kể lại trong cộng đồng người Việt, từ những người Lính đã chiến đấu cho Miền Nam.

Mặc dù tôi không có kinh nghiệm về cuộc chiến, nhưng tôi đã trải qua và nhìn thấy những tàn phá đau thương mà cuộc chiến để lại; gia đình tan nát, anh em chia lìa, sống rải rác khắp năm châu bốn biển, một thế hệ mù chữ, và hậu quả là sự băng hoại, trầm uất, bạo lực trong gia đình và sự mất tin tưởng vào con người.

Có biết bao nhiêu người trai trẻ Úc đã rời bỏ mái ấm gia đình và bạn bè, để đi tới một đất nước xa xôi, nơi mà họ không đồng ngôn ngữ về văn hóa để chiến đấu cho hai chữ: “Tự Do và Dân chủ”. Đã có hơn 60.000 quân nhân Úc đã tham gia cuộc chiến, và 521 người tử trận cùng 3000 bị thương. Cuộc chiến nơi đây đã ảnh hưởng nặng nề tới họ và gia đình.

Tuy nhiên, những người Lính còn sống sót trở về không được tiếp đón trân trọng như ước muốn, mà ngược lại, họ bị bỏ rơi, bị tủi hổ và bị xã hội ruồng bỏ. Một số người đã tìm cách giải thoát bằng cách tự kết liễu đời mình sau khi sống sót giặc thù trở về_tạo nên niềm đau khổ tột cùng cho gia đình qua nỗi phiền muộn và trầm uất.

Nhìn lại tất cả những chịu đựng những người lính Úc phải trải qua. Điều làm ta thất vọng là nhiều người trẻ Úc-Việt biết rất ít về cuộc chiến và những hy sinh to lớn của những quân nhân Úc. Làm sao ta có thể giải thích được điều đã tác động sâu xa và lâu dài tới đời sống của ta? Làm sao ta giải thích được ý nghĩa của cuộc chiến bằng vài câu nói thô sơ?

Làm sao ta có thể đưa người ta thương yêu vào trong thế giới của ta, cái thế giới toàn là chấn thương, đổ vỡ, đau thương buồn tủi, cái thế giới mà chính ta cũng cảm thấy khó có thể chịu đựng? Cái thế giới làm tim ta đau nhói và mắt ta cay mỗi khi ta muốn thố lộ thế giới của ta với người khác.

Tuy nhiên, trong khi thật là khó khăn cho một thế hệ trẻ những kẻ không hề tham gia cuộc chiến hiểu rõ những cam chịu kéo dài cả đời người của những quân nhân và gia đình đã tham gia cuộc chiến. Thật ra thế giới này không phải chỉ toàn là đen tối. Một người Vô Danh đã nói: “Khi mắt đã khô lệ, thì lòng cũng khô màu”.

Thế hệ trẻ hiểu rằng họ có tự do học hỏi, suy nghĩ, cân nhắc những gì họ nhìn và nghe thấy... lúc nào cũng có một cơ hội cho những người trẻ hiểu biết thêm về chiến tranh Việt Nam. Ý nghĩa của cuộc chiến, và sự học hỏi về cuộc chiến giúp họ tìm hiểu và học về bài học dĩ vãng.Tôi đến đây ngày hôm nay, mang theo trong lòng niềm tự hào và lòng tri ân đối với những người đã chiến đấu để tạo cho tôi cái cơ hội, mà nếu không có họ tôi đã không hề có.

Là một người trẻ Úc gốc Việt, tôi thầm hiểu những lý tưởng trọng đại mà vì đó các quân nhân đã chiến đấu để bảo vệ trong cuộc chiến Việt Nam và mắt tôi đã nhỏ lệ, những giọt lệ cảm nhận xâu xa của người mang ơn. Xin cảm ơn quí vị đã mang sắc màu vào đời sống của tôi.

Tôi muốn cảm ơn từng người một trong quí vị: Những cựu quân nhân Úc cũng như Việt: Những người đã chiến đấu và đã bỏ mình cho cuộc chiến, những người còn sống sót, và những người hiện vẫn phải chịu đau khổ dưới chế độ cộng sản, mong đợi một ngày Việt Nam có Dân chủ.

Quí vị đã có mặt lúc thật cần thiết, đã che chỡ cho những người dân thường, như cha mẹ tôi để ngày hôm nay, thế hệ trẻ chúng tôi có cơ hội sống còn. Nhờ quí vị chúng tôi đã lớn lên, trưởng thành và hy vọng một ngày nào có thể hoàn trả lại những người đã đặt lòng tin vào chúng tôi.

Mặc dù Miền Nam thua trận,và Miền Bắc chiếm Miền Nam, nhưng tinh thần chúng tôi vẫn cao, chúng tôi vẫn còn kỳ vọng một Việt Nam Dân Chủ trong tương lai. Quí vị là những tấm gương về sức mạnh và lòng can đảm là hy vọng cho chúng tôi nhìn về phía trước và xếp đặt chương trình cho tương lai.

Tôi xin kết thúc bài nói chuyện hôm nay bằng câu nói: “Khi mắt đã khô lệ, thì lòng cũng khô màu”. Tôi là một trong những kẻ đã được ban cho môi trường, trong đó tôi được học hỏi và lớn lên. Tôi nhìn thấy sắc màu và hy vọng quí vị cũng nhìn thấy như tôi.

Dr. Elisabeth Anh Thư Huỳnh

PhD (Economics), 11 November, 2012.

* Chuyển dịch: Dr Bob


VietNam Veterans Remembrace Day

Good evening,

- Mr Andrew Rohan, State Member for Smithfield
- Mr Thanh Nguyen, President of the Vietnamese community in Australia NSW Chapter
- The Hon. David Clarke, Member of Legislative Council
- Mr Chris Hayes Federal Member for Fowler
- Mr David McCann, Vice-President of the Vietnam Veterans Association of Australia & President of NSW Branch

- Mr Vinh Dang Tran, Vice-President of the ARVN Veterans Association of Australia & President of NSW Branch
- Brigadier Patrick Gowans
- Representatives of RSL Clubs,
- Representatives of all Associations and groups within the VCA
- Ladies and gentlemen

My name is Elisabeth Anh Thu Huynh. I am a descendant of the Army of the Republic of Vietnam’s Airborne division and I am honoured to be standing here to share with you my thoughts on the VN War and its impact on the younger generation of Vietnamese-Australians.

I was born after the Vietnam War and brought up in a democratic society where the opportunity to grow, learn, self-expression and the ability to challenge the status quo is the norm. Often, freedom and humanity are taken for granted and we forget how lucky we are.

I have no memory of the war. My understanding of the war is based on stories and pictures. I have heard stories of homes and villages destroyed, children becoming orphans and of the suffering and sacrifices endured during the war. They are stories resonating among the Vietnamese, and the servicemen that fought in Vietnam. Although I did not experience the war, I have experienced and seen the destructive impact as a result of this war. Families were destroyed and siblings scattered over multiple continents; a generation of illiteracy; an aftermath of destruction, depression, family violence; and loss of faith.

Many young Australians left their homes, family and friends to travel to a foreign land where they did not share a common language and culture, to fight for ‘freedom and democracy’. Over 60,000 Australian personnel were involved during the course of the war, of which 521 were killed and 3,000 wounded. This war severely impacted Australian servicemen and their families. Soldiers, who survived, returned home but not to a welcoming reception as one would hope; instead they were abandoned, shamed and isolated from society. Many sought escape by taking their own lives despite surviving their enemies, and devastated their families through their grief and depression.

Considering all that has been endured, it is disappointing that many young VN-Australians know so little about the VN War and the sacrifices endured. How can one explain something that has deep and lasting impact on one’s life? How do you explain what the war stood for in a few sentences? How do you let someone you love into your world which brings back trauma, pain and sadness too hard for you to bear? when it makes your heart ache and your eyes sting as you reflect you try to share your story with them.

While it is difficult for the young generation that has never experienced war to comprehend the lifetime endurance of the soldiers and their families involved in the War. The world is not all that gloomy. An anonymous quote: “the soul would have no rainbow, if the eye had no tear”. The young generation know only what they know, that is the freedom to learn, reflect and evaluate from what they observe and hear. There is an opportunity for young people to understand better about the VN War and what it represents. Education helps them explore and learn about the past.

I have come here today carrying with me a sense of pride and gratitude for those who have fought to give me this opportunity I would otherwise not have had. As a young Vietnamese-Australian, I do understand the importance of the principle for which the soldiers fought during the VN War, and my tears are those of gratefulness and appreciation. Thank you for bringing rainbows to my world.

I would like to thank each and every one of you, the Australian and Vietnamese veterans: those who fought and lost their lives, those who survived and those still bearing the pain under the communist regime hoping for a ‘Democratic Vietnam’. You were there in times of need, protecting people like my parents so that the young generation have the opportunity to live. Because of you, we are able grow up and make something of ourselves and hopefully one day give back to the people that believe in us.

Although South Vietnam lost to the North Vietnamese during the VN War, our spirit remains high and we remain hopeful for a democratic future. You are a reminder of strength and courage, and the hope to look forward and plan for the future.

I will end my speech by saying: “the soul would have no rainbow, if the eye had no tear”. I am one of those people who have been given the environment in which I can learn and grow. I can see the rainbow and I hope you can see it too.

Dr. Elisabeth Anh Thư Huỳnh PhD (Economics)

11 November, 2012.
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

26 November, 2012

Audio: Quan hệ Mỹ - ASEAN được thắt chặt vì quyền lợi hỗ tương

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới & nghe Paltalk Online xin hãy nhấn▼2 hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

Ls Lưu Tường Quang

LS. Lưu Tường Quang đến Úc tỵ nạn vào tháng 5 năm 1975. Ông là người Việt đầu tiên sinh trưởng tại Việt nam trở thành luật sư (Barrister) tại Úc vào năm 1982.

Trước năm 1975, ông là một nhân viên ngoại giao đã từng làm việc tại London, The Hague và Canberra.

Ông là Giám Đốc Di Trú & Văn Hóa Đa Nguyên Sự Vụ Liên Bang tại NSW (1987-1989)

Trưởng Nhiệm Hệ Thống Phát Thanh Quốc Gia SBS (1989-2006)

LS. Quang được tặng thưởng huy chương danh dự Úc và là thành viên hội đồng quản trị của tổ chức viện trợ nhân đạo Úc (Trước đây gọi là Austcare)
VNCH Flag Audio chưa hiện lên thì xin chờ, hoặc nhấn F5
Audio: Nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney
(13:53)

Thượng đỉnh Đông Á kết thúc tại Phnom Penh ngày 21/11/2012 với mối bất đồng sâu sắc giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông. Bắc Kinh qua trung gian Cam Bốt gây chia rẽ hàng ngũ ASEAN, nhưng hiệu ứng nhân quả tạo thuận lợi cho chiến lược « tái định vị » của Washington. Trong vai trò « cứu tinh » cho các nước trong vùng đang bị Trung Quốc uy hiếp, Hoa Kỳ từng bước bố trí bàn cờ quân sự lẫn kinh tế.

Thời sự thế giới nổi bật nhất trong tuần này là chuyến công du bốn ngày của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Đông Nam Á từ ngày 19 đến 21/11/2012. Lãnh đạo hành pháp Hoa Kỳ đã dành hoạt động ngoại giao quan trọng nhất cho vùng châu Á - Thái Bình Dương ngay sau khi tái đắc cử vào ngày 6/11/2012.

Từ Miến Điện - ngôi sao đang lên tại Đông Nam Á, đến Thái Lan và kết thúc tại Thượng đỉnh Đông Á ở Cam Bốt, « ngọn lửa » tự do, dân chủ và nhân quyền của Tổng thống Mỹ trong thông điệp tại đại học Rangun và trong buổi « trao đổi » với Thủ tướng Cam Bốt, được dân chúng địa phương đón tiếp nồng nhiệt.

Tuy nhiên, trên hồ sơ nóng bỏng « xung khắc chủ quyền biển đảo » giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á , Tổng thống siêu cường số một chỉ nhận được nụ cười xã giao bí ẩn của trưởng đoàn Bắc Kinh tại Thượng đỉnh Phom Penh là Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Trong cuộc họp song phương bên lề Thượng đỉnh Đông Á, khi Tổng thống Obama nêu vấn đề « trách nhiệm chung » trên hồ sơ biển Đông thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo không trả lời.

Trung Quốc còn thành công trong việc chia rẽ Đông Nam Á. Hồi tháng 7 năm nay, hội nghị cấp ngoại trưởng ASEAN do Cam Bốt chủ trì không đưa ra được một bản thông cáo chung về lập trường “Biển Đông” mà Trung Quốc gọi là Nam Hải. Lần này tại Thượng đỉnh ASEAN, thủ đoạn nội gián của Trung Quốc ghi thêm bàn thắng đậm nét hơn. Thủ tướng nước chủ nhà Cam Bốt, nhân danh ASEAN, tuyên bố “không quốc tế hóa” xung khắc Biển đảo.

Mưu kế gây chia rẽ của Bắc Kinh thành công, nhưng đụng chạm đến quyền lợi tối thượng của nhiều nước trong vùng. Lập tức, Philippines và Singapore kẻ trước người sau phủ nhận tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen. Lần lượt các thành viên Indonesia, Việt Nam, Brunei cũng thông báo cho Cam Bốt biết lập trường của mỗi nước.

Tham vọng của Trung Quốc khống chế Châu Á đã gây tác động nhân quả thuận lợi cho chiến lược Thái Bình Dương của Mỹ. Sáng kiến của chính quyền Obama: tái bố trí lực lượng, liên kết với các đồng minh cũ, mới trong khu vực án ngữ Trung Quốc và kéo các quốc gia trong vùng, nhưng không có Trung Quốc, vào một hiệp ước thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Từ Sydney, nhà phân tích Lưu Tường Quang chia sẻ nhận xét của ông về kết quả Thượng đỉnh Đông Á tại Phnom Penh, và chính sách ngoại giao đáng làm gương mẫu của một số thành viên. Từ Singapore đến Philippines và bây giờ đến Miến Điện, tuy không chống Trung Quốc nhưng đã khôn khéo bắt tay chặt chẽ với Hoa Kỳ để đối xử ngang hàng với Trung Quốc, không để cho Bắc Kinh mặc tình thao túng.

“ Nhìn một cách tổng quát thì hội nghị Thượng đỉnh Đông Á chú tâm vào hai vấn đề lớn: thứ nhất là hợp tác phát triển kinh tế và thứ hai là vấn đề an ninh, tranh chấp Biển Đông. Trong vấn đề kinh tế thì ông Obama đã thành công theo cái nghĩa là ông đã thúc đẩy việc thảo luận về hợp tác Xuyên Thái Bình Dương và ấn định lịch trình hoàn tất thương thuyết vào tháng 10/2013.

Nếu thành công thì đây là một thành quả rất quan trọng vì 11 quốc gia này, cộng thêm Nhật Bản thì sẽ có tổng số 658 triệu người, và tượng trưng cho khoảng 35% tổng lượng thương mại toàn thế giới.

Ngoài ra Tổng thống Mỹ cũng thành công trong việc bắt đầu một cuộc thương thuyết về dự án Đối tác kinh tế mở rộng Hoa Kỳ-ASEAN để có quan hệ chặt chẽ hơn với 10 quốc gia Đông Nam Á, mà trong đó có những nước như Indonesia hay Thái Lan còn do dự với TPP.

Ngược lại, Trung Quốc cũng đẩy mạnh một sự hợp tác khác gọi là Đối tác Kinh tế Toàn khu vực giữa ASEAN,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ. Đây cũng là ván bài của Trung Quốc để đối chọi với sáng kiến TPP của Mỹ. Nếu Trung Quốc muốn gia nhập TPP thì phải cải tổ sâu rộng, cho nên đây cũng là một lợi khí trong tay Hoa Kỳ.

Nhưng cái lợi khác của Hoa Kỳ là sự hiện diện quân sự tại Châu Á -Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Biển Đông đã được đề cập tại Thượng đỉnh Đông Á. Tại hội nghị Phnom Penh có hai mục chính:

Thứ nhất là chuyển đổi bản tuyên bố ứng xử Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc đồng ý từ năm 2002 thành quy luật ứng xử COC (nhiều trói buộc hơn). Khi Indonesia làm chủ tịch ASEAN năm 2011 thì đã đạt được những bước tiến khá cụ thể. Tại hội nghị Phnom Penh thì ông Hun Sen đã thay mặt ASEAN yêu cầu ông Ôn Gia Bảo thực hiện việc chuyển đổi này, nhưng Thủ tướng Trung Quốc không muốn tiến hành nhanh chóng. Điểm này thì ASEAN không có chia rẽ.

Điều gây chia rẽ là vấn đề ASEAN muốn có sự quan tâm, sự hiện diện của Mỹ trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông hay không? Về điểm này thì Thủ tướng Cam Bốt một lần nữa, chứng tỏ ông là một lá bài để Bắc Kinh lợi dụng, thi hành chính sách của Bắc Kinh mà ông Ôn Gia Bảo đã lập đi lập lại nhiều lần kể cả tại Bali 2011 và lần này tại Phnom Penh….

Nếu thương lượng song phương thì tất nhiên các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines không thể nào cưỡng lại được Trung Quốc. Vì thế ông Hun Sen đã đóng vai trò đàn em thực thi chính sách của ông Ôn Gia Bảo và tuyên bố rằng trong các cuộc thảo luận, các nước ASEAN “nhất trí không quốc tế hóa” cái vấn đề tranh chấp Biển Đông…

Tổng thống Philippines đã phản ứng dữ dội, và theo tin mới thì Singapore đã tố cáo Thủ tướng Cam Bốt đã “trích dẫn sai” những lời tuyên bố của 5 quốc gia trong ASEAN là Singapore, Brunei, Indonesia, Philippines và Việt Nam…”. Trung Quốc thành công trong việc gây chia rẽ ASEAN nhưng thất bại về việc không cho quốc tế hóa vấn đề, không cho Hoa Kỳ tham dự vào đối thoại…

Một yếu tố mới là lần Thượng đỉnh năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Noda đã nêu lên một cách mạnh mẽ hồ sơ Biển Đông, vì vấn đề giao thông và cũng vì Trung Quốc sử dụng tàu chiến trá hình để xâm nhập vùng tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Thủ tướng Nhật đã nêu lên hiệp ước an ninh chung Mỹ - Nhật.

Yếu tố thứ hai là Singapore, tuy có chính sách thân thiện với Trung Quốc, đã mạnh mẽ phản đối tuyên bố của ông Hun Sen. Và trong chiến lược tái định vị của Hoa Kỳ mà các quốc gia nhỏ coi như là yếu tố để bảo vệ an ninh khu vực để phát triển, Sinapore đã đồng ý tiếp nhận tàu chiến cận duyên của Mỹ.

Đây cũng là một điểm thuận lợi cho chiến lược “tái định vị” của Hoa Kỳ, không kể những đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ và sau này là lực lượng không quân, hải quân Mỹ trong các căn cứ của Úc. Nhìn chung thì từ hội nghị Mỹ-Úc tại Perth ngày 14/11/2012 đến Thượng đỉnh Đông Á tại Phnom Penh ngày 19 đến 20/11, sự hiện diện quân sự của Mỹ được tiếp nhận một cách công khai hoặc mặc nhiên.”

Lưu Tường Quang / Tú Anh

* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121122-quan-he-my-asean-duoc-that-chat-vi-quyen-loi-ho-tuong
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml http://danlambaovn.blogspot.com http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/ www.lyhuong.net/uc www.huyenthoai.org http://www.lytuongnguoiviet.com/

* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

22 November, 2012

Video: Gs. Phạm Cao Dương và Gs. Nguyễn Văn Canh hội luận "Đại Họa Mất Nước" với kỷ sư Tường Thắng


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/ VNCH Flag Pictures, Images and Photos * Nếu Video chưa xuất hiện xin Quý Vị hãy nhấn vào F5 hay Refresh


Giáo sư. Nguyễn Văn Canh


Xin nhấn vào link dưới đây ký Thỉnh Nguyện Thư

http://www.democracyforvietnam.net/#sign

mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

14 November, 2012

Video - Audio: Bảng đồng của Cộng Đồng Người Việt tri ân binh sĩ Úc


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

VNCH5 * Sau 15 giây chưa nghe Audio xin nhấn F5 hay Refresh



* Video & còn nhiều hinh rất đẹp ▼ ở link hàng chữ xanh dưới đây http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2627-2627


Toàn quyền Marie Bashir khai trương bảng đồng khắc tên của 521 quân nhân Úc tử trận ở Việt Nam

Nhân dịp tri ân chiến sĩ trận vong (Remembrace Day 2012) hôm 11/11/2012 của Cộng Đồng Người Việt Sydney, New South Wales đã khánh thành các bảng đồng khắc tên 521 quân nhân Úc hy sinh ở Việt Nam.

Buổi lễ tại Cabravale Memorial Park, nằm giữa lòng Cabramatta, Sydney nơi có đông đảo người Việt sinh sống.

* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese/highlight/page/id/241805/t/Rememberance-Day-2012
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

13 November, 2012

Nhớ Lê Thành Nhơn, nghĩ về sự sống của người nghệ sĩ


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

Nhà điêu khắc - họa sĩ Lê Thành Nhơn

Giống như mọi người, người nghệ sĩ, dù tài hoa đến mấy, một lúc nào đó cũng sẽ chết. Có khi hắn còn chết sớm hơn vô số người bình thường khác. Tuy nhiên, với những nghệ sĩ có tài năng lớn, chúng ta hay dùng chữ “bất tử”. Là sống mãi. Vậy, sự sống của hắn nằm ở đâu? Câu trả lời đơn giản: ở tác phẩm. Chỉ ở tác phẩm.

Tác phẩm chứ không phải là tiếng tăm. Ở không hiếm người, tiếng tăm lớn hơn tài năng thực sự của họ. Nhưng tiếng tăm, không gắn liền với độ bền vững của tác phẩm, chỉ là những giai thoại phù du. Một lúc nào đó, chúng sẽ biến mất. Như bọt. Tiếng tăm không cứu được tác giả; và tác giả không cứu được tác phẩm. Ngược lại: chỉ có tác phẩm mới cứu được tác giả và tác giả mới cứu được tiếng tăm. Đó là một con đường ngược chiều với những cách hiểu thường tình.

Nghệ sĩ có thể biết mình nổi tiếng hay không và nếu nổi tiếng, nổi tiếng đến độ nào. Nhưng không ai dám chắc về độ lớn của tác phẩm của mình. Một số người có thể tự tin và tự hào. Nhưng chỉ cần tỉnh trí một chút, mọi niềm tự tin và tự hào ấy đều gắn liền với nỗi bất an.

Ví dụ cho những nỗi bất an ấy nhiều vô cùng. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng ở thời điểm này, tôi đang nhớ đến bạn tôi, tôi xin lấy bạn tôi làm ví dụ: Lê Thành Nhơn (1940-2002).

Lúc còn trẻ và khỏe, nhất là những lúc uống rượu ngà ngà, Lê Thành Nhơn thường say sưa nói về tác phẩm của mình; một số tác phẩm mà anh tin là sẽ còn lại mãi. Như bức tượng Phật được lưu giữ trong Viện bảo tàng Quốc gia Úc ở thủ đô Canberra. Hay bức tượng Phan Bội Châu ở Huế. Nhìn về tương lai, Lê Thành Nhơn cũng ăm ắp những ước mơ như thế: anh mơ trang trí một ngôi chùa nào đó với phù điêu và những cái trụ thật cao và thật lớn, đầy những hình ảnh đẹp để có thể cạnh tranh với thế giới. Anh mơ dựng một bức tượng Phật uy nghi cao cả hàng chục thước trên những đỉnh núi sừng sững để, đứng cách mấy cây số, người ta cũng có thể nhìn thấy và ngưỡng mộ. Anh mơ vẽ những bức tranh sơn dầu dài cả chục thước để có thể phủ kín nguyên một bức tường trong viện bảo tàng…

Sau, lớn tuổi, nhất là lúc bị bệnh hiểm nghèo, giọng nói của anh về tác phẩm của chính mình cũng như về những mơ ước của mình bớt sôi nổi dần. Lúc anh phát hiện mình bị ung thư cũng là lúc anh phải dời nhà. Các con của anh muốn đập căn nhà cũ để dựng lên một ngôi nhà mới hai tầng. Công việc xây cất kéo dài gần cả năm. Trong thời gian ấy, gia đình anh phải thuê một chỗ ở khác. Dời chuyển đồ đạc từ nhà cũ đến chỗ ở mới là một gánh nặng.

Nhưng khó xử nhất là, trong vườn cũng như trong nhà chứa xe của anh lại đầy những tác phẩm dở dang, bao gồm nhiều bức tượng, phù điêu và trụ cột bằng thạch cao. Trước, anh cứ để ngổn ngang, với hy vọng một lúc nào đó sẽ có cơ hội đúc đồng và xây xi măng để bày hoặc dựng đâu đó. Những tác phẩm ấy quá lớn và quá nặng để có thể chuyển đến căn nhà mới thuê. Anh bảo tôi muốn lấy gì thì lấy. Tôi không nhận. Chỉ đề nghị anh tặng bức tượng Phật cao gần hai thước trong nhà chứa xe cho một người bạn chung của chúng tôi: Võ Quốc Linh.

Linh là một Phật tử thuần thành, rất thương Lê Thành Nhơn, lại có một ngôi nhà rộng, trên ngọn đồi cao nhìn xuống một dòng sông ở Sydney. Tôi nghĩ đó là nơi thích hợp nhất để bày bức tượng Phật ấy. Nghe tôi nói, Nhơn đồng ý ngay. Tôi liên lạc với Võ Quốc Linh để chuyển bức tượng ấy từ Melbourne đến Sydney. Mấy ngày sau, khi đến thăm anh lại, tôi thấy khu vườn của anh đã quang đãng hẳn. Tôi hỏi Nhơn về các tác phẩm còn lại. Anh cho biết công ty xây cất đã dọn dẹp xong hết. Rồi tiếp: “Tro bụi lại về tro bụi!”

Dạo ấy, cứ vài ba ngày tôi lại đến chở Lê Thành Nhơn ra ngoài ăn uống cho đỡ buồn. Nhiều lần chạy ngang qua căn nhà cũ đã bị san bằng của anh, cả anh lẫn tôi đều thấy chạnh lòng. Một lần, Lê Thành Nhơn nói: “Tôi ở đó bao nhiêu năm, chưa bao giờ thấy khu vườn nhà mình rộng đến vậy.” Rồi gật gù, nói tiếp, giọng như đang triết lý: “Rộng nhờ không còn gì cả.”

Những tháng cuối đời của Lê Thành Nhơn, không phải anh, mà chính tôi, mới là người hay nói về sự trường tồn của các tác phẩm của anh. Tôi nói vì muốn an ủi bạn. Tôi biết là Lê Thành Nhơn biết rõ anh đang đối diện với cái chết. Tôi không muốn anh nghĩ chết là mất tất cả. Nhưng Lê Thành Nhơn không mặn mà với những viễn tượng đẹp đẽ ấy. Ngay cả những lúc không mệt mỏi lắm, anh cũng khá hờ hững. Dường như anh thấy những chuyện ấy đều vô nghĩa. Hoặc anh đã mất một phần niềm tự tin về tác phẩm của chính mình.

Rồi Lê Thành Nhơn qua đời.

Sự ra đi của người nghệ sĩ nào cũng buồn. Sự ra đi của một nghệ sĩ lưu vong lại càng buồn. Có cái gì thật dửng dưng và cũng thật hiu hắt. Nước mắt và nỗi xúc động chỉ chảy ra từ một số, thật ít ỏi, những người trong gia đình và bạn bè thân thiết. Xã hội chung quanh, vốn xa lạ, vẫn tiếp tục xa lạ. Mấy năm sau, khi tôi và một số bạn bè liên lạc đây đó để tổ chức một cuộc triển lãm nhằm trưng bày các tác phẩm còn lại của Lê Thành Nhơn, chúng tôi đều gặp phải một sự lạnh lùng đến kinh người. Nỗ lực ấy, cuối cùng, thất bại. Không đến đâu cả.

May, tác phẩm của Lê Thành Nhơn vẫn còn. Mỗi lần có dịp đến trường Đại học Monash ở Melbourne, tôi cũng đều thấy bức tượng “Joy” của anh trước sân trường. Bức tượng Phật cao gần hai thước tặng cho Võ Quốc Linh được Linh đặt một cách trang trọng giữa nhà. Để có một vị trí như vậy, Linh phải sửa nhà, yêu cầu kiến trúc sư và kỹ sư thiết kế một căn phòng riêng, trên lầu, để đặt bức tượng nặng gần cả tấn ấy. Bức tượng uy nghiêm nhìn xuống dòng sông, nơi Lê Thành Nhơn, lúc còn sống, khi ghé thăm, thường ngắm với sự thích thú đặc biệt của một người nghệ sĩ say mê thiên nhiên và cảnh đẹp.

Các tác phẩm khác của Lê Thành Nhơn ở Việt Nam trước 1975, trừ những gì đã bị phá hủy, đang dần đần được sưu tập lại. Bức tượng Phan Bội Châu cao 4,5 thước và nặng cả 7 tấn, suốt cả mấy chục năm, gần như bị quên lãng trong một góc vườn ở Huế, bây giờ đã được dựng trên bờ sông Hương cho mọi người chiêm ngưỡng.

Bức tượng Thiếu nữ Việt Nam bằng xi măng trắng, suốt cả mấy chục năm trời, nằm quạnh quẽ trong vườn nhà một người thân ở Sài Gòn, cuối cùng, cũng được chở ra dựng ven sông Hương. Bây giờ, thăm Huế, đi dọc theo sông Hương, mọi người đều có thể nhìn thấy hai tác phẩm ấy của Nhơn. Và thêm một tác phẩm thứ ba nữa: tượng Phật Quan Thế Âm ở Trung tâm Liễu Quán, gần đường Lê Lợi. Và cũng gần cả bờ sông.

Cái dòng sông ấy, thời trẻ, trong vài năm ngắn ngủi sống và làm việc ở Huế, Nhơn yêu vô cùng. Bây giờ, nó trở thành một trong những không gian anh sống.

Vĩnh viễn.

Nguyễn Hưng Quốc

* Nguyễn Hưng Quốc, Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ: http://tienve.org/


* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.voatiengviet.com/content/nho-le-thanh-nhon-nghi-ve-su-song-cua-nghe-si/1539283.html
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive