28 April, 2013

Video & Ca ngợi - tri ân - tưởng nhớ đến các chiến sĩ anh dũng của VNCH


* Quý Vị muốn xem tin tức mới, nghe Radio & Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/


VNCH5 * Sau 15 giây chưa nghe Video xin nhấn F5 hay Refresh


Quốc hận ba mươi tràn máu lệ! Giặc thù cưỡng chiếm phải lìa quê. Bao năm viễn xứ lòng đau xót. Nửa kiếp xa nhà dạ tái tê. Nhớ bạn lao tù sầu vạn ngả! Thương anh cải tạo khổ trăm bề. Ðồng tâm nhất trí ngày quang phục. "Dân chủ, tự do" đã cận kề! (DU SƠN LÃNG TỬ)
* Tổ Quốc Ghi Ơn Những Người Lính Việt Nam Cộng Hòa!


* Sau 15 giây vẫn chưa thấy Video xin nhấn vào F5 hay Refresh


Vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà: DIỆT GIẶC, GIÚP DÂN





mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

Video: Úc Châu tưởng niệm ngày Quốc Hận - 30 tháng Tư


* Quý Vị muốn xem tin tức mới, nghe Radio & Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

Canberra, ngày 27 tháng 4 năm 2013

Một ngày giữa Thu nắng ấm như hôm nay thật là một điều hiếm có ở Canberra. Hơn hai ngàn đồng bào từ khắp nơi, nhiều đồng hương phải đi hơn 1200 cây số, tề tựu về Canberra để tưởng niệm ngày Quốc Hận. Dưới đây là hình ảnh và thâu thanh của cuộc biểu tình trước toà đại sứ Việt Cộng ở Canberra

* Nếu Video/Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5


Cô Đỗ Thị Kiều Oanh - Phó Chủ Tịch CĐNVTD Queensland

Asia Golden 3 "Hùng Ca Sử Việt" 2


Từ Melbourne đi Canberra biểu tình Ngày Quốc Hận

Khi Tháng Tư về tất cả các Cộng Động Người Việt Hải Ngoại, đâu đâu cũng bận rộn chuẩn bị cho các sinh hoạt, những chương trình cho Ngày Quốc Hận. Đã bao năm qua, để tưởng niệm Ngày Quốc Hận đông đảo đồng hương từ khắp mọi nơi trên đất nước Úc kéo về Canberra để biểu tình ngay trước toà đại sứ của CSVN.

Đồng hương Melbourne cũng không ngoại lệ, lịch trình của chuyến đi là rời Melbourne vào tối Thứ Sáu (26/04), đi suốt đêm lên tới Canberra đến ngay địa điểm biểu tình vào trưa Thứ Bảy (27/04), rồi ra Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong tại Việt Nam làm lễ, và sau đó lại lên xe trở về Melbourne, đến nơi là vào rạng sáng Chủ Nhật (28/04).

Để không bị lỡ chuyến xe có người đã phải rời từ 7, 8 giờ tối Thứ Sáu để đến các điểm hẹn, những người đi làm thì còn phải vội vã hơn, rồi từ đó xe buýt chở đến Đền Thờ Quốc Tổ. Tại đây đồng hương cùng nhau thắp một nén nhang để tưởng nhớ và tỏ lòng tri ân đến những người đã hy sinh, tuẩn tiết, bị sát hại, bị nạn trong suốt cuộc chiến Việt Nam, trong những ngày cuối của Tháng Tư đen, trong các trại tù cải tạo và trên đường vượt biên vượt biển đi tìm tự do.

Gặp nhau ai ai cũng thân mật chuyện trò, cười nói, háo hức, hăng say, ... trong cái không khí ấm cúng của tình đồng hương, của người Việt ly hương mặc dầu ngoài trời se lạnh. Rồi vội vàng ăn một tô cháo, uống một ly trà, ... cho ấm lòng trước khi lên đường đi Canberra. Xe buýt rời Đền Thờ Quốc Tổ vào lúc nữa đêm, dầu cho ai ai cũng đã chuẩn bị 2, 3 lớp áo, đi vớ dày, đầu đội mũ, cổ quấn khăn quàng, ... nhưng cái lạnh vẫn có chổ để chui vào.

Thương nhất là những người lớn tuổi, có vị năm nay đã được 90, có người phải đi gậy, có người khi ngồi lâu thì chân bắt đầu sưng lên đi không được, rồi có người mang theo bao, xách đùm đề cứ tưởng toàn là đồ ăn, nước uống nhưng khi lấy ra thì mới biết phần lớn chỉ toàn là thuốc men - đủ thứ thuốc bệnh!

Trên xe lại tiếp tục trò chuyện, cười nói, đến lúc mệt thì nhắm mắt cố tìm giấc ngũ trong một tư thế co ro, không thoải mái. Đoàn xe 3 chiếc nối đuôi nhau, lướt đi trong đêm đen, trên xa lộ vắng lạnh, với đôi lần dừng lại để cho mọi người co giản chân tay, ăn uống, nghĩ ngơi. Mổi lần nghĩ ngơi như vậy là mọi người lại cùng nhau chia sẽ, mời nhau một miếng bánh, một chai nước, một tô mì gói, ... rất chân tình làm cho mọi người cảm thấy thật ấm áp mặc dầu tiết trời lạnh ngắt.

Đoàn xe Melbourne đến Canberra trước nhất, tiếp đến là từ Sydney và khắp mọi nơi đổ về. Từ mọi hướng đoàn người biểu tình ùn ùn nhập chung vào đi đến địa điểm đã "hẹn" trước như những dòng sông nhỏ đổ vào con sông lớn cuồn cuộn tràn về trước toà đại sứ CSVN với những làn sóng Cờ Vàng đang dâng cao.

Việc đầu tiên là mọi người tìm đến gặp anh Trương Quốc Việt để tận mắt nhìn thấy anh Việt, căn lều và các tấm bảng tố cáo bọn CSVN đã cướp đất phá nhà của gia đình anh. Mọi người đều ân cần thăm hỏi Việt với lòng cảm mến, xin chụp hình lưu niệm cùng Việt, và trao tặng nào là bánh trái, thức ăn, nước uống, ... cùng với những lời tán dương đầy khích lệ. Quá cảm động trước việc làm của Việt có người đã ôm Việt khóc, rồi có người đã nài nĩ tặng Việt một số tiền nho nhỏ nhưng Việt đã một mực từ chối.

Trong đoàn biểu tình có rất nhiều người đến từ các tiểu bang xa, có đủ các thế hệ - từ các em bé đi chập chửng cho đến các người lớn tuổi đi khập khửng, nhưng đáng mừng nhất là sự có mặt của trên dưới 100 các em sinh viên - một thế hệ nối tiếp. Trong số những vị cao niên có một bà cụ năm này đã được tròn 100 tuổi, tuy đã được con cháu can ngăn vì lý do sức khỏe, nhưng bà cụ vẫn một mực khăng khăng đòi đi biểu tình.

Khi được hỏi lý do tại sao thi bà cụ cho biết rằng mổi năm chỉ có một Ngày 30 Tháng Tư! Vậy mà đã có những người vì đồng tiền mà đành lòng quên đi Ngày Giỗ Mẹ Việt Nam, Ngày Đại Tang của cả một Dân Tộc! Phải chi họ là những người dân ngu khu đen, làm việc vất vã ngày đêm để kiếm sống nên đã quên khuấy đi ngày giỗ của mẹ mình thì còn có thể tha thứ được ....đằng này .....than ôi.!!!

Bắt đầu buổi biểu tình là nghi thức chào cờ Úc Việt và một phút mặc niệm, và dĩ nhiên năm nào cũng vậy toàn thể đồng hương đều xoay lưng vào toà đại sứ CSVN, xoay lưng lại với lá cờ thấm máu đồng bào.

Ông Nguyễn Thế Phong (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu) đã khai mạc với bài nói chuyện về "Lịch sử và bằng chứng bán nước cho giặc Tàu của CSVN" trong đó ông Phong đã tố cáo CSVN:

"Tóm lại thành tích của Nguyễn Tấn Dũng qua thời gian làm thủ tướng VC từ 2006-2/2009 là phục vụ quyền lợi cho chủ là TC. Bằng chứng ‘ bán nước ‘ rõ ràng nhất của Dũng là ‘ Ký hoàn tất việc cấm mốc biên giới Việt-Trung ‘ vào ngày 31-12-2009, để nhượng bán cho giặc Tàu một phần lảnh thổ của đất nước, trong đó có nhiều vị trí chiến lược quan trọng cũng như các di tích ngàn đời của dân tộc như Ải Nam Quan, Núi Ðất, Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm..

Ngoài ra còn có hải phận Vịnh Bắc Việt, các đảo lớn nhỏ trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dũng và đồng bọn Mạnh, Triết, Trọng.. giống như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng ngày trước, bất chấp sự ta thán, oán hờn, căm thù và sôi sục máu, trước nổi lầm than của đồng bào, nhục hèn bán nước cho giặc."

Tiếp theo, ông Lê Công (Chủ Tịch CĐNVTD/ACT), khi nói về trách nhiệm của nhà cầm quyền CSVN đối với hiểm hoạ của TC xâm lấn nước VN, đã cụ thể cho đồng hương biết rằng CSVN đã cắt nhượng hơn 1,000 cây số vuông với một diện tích bằng 1/4 thủ đô Canberra.

Sau đó ông Nguyễn văn Thanh (Chủ Tịch CĐNVTD/NSW) đã nói về vấn đề đàn áp và bức hại tôn giáo của CSVN mà nạn nhân điển hình là HT Thích Quảng Độ và LM Nguyễn Văn Lý. Trước khi phát biểu ông Thanh đã xin ra mắt cùng đồng hương toàn Ban Chấp Hành của CĐNVTD/NSW trong đó có BS Nguyễn Mạnh Tiến là Phó Chủ Tịch Nội Vụ.

(Xin mở ngoạc ở đây nói thêm để cho mọi người được rỏ là BS Nguyễn Mạnh Tiến đã từng là Chủ Tịch CĐNVTD Tiểu Bang NSW, đã từng là Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu nhưng nay lại vui vẽ chấp nhận làm Phó Chủ tịch cho liên danh của ông Nguyễn Văn Thanh. Điều này đã chứng tỏ rằng những người có lòng với Cộng Đồng, với đất nước thì bao giờ cũng luôn luôn và sẳn sàng dấn thân cho những công việc chung chứ không bao giờ đặt cái tôi, lấy tự ái làm điều kiện tiên quyết.

Ngoài BS Tiến ra còn có ông Võ Trí Dũng cũng đã tích cực đóng góp cho Cộng Đồng mặc dầu đã hết nhiệm kỳ từ lâu. Ở tiểu bang Victoria thì có ông Châu Xuân Hùng, từng là Chủ Tịch CĐNVTD/VIC, nhưng cũng đã vui lòng làm Phó Chủ Tịch trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Nguyễn Văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC). Còn bà Trần Hương Thủy tuy nay không còn giử chức vụ Chủ Tịch CĐNVTD Wollongong lại thêm rất bận rộn với gia đình nhưng luôn luôn có mặt cùng với Cộng Đồng những khi cần. Ngoài ra trong cộng đồng còn có biết bao nhiêu người đã âm thầm, lặng lẽ, vui vẽ đóng góp công sức và tiền bạc vô điều kiện cho những việc chung mà không một lời than van, không một đòi hỏi gì cho riêng mình.

Đây chính là một điểm son của Cộng Đồng Người Việt Úc Châu, những người có tâm huyết và có lòng đã nói lên tinh thần đoàn kết trong việc chống cộng, đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN khi biết đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi riêng tư và những dị biệt cá nhân.)

Hai người bạn trẻ Quốc Hưng và Việt Hùng đã ca bài "Việt Nam tôi đâu?" và "Anh là ai?" như để gởi gấm tâm tư của Việt Khang đến cùng mọi con dân nước Việt trong và ngoài nước. Nghe 2 bài nhạc này đã bao nhiêu lần rồi nhưng mổi lần nghe lại vẫn cảm thấy thật đau buồn cho thân phận người dân Việt, cho vận nước nổi trôi, đen tối.

Kế tiếp, ông Nguyên văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) khi nói về vấn đề "Vi Phạm nhân quyền của CSVN về Truyền thông và Báo chí" thì đã nêu lên một sự thật hiển nhiên: "Ngay cả việc bán nước, phản quốc mà nhà cầm quyền CSVN còn dám làm thì có sá gì bưng bít báo chí, có sá gì cầm tù các nhà báo hay bloggers."

Cô Đỗ Thị Kiều Oanh một Phó Chủ Tịch trẻ tuổi của CĐNVTD Queensland đã mạnh mẽ lên tiếng đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền vì cô cho rằng không có tự do một đất nước không thể lớn mạnh, không có dân chủ, không có tiếng nói, không có nhân quyền, không có ngày mai.

Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc (Chủ Tịch CĐNVTD/SA) thì đã cho rằng đảng CSVN là đồ dổm khi nêu lên sự lo sợ của ông Nguyễn Minh Triết qua lời nói với đại ý là “Bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Như vậy rỏ ràng đảng CSVN là đồ dỗm vì thiệt vàng thì đâu có sợ lữa.

Bà Trần Hương Thủy cựu Chủ Tịch CĐNVTD/Wollongong, thì nói về tệ nạn buôn bán trẻ em, phụ nữ vào các ổ mãi dâm. Giọng nói của bà chứa đầy sự uất ức và đớn đau vì chính bản thân bà là một người phụ nữ, là một người mẹ nên chi bà cảm thấy thật xót xa khi nghĩ đến các nạn nhân yếu đuối, thơ ngây, nhỏ bé.

Đại diện cho các anh em sinh viên người bạn trẻ Nguyễn Khoa đã lên phát biểu, tuy tiếng Việt của Khoa không được chỉnh lắm, nhưng với lời lẽ thật trong sáng và thành thật đã tạo được sự cảm mến của mọi người.

Sau cùng là anh Trương Quốc Việt đã bước lên khán đài trong tiếng hoan hô và sự chờ đợi của đồng hương. Anh Việt đã không quan tâm đến sự an nguy của bản thân khi cương quyết toạ kháng trước toà đại sứ CSVN tại Canberra để lên án việc CSVN cướp đất, phá nhà của gia đình và của hàng ngàn gia đình khác nhưng anh đã tỏ ra sâu sắc hơn khi nói rằng:

"Tôi ngồi đây để bày tỏ lòng quan tâm và lo sợ của tôi về căn nhà “CHUNG” của cả đất nước và dân tộc VN. Đối với tôi, căn nhà nhỏ của gia đình tôi không quan trọng bằng sự tồn vong của Đất Nước VN. Nói như anh Việt Khang: “Cội nguồn ở đâu, khi thế giới này đã không còn VN”. Có nghĩa gì nữa đâu nếu tôi lấy lại được căn nhà của gia đình tôi khi nước VN đã biến thành đất của Tàu? Tôi không thể ngồi yên nhìn Dân Tộc chúng ta rơi vào tay giặc Tàu và bị đô hộ thêm một lần nữa."

Buổi biểu tình đã được trực tiếp truyền đi khắp thế giới trên hệ thống paltalk, với số người theo dõi rất đông trong đó có cả những người ở Việt Nam.

Sau khi cuộc biểu tình chấm dứt, đoàn xe đã chạy sang Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong tại Việt Nam (Vietnam War Memorial), toạ lạc trên quảng trường ANZAC - ANZAC Parade, để làm lễ đặt vòng hoa theo như chương trình đã định.

Buổi lễ đã diễn ra thật long trọng tại Đài Tưởng Niệm với sự hiện diện của Hội cựu chiến binh Úc tham chiến tại Việt Nam (VVAA), một số các chính khách Úc, và vế phía Cộng Đồng ngoài các vị trong BCH của các tiểu bang, liên bang thì còn có các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo.

Đứng trước Tượng Đài là đội quân danh dự, nghiêm đứng thủ Quốc Quân Kỳ Úc-Việt trong trông thật oai phong, mang trở về trong ký ức những hình ảnh hào hùng của QLVNCH.

Sau nghi lễ đặt vòng hoa tri ân, đại điện cho cộng đồng ông Nguyễn Thế Phong đã dõng dạc nói rằng: Để đánh dấu 50 năm ngày Quân lực Úc tham chiến tại Việt Nam để chiến đấu bảo vệ cho nền tự do, dân chủ của VNCH, hôm nay chúng ta tề tựu về đây để vinh danh sự hy sinh của 514 chiến sĩ Úc và hàng chục ngàn chiến sĩ VNCH.

Ông nói tiếp: Hôm nay đây, việc vinh danh và tưởng niệm cho tất cả các chiến sĩ Úc-Việt là bổn phận của chúng ta để phản bác lại những tin tức xuyên tạc, bất công, một chiều của giới truyền thông phản chiến đã dìm (pin) các chiến sĩ Úc và VNCH. Vậy chúng ta là những người còn sống, là những chứng nhân của cuộc chiến Việt Nam thì chúng ta phải có bổn phận nói lên sự thật, nói lên tiếng nói của lương tâm về sự chiến đấu và hy sinh cao cả của các chiến sĩ Úc-Việt chống lại chủ nghiã CS, chống lại chế độ độc tài để bảo vệ tự do và dân chủ.

Sau khi chấm dứt bài diễn văn ông Nguyễn Thế Phong đã trao một tấm bảng lưu niệm cho vị chủ tịch Hội cựu chiến binh Úc tham chiến tại Việt Nam (VVAA), ông Ron Coxwell, để bày tỏ lòng tri ân về sự hy sinh của quân lực và các cựu chiến binh Úc để bảo vệ sự tự do cho VNCH. Lên nhận tấm bảng lưu niệm bên cạnh ông Ron Coxwell còn có vị Chủ Tịch Hội cựu chiến binh Úc tham chiến tại Việt Nam chi nhánh ACT (Canberra), ông Peter Ryan.

Kế tiếp, Dân Biểu Chris Hayes rồi TNS Gary Humphries đã cùng bày tỏ sự quan tâm về tình trạng nhân quyền, về chế độ độc tài tại Việt Nam trong phần phát biểu của mình. Riêng Dân biểu Chris Hayes, ông đã nói về sự thô bạo của nhà cầm quyền CSVN khi nhắc đến việc bắt giam nhạc sĩ Việt Khang chỉ vì hai bài hát "Việt Nam tôi đâu?" và "Anh là ai?".

Sau phần phát biểu, ông Huỳnh Bá Phụng (Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Quân Nhân VNCH Úc Châu) đã cùng ông Nguyễn Thế Phong trao tặng tấm "banner" đánh dấu 50 năm ngày Quân lực Úc tham chiến tại Việt Nam cho ông Ron Coxwell. Tấm "banner" này sẽ được đem về đặt tại Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam (National Vietnam Veterans Museum) ở Phillip Island, Victoria.

Buổi lễ chấm dứt, đồng hương hân hoan ra về trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng như đã làm được một điều gì đó cho đất nước, cho những người không còn nữa, cho những người hãy còn đây, trong cuộc sống tha hương trên xứ người.

Melbourne - Canberra

27/04/2012
* Còn nhiều hinh & nghe Audio ở link ▼ hàng chữ xanh nầy
http://www.lyhuong.net/uc/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

17 April, 2013

Video & Buổi thơ nhạc tưởng nhớ Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện vào tháng 1/2013 tại Sydney


* Quý Vị muốn xem tin tức mới, nghe Radio & Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

VNCH Flag * Sau 15 giây vẫn chưa thấy Video/Audio xin nhấn vào F5 hay Refresh VNCH Flag

Ảnh Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện biểu tình cùng đồng bào Sydney cùng họa phẩm của Vi Phát

Video trả lời phỏng vấn của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện










* Buổi thơ nhạc tưởng nhớ Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện vào tháng 1/2013 tại Sydney

Ca sĩ Thanh Thúy và Nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc tập dợt trước buổi lễ

Nghệ Sĩ hát và ngâm thơ Nguyễn Chí Thiện: Đào Thúy, Ánh Linh, Xuân Thảo, Thạch Thảo

Thân hữu và ban tổ chức chụp hình lưu niệm sau buổi lễ Tưởng Nhớ Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện

Tôi vẫn thích thơ văn, vẫn thưởng thức qua sách báo, kể cả báo điện tử, và tham dự những buổi sinh hoạt cộng đồng, nhất là các buổi giới thiệu tác phẩm hay chia sẻ về các đề tài văn chương. Cuộc sống hằng ngày, việc làm, con cái, cuối tuần lại chợ búa, nhà thờ v.v. đã không cho phép tôi tham dự thường xuyên, nên tôi chỉ chọn lựa buổi nào thích nhất mới đến tham dự.

Đọc thông báo về buổi Thơ Nhạc Tưởng Nhớ Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện do Hội Cựu Tù Nhân Chính trị và Nạn Nhân Cộng Sản tổ chức vào chiều Chủ Nhật 13/1/2013, tôi và ông xã nhất định phải gác hết mọi chuyện để tham dự. Con cái? Chúng đủ lớn để được gởi nguyên buổi chiều trên nhà cô em, chúng sẽ tha hồ chơi đùa nghịch ngợm với sự chăm nom của cô ấy. Bây giờ đang là mùa school holidays thì chúng càng thích nữa! Chợ búa?

Tôi cố thu xếp đi mua trước từ tối Thứ Năm trước đó. Nấu nướng? Easy! cả nhà hôm nay ăn phở home made, nước phở nấu từ vài hôm trước lấy từ trong freezer ra, vẫn ngon chán! Bận đi nhà thờ? Chúng tôi phá lệ, tham dự Thánh Lễ trước, vào chiều Thứ Bẩy, thay vì chiều Chủ Nhật như mọi khi. Thế là hai vợ chồng tôi đến Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng tại Bonnyrigg, Sydney, từ sớm, 2g trưa, và là người cuối cùng ra về.

Tâm trạng của tôi khi về là lòng lâng lâng, văng vẳng âm điệu của bài hát "Trong Bóng Đêm" (Trong bóng đêm đè nghẹt, đã phục sẵn một mặt trời…. Để thắng được kẻ thù, tôi không được hèn ngu, tôi phải sống ngàn thu…) được toàn thể cử tọa đồng ca cùng ban tổ chức. Trên xe, tôi nhớ lại những câu thơ đầy khí thế, nhưng cũng đầy đau thương trong tù ngục của ông Nguyễn Chí Thiện, thơ nói toạc sự thật mà vẫn là thơ.

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến và chú Thuyền Nhân, người hướng dẫn chương trình, ngay từ đầu, đã nhắc đến bài thơ "Vì Ấu Trĩ", và cô Thạch Thảo đã ngâm bài này, thật sống động và cương quyết:

Vì ấu trĩ, thờ ơ u tối
Vì muốn an thân, vì tiếc máu xương
Cả nước đã quy về một mối
Một mối hận thù, một mối đau thương!
Hạnh phúc, niềm nhớ, nhân phẩm, luân thường
Đảng tới là tan nát cả! …

Cả những kẻ đã nằm trong mả
Và những bào thai trong bụng mẹ trót sinh ra
Chúng sẽ có quyền nguyền rủa lũ ông cha
Đã đẩy chúng sa xuống hầm tai vạ …
Ai đứng dậy diệt trừ lũ quỷ?
Ai trái tim lân mẫn vạn dân tàn?
Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan
Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn!
(1975)

Tôi nhớ lại những tháng ngày bản thân tôi bị tù đầy, tổng cộng là 4 lần, vì tội phản quốc, nói nghe lớn quá, đúng ra là tội vượt biên, trong những năm từ 1979 đến 1984. Cũng như bao nhiêu đồng bào khác, vào những năm ấy, những năm " Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan…", tôi và các cô em được mẹ gởi gấm cho đi vượt biên. Bố tôi còn nằm trong tù cải tạo. Từ một cô giáo trường phổ thông cấp hai tại trường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận Phú Nhuận, thành phố Sài Gòn, hăng hái lập thành tích vào đoàn thanh niên công sản, để che mắt cán bộ hiệu trưởng mới trong rừng ra, tôi giả dạng, hết thành cô gái đi buôn hàng chợ trời, đến cô ngư phủ giúp cha chú ra khơi lưới cá v.v…

Cứ từ giã mẹ rồi lại trở về, chạy bán sống bán chết thoát khỏi công an biên phòng, về nhà để… chuẩn bị chuyến kế tiếp. Lúc đó, cả xóm tôi ở Đa kao, nhà nhà, người người, đều xôn xao, xục xạo về chuyện vượt biên. Không nhà nào không nói, hay bàn tán đến chuyện vượt biên. Bốn lần trong tù cộng sản, tôi thấm thía nỗi đau thương bi đát của người tù, những lần đói lả, những buổi đi lao động, những lần bị chửi rủa, đánh đập, nước không đủ dùng cho vệ sinh phụ nữ, tôi ngủ với rệp, rận chí, lại còn bị tra khảo không ngừng. Ôi bao nhiêu đắng cay!

Hôm nay, nghe lại những câu thơ của Nguyễn Chí Thiện, qua những giọng hát, giọng ngâm truyền cảm, tôi khâm phục ông vô cùng: Ông đã bị từng bị tù 2 lần trước ngày định mệnh, mà còn can đảm chạy vào tòa đại sứ Anh Quốc gởi tập thơ của mình, biết chắc chắn rằng ông sẽ bị tù trở lại, chắc chắn rằng còn bị lâu hơn và khắc nghiệt hơn nữa, biết vậy mà vẫn dám thực hiện hành động đó, chỉ để nói lên sự thật dã man cho thể giới biết mà ra tay cứu vớt cho dân Việt Nam sớm thoát khỏi tai họa cộng sản. Đối với tôi, ông là một anh hùng.

Ông Nguyễn Chí Thiện cay cú định nghĩa chữ "anh hùng" của ông trong bài "Tôi Có Thể Ăn" mà chú Lê Đá diễn tả hùng hồn:

…. Mùa đông rét, ào ào gió lộng
Đứng ngâm mình vớt nứa giữa giòng sông
Bạn tưởng tôi xương sắt da đồng?
Tôi đương sống trong nhà giam Việt cộng (Tôi Có Thể Ăn –
1968)

Chú Lê Đá, một ca sĩ trong buổi Thơ Nhạc Nguyễn Chí Thiện tại Sydney, đã kể một câu chuyện rằng: đêm hôm trước cái ngày định mệnh mà ông xông vào tòa đại sứ Anh Quốc trao tập thơ để rồi bị bắt, ông đã mặc bộ quần áo trắng, chỉnh tề, đặt bát cơm trắng – bát cơm với hột gạo trắng quý giá ở miền Bắc thời đó - lên bàn thờ cúng cha mẹ lần cuối, chuẩn bị cho cuộc sống tù ngục hay biết đâu là cho cái chết của chính mình trong tù ngục.

Có mấy ai thoát chết từ trong các trại tù biệt giam của cộng sản? Mà cái việc ông sắp làm (là xông vào toà đaị sứ để đưa tập thơ tố cáo tội ác cộng sản) chắc chắn sẽ đáng tội biệt giam hay tử hình theo luật pháp rừng rú của CSVN. Xót xa thay cho người con can trường của Mẹ Việt Nam qua hành động đầy ý nghĩa này: từ giã cha mẹ đêm hôm trước, với tất cả lòng trân trọng! Tôi nghe chú Lê Đá kể mà tim se lại vì thương cảm.

Tôi còn nhớ, cứ mỗi lần tôi bị bắt sau những chuyến vượt biên không thành, tôi lại càng quyết tâm phải ra đi, phải liều mạng sống để thoát khỏi cái nhà tù to là nước Việt Nam thân yêu bị cai trị bởi bọn cai tù là bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam.

Trong đoạn video mà ban tổ chức chiếu lúc đầu chương trình, chiếu lại buổi viếng thăm Sydney của ông Nguyễn Chí Thiện vào năm 2006, cũng do Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Nạn Nhân cộng Sản tổ chức, tôi đã cảm kích khi ông Nguyễn Chí Thiện dõng dạc hỏi cử tọa: "Quý vị trả lời cho tôi xem nào, tại sao trong miền Nam, thời ông Diệm, thời ông Thiệu, quý vị không ra biển, không bỏ hết mọi sự, không liều mạng chạy trốn, mà phải chờ đến khi cộng sản vào mới đi? Thế có phải là cái hiểm họa cộng sản nó ghê gớm hơn cái họa nào khác không?"

Để chứng minh cho điều này, trong chương trình hôm nay, bạn Thanh Thúy đã hát thơ của ông Nguyễn Chí Thiện được Phạm Duy phổ nhạc: "Đất nước tôi yếu nghèo bé nhỏ, lại chịu toàn tai họa thật to…..Lệ đồng bào tha hồ lụt nhỏ… miễn mùi xoa thay thành cờ đỏ, vẫy mừng bọn ăn cướp tự do, chúng nó ngồi trên đống tàn tro, trên xương trên sọ… Tôi không nhớ hết tên bọn nó… Duẩn, Giáp, Hồ (hề), Chinh (xu) gì đó…(bài hát Đất Nước Tôi)

Giấc mơ của ông Nguyễn Chí Thiện thật đơn sơ, êm ả, với tình thương yêu được trải dài trên khắp mọi miền đất nước. Giấc mơ được diễn tả qua giọng hát cao vút của bạn trẻ Xuân Thảo trong bài Đời Tôi, được viết năm 1984 do chú Trần Lãng Minh phổ nhạc:

Thuyền mơ sóng nước dịu hiền,
Đưa thuyền qua khắp mọi miền thương yêu,
Thuyền mơ, mơ thấy một chiều,
Bỗng dưng hóa thực những điều thuyền mơ


Những điều ông mơ thấy được hóa thực, đó là: đất nước Việt Nam an bình, hạnh phúc, người dân ấm no trong tự do dân chủ, thoát ách công sản tham tàn.

Thật vậy, đối với ông Nguyễn Chí Thiện, mọi sự xung đột đều tương đối. Theo tôi hiểu thì ông muốn nói rằng, lỡ mình có "thua" đối phương, ngay cả khi đối phương là những người thân thương mà mình gắn bó suốt đời (như là vợ con, cha mẹ) thì mình vẫn có thể tiếp tục sống được trong phẩm giá con người, sống một cuộc đời có ý nghĩa. Nhưng, đối với cộng sản thì phải dứt khoát, rõ ràng, phải sinh tử, một sống một chết, không thể dở dở ương ương, không thể nay này mai khác:

"… Vợ con có thể bỏ tôi,
Cha mẹ có thể từ tôi,
Nhưng cộng sản thì sinh tử,
Mới thoát và tự do"
(Trong Bóng Đêm – 1976)

bởi vì:

Hạnh phúc, niềm nhớ, nhân phẩm, luân thường
Đảng tới là tan nát cả!…
(Vì Ấu Trĩ – 1975)

Tại sao tôi vượt biên? Tại sao hàng trăm ngàn người cũng vượt biên như tôi? Câu trả lời đơn giản là: đảng tới là tan nát cả rồi, tôi phải đi tìm nơi nào đó để sống trong nhân phẩm, luân thường, và muốn thế, tôi phải sống trên một đất nước tự do, tôi không thể sống chung với cộng sản gian trá dã man, cho dù chúng có che đậy bằng những cởi mở trá hình chỉ để chính chúng sống sót. Bằng chứng là giờ phút này, chúng đang bán đứng nước Việt Nam cho Trung Quốc.

Người dân xuống đường, gào thét, cả thế giới cũng đang lo hiểm họa về sự bành trướng của Trung Quốc, thế nhưng đảng CSVN vẫn "bình chân như vại". CSVN còn nhắc nhở người dân phải nhớ ơn Trung Quốc, nhớ tình hữu nghị với Trung Quốc. Chúng còn kêu gọi "tránh mọi xung đột với Trung Quốc, tránh voi chẳng xấu mặt nào!". Rõ ràng là CSVN đang rêu rao chủ nghĩa đầu hàng, chúng đặt quyền lợi của chúng, sự vững bền của đảng, lên trên quyền lợi của dân, cái quyền lợi căn bản là giữ từng tấc đất, từng vùng biển của đất nước để mình và con cháu mình có đất mà sống hiên ngang là người Việt Nam. Chẳng lạ gì bao nhiêu bài viết trên mạng đang gán cho CSVN tội "hèn với giặc, ác với dân".

Không chống CSVN sao được? Bởi vì, ông Nguyễn Chí Thiện đã báo trước rằng, nếu chúng ta cứ ngồi yên, thờ ơ để CSVN hoành hành trên đất nước chúng ta, thì chúng ta sẽ bị nguyền rủa không ngớt bởi những người đã chết cũng như bởi các thế hệ tương lai vì chúng ta đã "ấu trĩ, thờ ơ, u tối", để yên cho CSVN đẩy đất nước xuống hầm tai vạ:

Cả những kẻ đã nằm trong mả
Và những bào thai trong bụng mẹ trót sinh ra
Chúng sẽ có quyền nguyền rủa lũ ông cha
Đã đẩy chúng sa xuống hầm tai vạ….

Bởi thế ông Nguyễn Chí Thiện đã kêu gọi:

Ai đứng dậy diệt trừ lũ quỷ?
Ai trái tim lân mẫn vạn dân tàn?


Trả lời câu hỏi này là những tấm gương can trường, điển hình là ông Võ Đại Tôn, người tù chứng nhân duy nhất có mặt trong buổi hôm nay. Ông Võ Đại Tôn, đã chia sẻ những nỗi khắc nghiệt mà ông, người tù phòng giam số 8, đã gánh chịu cùng ông Nguyễn Chí Thiện, người tù phòng giam số 7 tại nhà tù Thanh Liệt, ngoại ô Hà Nội vào giai đoạn 1981-1991. Hai ông như hai bóng ma chập choạng, trao đổi vần thơ bằng những tiếng gõ.

Ông kể lại chuyện một hôm, ông Nguyễn Chí Thiện, trong tình bạn thắm thiết của hai nhà thơ đấu tranh, đã ném vài bi thuốc lào cho ông Võ Đại Tôn. Chẳng may, gói thuốc, to bằng nửa hạt bắp bị kẹt trên dây kẽm gai. Nỗi căng thẳng bao trùm. Nếu cai tù phát giác thì cả hai đều bị tra tấn dã man. Hai ông đều cầu nguyện. Như một phép lạ, một con chim sẻ từ đâu đến đậu trên dây kẽm rồi vỗ cánh bay đi, làm bi thuốc lào rớt xuống đất, tiêu tan. Hai ông thoát nạn, không có lòng dạ nào để tiếc bi thuốc lào bao ngày mong đợi.

Nay thì còn mình ông Võ Đại Tôn lẻ bóng, khóc thương tiếc bạn tù, nhưng "Vẫn mãi còn Thơ vì Dân Tộc", vẫn tin "Đời sẽ qua cơn lốc, Trước sau gì cũng hẹn Bến Xuân Quê" (bài thơ "Tạm Biệt Bạn Tù Nguyễn Chí Thiện" của ông Võ Đại Tôn)

Không phải chỉ có ông Võ Đại Tôn, mà còn cả một làn sóng những ai quan tâm đến sự sống còn của dân tộc, đặc biệt là người trong nước đang bị tù đầy vì dám khẳng khái nói lên lòng yêu nước ngay giữa lòng địch, bủa vây bởi loài lang sói. Hôm nay, bạn Thanh Thúy cất lên bài "Việt Nam Tôi Đâu" của bạn trẻ Việt Khang đang bị tù trong nước:

"Già trẻ gái trai, giơ cao tay,
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam"


Cuối đời, ông Nguyễn Chí Thiện đã xin nhận đức tin công giáo. Hiện tro của ông đang an nghỉ tại khu vườn Tưởng Niệm trong khuôn viên giáo đường Đấng Cứu Thế (Christ Cathedral), nhà thờ chính tòa của giáo phận Orange, nam California, Hoa Kỳ. Tuy nhận đức tin vào những ngày cuối đời, nhưng suốt cuộc đời ông đã sống theo đức tin, đã làm chứng cho sự thật, cho tình yêu Thiên Chúa, qua bao thử thách gian nan và qua tấm lòng son sắt với tổ quốc Việt Nam.

Ông Nguyễn Chí Thiện đã ra đi, nhưng tinh thần Nguyễn Chí Thiện đang được tiếp nối bởi mọi người quan tâm, nhất là người trẻ, trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Chí Thiện đã báo trước:

Khi vận nước xoay vần
Thì tất cả thành nguyên tử
(Trong Bóng Đêm, 1976)

Và:

Sẽ có một ngày, con người hôm nay
Vứt cờ, vứt đảng…
Khai sáng kỷ nguyên tã trắng thắng cờ hồng.
(Sẽ Có Một Ngày – 1971)

Tôi và ông xã tin rằng tinh thần khẳng khái - chống cộng sản Việt Nam một cách rõ ràng, quyết liệt, sáng suốt - sẽ sống ngàn thu, sống bất diệt, để sớm đem lại "Hạnh phúc, niềm nhớ, nhân phẩm, luân thường" cho người dân Việt Nam, những cái mà "Đảng tới là tan nát cả".

Tinh thần Nguyễn Chí Thiện sống ngàn thu!

Mai Ly

Sydney 20/1/2013
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

Blog Archive