Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật mỗi ngày hãy nhấn vào Blog dưới đây ▼ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
(Luân Đôn - VNN) Ngày đầu năm dương lịch năm 2006, điện Buckingham Palace đã thông báo danh sách các người có công với nước Anh sẽ được Nữ Hoàng Elisabeth Đệ Nhị trao tặng Bảo Quốc Huân Chương MBE (A Member of the Order of the British Empire). Buổi lễ đã được diễn ra rất long trọng vào ngày 26.5.2006 tại điện Buckingham Palace do Thái Tử Charles. Ông Vũ Khánh Thành, qua sự đề cử của Thủ Tướng Anh Tony Blair, là người đã tích cực hoạt động trong suốt 25 năm qua để giúp đỡ cộng đồng Việt Nam tại Vương Quốc Anh hội nhập thành công vào xã hội mới đồng thời ông đã hoàn tất tốt đẹp nhiệm kỳ 4 năm nghị viên tại thành phố Hackney London vào đầu tháng 5 vừa qua.
Ông Thành là một thuyền nhân đến Anh Quốc vào năm 1979, làm việc cho chương trình đón nhận 30 ngàn người tị nạn từ Hồng Kông đến Anh. Ông đã vượt biên 4 lần thất bại. Lần chót, ông ra đi một mình trên một chiếc thuyền dài 9 mét với 41 người, để lại gia đình ở Việt Nam. Ông đã được Bộ Nội Vụ Anh cho phép gia đình đoàn tụ từ năm 1979 nhưng không được phía Việt Nam cho đi vì ông là người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Hà Nội. Năm năm sau, vì ông phải qua một cuộc giải phẫu tại Bệnh Viện, bạn bè ông đã làm đơn kêu cứu Nữ Hoàng, Thủ Tướng Thatcher, lãnh tụ đảng Lao Động lúc bấy giờ là ông Michael Foot can thiệp. Chỉ 3 tuần sau vợ và các con ông đã được đến nước Anh đoàn tụ vào dịp lễ Giáng Sinh 1983. Qua 27 năm, ông vẫn chưa dám về thăm Việt Nam.
Ông Vũ Khánh Thành đã thành lập cộng đồng Việt Nam tại Hackney ngay sau khi chương trình tiếp nhận người tị nạn đến Anh Quốc chấm dứt vào năm 1882. Những khó khăn hội nhập vào đời sống mới của người Việt lúc đó rất khó khăn. Khó khăn lớn nhất là ngôn ngữ và va chạm văn hóa. Sau đó là huấn nghệ, tìm kiếm công ăn việc làm. Hội An Việt đã giúp đỡ rất nhiều cho người Việt trong việc mở tới khoảng 40 hãng gia công may mặc ở thập niên 1985 -1995, các tiệm ăn, tiệm tạp hóa và nay là các tiệm sơn móng tay. Riêng tại London đã có khoảng 500.
Tổng số các ngành nghề kinh doanh của người Việt tại Anh Quốc tới nay đã lên tới 1500 đơn vị, so với số dân 35 ngàn người Việt thì thật không nhỏ. Bên cạnh đó là sự thành công của thế hệ thứ hai thường đứng đầu trên Đại Học hay Trung Học cũng như tỉ lệ có công ăn việc làm rất cao, tưởng không lấy gì làm lạ. Ông Thành còn thành lập Hội Gia Cư An Việt vào năm 1986. Được chính phủ Anh công nhận và tài trợ. Chỉ 3 năm đầu đã xây được gần 200 đơn vị gia cư cho người Việt thuê với giá hạ so với thị trường. Ngoài ra Hội An Việt đã cùng thành phố Hackney và Đại Học London Met xin được nửa triệu tiền Âu Châu cho một dự án phát triển đồ gốm ở tỉnh Hải Dương.
Hướng về tương lai, Hội An Việt đang thành lập Viện Nghiên Cứu Việt Nho và Đông Nam Á, bước đầu là thành lập một thư viện phần lớn là sách Anh Pháp liên quan đến thời kỳ tiền sử để chứng minh rằng Bách Việt làm chủ văn hóa Tàu trước khi có người Tàu. Nhưng sau đó người Tàu có công hoàn chỉnh cũng như sau làm sa đọa ra Hán Nho.
Ngoài ra một Làng Việt Nam cho thời kỳ hậu Olympic cũng sẽ trở thành hiện thực ở London do sự phối hợp của một biểu tượng văn hóa Viêt với sự phát triển cho thương mại Việt Nam ở Âu Châu với số vốn đầu tư từ hải ngoại cũng như từ Việt Nam.
Ngày 22.9.2009, Ông Vũ Nhuận xướng ngôn viên SBS Radio Phỏng vấn cựu Nghị Viên Vũ Khánh Thành, thành phố Hackney, London.
Sơ lược Tiểu sử Nghị viên Vũ Khánh Thành:
- Sinh năm 1944 tại Nam Định, Việt Nam.
- 1963 - 1976: Dậy Trung học tại Sài Gòn và Biên Hòa.
- 1970 - 1974: Nghị viên Hội đồng Tỉnh Biên Hòa.
- 1972 - 1975: Phụ khảo cho Giáo sư Kim Định về Triết lý An Vi và Việt Nho.
- 1977 - 1979: Bị CSVN ngưng dậy học. Phải tự mưu sinh.
- 1979 - 1982: Vượt biển, được tầu Anh vớt. Tại Anh, làm việc cho Chương trình Tỵ nạn của Bộ Nội vụ Anh trong Tổ chức British Council to Aid for Refugee (BCAR).
- 1982 - 1986: Thành lập Cộng đồng Việt Nam tại Hackney. Thành lập Trung tâm Việt-Miên-Lào. Sau đó, thành lập tiếp Cộng đồng Việt Nam tại Vương quốc Anh. Chủ Tịch Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Anh. Làm nghề Vệ sinh để sống và học Cao học tại Đại học London (School of Oriental & African Studies - SOAS).
- 1995 đến nay: Giám Đốc Hội Thiện Nguyện An Việt.
- 2002 - 2006: Nghị viên Hội đồng Thành phố Hackney London.
VNN: Kính thưa Ông, chúng tôi vừa hân hạnh được biết, qua sự đề cử của Thủ tướng Anh Tony Blair, Ông đã được Nữ Hoàng Anh quyết định trao tặng Huân chương, xin Ông cho biết rõ thêm về Huân chương nầy và cảm tưởng của Ông như thế nào khi được Hoàng Gia Anh thông báo tin nầy?
Nghị viên Vũ Khánh Thành: Huân Chương tôi sẽ được nhận là MBE viết tắt cụm từ "A Member of the Order of the British Empire". Hệ thống Huân Chương ở Anh rất phức tạp. Tôi không biết nhiều về hệ thống này. Chỉ biết rằng nếu phái nữ được trao Huân chương này sẽ được gọi là Dame để trước tên của mình. Phái Nam được thì để 3 chữ MBE sau tên của mình. Trên nữa cho phái Nam được phong Knight (Hiệp Sĩ), đề chữ Sir trước tên của mình. Vợ đương nhiên được mang theo Dame. Hệ thống Huân Chương ở Anh được thành lập từ năm 1917 để khen thưởng cho Quân Đội (Commander, Officer, Member) nay được trao cho dân sự có công với nước Anh. Hàng năm, vào giao thừa của năm mới, Điện Burkingham sẽ công bố danh sách những người được tưởng thưởng và vào mùa hè sau đó sẽ được Nữ Hoàng trao Huân Chương tại Điện Burkingham Palace.
Là thế hệ thứ 1 sống ở nước ngoài, tôi thấy có nhiều việc phải làm cho bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng của mình (cả cộng đồng người Việt lẫn cộng đồng người bản xứ) cho nên tôi cứ lao vào công việc, thấy cần phải làm thì làm. Chẳng bận tâm về thành công hay thất bại, được biết đến hay không biết đến. Khi nhận được thư của Ông Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng Anh nói rằng "The Priminister asked me to inform you, in strict confidence, that he has it in mind, on the occasion of the forthcoming list of New Year Honours, to submit your name to The Queen with a recommendation that, Her Majesty may be graciously pleased to approve that you be appointed a Member of the Order of the British Empire (MBE)"... I am, Sir, Your obedient Servant - William Chapman Signed. Tôi rất ngạc nhiên và xúc động.
VNN: Rất cảm ơn Ông. Xin Ông có thể cho biết do những cơ duyên nào Ông đã có mặt trên đất Anh và trở thành Nghị viên người Việt Nam duy nhất của Hội đồng Thành phố Hackney London?
Nghị viên Vũ Khánh Thành: Tôi vượt biên vào tháng 6 năm 1979 sau 4 lần thất bại. Lần chót ra đi một mình trên chiếc ghe dài 9 thước với 41 người, để vợ con lại Việt Nam. Ghe có 2 máy đuôi tôm (lúc đó có người gọi thì đi chứ đâu được biết cái thuyền vượt biển dài rộng bao nhiêu, máy móc thế nào...). Đi được ít ngày thì được tàu Anh vớt, đưa vào Singapore 3 tháng, ngày 7 tháng 10 sang Anh. Sau một tuần lễ, vì biết chút ít tiếng Anh, được nhận làm việc cho Bộ Nội Vụ Anh trong chương trình tị nạn vì nước Anh nhận định cư 25 ngàn người Việt đang ở tại các trại tị nạn Hồng Kông (đa số là người Việt gốc Hoa ra đi từ miền Bắc). Sau 3 năm chương trình chấm dứt, tôi thành lập ngay Cộng đồng Việt Nam (CĐVN) để tiếp tục giúp đỡ đồng bào hội nhập vào xã hội mới. Tôi vừa học lại Cao Học (Master) tại trường School of Oriental and Affrican Studies, vừa đi làm vệ sinh để lấy tiền sống (mặc dù tôi được quyền lãnh trợ cấp để đi học, nhưng tôi không lãnh) vừa mở văn phòng giúp đỡ tình nguyện cho bà con. Chúng tôi làm được rất nhiều việc cho CĐVN hải ngoại tại Anh Quốc trong suốt hơn 25 năm qua.
Tới năm 2002, tôi nhận thấy cần phải tham gia vào dòng chính (main stream) mới có tiếng nói mạnh với chính quyền, mới có cơ hội phục vụ dân bản xứ, mới có động cơ để thúc đẩy giới trẻ sau này sau khi lo cho mình có mảnh bằng Đại Học, có nghề nghiệp vững chắc thì phải gánh thêm công việc xã hội nữa vì ai cũng có 2 vai: một vai cho mình, một vai cho xã hội. Một vai cho Tôn Giáo, một vai cho Tổ Quốc.
VNN: Anh Quốc không phải là một nước đa văn hóa như Mỹ, Gia Nã Đại hay Úc, xin Ông cho biết quá trình hình thành và sự hội nhập của Cộng đồng Việt Nam tỵ nạn ở đây có những những điểm thuận lợi và khó khăn như thế nào?
Nghị viên Vũ Khánh Thành: Nước Anh là một nước bảo thủ, có văn minh nề nếp lâu đời, có một đế quốc rộng lớn. Họ rất kiêu hãnh về văn hóa, văn minh của họ. Họ khôn ngoan hơn Pháp, khi thấy trào lưu phải trả độc lập cho các thuộc địa thì họ trả ngay và lập "Khối Thịnh Vượng Chung" (Commonwealth). Họ cũng đã chấp nhận một xã hội đa văn hóa. Lấy thí dụ Olympic vừa rồi, họ nói rằng nếu Ủy Ban Thế Vận Hội chọn một nước huy hoàng hào nhoáng bên ngoài thì quí vị hãy chọn nước Pháp. Nhưng nếu quí vị muốn thăng tiến xã hội cho dân nghèo, đa sắc tộc tại miền Đông London là miền Hackney, Tower Hamlets, Stratford... thì quí vị hãy cho nước Anh một cơ hội. Họ đã thắng việc tổ chức Thế Vận Hội 2012 và chắc chắn sẽ làm thay đổi hẳn bộ mặt của thành phố London nói chung.
VNN: Kính thưa Ông, hiện nay, Cộng đồng Việt Nam tại Anh có những mặt nào được xem là tích cực nhất và tiêu cực nhất?
Nghị viên Vũ Khánh Thành: Tôi xin trả lời mặt tiêu cực trước. Cộng đồng Việt Nam tại Anh đa số là những người Việt gốc Hoa từ miền Bắc Việt Nam sang Anh Quốc. Phần lớn họ sống ở vùng biên giới Việt - Hoa nên họ không có những cơ sở văn hóa ngay từ ban đầu, do đó, sự hội nhập vào nước Anh của họ tương đối chậm, vì thế họ học tiếng Anh rất là khó. Họ muốn làm những công việc bằng tay bằng chân hơn là ngồi ở lớp học, nên cũng rất bị hạn chế trong việc tìm công ăn việc làm. Mặt tiêu cực khác nữa là đối với thể chế xã hội Anh vốn tương đối bảo đảm và nước Anh cho những người thất nghiệp được nhận tiền thất nghiệp, tiền nhà, đi bịnh viện, đi bác sĩ hoàn toàn miễn phí, thành thử họ lệ thuộc vào tiền trợ cấp hơn là tự túc để phát triển khả năng mình. Do vậy, có nhiều người lãnh trợ cấp xã hội từ khi sang nước Anh đến nay đã trên 25 năm!..
Gần đây, vì cuộc sống xã hội ở Việt Nam rất thay đổi giữa giàu - nghèo và bề ngoài nhìn xã hội Việt Nam có những thay đổi rất mạnh, cuộc sống vươn rất cao nhưng nó lại như xã hội Trung Quốc, đang tạo ra hố ngăn cách giữa giàu và nghèo, có những người ăn không hết, có người mò chẳng ra! Có những nông dân ngày nay chỉ kiếm được mỗi ngày khoảng hai, ba chục ngàn đồng Việt Nam tức vào khoảng 1 bảng Anh, cuộc sống như vậy là quá khó khăn. Lợi dụng những khó khăn về kinh tế nầy, những tay buôn người mới xuất cảng người ra nước ngoài bằng mọi giá. Mới đây, như quý vị có nghe đài BBC phỏng vấn những người Việt lao động bên Mã Lai, họ rất cực khổ, không có công ăn việc làm mặc dầu đã ký hợp đồng, nhưng thực tế sang đó rồi cũng bơ vơ, ngày được làm, ngày không được làm và không đủ tiền để trở về Việt Nam nữa.
Rồi chuyện phụ nữ phải bán thân đi làm vợ bé cho người ta ở Đài Loan chẳng hạn... những chuyện như thế đã làm cho bộ mặt xã hội Việt Nam về luân lý đã xuống dốc rất thảm hại. Mặt khác, các giới chức chính quyền tham nhũng đã bắt tay với bọn buôn người để xuất cảng người sang các nước Tây phương bằng những đường di dân lậu như sang Anh hoặc sang nhiều nước khác. Riêng tại Anh, trong một hai năm vừa qua, theo tôi được biết, con số trung bình là vào khoảng 2,000 người nhập lậu mỗi năm, trong đó có cả trẻ em nữa. Họ được tuyên truyền là sang đây có lương rất cao, ở môt thời gian sẽ được cấp nhà, sẽ được lãnh trợ cấp xã hội v.v.. Nhưng thực tế, cuộc sống bên nầy không như thế. Một khó khăn khác nữa là sau 30 năm sống dưới chế độ cộng sản, những đức tính như cần cù, chịu khó, sự thành tín và làm việc đâu ra đó... đã mất đi rất nhiều.
Do vậy, khi họ sang đây thì chỉ biết đòi hỏi thôi, chỉ muốn nhận mà không muốn cho, không muốn làm việc một cách tốt nên xin việc cũng rất khó. Bởi vậy, có những người đã đi trồng cần sa, ma túy để có một số tiền nhanh hầu trả tiền vé qua đây từ 10 đến 15,000 bảng Anh, hoặc kiếm tiền gửi về cho thân nhân, vợ con của mình. Tình trạng ấy đã khiến cho bộ mặt của Cộng đồng Việt Nam ở Anh Quốc trong mấy tháng gần đây đã bị báo chí Anh, những tờ báo toàn quốc, nêu lên. Những băng đảng cướp giật trong đường giây buôn bán ma túy, nhất là mấy tháng gần đây, đã xảy ra 3 vụ án mạng mà cho tới nay, cảnh sát Anh vẫn chưa tìm ra được thủ phạm... Đó là những mặt tiêu cực nhất của Cộng đồng Việt Nam ở Anh trong 25 năm qua và gần đây.
Về mặt tích cực, với bản tính cần cù, bà con chúng ta đã hết sức cố gắng đi làm trong những ngày đầu sang nước Anh, mặc dầu đã phải rất vất vả làm việc trong các nhà hàng Tầu hay trong các hãng may. Sau một thời gian, họ đã học được nghề, họ đã mở được những hãng may riêng của mình, những nhà hàng riêng của mình, từ đó, cuộc sống được vươn lên... Cho tới nay, các tiệm ăn, các tiệm móng tay, các tiệm tạp hóa nhỏ, buôn bán nhỏ có tính cách gia đình v.v... tổng số đã lên tới 1,500 cửa tiệm của toàn thể Cộng đồng Việt Nam tại Anh. Ngoài ra, về chất xám, những cố gắng học hành của anh chị em sinh viên, học sinh Việt Nam đã được nêu danh rất nhiều ở tất cả các trường Đại học và Trung học. Với bản thống kê của cơ quan Giáo dục Luân Đôn, họ đã nghiên cứu và phỏng vấn 60,000 giới chức liên hệ đến giáo dục và các gia đình Việt Nam, đã đi đến kết luận tổng kết là trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em người Hồng Kông, người Ấn Độ... đã đạt được ít nhất là 5 bằng Phổ thông và đứng hạng A cho tới hạng C hoặc cao hơn nữa.
Một điều lạ là tất cả các em của những gia đình người Việt gốc Hoa mà không có căn bản văn hóa ở Việt Nam như tôi đã nói ở trên, con em của họ vẫn đạt những thành tích cao trong giáo dục mặc dù cha mẹ không biết chữ, không biết cách để hướng dẫn con cái nhưng nhờ sự cần cù, chịu khó, trí thông minh và nhất là nền tảng của gia đình, cha mẹ dù không biết chữ cũng luôn thúc dục con cái gắng sức học hành nên đã cho các em những cơ hội thành đạt ở trường học và khi ra ngoài làm việc, đa số các em đều thành công và giữ được công việc của mình lâu dài vì thái độ làm việc đã được các người chủ yêu quý và giữa hai bên, người chủ và người làm, không muốn rời nhau. Đó là hai nét nổi bật nhất về thành công của người Việt trên đất Anh là phát triển thương mại và học vấn cùng việc làm của lớp con em.
VNN: Chúng tôi được biết Ông đã thành lập tại Anh Quốc 2 tổ chức phúc lợi có tên là Hội Gia Cư An Việt và Hội Thiện Nguyện An Việt. Tên An Việt ở đây có liên quan gì đến triết lý An Vi và Việt Nho của Giáo sư Kim Định không, kính thưa Ông?
Nghị viên Vũ Khánh Thành: Tên của Tổ chức An Việt đã được triết gia Kim Định cổ vũ tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác có những học trò của Giáo sư, trong đó có chúng tôi. Khởi thủy, Tổ chức An Việt có một mục dích là gom tụ những người còn quan tâm đến văn hóa Việt Nam, những người muốn cứu nước bằng văn hóa theo câu mà triết gia Kim Định thường hay nói: "Đạo mất trước, nước mất sau". Bây giờ, muốn cứu nước thì phải trở lại với cái đạo của mình, đó là đạo Chí Trung và Chí Hòa trái lại với chủ thuyết có hay không của Tây phương hiện tại, tức hữu thần và vô thần, tư bản và vô sản, vốn đã tạo nên những xung đột trong xã hội. Lý do của An Việt là như thế, tuy nhiên, cũng tùy theo mỗi một nước có những hoàn cảnh khác nhau.
Thí dụ như ở Anh của chúng tôi, số người hiểu biết về văn hóa để tìm đến những vấn đề của đất nước thì ít hơn so với các nước khác, nên chúng tôi phải lồng tổ chức xã hội vào để một đàng là có lợi ích thiết thực cho bà con là phục vụ những công việc xã hội, đàng khác là qua cuộc sống hàng ngày, qua những cuộc hội họp, chúng tôi đưa văn hóa vào. Do đó, An Việt, nói chung, có nhiều sắc thái khác nhau nhưng cùng một mục đích là thăng tiến về các phương diện tư tưởng, xã hội và có liên hệ chặt chẽ với triết lý An Vi và Việt Nho của Giáo sư Kim Định.
VNN: Rất cảm ơn Ông. Xin phép Ông có một câu hỏi riêng về Giáo sư Kim Định. Giáo sư là một Linh mục Công giáo, sự kiện Giáo sư rất tin tưởng vào sự thuần khiết của Nho giáo nguyên thủy là Việt Nho, điều nầy có gì mâu thuẫn không? Tại sao?
Nghị viên Vũ Khánh Thành: Câu hỏi nầy đã có rất nhiều người đặt ra với Giáo sư Kim Định. Có những người Thiên Chúa giáo nói ngược lại là ông Cụ nầy đã đi xa những tín điều của đạo, ông Cụ nầy không giảng giải về những giáo lý của Công giáo... Có những người không Công giáo thì đội cho ông Cụ cái mũ là ông nầy là ông Cha thì sẽ đưa Thiên Chúa giáo vào trong lý thuyết của ông... Sự thật, những suy nghĩ trên hoàn toàn sai, bởi vì Cụ Kim Định luôn luôn chủ trương là con người phải có hai vai: một vai là Thiên Chúa và một vai là Tổ quốc. Vai của Thiên Chúa thì đã có nhiều Linh mục khác lo, còn vai của Tổ quốc thì rất là ít.
Mới đây, tôi có đọc một bài về Đức Giám Mục Nguyễn Kim Điền ỏ Huế, tôi rất xúc động khi Đức Cha Điền nói rằng: "Trong quá khứ đã có nhiều Giám Mục đã chết cho đạo, nhưng chưa thấy có ai chết cho đất nước", Cụ Kim Định cũng đã sống và nói lên điều đó. Cụ chủ trương rằng: "Phải làm người trước khi làm bất cứ điều gì khác". Tức cái Tâm của mình có thành, cái Tâm của mình có sáng thì mình sẽ tìm gặp được Thiên Chúa, vì trong Thiên Chúa giáo có nói: "Các con phải trở nên hoàn thiện như Cha ở trên trời". Mục đích của triết lý An Vi và đạo tổ tiên của mình là dậy con người phải nên người có Thành, có Tín, có Trung, có Nghĩa. Sống được đúng như vậy và với mỗi ngày mình cần phải tự hoàn thiện lấy chính mình và không có ai giúp mình cả.
Chúa không cứu được mình nếu mình không tự giúp mình. Cho nên, không có gì mâu thuẫn giữa đạo làm người của tổ tiên chúng ta và Thiên Chúa giáo và cũng không có gì cách biệt giữa sự giảng dậy đạo làm người - triết lý An Vi - của Kim Định với cuộc sống của người Ky Tô hữu. Nó sẽ làm hoàn thiện hơn cuộc sống của người Ky Tô hữu nếu họ biết tự hoàn thiện chính mình trước khi bước vào nhà Thờ vì Chúa cũng đã nói rằng: "Anh phải bỏ của lễ, trở về làm hòa với anh em đã rồi hãy đến dâng của lễ". Đó là những minh chứng không có gì đối nghịch giữa triết lý An Vi - Việt Nho và đạo Thiên Chúa.
VNN: Kính thưa Ông, Anh Quốc là một cường quốc Tây phương và chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn minh Thiên Chúa giáo, theo Ông nhận định, người dân Anh có thái độ như thế nào đối với văn hóa Đông phương cũng như triết lý An Vi và Việt Nho của Giáo sư Kim Định? Có gì mâu thuẫn nhau không?
Nghị viên Vũ Khánh Thành: Sự thực ra, không có mâu thuẫn mà là bổ túc cho nhau. Nền tảng của văn minh Tây phương dựa trên hữu thần hay vô thần. Thiên Chúa giáo đặt nền tảng trên một Thiên Chúa qua Do Thái giáo mà Tây phương gọi là các tôn giáo ở sa mạc, tức là họ có một niềm tin rất vững chắc vào một Thượng đế và Thượng đế đó có toàn quyền trên con người và con người chỉ có việc cầu xin để Người ban phước cho. Họ cũng đặt niềm tin vào sự kiện con người có tội tổ tong, phải có Đấng Cứu Thế ra đời để cứu con người khỏi tội đó để con người làm hòa với Thiên Chúa vì tội tổ tông của mình. Còn bên Đông phương của chúng ta, chủ trương trong âm có dương, trong dương có âm, tức là trong con người vừa có thiện vừa có ác. Nếu chúng ta, trong quá trình làm người, mỗi một ngày chúng ta phải tự hoàn thiện chính mình, chúng ta phải cố gắng bỏ những điều ác đi để tới một ngày nào đó chúng ta đắc đạo ngay ở trần gian nầy thì chúng ta sẽ gặp Thượng đế. Do vậy, sự khác biệt về nhân định tôn giáo giữa Đông phương và Tây phương hay là giữa đạo học của Đông phương chúng ta và nền văn minh Thiên Chúa giáo có sự khác nhau về lối nhìn.
Tây phương nhận có Chúa hoặc vô thần còn bên Đông phương thì nhận có Chúa hay Thần, Thần đó ở trong Tâm của mình. Mình phải sống hoàn thiện để cái tâm của mình sẽ tìm gặp Thượng đế ngay trong con người của mình và ngay ở trần gian nầy. Đông phương mình nhấn mạnh trên việc tự mình hoàn thiện, không dựa vào đâu cả, không cầu xin Thượng đế nếu mình không tự cố gắng, Thượng đế sẽ không cho mình nếu mình không làm gì cả. Thánh Augustino của Thiên Chúa giáo cũng đã nói rất rõ là: "Thượng đế có thể sinh ra tôi không cần có tôi, nhưng Thượng đế không cứu được tôi nếu không có tôi". Tóm lại, nền tảng tư tưởng của Tây phương và Đông phương tuy có khác nhau về cách nhìn nhưng cả hai đều nhắm tới mục đích duy nhất là hoàn thiện con người.
VNN: Rất cảm ơn Ông. Trở lại với Hội An Việt, chúng tôi được biết, quý Hội đang có dự án quan trọng nhất hiện nay là thành lập Viện Nghiên Cứu Việt Nho và Đông Nam Á. Xin Ông cho biết Viện nhắm tới những mục đích gì và việc thực hiện dự án nầy hiện như thế nào?
Nghị viên Vũ Khánh Thành: Đây là dự án quan trọng nhất của Hội An Việt sau 25 năm đã giải quyết xong vấn đề "miếng cơm manh áo". Bây giờ phải tiến tới việc giữ gìn văn hóa một cách tích cực và đặc biệt nhấn mạnh đến sự truyền lại cho thế hệ thứ hai. Thế hệ thứ nhất chúng ta, những người lớn nay cũng đã suýt soát năm, sáu chục cả rồi, chúng tôi nghĩ rằng con cái của mình bây giờ tiếng Việt thì không thông thạo lắm huống chi là trao cho nó cái gia sản của cha ông. Chúng tôi nhận định là cần phải có một Thư viện với đầy đủ những sách vở liên hệ đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Nguồn gốc của dân tộc chúng ta từ xưa tới nay đã bị tráo lộn và bẻ quẹo do những thế lực thực dân, phong kiến. Pháp cũng thế mà Tàu cũng vậy, họ luôn luôn bôi bác, dèm pha, họ sửa đổi, họ nói rằng tất cả mọi cái chúng ta đều vay mượn của Tàu!...
Người Tây phương sang Việt Nam cũng nói rằng dân Việt là man di, mọi rợ cho nên cần họ sang đây để giáo hóa cho!... Ngày nay, chúng ta thấy những điều đó đã hoàn toàn sai. Qua những công trình nghiên cứu ngày nay, người ta đều thấy rõ là vào thời Trung cổ, người dân Tây phương còn rất nghèo nàn, khổ sở, còn bị bóc lột, bị mất nhân phẩm gấp nhiều lần xã hội Trung Quốc và Việt Nam cùng thời kỳ đó. Cho nên, không thể nói rằng văn minh Tây phương cao hơn văn hóa Đông phương và họ sang đây để dậy dỗ mình. Vì thế, chúng tôi thành lập Viện Nghiên Cứu Việt Nho và Đông Nam Á là để giúp các thế hệ sau có sách vở tra cứu để tìm về Việt tộc chúng ta, hay Bách Việt, vốn đã làm chủ văn hóa nước Tàu trước khi người Tàu thành lập nước của họ, tức là đời nhà Hán, nhà Thương trở đi. Sau đó, vì họ là gốc dân du mục nên có sức mạnh quân sự, có lãnh đạo giỏi, nên họ đã đẩy dần Việt tộc chúng ta từ miền Nam Trung Quốc đi dần về phía nam và cuối cùng, chúng ta không còn đất chạy nữa nên lập ra nước Việt Nam...
Chúng ta còn thấy rất rõ là Tần Thủy Hoàng đã đốt sách, chôn Nho sĩ, mục đích là để xóa sạch nền văn hóa nông nghiệp của cha ông chúng ta, thay thế bằng cái Nho giáo dùng để cai trị, để thay đổi đi những câu nói của Khổng Tử cho phù hợp với nhu cầu phục vụ các đế quốc, các vua chúa thời bấy giờ. Từ đó, các ông Vua bên Việt Nam chúng ta cũng không biết đâu là nguồn gốc dậy dỗ đích thực của tổ tiên người Việt nữa, cứ như vậy mà sao chép làm cho mất đi cái nguyên thủy của Việt tộc chúng ta. Chúng tôi nghĩ phải trở về cái nguồn gốc Nho giáo nguyên thủy đó để thấy rằng Nho giáo thực sự bắt nguồn từ Việt tộc. Cho nên, việc thành lập Viện Nghiên Cứu Việt Nho và Đông Nam Á sẽ giúp các thế hệ sau tìm lại được cội nguồn của mình. Đặc biệt, chúng tôi mua cho Thư viện nầy tất cả những sách liên hệ tới Việt Nam và Đông Nam Á bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Sau đó, chúng tôi sẽ viết ra những chủ đề chính để giúp các sinh viên hậu đại học khi làm master, cao học hay tiến sĩ về Đông Nam Á có những chiều hướng để nghiên cứu. Sách vở thì nhiều nhưng nếu không có những hướng dẫn, không có những chủ đề chính trong văn hóa Việt Nam thì rất khó để cho họ tìm được con đường.
Sau khi đã đủ một tủ sách với năm, bảy nghìn cuốn rồi, chúng tôi tiến tới bước thứ hai là liên hệ với một Đại học để trở nên một chi nhánh của Đại học đó và họ có nhiệm vụ tuyển sinh, trả tiền cho các Giáo sư thỉnh giảng một năm một đôi tuần để giúp các em sinh viên viết luận án. Chúng tôi không cần nhiều, chỉ cần một năm, có năm, mười em viết luận án về cao học hay tiến sĩ là đủ rồi. Hiện nay, tuy chỉ mới bắt đầu, chúng tôi đã có 5 người: 2 ở Úc và 3 ở Pháp, họ là những sinh viên Việt Nam hay các Thầy, các Cha sang du học bên Úc hay Pháp, đang muốn tìm hiểu những đặc trưng văn hóa của tổ tiên, về Lễ Gia tiên, về thờ cúng tổ tiên, về sự hội nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam v.v... Chúng tôi đã giới thiệu sách cho các Cha, các Thầy đó để họ có thể dễ dàng trong việc viết các luận án của họ.
VNN: Trong nỗ lực của Hội An Việt nhằm gìn giữ văn hóa và truyền thống dân tộc trong Cộng đồng Việt Nam tại Anh, xin Ông cho biết, quý Hội đã gặp những thuận lợi cùng những khó khăn như thế nào?
Nghị viên Vũ Khánh Thành: Trong hơn một thập niên, từ 1980 đến 1995, chúng tôi đã tổ chức các lớp học tiếng Việt và tiếng Hoa cho các trẻ em Việt Nam, muốn học tiếng nào tùy ý. Lúc ấy, Thành phố Hackney, nơi chúng tôi cư ngụ, họ cho mượn các trường học của người Anh. Có các lớp rất rõ rệt, 5 lớp, 10 lớp hay 15 lớp gì đó và áp dụng hệ thống trường ốc có tính chất chính quy, tuổi nào, vào lớp mấy... Những năm đầu rất thành công trong việc giáo dục tiếng Việt cho các em. Các em được học văn hóa Việt Nam, lối sống Việt Nam, chào hỏi Việt Nam, giữ lễ độ trong gia đình v.v.. Điều rất thuận lợi là chúng tôi được chính quyền giúp đỡ, được phụ huynh hưởng ứng đông đảo nhưng khó khăn lại là việc tìm kiếm thầy, cô để giảng dậy, vì phần lớn những người có khả năng dậy học đều có công ăn việc làm chính thức suốt 5 ngày, nay phải bỏ ra ba, bốn tiếng đồng hồ mỗi chiều thứ bảy để dậy học rồi Chúa nhật phải đi Lễ, đi Chùa... là những khó khăn cho cuộc sống và gia đình họ.
Riêng Hội An Việt chúng tôi, khi Thành phố Hackney thiếu tiền không thể mở cửa ngày thứ bảy cho việc dậy tiếng Việt và những sinh hoạt văn hóa nữa thì chúng tôi cũng không còn nơi nào khác để tổ chức cho các em. May mắn là chúng tôi có được Trung tâm Việt-Miên-Lào, cũng nằm trong Thành phố nầy, để tiếp tục giúp các em sinh hoạt và học tiếng Việt. Bây giờ có thêm một thuận lợi nữa là các em thường theo cha mẹ về Việt Nam, nên nhu cầu học tiếng Việt càng khởi sắc hơn những năm trước. Trong những dịp hè hay Tết nhất, cha mẹ đưa các em về Việt Nam đôi tuần, một tháng cũng đã giúp các em giỏi tiếng Việt thêm lên.
VNN: Rất cảm ơn Ông. Chúng tôi cũng được biết thêm là Hội An Việt đã có dự án xây dựng một Làng Việt Nam nhân dịp Thế Vận Hôi 2012 tại Luân Đôn. Xin Ông cho biết rõ thêm về dự án nầy như thế nào?
Nghị viên Vũ Khánh Thành: Về dự án Làng Việt Nam, chúng tôi đã nhờ kiến trúc sư tại Việt Nam vẽ sơ đồ. Trong đó có Chùa Một Cột lớn làm cái đình của Làng để chúng ta tổ chức những lễ lạc hay các buổi hòa nhạc, trình diễn văn nghệ lớn. Trong hall lớn nầy có từ 250 đến 300 ghế. Ngoài những dịp lễ lạc ra, nơi đây còn dùng cho các sinh hoạt thiếu nhi, học tiếng Việt, thể thao v.v.. Một điều quan trọng nữa chúng tôi cần nhấn mạnh đến đó là có một ngôi Chùa theo kiến trúc Việt Nam. Hiện nay, ở Anh chưa có một ngôi Chùa nào với kiến trúc Việt Nam cụ thể, trong khi đã có Chùa Thái Lan, Chùa Nhật Bản, có những đền của người Hồi giáo...
Còn nhà Thờ thì có nhiều quá, tới mức mà bây giờ có những nhà Thờ không có người đi Lễ nữa, một số phải biến đổi thành nhà ở bên trong tuy bên ngoài vẫn còn giữ hình thức nhà Thờ. Hiện nay, tại Anh có 3 Chùa Việt Nam, thực tế là những ngôi nhà riêng do các Thầy mua rồi tụ họp Phật tử đến để niệm Phật. Điều nầy rất trở ngại vì những sinh hoạt đông như vậy thường làm phiền người hàng xóm nên đã xảy ra nhiều vụ kiện tụng. Do đó, trong Làng Việt Nam phải có một ngôi Chùa Việt Nam cho người Phật tử đồng thời cũng để nêu lên một sắc thái văn hóa của người Việt mình, làm đậm đà thêm ý nghĩa một xã hội đa văn hóa, một điều mà Thành phố Luân Đôn rất tự hào.
Ngoài ra, trong Làng Việt Nam còn có những khách sạn rẻ tiền và những khách sạn cao cấp hơn một chút để cho những người Việt ở khắp nơi trên thế giới tới thăm nước Anh có nơi để nghỉ ngơi, gặp gỡ bà con chúng ta, đi sắm hàng ở phố Việt Nam gặp lại người Việt... Một phần quan trọng khác nữa là khu phát triển thương mại, tổ chức những cuộc triển lãm, giới thiệu những sản phẩm từ Việt Nam đem qua hay là những cơ sở làm ăn, nhà hàng v.v.. Tất cả những nơi nầy đòi hỏi một diện tích tối thiểu chừng 3 mẫu. Hiện chúng tôi đã nạp dự án cho Thành phố và đã được ban Kế hoạch của Thành phố đồng ý trên nguyên tắc có một Làng như vậy và cũng đã được ông Thị trưởng Thành phố tích cực ủng hộ. Nhưng vấn đề khó khăn hiện nay là miền Đông Luân Đôn đang chuẩn bị cho Thế Vận Hội 2012 nên tất cả đất đai ở khu vực miền Đông nầy đều được dồn cho TVH, do đó, kiếm ra 3 mẫu đất để làm Làng Việt Nam như thế quả rất khó khăn.
Quý vị chắc thắc mắc là chi phí xây Làng lên đến hai, ba chục triệu bảng Anh thì lấy ở đâu ra? Chúng tôi nghĩ rằng khi đưa tin nầy ra thì ở Việt Nam cũng như bên Hoa Kỳ và bên Pháp và đặc biệt là Cộng đồng Việt Nam ở các nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc... bà con chúng ta rất đông, có vốn liếng lớn, hưởng ứng. Tôi xin lấy một thí dụ như ở Ba Lan, chính phủ đã dành nguyên một sân vận động cho người Việt Nam ở Ba Lan buôn bán ở đó. Chúng ta có thể tưởng tượng là mỗi một ngày thâu nhập của người Việt ở sân vận động nầy lên đến một triệu Mỹ kim! Với một sức mạnh thương mại như vậy, Cộng đồng Việt Nam mà chúng tôi đã sang bên đó tiếp xúc, họ rất mong muốn được đầu tư ở nước Anh để họ có thể dùng những số tiền đã có lập được những cơ sở làm ăn vững chắc cho cả Âu Châu và cũng là cơ hội tốt nhất để họ di chuyển gia đình, con cái sang Anh để học hành và có tương lai hơn là ở Ba Lan. Như vậy, nếu dự án Làng Việt Nam thành hình, chúng tôi nghĩ rằng tìm nguồn đầu tư từ Việt Nam, từ Đông Âu và những nước khác bên Tây phương nầy không khó lắm.
VNN: Xin Ông một câu hỏi cuối: Hướng về Việt Nam yêu dấu, ông có những ước nguyện như thế nào về tương lai của quê hương trong năm Bính Tuất sắp tới?
Nghị viên Vũ Khánh Thành: Ước nguyện của bất cứ người Việt Nam nào ở hải ngoại đều muốn cho đất nước Việt Nam sớm có được tự do, dân chủ. Có tự do và dân chủ thì chúng ta mới diệt trừ được tham nhũng, mới đưa lại một xã hội công bằng. Có tự do, khả năng người Việt mới được phát triển tốt đẹp và cùng cực. Cánh cửa tự do chỉ mới hé mở một chút trong mấy năm qua mà tình hình Việt Nam đã thay đổi nhiều, cuộc sống người dân đã cao hơn trước. Nếu có tự do thực sự, với sự thông minh, cần cù của người Việt Nam, chúng tôi tin rằng đất nước chúng ta sẽ phát triển hơn nhiều. Chúng ta thấy là 3 triệu người Việt Nam ở hải ngoại mà đã được quốc tế đánh giá là một cộng đồng hội nhập nhanh nhất và thành công nhất.
Chỉ với 3 triệu người Việt ở hải ngoại mà đã đưa về nước hàng năm với con số chính thức là 4 tỷ Mỹ kim, chưa kể những thứ không khai báo còn nhiều hơn nữa. Chỉ mới gần 30 năm mà 3 triệu người Việt hải ngoại đã tiếp sức cho nền kinh tế Việt Nam mạnh đến như vậy. Thời kỳ Việt Nam còn dựa vào Hoa Kỳ trong việc giữ miền Nam, đến phút chót, chúng ta chỉ xin 300 triệu đô la mà Quốc hội Mỹ cũng bác, thử hỏi bây giờ, với 4 tỷ hàng năm đưa về Việt Nam, chúng ta sẽ phát triển được đất nước đến như thế nào nếu như chúng ta có được một chính phủ do dân bầu lên một cách trong sạch, dân chủ với những người có tâm huyết với đất nước thì Việt Nam sẽ tiến bộ hơn tất cả các nước trong vùng Đông Nam Á.
Trong ước nguyện như vậy, chúng tôi không có một lời nào hơn là nhân dịp năm mới sắp đến, xin kính chúc tất cả đồng bào Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại, quý độc giả của VNN, được sức khoẻ dồi dào và cùng nhau gắng sức làm được cái gì cho Cộng đồng ở hải ngoại thì chúng ta hãy hết sức làm và đồng thời thúc đẩy mạnh tiến trình tự do, dân chủ cho đất nước, là xu thế của thời đại sẽ phải đến, Việt Nam sẽ phải thay đổi và sẽ có tự do, dân chủ, phú cường cho đất nước. Xin cảm ơn Quý vị.
Võ Triều Sơn: Đại diện cho thông tấn VNN, tôi xin cảm tạ Nghị viên Vũ Khánh Thành đã có nhiều chia sẻ rất chân thành cùng quý độc giả của VNN trong bài phỏng vấn nầy. Nhân dịp đầu năm, thông tấn VNN chúng tôi xin kính chúc Ông cùng quý quyến và toàn thể Cộng đồng Việt Nam tại Vương Quốc Anh cũng như Tổ chức An Việt một Năm Mới an bình và thành công viên mãn.
Võ Triều Sơn
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây
www.tiengnoitudodanchu.org
Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm
www.anonymouse.org/anonwww.html
Khi đã mở Website vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ của hàng chữ Enter website address
Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese
Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới
▼
Enter website address:
Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống hàng dưới đây
Suft Anonymously
* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ:
15 October, 2009
Audio: Cựu Nghị Viên Vũ Khánh Thành được Nữ Hoàng Anh trao tặng Bảo Quốc Huân Chương MBE
Cựu Nghị Viên Vũ Khánh Thành
Địa chỉ tin tức trên ▼
Nhân sự kiện thật đáng ghi nhớ nầy, thông tấn VNN đã rất hân hạnh được Nghị viên Vũ Khánh Thành dành cho một cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây do phóng viên Võ Triều Sơn thực hiện. Xin kính mời Quý vị theo dõi.
- 1983: Đoàn tụ với vợ con.
- 1986 - 1995: Thành lập Hội Gia Cư An Việt và Hội Thiện Nguyện An Việt.
Ngoài việc tổ chức các lớp học tiếng Việt ra, chúng tôi còn có hai dịp quan trọng nhất trong năm nữa là Tết Trung thu và Tết Nguyên Đán. Riêng về Tết Nguyên Đán, trong mười mấy năm đầu, chúng tôi thường tổ chức rất long trọng tại Tòa Thị sảnh, có rất đông người Việt và người Anh đến dự. Trung bình mỗi năm như thế có từ bảy, tám trăm cho tới một ngàn người tham dự. Nhưng về sau, càng ngày càng khó khăn trong việc kiếm tiền để tổ chức và các em thì đã lớn lên nên không chịu đi vũ, đi múa nữa khiến cho buổi lễ mất đi nhiều sinh động. Thông thường, những buổi lễ Tết như thế, đồ ăn, thức uống được phát miễn phí cho bà con, đây cũng là một gánh tương đối nặng khiến cho việc tổ chức Tết những năm gần đây phải giảm bớt đi... Còn Tết Trung thu thì vẫn giữ được niềm vui cho các em.
www.huyenthoai.org
Hoặc copy giống dạng tương tự Link này ▼
Ví dụ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html
▼
Newer Post, Home, Older Posts
Blog Archive
-
▼
2009
(85)
-
▼
October
(17)
- Bia Tưởng Niệm tại Trung Tâm Văn Hóa và Sinh Hoạt ...
- Audio: GS. Nguyễn văn Canh "Đảng CSVN là thái thú...
- Audio: Đại hội thường niên của Cộng Đồng Người Việ...
- Video: Philipp Rösler Bộ Trưởng, Bộ Y Tế của Cộng ...
- Video Vui Cuối Tuần: "Người Thức, Kẻ Ngủ" Giữ Hòa ...
- Sydney thành phố tốt nhất thế giới
- Video Tử Cấm Thành: "Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa"
- Về nguồn hay về hùa?
- Audio: SBS Radio Phỏng vấn ông Trần Đông - Ông Ngu...
- Audio: Cựu Nghị Viên Vũ Khánh Thành được Nữ Hoàng ...
- Tôi không thích chính trị
- Tại sao chính quyền sợ blog?
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh dưới mắt tiếp thị
- Audio: Tổng Thống Thiệu Đã Thoát Chết Như Thế Nào?
- Video: Hồi chuông Bát Nhã - Quan đỏ tân thời!
- Audio: Cựu Đại Tá Cộng Sản Đào văn Nghệ Nói Sự Thậ...
- Audio: Bảo tồn di tích các trại tỵ nạn
-
▼
October
(17)