13 October, 2009

Tại sao chính quyền sợ blog?

Look Attention Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật mỗi ngày hãy nhấn vào Blog dưới đây ▼ Attention http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/

Trong mấy tuần qua, báo chí, đặc biệt báo mạng, xôn xao về vụ công an ép nhà văn Đào Hiếu phải đóng cửa trang mạng của ông, vụ báo Sài Gòn Tiếp Thị sa thải nhà báo Huy Đức (chủ nhân blog Osin), và nhất là vụ chính quyền Việt Nam bắt ba blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blog Mẹ Nấm), Phạm Đoan Trang (blog Trang the Ridiculous) và Bùi Thanh Hiếu (blog Người Buôn Gió).

Cuối cùng, trước áp lực của dư luận quốc tế, chính quyền đã phải thả cả ba blogger nêu trên. Nhưng câu hỏi này vẫn còn day dứt trong lòng nhiều người: Tại sao chính quyền lại hung hãn như vậy? Lý do chính, hầu như ai cũng biết, là: Sợ.

Sợ một nhà văn là sợ... một nhà văn, tức là sợ tài năng, uy tín và sức thu hút của cá nhân người đó. Nhưng sợ một blogger thì không phải là sợ bản thân blogger đó. Mà là sợ blog nói chung.

Nhưng tại sao họ lại sợ blog? Theo tôi, họ sợ vì nhiều lý do. Tốc độ cực nhanh của blog trong quá trình đăng tải và ghi nhận hồi âm của độc giả là một. Tầm phổ biến cực rộng, hầu như khắp nơi thế giới là hai.

Nhưng lý do thứ ba này là đáng sợ nhất: blog thúc đẩy quá trình phi tâm hoá (decentralization) xã hội. Xưa, trong xã hội cổ đại và trung đại, khi hệ thống thông tin chưa được xác lập hoặc đã được xác lập nhưng còn thô sơ, người ta chủ yếu sống bằng tin đồn. Và tin đồn thì không có trung tâm nhất định. Nó có thể nổi lên từ bất cứ ở đâu, sau đó, cứ lan dần như một trận dịch.

Mức độ lan nhanh hay chậm, rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, quan trọng nhất là độ nóng của tin đồn. Mà độ nóng ấy lại tuỳ thuộc vào mối quan tâm của quần chúng. Một tin tức liên quan trực tiếp đến đời sống của mọi người chừng nào càng dễ bị đồn thổi lên chừng ấy. Với các cuộc cách mạng thông tin, tin tức càng ngày càng có khuynh hướng tập trung hoá. Báo là hình ảnh tiêu biểu của sự tập trung ấy.

Ở Việt Nam, người ta thấy có hai hiện tượng nghịch lý: một mặt, về phương diện tổ chức, báo chí rất phân tán; nhưng mặt khác, về phương diện nguồn tin, nó lại quá tập trung. Về phương diện tổ chức, nghe nói ở Việt Nam hiện nay có hơn bảy trăm tờ báo. Con số ấy quá nhiều và quá thừa so với dân số, và đặc biệt, dân số thực sự đọc báo.

Ở Úc hiện nay, tuy dân số ít, chưa tới một phần tư Việt Nam nhưng số lượng người đọc báo thường xuyên lại khá đông, có lẽ không thua Việt Nam bao nhiêu, số đầu báo lại rất ít, trong đó, nhật báo phổ biến ở tầm quốc gia, chỉ có hai tờ: The Australian và The Financial Review; ở tầm tiểu bang, mỗi tiểu bang cũng chỉ có hai hay ba tờ.

Bởi vậy, nhìn vào số lượng báo chí ở Việt Nam, người ta dễ dàng thấy ngay là chúng thừa. Chúng trùng lặp một cách vô ích. Nhưng mặt khác, xét về nguồn tin, cả mấy trăm tờ báo ấy lại chỉ lấy tin, đặc biệt tin chính trị quốc nội, chỉ từ một nguồn duy nhất: nhà nước. Nói theo cách nói khá thú vị được phổ biến rộng rãi trên internet: Việt Nam có đến hơn 700 tờ báo nhưng chỉ có một Tổng Biên Tập.

Còn nhớ, ngay cả một tin tức nhỏ nhỏ như cái chết của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt cách đây hơn một năm, tất cả báo chí ở Việt Nam phải đợi mấy ngày mới loan tin. Chủ yếu chờ lệnh từ nhà nước. Những tin tức liên quan đến các vụ án tham nhũng lớn và các sự kiện có liên quan đến Trung Quốc cũng vậy.

Về phương diện này, báo chí ngoại quốc đa dạng hơn: Họ có thể lấy tin từ vô số nguồn khác nhau. Tuy nhiên, về phương diện tổ chức, báo chí cũng có khuynh hướng tập trung. Ở mỗi địa phương, chỉ có một số tờ báo nhất định. Các tờ báo ấy cũng nằm trong tay một số công ty truyền thông nhất định. Một số công ty truyền thông ấy có phạm vi hoạt động liên quốc gia.

Các cơ quan thông tấn, đầu mối của hầu hết các tin tức quan trọng trên thế giới, càng có tính chất liên quốc gia. Bởi vậy không phải ngẫu nhiên khi mở các trang báo khác nhau trong ngày chúng ta thường dễ dàng bắt gặp những bản tin có tiêu đề và nội dung khá giống nhau. Thậm chí, cách diễn dịch và nhận định cũng khá giống nhau. Đó là lý do chính khiến nhiều người tin là với sự nở rộ của các phương tiện truyền thông đại chúng, thế giới sẽ biến thành một cái làng, làng-toàn-cầu (global village).

Sự xuất hiện của internet, đặc biệt của các blog, làm thay đổi hẳn diện mạo thông tin thế giới. Những tin tức quan trọng và nóng hổi liên quan đến vụ bầu cử tổng thống tại Iran cách đây mấy tháng xuất hiện, trước hết, không phải trên các hãng thông tấn lớn mà chủ yếu trên các blog cá nhân.

Ở Việt Nam, các biến cố liên quan đến việc khai thác bauxite ở Tây nguyên cũng như các vụ tàu Trung Quốc bắt bớ ngư dân Việt Nam, các vụ chính quyền bắt bớ những người bất đồng chính kiến cũng được loan đi, trước hết, qua các blog.

Đảng cộng sản hay nói đến lực lượng quần chúng. Các blog thực sự là một lực lượng quần chúng vô cùng to lớn và rất khó kiểm soát. Chúng phá vỡ các trung tâm quyền lực trong lãnh vực thông tin. Chúng càng phá vỡ các trung tâm quyền lực trong việc diễn dịch các tin tức. Ngày xưa, nhà nước nói gì, dân chúng tin nấy. Bây giờ thì khác. Với sự nở rộ của các blog, nhà nước muốn giấu tin cũng không giấu được. Muốn xuyên tạc tin cũng không xuyên tạc được nữa.

Không kể các cơ quan thông tin quốc tế nổi tiếng như BBC (Anh), RFI (Pháp) và VOA (Mỹ), có thể xem các blog như Talawas, Osin, Người buôn gió, Trương Duy Nhất,… và các trang mạng như bauxitevietnam.info, x-cafevn.org, hoangsa.org, v.v… như những tiếng nói phản biện mạnh mẽ. Hơn nữa, như những sự bổ sung cần thiết và cực kỳ quan trọng nhằm cung cấp sự thật cho quần chúng.

Chúng thể hiện và thực hiện xu hướng phi tâm hoá tin tức và cách diễn dịch tin tức. Mà phi tâm hoá tin tức và cách diễn dịch tin tức lại là bước đầu tiên của tiến trình dân chủ hoá. Chả có gì lạ khi nhà cầm quyền cộng sản thù ghét blog và tìm mọi cách để các blog ấy tắt tiếng: Với các blog ở nước ngoài thì đặt tường lửa; với các blog ở trong nước thì tìm cách trấn áp.

Trước mắt, họ đe dọa được một số người, nhưng về lâu dài, tôi không tin là họ thành công.

Bạn nghĩ sao?

Nguyễn Hưng Quốc




Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây
www.tiengnoitudodanchu.org
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

ợt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html

Khi đã mở Website vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ của hàng chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này

Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống hàng dưới đây

Suft Anonymously


* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ:

Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive