18 May, 2010

Đài Chiến Sĩ Việt - Úc tại Queensland

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật hãy nhấn vào Link màu đỏ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt từ 35 năm rồi. Nhưng mỗi lần ngày 30 tháng Tư trở lại, là lòng người dân Việt lại dấy lên một nỗi ngậm ngùi buồn tủi. Ngậm ngùi cho số phận đất nước đã tới kỳ đen tối. Buồn tủi cho những vong hồn của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh đã ngã gục vì bảo vệ nền Tự Do của chúng ta, mà đáng tiếc thay, đã không thành công.

Uống nước nhớ nguồn,
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.


Để tưởng nhớ tới các chiến sĩ đã Vị Quốc Vong Thân, người Việt Nam Tỵ Nạn chúng ta đã dựng lên ở khắp mọi nơi những tượng đài chiến sĩ. Tượng đài này nhắc nhở cho chúng ta nhớ ơn những chiến sĩ đã hy sinh mạng sống của họ cho cuộc sống ngày hôm nay của chúng ta. Tượng đài chiến sĩ nhắc nhở cho những thế hệ mai sau nhớ tới cội nguồn của mình.

Đến thăm tuợng đài, ngoài mục đích nhớ ơn người xưa, chúng ta còn tìm lại nơi hình hài yên lặng này, hình ảnh của chính chúng ta trong thời chiến, thời còn cầm súng bảo vệ quê hương.

Tượng đài chiến sĩ nhắc nhở cho chúng ta rằng:

Cuộc chiến bảo vệ Tự Do, chống lại bọn Việt Cộng vẫn còn tiếp diễn, cho đến khi nào không còn bóng dáng bọn Cộng nô trên đất Việt.

Với lý tưởng đó, chúng tôi xin được giới thiệu:

1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI.

Từ tháng 4/1965, đáp lời kêu gọi của Thế giới Tự do và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ Úc Đại Lợi đã gởi quân sang Miền Nam Việt Nam tham chiến, giúp Miền Nam Việt Nam chống lại sự xâm lăng của chính quyền Cộng Sản Bắc Việt. Sự giúp đỡ đó kéo dài cho đến ngày 2-12-1972 là ngày đơn vị sau cùng của Quân đội Úc rời khỏi Việt Nam.

Nhưng thương thay, khi Chiến Đoàn Úc Đại Lợi hồi hương thì có 519 chiến binh Úc không bao giờ trở lại với gia đình nữa. Trước sự hy sinh cao cả đó, là người Việt Nam yêu chuộng Hòa bình và Tự do Dân chủ, hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được công lao và xương máu của những người bạn Đồng Minh xấu số ấy. Chúng ta phải vinh danh họ, khắc ghi tên tuổi họ trên bia đá để an ủi phần nào những gia đình đã hiến dâng mạng sống của con em, chồng, cha mình trong cuộc chiến, và cũng để chính phủ và nhân dân Úc thấy rằng, người Việt Nam chúng ta biết tri ân và báo ân. Lòng tri ân và sự báo ân của chúng ta đã đuợc thể hiện hôm nay bằng một Tượng Đài xây ngay trên miền đất rộng lượng đang cưu mang chúng ta. Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Binh Việt-Úc được dựng lên nhằm mục đích:

· Để ghi nhận công lao to lớn, sự hy sinh vô bờ bến của những chiến sĩ Việt-Úc đã bỏ mình trên chiến trường Việt Nam.

· Biểu lộ niềm thương tiếc vô biên khắc sâu trong tâm tư của chúng ta đối với những vị anh hùng vì Tự do Dân chủ của Dân tộc VN mà hy sinh.

2. THÀNH LẬP BAN XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI & XIN ĐẤT

Ủy ban Xây Dựng Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến sĩ Việt – Úc tại Queensland được thành lập vào ngày 10/04/2001. Tên tiếng Anh là “Australian – Vietnamese Memorial Monument Building Fund Inc”.

Vào đầu tháng 10 năm 2000, Ban Chấp Hành Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Tiểu Bang Queensland đã triệu tập phiên họp đầu tiên bàn về việc xây dựng một tượng đài tưởng niệm chiến binh Việt-Úc tại Thành phố Brisbane. Ngày 10-4-2001, một ủy ban đã được thành lập với danh xưng “ Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Chiến Binh Việt-Úc”. Sau đó một ban điều hành cũng đã được bầu lên gồm hai đồng Chủ Tịch là quý ông:

· Huỳnh Bá Phụng, đương kiêm Chủ Tịch Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Tiểu Bang Queensland · Bill Marshall, Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc tham chiến tại Việt Nam.

Cựu Thiếu Tá Alan Cunningham làm cố vấn cùng với nhiều thành viên Việt-Úc khác. Ủy ban có nhiệm vụ thiết kế, tìm tài chánh và xây dựng tượng đài tại một địa điểm thích hợp trong thành phố Brisbane. Sau ngày thành lập, ủy ban đã có nhiều phiên họp để bàn kế hoạch thực hiện công tác. Ủy ban cũng sớm hiểu rằng sẽ có hai vấn đề rất khó khăn và phải tốn rất nhiều công sức và thì giờ để vượt qua, đó là:

· Tài chánh để đúc hai tượng chiến binh Việt-Úc · Xin đất.

Trước sau, ủy ban đã tổ chức năm lần gây quỹ, đồng thời kêu gọi sự đóng góp tiền bạc từ các chiến hữu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và quý đồng hương tỵ nạn khắp nơi. Song song với việc đúc tượng, ủy ban bắt đầu tiến hành thủ tục xin đất. Đáp ứng nguyện vọng của ủy ban, đã có ba cơ quan đề nghị tặng đất:

· Trụ sở Hội RSL, chi nhánh Darra · Công viên Ducie Park tại Darra của Hội đồng Thành phố Inala · Công viên trên đường William đối diện với Casino Hotel dọc bờ sông ngay Trung tâm Thành phố Brisbane. Tuy nhiên vì nhận thấy cả ba nơi kể trên đều không thích hợp, nên ủy ban đã từ chối, chấp nhận chờ thêm một thời gian nữa.

3. ĐỊA ĐIỂM XÂY ĐÀI TƯỞNG NIỆM.

Cách đây hơn năm (khoảng năm 2001), khi mới bắt đầu công tác thiết kế ít lâu, Nghị viên Les Bryant thuộc đơn vị Richlands (Inala) có ngỏ ý, nếu tượng đài đặt tại Darra hay Inala, ông sẵn sàng ủng hộ.

Nếu chúng ta chấp nhận đặt tượng đài ở một vị trí khiêm nhường như vừa kể thì chắc có lẽ tượng đài của Queensland đã được cắt băng khánh thành ít nhất cũng từ hơn một năm qua. Tuy nhiên một số thành viên trong Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, Việt cũng như Úc, đều mong muốn tượng đài được đặt ở một nơi trong phạm vi thành phố Brisbane để xứng đáng với các chiến sĩ anh hùng đã hy sinh thân mạng bảo vệ Miền Nam Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Địa điểm đó cũng nơi lý tưởng để những tử sĩ có dịp nhìn lại những chiến hữu may mắn còn sống sót, mỗi năm đi diễn hành ngang qua, nhân dịp ngày ANZAC hay Long Tân (ANZAC Square). Thật là một mỹ ý!

Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài đã chọn 3 địa điểm: 1) ANZAC Square. 2) Roma Street Parkland. 3) South Bank. Sở dĩ phải chọn ba nơi, là phải phòng khi chỗ nầy bị bác thì còn chỗ kia. Ngày tháng trôi qua, mãi đến tháng 4/2005, việc cứu xét đơn của Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài mới kết thúc.

Kết quả là chúng ta đã được chấp thuận cho đặt tượng đài tại một khu đất xinh đẹp nhất, ngay thành phố, trong Roma Street Parkland, đối diện với Albert Park Hotel, trên đường Wickham Terrace, sát cạnh ngả tư có đèn xanh đỏ.

Thật ra trong nhiều năm qua, việc xin đất để đặt tượng đài không phải là một việc khó làm, vì ở đây đất đai thừa thãi. Ủy ban đã được Hội Đồng Thành Phố đề nghị nhiều nơi, nhưng các vùng này chỉ có tính cách địa phương, ngay người Úc cũng rất ít qua lại, nói chi tới những du khác ngoại quốc đến thăm viếng. Do đó việc xin được một miếng đất nằm ngay trên đỉnh công viên Roma St Parkland ngay tại trung tâm thành phố Brisbane đã làm tăng thêm ý nghĩa của việc xây dựng tượng đài.

Khuôn viên đặt tượng đài chiến sĩ Việt – Úc nằm trên phần đất cao nhất của công viên Roma St Parkland (Upper Parkland), chỉ cách Tòa Đô Chánh khoảng 500 thước. Công viên này ở ngay góc đườngWickham Terrace và Gregory Terrace, Brisbane City, bao quanh bởi các con đường lớn thuộc trung tâm thành phố như Roma St, Wickham Terrace, Parkland.

4. MÔ TẢ TƯỢNG ĐÀI.

Tượng hai người chiến sĩ Việt & Úc đứng ở thế nghỉ, được đúc lớn hơn 25% so với người bình thường. Người lính Việt Nam Cộng Hòa đeo súng ở trên vai, khuôn mặt bình thản, nhẹ nhàng, người lính Úc đội nóni đi rừng, cầm súng chĩa xuống đất, gương mặt thật là thoải mái. Cả hai đứng trên một phiến đá hoa cương lớn, làm nền. Dưới chân hai chiến sĩ là phiến đá cẩm thạch có hàng chữ rõ nét

“AUSTRALIAN VIETNAMESE WAR MEMORIAL”

Phía trước phiến đá có gắn một bức hình vòng tròn có bầu trời màu thiên thanh với bản đồ nước Việt Nam nằm chính giữa. Bản đồ này có hai phần rất rõ rệt để phân biệt một giai đoạn lịch sử đầy máu và nước mắt:

Phần trên màu đỏ tượng trưng cho chế độ cộng sản Hà nội sắt máu bạo tàn, đã manh tâm gây ra cuộc chiến tranh khốc liệt huynh đệ tương tàn. Phần dưới màu vàng tượng trưng cho một miền Nam yên bình, trù phú của tự do dân chủ nhưng vì hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh mà người bạn đồng minh Úc phải tiếp tay đổ xương góp máu với chúng ta.

Phía bên trái là lá cờ Úc và phía bên phải là lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới tung bay. Ngoài ra hai bên có ghi niên hiệu 1962 – 1972 là những thời điểm quân đội Úc đến và rời khỏi Việt Nam. Tượng đài này mỗi bên phiến đá cẩm thạch có tấm biển lớn ghi rõ những giòng tri ân thật xúc động: Phía bên trái có phù hiệu cánh Ó với lá cờ vàng ba sọc đỏ chính giữa cùng hàng chữ thật to và đậm nét

“TỔ QUỐC GHI ƠN” và phía dưới là câu

“VINH DANH CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ QUÂN LỰC ĐỒNG MINH”. Dưới hàng chữ này, còn một tấm biển khác ghi những giòng chữ như sau: “TƯỞNG NHỚ VÀ TRI ÂN NHỮNG CHIẾN SĨ ĐÃ DŨNG CẢM CHIẾN ĐẤU CHO TỰ DO VÀ HY SINH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM”.

Phía bên kia đối diện là tấm biển ghi bằng Anh ngữ

“TO COMMEMORATE AND HONOUR THE AUSTRALIAN SERVICE PERSONNEL WHO SERVED IN VIETNAM”.

Phía dưới nữa có một biển nhỏ ghi hàng chữ

“DEDICATED TO THE MEMORY OF THOSE WHO FOUGHT AND MADE THE SUPREME SACRIFICE IN THE VIETNAM WAR”.

Phía sau tượng đài là tấm biển tri ân công tác xây dựng và khánh thành bằng hai giòng chữ Anh và Việt như sau: “This memorial was created by The Australian –Vietnamese Memorial Building Committee…. Unveiled by The Honourable Anna Bligh MP, Deputy Premier… 16/09/05” với giòng chữ Việt ngữ ghi

“Tượng Đài này được dựng lên bởi Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Úc Việt …Được cắt băng khánh thành bởi Bà Anna Bligh MP, Phó Thủ hiến…. 16/09/05”.

5. ĐIÊU KHẮC GIA CỦA TƯỢNG ĐÀI “TÌNH CHIẾN HỮU”

Điêu khắc gia Dean Rusling, Frederick Whitehouse và Kiến Trúc Sư Lê Cương. Là những người đã góp phần tạc tượng và làm nền móng cho khu vực tượng đài. Kiến trúc sư Lê Cương đã âm thầm làm việc ngày đêm để hoàn thành bản vẽ.

6. TỔNG CHI PHÍ XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI.

Chi phí xây dựng tượng đài là $168,000 hoàn toàn do ủy ban điều hành quyên góp qua năm lần tổ chức gây quỹ.

7. KHÁNH THÀNH TƯỢNG ĐÀI.

Ngày 16 tháng 9 năm 2005, bà Anne Bligh MP - Phó Thủ Hiến, kiêm Bộ trưởng Tài chánh, Bộ trưởng Bộ Phát Triển, Thương mại và Thiết kế, đại diện cho ông Thủ hiến Peter Beattie đến để cắt băng khánh thành. Bà Phó Thủ hiến, cùng quý ông Huỳnh Bá Phụng và Alan Cunningham, đã cắt băng khánh thành tượng đài. Quan khách tham dự buổi lễn có trên 700 người, mọi người ai nấy đều cầm trên tay lá cờ nhỏ Úc và Việt.

Toán Quốc Quân Kỳ là các cựu chiến sĩ Nhảy dù từ Melbourne về tăng cường với bộ quân phục rằn ri Nhảy dù chỉnh tề cùng chiếc Mũ đỏ. Đặc biệt tô điểm thêm màu sắc cho buổi lễ là các thiếu nữ Việt Nam trẻ trung, tuyệt đẹp trong bộ áo dài truyền thống màu trắng và màu thiên thanh với lá cờ vàng ba sọc đỏ quấn ngang thân mình tựa như con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu đang noi theo bước tiền nhân để làm đẹp Cộng đồng, làm đẹp Tổ Quốc. Đẹp hơn nữa là các bong bóng màu (hầu hết là màu vàng) cột chùm bay cao có gắn hai lá cờ Úc và Việt đang ngạo nghễ tung bay trong gió sớm tô điểm cho bầu trời xanh càng lộng thêm sắc thắm.

Các cựu chiến binh Úc, với áo veston chỉnh tề, trên áo phía ngực trái có ghim các huy hiệu và huy chương đủ loại như chiến công, chiến thương bội tinh. Họ hãnh diện tiến vào vị trí hành lễ, trên tay người nào cũng mang một tràng hoa đỏ tượng trưng để đặt dưới chân tượng đài.

Phó Thủ Hiến Anne Bligh đang đặt vòng hoa tưởng niệm.

Quan khách Úc gồm có, quý ông:

Kevin Martin - Đại diện Lãnh tụ Đối lập Tiểu Bang Queensland,

Chuẩn Tướng Bob Carson - Đại diện Thị Trưởng Thành phố Brisbane,

Ô Kevin Baker - Đại diện Bộ Cựu Chiến Binh Tiểu Bang Queensland.

Sự gắn bó giữa những người cựu chiến binh Việt và Uùc đã làm tăng thêm tình cảm sâu đậm giữa người Việt tỵ nạn và những người bạn đồng minh Úc.

8. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯỢNG ĐÀI.

Tượng đài chiến sĩ Úc Việt đã có mặt ở hầu hết các tiểu bang trên toàn cõi nước Úc. So về kiến trúc, có thể tượng đài của Queensland không có nhiều chi tiết bằng các nơi khác, nhưng nếu nói về về vị trí thuận tiện, đẹp đẽ và lại nằm ngay trung tâm thành phố, có lẽ tượng đài của Brisbane là trội hơn cả. Tượng đài nầy không phải của một cá nhân hay một nhóm người nào, mà là một di sản của tất cả mọi người Việt tỵ nạn Cộng sản, của tất cả những ai ghi nhớ công ơn của những chiến sĩ hào hùng đã hy sinh mạng sống để bảo vệ sự an nguy của bản thân và gia đình chúng ta nói riêng và Miền Nam Việt Nam nói chung.

Tượng Đài Tưởng Niệm còn là một di tích lịch sử trường tồn, lưu lại ngàn đời sau trên xứ sở yêu thương nầy, để mọi người Việt Nam, nhất là con cháu chúng ta trong tương lai, mãi mãi ghi nhớ công ơn của Quân đội và Nhân dân Úc Đại Lợi. Ông Bà Giáo sư Lương Minh Đáng là người đã hỗ trợ và đóng góp rất nhiều cho tượng đài.

NGUYỄN KHẮP NƠI & HUỲNH BÁ PHỤNG

* Nguồn tin tức trên ở địa chỉ dưới đây
http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2529:2529&catid=37:bandoc&Itemid=56

mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive