28 May, 2010

Sydney, Úc Châu mừng 35 năm định cư của Người Việt

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật hãy nhấn▼Link màu đỏ dưới đây http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


* Hội Đồng Thành phố Fairfileld, nơi có nhiều người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản cư ngụ đã đồng ý cho dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân. Bản tin đăng trên báo Fairfield Champion hôm thứ Tư, ngày 28 tháng 10 năm 2009 ở địa chỉ dưới đây ▼
http://khangsydney.blogspot.com/2009/10/bia-tuong-niem-tai-trung-tam-van-hoa-va.html

Hình 4 mặt của tượng đài và các quan khách tham dự

Ngày Thứ Bảy 22/5 vừa qua tại Trung tâm Văn Hóa & Sinh hoạt Cộng đồng NSW buổi lễ Kỷ niệm 35 năm Định cư của Người Việt ở Úc (Celebrations of 35th Anniversary of Vietnamese Settlement in Australia) đã diễn ra rất long trọng với sự tham dự gần khoảng 1000 đồng hương và các quan khách Úc.

Buổi lễ gồm 3 phần:

• Khánh thành Đài Tri ân và Tưởng niệm, gồm có bốn mặt (xin xem hình): (1) Nhớ ơn Quốc tổ Hùng Vương và các anh hùng, liệt nữ dân tộc, (2) Tưởng niệm Dân Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến, (2) Tưởng niệm các binh sĩ đồng minh - đặc biệt là các quân nhân Úc – đã hy sinh trong cuộc chiến VN, (4) Tưởng niệm những người vượt biên đã bỏ mình trên đường đi tìm tự do.

• Phát hành tập sách "About the Vietnamese Community in Australia" do Bs Nguyễn Mạnh Tiến khởi xướng việc biên soạn. Đây là một tập sách bằng tiếng Anh nhằm giúp cho người dân Úc cũng như các con em thuộc thế hệ trẻ (không rành tiếng Việt) hiểu rỏ về Cộng Đồng Người Việt Tự Do. Được biết tập sách này không bán mà chỉ biếu không, nếu muốn xin liên lạc với văn phòng Cộng Đồng NSW qua số 9796 3794, 9790 3934 hoặc 9790 3934.

• Phần triển lãm và thuyết trình của Văn khố Thuyền nhân Việt Nam về nguyên nhân của làn sóng người tỵ nạn từ VN và những công tác cần thực hiện để bảo tồn lịch sử thuyền nhân VN tỵ nạn. Riêng phần triển làm thì có hàng trăm hình ảnh quý hiếm và giá trị đã được trưng bày do ông Trần Đông (Giám Đốc VKTNVN) và các cộng tác viên đã bỏ ra rất nhiều công sức để tìm kiếm, góp nhặt, sưu tầm.

Sau nghi thức Chào Quốc Kỳ Úc-Việt và Một Phút Mặc Niệm là phần phát biểu của ông Nguyễn văn Thành, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do - NSW, ông đã nhấn mạnh về những khó khăn, những vấn nạn mà Cộng Đồng đã trải qua hay đang đối diện nhưng ông tin tưởng rằng Cộng Đồng rồi sẽ vượt qua.

Kế tiếp là phần phát biểu của ông Nguyễn Thế Phong, Chủ Tịch Cộng Đồng Liên Bang Úc Châu. Đối với ông buổi lễ này chính là dịp để cho Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với những người đã nằm xuống và nhất là đối với đất nước Úc, một đất nước đã mở rộng vòng tay cứu mang Người Việt Tỵ Nạn chúng ta. Do đó ông đã nhắc nhở rằng chúng ta cần phải có bổn phận đóng góp xây dựng quê hương thứ hai, Úc Châu và tiếp tục đấu tranh đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho quê hương thứ nhất, Việt Nam.

Đó cũng là một sự bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ chúng ta trong cuộc đời, một nét đẹp văn hoá đáng ca ngợi và nuôi dưỡng để có được một cuộc sống có đạo đức và có đạo nghĩa.

BÀI DIỄN VĂN CỦA CHỦ TỊCH CÐNVTD-UC NHÂN DỊP LỄ MỪNG 35 NĂM ÐỊNH CƯ VÀ KHÁNH THÀNH TƯỢNG ÐÀI TỰ DO TẠI TRUNG TÂM SINH HOẠT CỘNG ÐỒNG -NSW ON 22-5-2010

Kính thưa quý vị quan khách và quý vị đồng hương,

Chúng ta tề tựu nơi đây để khánh thành tượng đài chiến sĩ Úc-Việt và Tự Do; khai mạc chương trình Triển Lãm hình ảnh tỵ nạn của Văn Khố Thuyền Nhân và ra mắt Tập Kỹ Yếu về Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Úc Châu và NSW để đánh dấu 35 năm định cư và đóng góp của người Việt tỵ nạn tại Úc Châu. 3 buổi lễ quan trọng và xứng đáng này thể hiện và gói ghém được những thông điệp mà Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Úc Châu muốn trân trọng gởi đến nước Úc nói chung và các thế hệ trẻ Úc gốc Việt mai hậu sau 35 năm định cư ở Úc Ðại Lợi. Ðó là:

Ðể tri ân những người đã nằm xuống cho sự tự do của chúng ta hôm nay qua việc xây dựng tượng đài tưởng niệm ngay tại trung tâm sinh hoạt của Cộng Ðồng. Ðể nhớ đến những người đã chết hoặc đã đau khổ trên con đường tìm tự do qua chương trình triển lãm hình ảnh tỵ nạn củs VKTN. Ðể ghi lại những đóng góp mà chúng ta đã làm được cho quê hương mới ân nhân này hầu bảo đãm rằng những hy sinh của các chiến sĩ Úc-Việt và đồng bào tỵ nạn đã không uổng phí qua tập kỷ yếu về CÐNVTD-UC

Mỗi công trình của ngày hôm nay đại diện cho một nhiệm vụ thâm sâu và cao cã của văn hoá dân tộc Việt. Ðó là vai trò NHẮC NHỠ cho mổi một người trong cộng đồng người Việt Úc Châu, bao gồm cã những người trẻ Việtnam đã sanh ra và lớn lên tại Úc rằng: chúng ta không được phép quên nguồn gốc, xuất xứ của chúng ta, chúng ta không được phép quên lý do tại sao chúng ta có mặt ở đất nước này và chúng ta có mặt ở đất nước này để làm gì.

Nói một cách thực tiễn hơn, Những nhắc nhỡ này nhắn nhủ chúng ta rằng: chúng ta phải biết ơn và cám ơn cho những hy sinh của các bậc tiền nhận, các chiến sĩ VNCH và đồng minh đã nằm xuống cho chúng ta, cho ơn cứu sống và nhận người Việt tỵ nạn của chính phủ và người dân Úc, cho bổn phận mà mỗi một người trong chúng ta phải tiếp tục đóng góp phần của mình nhiều hơn nữa cho Nước Úc ân nhân và lên tiếng đấu tranh cho tự do của dân tộc và hơn 80 triệu đồng bào VN của chúng ta tại quê nhà.

Tôi rất thích một câu tuyên bố bất hủ và tuyệt vời được thường xuyên xữ dụng bỡi các cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN đó là câu “Honour the dead and fight like hell for the living” xin tạm dịch là: “Vinh danh những đồng đội đã nằm xuống và tận lực tranh đấu đến cùng cho quyền lợi của những đồng đội còn sống” Câu nói này, theo thiển ý cá nhân tôi, đã gói ghém được toàn bộ ý nghĩa và việc làm của cộng đồng người Việt chúng ta hôm nay. Ðó là vinh danh những chiến sĩ đã hy sinh thân xác, tuổi trẻ và cuộc đời của họ cho tự do của người dân miền nam VN và thề quyết tiếp tục tận lực tranh đấu cho đến cùng cho quyền sống, nhân phẩm, và tự do của 85 triệu người Việt vẫn còng đang sống dưới chế độ lao tù, bất công và vô nhân quyền của CSVN.

Chúng ta chỉ có thể làm anh linh của các chiến sĩ Úc-Việt, và đồng bào bỏ mình trên đường tìm tự do được vinh danh khi chúng ta tận lực và tiếp tục tranh đấu cho dân chủ, tự do và nhân quyền cho VN, vì nếu không chúng ta đã làm cho sự hy sinh của họ trở nên vô nghĩa và vô ích. Một câu tuyên ngôn khác mà tôi cũng rất thích, câu này được xữ dụng để kết thúc tại các buổi lễ tưởng niệm của quân đội đồng minh Úc đó là câu: “Lest We Forget” xin tạm dịch là “Kẻo/Sợ Rằng Chúng Ta Quên”

Ðúng thế thưa quý vị, chúng ta phải làm những việc này vì “Lest We Forget - Kẻo Chúng Ta Quên” vinh danh những người đã nằm xuống qua việc tiếp tục tận lực tranh đấu cho đến cùng cho những người còn sống. Ðúng thế thưa quý vị, chúng ta phải làm những việc này vì “Lest We Forget - Kẻo Chúng Ta Quên” câu nói nổi tiếng để đời “Those who do not remember the lessons of history shall repeat it” xin tạm dịch “Những ai không nhớ những bài học lịch sữ sẽ tái diễn chúng” Ðúng thế thưa quý vị, chúng ta phải làm những việc này vì “Lest We Forget - Kẻo Chúng Ta Quên” những bài học lịch sữ đã cho thế giới thấy “Evil prevails when good people do nothing” xin tạm dịch “Sự ác sẽ ngự trị khi những người tốt không làm gì hết”

Chúng ta hãy coi và biến ngày hôm nay, không chỉ là một ngày lịch sữ mà là một ngày của những bài học lịch sữ để chúng ta và con cháu chúng ta rút ra từ đó sự khôn ngoan, nguồn cảm hứng và sự quyết chí đóng góp nhiều hơn nữa để trả ơn đất nước này và tranh đấu tận lực cho sự tự do của 85 triệu đồng bào kém may mắn của chúng ta trong nước. Xin chân thành cám ơn và chúc mừng Ban Chấp Hành Cộng Ðồng NVTD-NSW, Văn Khố Thuyền Nhân VN, Ban Biên Tập Sách Kỷ Yếu và đặc biệt là Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài về những đóng góp và thành quả to lớn này. Trân trọng kính chào toàn thể quý vị.

Nguyễn Thế Phong -
Chủ tịch –CÐNVTD-UC

OPENING SPEECH – 35TH ANNIVERSARY CLEBRATIONS AND THE OFFICIAL OPENING OF THE FREEDOM MONUMENT AT THE VCA-NSW CHAPTER’S COMMUNITY ACTIVITY CENTRE ON 22-5-2010

Distinguished guests, Ladies and Gentlemen,

We gather here today to unveil the new VN War Memorial, to open the National Tour Exhibition of Vietnamese Refugees Experiences and to launch a Resource Booklet about the Vietnamese Community in Australia to mark the 35 years of settlement and contribution of the Vietnamese Australians in Australia. They are indeed 3 significant and very important ceremonies which signify and embody very well the message we, the Vietnamese Community in Australia, would like to convey to Australia and to our future generations after 35 years in Australia, that is:

To thank those who had died for our freedom by building the monument of freedom.

To remember those who had died and suffered in search for freedom by exhibit the works of the Archive of the Vietnamese Boat People and To highlight the contributions of the Vietnamese-Australians, as the benefited, survivors and descendants of those who have sacrificed for us, have made to this country to ensure that their sacrifices were not in vain by publishing the booklet about the Vietnamese Community in Australia.

Each of these productions today represents a profound and sacred function in our Vietnamese culture. That is, they are REMINDERS to each and every Vietnamese-Australian person, including those who were born in Australia that we must not forget where we came from, why we are here and what we are here for. They are the reminders that we must be grateful and forever thankful for the past sacrifices, the life saving acts of Australia and the Australian people in accepting the Vietnamese refugees and the duty which each and every one of us must continue to do to repay our adopted homeland and to continue fighting for the freedom of the Vietnamese people in VN.

One of the mottos used by the Australian VN War Veterans that I like a lot is: “Honour the dead and fight like hell for the living”. I think this phrase has encapsulated the whole essence of what we are celebrating and commemorating today. That is, to honour and thank those who have sacrificed their lives and their youth for our freedom and to fight like hell for 85 million Vietnamese people who still have no freedom, basic human rights and democracy in VN today. We can only properly honour their sacrifices by continuing to fight for justice, human rights and freedom in VN. Our duty and responsibility as the survivors are not done until VN is truly free. “LEST WE FORGET”

Yes, LEST WE FORGET “To honour the dead by fighting like hell for the living”.

Yes, LEST WE FORGET the old wisdom of our world that saying: “Those who do not remember the lesson of history shall repeat it”

Yes, LEST WE FORGET the lesson of history that shows us that “ Evil prevails when good people do nothing”

Let mark today NOT just as a historical day but as a DAY OF HISTORICAL LESSONS from which we can draw strength, wisdom, inspiration and resolve to do more for Australia in order to thank Her with our lives and to fight like hell for the freedom of the people of Vietnam. Thank you very much and congratulations.

(Phong Nguyen, President- Vietnamese Community in Australia)

* Nguồn tin tức trên ở địa chỉ dưới đây
http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2569:2569&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive