Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
http://tintuctrungthuc.blogspot.com http://www.khanghuong.blogspot.com/
Một công dân Canada gốc Việt cư ngụ tại thủ đô Ottawa, thẩm phán Ngô Thanh Hải, được thủ tướng Stephen Harper bổ nhiệm vào thượng viện, trở thành Thượng Nghị Sĩ gốc Việt đầu tiên ở Canada nói riêng và hải ngoại nói chung
Trong thông cáo báo chí ngày 7 tháng 9 từ văn phòng thủ tướng, việc bổ nhiệm năm công dân xuất sắc vào Thương Viện Quốc Gia, mà với kinh nghiệm và sự tận tâm của họ đối với cộng đồng sẽ củng cố thêm hiệu quả cho Thượng Viện, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Tị nạn đến Canada năm 1975
Chức vụ thượng nghị sĩ Canada có hiệu lực ngay sau khi được bổ nhiệm. Từ tư gia ở Orleans, Ontario, tân thương nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải, từng có thời là chủ tịch cộng đồng người Canada gốc Việt từ những năm 81, 82 và 83, phát biểu:
Mình sinh hoạt và giúp cộng đồng rất nhiều, với công việc của thẩm phán Tòa Án Di Trú tôi làm việc rất sát với cộng đồng và cũng làm việc rất sát với chính phủ. Có thể vì lý do đó mà chính phủ để ý tới tôi.
Nhưng một cái đặc biệt mình phải nói khi chính phủ để ý tới người nào đó thì vì sao, tại sao? Tôi nghĩ rằng vì Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Canada có thể nói là sinh hoạt và phát triển rất mạnh trong xã hội Canada. Khi chính phủ một quốc gia mà thấy một cộng đồng sinh hoạt rất mạnh và có ảnh hưởng thì họ không những chỉ để ý tới cộng đồng đó mà còn để ý tới các cá nhân khác nữa.
Là người tị nạn Việt Nam đến Canada năm 1975, ông Ngô Thanh Hải định cư tại Ottawa tỉnh bang Ontario từ đó đến giờ. Thanh Trúc mời quí vị cùng đi lại chặng đường mà một người tị nạn phải trải qua, không chỉ để có thể hội nhập vào giòng chính của đất nước tân tiến mình đang định cư, mà còn là quá trình phấn đầu của bản thân để thăng tiến nơi xứ người.
Năm 1966, ông Ngô Thanh Hải từ miền Nam sang Pháp du học và tốt nghiệp cử nhân tại đại học Sorbonne, Paris.
Trở về nước năm 1970, ông làm việc tại Bộ Ngoại Giao Sài Gòn. Năm 1973, ông được cử sang Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Bangkok, Thái Lan, trong trách vụ tùy viên báo chí. Sau 30 tháng Tư 1975, ông rời Thái Lan và xin đi tị nạn tại Canada. Đến Ottawa, Canada, ông Ngô Thanh Hải đi học trở lại, tốt nghiệp cử nhân và cao học giáo dục tại đại học Ottawa, dạy Toán và văn chương Pháp tại một trường trung học ở Ottawa cho đến 2002.
Năm 2002 cũng là lúc ông Ngô Thanh Hải được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội Đồng Xét Trợ Cấp Thất Nghiệp:
Muốn được chính phủ bổ nhiệm vào thì mình phải qua một số điều kiện chẳng hạn như phải qua một cuộc tuyển chọn của Hội Đồng Nội Các. Qua Hội Đồng Nội Các họ thấy mình biết hai thứ tiếng, tiếng Pháp và tiếng Anh, thì Hội Đồng Thành Phố họ mới chấp nhận. Nhiệm kỳ là ba năm tới năm năm, sau đó nếu mình muốn tiếp tục thì họ bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ thứ hai.
Trước khi được bổ nhiệm chức thẩm phán Tòa Án Liên Bang Về Di Trú Và Quốc Tịch của Canada năm 2007, ông Ngô
Thanh Hải còn là chủ tịch Công Ty Gia Cư bất vụ lợi ở Ottawa:
Đó là một chức vụ thiện nguyện, tôi đứng ra xin tiền chính phủ để lập một chung cư cho người Việt có lợi tức thấp. Lúc đó thì chính phủ trợ cấp để xây cất ba mươi tám căn nhà cho ba mươi tám gia đình, tất cả đều là người Việt Nam qua Canada và được chấp nhận cho vô ở trong chung cư đó.
Luôn hướng về cộng đồng người Việt
Làm chủ tịch Công Ty Gia Cư Bất Vụ Lợi được năm năm, ông Ngô Thanh Hải giao chức vụ này lại cho người khác. Ông cũng là đồng sáng lập Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do khu bộ Canada, bao gồm các nghị sĩ, dân biểu, giáo sư, chính trị gia Canada, Mỹ, Pháp, Bĩ, Hòa Lan, Australia, với tôn chỉ tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền:
Thí dụ năm 1989 ở Canada chúng tôi có 47 dân biểu và nghị sĩ tham gia vào ủy ban này, năm 1991 bên Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc có khoảng 101 người. Tổng cộng lúc đó Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do gồm ba trăm mấy vị.
Tháng Mười Hai 2007, ông trở thành thẩm phán Tòa Liên Bang Về Di Trú Và Quốc Tịch, một chức vụ không dính líu gì nhiều đến vấn đề Việt Nam:
Tuy nhiên với chức vụ thẩm phán đó thì tôi đi lobby cũng như vận động các hội đoàn Việt Nam gặp các chính giới tại Canada, gặp các tổng trưởng gặp thủ tướng vân vân… Tôi giúp cộng đồng Việt Nam lúc đó là như vậy.
Công việc của mình làm kéo dài từ 2002 tối 2007 và tới 2012 là một quá trình đối với chính phủ. Chính phủ cũng đã biết cộng đồng người Việt, nhất là tại Ottawa. Công việc mình sinh hoạt, hoạt động cho Việt Nam hay là cho cộng đồng người Việt tại Canada thì nó liên tục. Vì lý do đó mà được chính phủ và các giới chức trong chính phủ họ để ý tới mình chăng.
Tôi từng làm việc rất sát với ông tổng trưởng di trú để giúp người Việt Nam còn kẹt lại tại Phi. Từ 2005 cho tới 2009, 275 người Việt còn lại tại Phi được chính phủ Canada nhận hết.
Được biết trong năm công dân Canada được bổ nhiệm vào thượng viện thì ông Ngô Thanh Hải và ông Tobias Enverga Jr. giữ hai ghế thượng nghị sĩ của Ontario, người thứ ba vào ghế thượng viên vùng Quebec, người thứ tư vào khu vực Nova Scotia và người thứ năm vào ghế nghị sĩ vùng New Brunkswick.
Bày tỏ cảm nghĩ trong tư cách một thượng nghị sĩ đươc chấp thuận, ông Ngô Thanh Hải nói rằng được đích thân thủ tướng gọi điện thoại báo tin bổ nhiệm vào thượng viện là một vinh dự lớn lao cho bản thân và gia đình ông:
Cám ơn một quốc gia đã mở rộng vòng tay đón chúng ta. Ở đây gần bốn mươi năm thì tất cả người Việt cũng coi xứ Canada là quốc gia của mình, tuy nhiên gốc gác mình vẫn là Việt Nam.
Ao ước của tôi là đến lúc các thế hệ người Việt thứ hai phải dấn thêm phải bước thêm một bước nữa . Thế hệ thứ nhất cỡ chúng tôi đã lớn tuổi rồi,giới trẻ nếu còn để ý nếu còn ý thức được vấn đề đất nước của mình thì phải nối tiếp mà thôi.
Cần biết Canada nằm trong khối Commomwealth tức Khối Thịnh Vượng Chung, trên nguyên tắc lập pháp Canada theo thể chế như Anh Quốc, Dân Biểu hạ viện do dân bầu chọn và Thượng Nghị Sĩ trên thượng viện do thủ tướng chỉ định với sự chấp thuận của vị đại diện nữ hoàng Anh Quốc ở Ottawa.
Trước nay, người được chỉ định làm Thượng Nghị Sĩ Canada đương nhiên kiêm nhiệm danh vị này tới năm 75 tuổi. Tuy nhiên theo ông Ngô Thanh Hải thì nội các của thủ tướng Stephen Harper đang nhắm tới một thay đổi:
Chính phủ hiện nay đang vận động để cải tổ thượng viện, bổ nhiệm các thượng nghị sĩ vào thượng viện với một nhiệm kỳ tối đa là chín hoặc mười năm.
Ngoài thẩm phán Ngô Thanh Hải là người gốc Việt đầu tiên được chọn vào thượng viện, Canada đã có ba dân biểu trẻ gốc Việt được bầu vào hạ viện địa phương trước đó:
Người đầu tiên đắc cử hạ viện năm 2007 và nay đã mãn nhiệm là bà Ève Mary Thái Thị Lạc, người Việt gốc Chàm, dân biểu Bloc Québecois hạ viện Canada.
Hai người còn đương nhiệm là nữ dân biểu Anne Quách Minh Thư, đại biểu đơn vị Beauharnois Salaberry , và dân biểu Mai Hữu Hoàng tức Hoàng Mai, đại diện dân cử vùng Brossard La Prairie gần Montreal, Canada.
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2012-09-13
Trong thông cáo báo chí ngày 7 tháng 9 từ văn phòng thủ tướng, việc bổ nhiệm năm công dân xuất sắc vào Thương Viện Quốc Gia, mà với kinh nghiệm và sự tận tâm của họ đối với cộng đồng sẽ củng cố thêm hiệu quả cho Thượng Viện, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Tị nạn đến Canada năm 1975
Chức vụ thượng nghị sĩ Canada có hiệu lực ngay sau khi được bổ nhiệm. Từ tư gia ở Orleans, Ontario, tân thương nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải, từng có thời là chủ tịch cộng đồng người Canada gốc Việt từ những năm 81, 82 và 83, phát biểu:
Mình sinh hoạt và giúp cộng đồng rất nhiều, với công việc của thẩm phán Tòa Án Di Trú tôi làm việc rất sát với cộng đồng và cũng làm việc rất sát với chính phủ. Có thể vì lý do đó mà chính phủ để ý tới tôi.
Nhưng một cái đặc biệt mình phải nói khi chính phủ để ý tới người nào đó thì vì sao, tại sao? Tôi nghĩ rằng vì Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Canada có thể nói là sinh hoạt và phát triển rất mạnh trong xã hội Canada. Khi chính phủ một quốc gia mà thấy một cộng đồng sinh hoạt rất mạnh và có ảnh hưởng thì họ không những chỉ để ý tới cộng đồng đó mà còn để ý tới các cá nhân khác nữa.
Là người tị nạn Việt Nam đến Canada năm 1975, ông Ngô Thanh Hải định cư tại Ottawa tỉnh bang Ontario từ đó đến giờ. Thanh Trúc mời quí vị cùng đi lại chặng đường mà một người tị nạn phải trải qua, không chỉ để có thể hội nhập vào giòng chính của đất nước tân tiến mình đang định cư, mà còn là quá trình phấn đầu của bản thân để thăng tiến nơi xứ người.
Năm 1966, ông Ngô Thanh Hải từ miền Nam sang Pháp du học và tốt nghiệp cử nhân tại đại học Sorbonne, Paris.
Trở về nước năm 1970, ông làm việc tại Bộ Ngoại Giao Sài Gòn. Năm 1973, ông được cử sang Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Bangkok, Thái Lan, trong trách vụ tùy viên báo chí. Sau 30 tháng Tư 1975, ông rời Thái Lan và xin đi tị nạn tại Canada. Đến Ottawa, Canada, ông Ngô Thanh Hải đi học trở lại, tốt nghiệp cử nhân và cao học giáo dục tại đại học Ottawa, dạy Toán và văn chương Pháp tại một trường trung học ở Ottawa cho đến 2002.
Năm 2002 cũng là lúc ông Ngô Thanh Hải được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội Đồng Xét Trợ Cấp Thất Nghiệp:
Muốn được chính phủ bổ nhiệm vào thì mình phải qua một số điều kiện chẳng hạn như phải qua một cuộc tuyển chọn của Hội Đồng Nội Các. Qua Hội Đồng Nội Các họ thấy mình biết hai thứ tiếng, tiếng Pháp và tiếng Anh, thì Hội Đồng Thành Phố họ mới chấp nhận. Nhiệm kỳ là ba năm tới năm năm, sau đó nếu mình muốn tiếp tục thì họ bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ thứ hai.
Trước khi được bổ nhiệm chức thẩm phán Tòa Án Liên Bang Về Di Trú Và Quốc Tịch của Canada năm 2007, ông Ngô
Thanh Hải còn là chủ tịch Công Ty Gia Cư bất vụ lợi ở Ottawa:
Đó là một chức vụ thiện nguyện, tôi đứng ra xin tiền chính phủ để lập một chung cư cho người Việt có lợi tức thấp. Lúc đó thì chính phủ trợ cấp để xây cất ba mươi tám căn nhà cho ba mươi tám gia đình, tất cả đều là người Việt Nam qua Canada và được chấp nhận cho vô ở trong chung cư đó.
Luôn hướng về cộng đồng người Việt
Làm chủ tịch Công Ty Gia Cư Bất Vụ Lợi được năm năm, ông Ngô Thanh Hải giao chức vụ này lại cho người khác. Ông cũng là đồng sáng lập Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do khu bộ Canada, bao gồm các nghị sĩ, dân biểu, giáo sư, chính trị gia Canada, Mỹ, Pháp, Bĩ, Hòa Lan, Australia, với tôn chỉ tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền:
Thí dụ năm 1989 ở Canada chúng tôi có 47 dân biểu và nghị sĩ tham gia vào ủy ban này, năm 1991 bên Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc có khoảng 101 người. Tổng cộng lúc đó Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do gồm ba trăm mấy vị.
Tháng Mười Hai 2007, ông trở thành thẩm phán Tòa Liên Bang Về Di Trú Và Quốc Tịch, một chức vụ không dính líu gì nhiều đến vấn đề Việt Nam:
Tuy nhiên với chức vụ thẩm phán đó thì tôi đi lobby cũng như vận động các hội đoàn Việt Nam gặp các chính giới tại Canada, gặp các tổng trưởng gặp thủ tướng vân vân… Tôi giúp cộng đồng Việt Nam lúc đó là như vậy.
Công việc của mình làm kéo dài từ 2002 tối 2007 và tới 2012 là một quá trình đối với chính phủ. Chính phủ cũng đã biết cộng đồng người Việt, nhất là tại Ottawa. Công việc mình sinh hoạt, hoạt động cho Việt Nam hay là cho cộng đồng người Việt tại Canada thì nó liên tục. Vì lý do đó mà được chính phủ và các giới chức trong chính phủ họ để ý tới mình chăng.
Tôi từng làm việc rất sát với ông tổng trưởng di trú để giúp người Việt Nam còn kẹt lại tại Phi. Từ 2005 cho tới 2009, 275 người Việt còn lại tại Phi được chính phủ Canada nhận hết.
Được biết trong năm công dân Canada được bổ nhiệm vào thượng viện thì ông Ngô Thanh Hải và ông Tobias Enverga Jr. giữ hai ghế thượng nghị sĩ của Ontario, người thứ ba vào ghế thượng viên vùng Quebec, người thứ tư vào khu vực Nova Scotia và người thứ năm vào ghế nghị sĩ vùng New Brunkswick.
Bày tỏ cảm nghĩ trong tư cách một thượng nghị sĩ đươc chấp thuận, ông Ngô Thanh Hải nói rằng được đích thân thủ tướng gọi điện thoại báo tin bổ nhiệm vào thượng viện là một vinh dự lớn lao cho bản thân và gia đình ông:
Cám ơn một quốc gia đã mở rộng vòng tay đón chúng ta. Ở đây gần bốn mươi năm thì tất cả người Việt cũng coi xứ Canada là quốc gia của mình, tuy nhiên gốc gác mình vẫn là Việt Nam.
Ao ước của tôi là đến lúc các thế hệ người Việt thứ hai phải dấn thêm phải bước thêm một bước nữa . Thế hệ thứ nhất cỡ chúng tôi đã lớn tuổi rồi,giới trẻ nếu còn để ý nếu còn ý thức được vấn đề đất nước của mình thì phải nối tiếp mà thôi.
Cần biết Canada nằm trong khối Commomwealth tức Khối Thịnh Vượng Chung, trên nguyên tắc lập pháp Canada theo thể chế như Anh Quốc, Dân Biểu hạ viện do dân bầu chọn và Thượng Nghị Sĩ trên thượng viện do thủ tướng chỉ định với sự chấp thuận của vị đại diện nữ hoàng Anh Quốc ở Ottawa.
Trước nay, người được chỉ định làm Thượng Nghị Sĩ Canada đương nhiên kiêm nhiệm danh vị này tới năm 75 tuổi. Tuy nhiên theo ông Ngô Thanh Hải thì nội các của thủ tướng Stephen Harper đang nhắm tới một thay đổi:
Chính phủ hiện nay đang vận động để cải tổ thượng viện, bổ nhiệm các thượng nghị sĩ vào thượng viện với một nhiệm kỳ tối đa là chín hoặc mười năm.
Ngoài thẩm phán Ngô Thanh Hải là người gốc Việt đầu tiên được chọn vào thượng viện, Canada đã có ba dân biểu trẻ gốc Việt được bầu vào hạ viện địa phương trước đó:
Người đầu tiên đắc cử hạ viện năm 2007 và nay đã mãn nhiệm là bà Ève Mary Thái Thị Lạc, người Việt gốc Chàm, dân biểu Bloc Québecois hạ viện Canada.
Hai người còn đương nhiệm là nữ dân biểu Anne Quách Minh Thư, đại biểu đơn vị Beauharnois Salaberry , và dân biểu Mai Hữu Hoàng tức Hoàng Mai, đại diện dân cử vùng Brossard La Prairie gần Montreal, Canada.
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2012-09-13
* Nghe cuộc phỏng vấn trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/1st-vn-canad-senat-09132012132947.html
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây
▼
http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://dangtho.blogspot.com http://hoilatraloi.blogspot.com
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/1st-vn-canad-senat-09132012132947.html
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây
▼
http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://dangtho.blogspot.com http://hoilatraloi.blogspot.com
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/