Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
http://tintuctrungthuc.blogspot.com http://www.khanghuong.blogspot.com/
Audio ▼
Xác suất xảy ra xung đột võ trang tại Biển Đông rất cao. Sau một loạt động thái phô trương sức mạnh trên biển và thủ đoạn ngoại giao bá quyền của Trung Quốc, phía Việt Nam thông báo lập đội tuần tra trên biển trong lúc Ấn Độ cho biết sẵn sàng huy động hải thuyền bảo vệ các công ty dầu khí quốc gia. Tuy nhiên quyết tâm chính trị của Hà Nội đối phó với áp lực nội công ngoại kích của Bắc Kinh vẫn là một ẩn số. Ngày 30/11/2012 vừa qua, tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của tập đoàn dầu khí PetroVietnam bị Trung Quốc uy hiếp tấn công lần thứ hai trong vòng 18 tháng. Không rõ do vô tình hay cố ý, « sự cố Biển Đông » xảy ra vào lúc Hà Nội tiếp đón một phái đoàn của đảng Cộng sản Trung Quốc do Ủy viên Bộ Chính trị Lý Kiến Quốc dẫn đầu. Sau ba ngày im lặng, thông tin này mới được báo điện tử của công ty dầu khí Việt Nam đưa lên, với lời tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, vừa để đánh cá trái phép, vừa phá hoại ngành dầu khí của Việt Nam. Tuy nhiên, các bản tin liên quan đến vụ tàu Bình Minh 02 bị hai tàu cá Trung Quốc tấn công cắt dây cáp ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa đã bị gỡ xuống và thay đổi cả nội dung, khiến người đọc có cảm tưởng là tàu Bình Minh bị trục trặc, tự đứt cáp. Cách nay 18 tháng, ngày 26/05/2011, tàu Bình Minh 02 đã bị tàu hải giám của chính phủ Trung Quốc tấn công trong hoàn cảnh tương tự. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc « không được tái diễn » hành động này nhưng lời phản đối phát xuất từ « Hội Luật gia » và công ty dầu khí. Sau đó, báo chí chính thức loan tin rầm rộ về biện pháp tăng cường tàu hộ tống lên 8 chiếc để bảo vệ cho Bình Minh 02. Không rõ lực lượng hộ tống này phản ứng ra sao khi Bình Minh 02 bị hai tàu đánh bắt hải sản của Trung Quốc bao vây trong ngày 30/11/2012 ? Trong bản tin ngày 4/12, báo chí chính thức thông báo quyết định của chính phủ Việt Nam thành lập đội tuần tra trên biển và sẽ bắt đầu hoạt động kể từ 25/01/2013 để bảo vệ ngư trường. Ấn Độ cũng thông báo sẵn sàng gởi hải quân đến Biển Đông để bảo vệ các công ty dầu khí quốc gia đang thăm dò trong vùng biển của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc tranh giành chủ quyền theo bản đồ hình « lưỡi bò ». Hai quyết định tăng cường lực lượng của Việt Nam và Ấn Độ được loan báo sau khi Trung Quốc, qua chính quyền tỉnh Hải Nam, đe dọa là kể từ ngày đầu năm 2013, cảnh sát biển của Trung Quốc sẽ tra xét, tịch thu tàu thuyền « nước ngoài xâm nhập trái phép vùng biển của Trung Quốc ». Bị Hoa Kỳ và Philippines chất vấn buộc giải thích, một viên chức địa phương tên Ngô Sĩ Tồn tuyên bố không che giấu : đối tượng chính của biện pháp này là « Việt Nam ». Theo nhận định của chuyên gia an ninh quốc phòng Úc, Carl Thayer, tình hình biến chuyển « theo chiều hướng va chạm ». Là nạn nhân của chiến thuật lấy thịt đè người của đảng Cộng sản Trung Quốc, người dân Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được « lãnh đạo Đảng và Nhà nước » thông báo một chiến lược bảo vệ đất nước rõ ràng và cụ thể ngoài niềm tin thụ động « 16 chử vàng » . Theo nhà phân tích địa lý chiến lược Lưu Tường Quang , mặc dù « Việt nam cố gắng nhưng do không có một quyết tâm, không có sức mạnh quân sự đáng kể, vị thế của Hà Nội càng ngày càng yếu và… Bắc Kinh tận dụng khai thác nhược điểm này để cô lập Việt Nam ». Nhà báo Lưu Tường Quang: « Bản tin tàu Bình Minh 02 bị sửa đổi nhiều lần chứng tỏ sự yếu hèn hay lệ thuộc của Hà Nội vào Bắc Kinh. Nói về « nội công ngoại kích » của Trung Quốc, thì chúng ta có thể lấy vụ tàu Bình Minh bị cắt dây cáp ngày 30/11/2012 làm điểm mốc để trở lại thời điểm Bình Minh 02 bị cắt dây cáp lần đầu vào tháng 05/2011. Trong vòng 17, 18 tháng nay, vấn đề tranh chấp Biển Đông như thế nào và vị thế của Việt Nam bây giờ so với tháng 05/2011 ra sao ? Chúng ta thấy rõ ràng là Trung Quốc sử dụng quyền lực cứng cũng như quyền lực mềm trong vấn đề bóp nghẹt, lấy thịt đè người đối với Việt Nam. Trước đó, Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa vào tháng 07/2012, sau đó lập trại binh đồn trú đơn vị tại Tam Sa. Gần đây Trung Quốc phổ biến hộ chiếu « lưỡi bò » rồi cho phép các đơn vị tại Hải Nam bắt giữ, xử phạt những tàu mà họ gọi là vi phạm chủ quyền lãnh hải của họ. Các biện pháp này là biện pháp quân sự trá hình, phô trương quyền lực cứng. Về quyền lực mềm thì Trung Quốc không từ một chính sách ngoại giao song phương hay đa phương nào để cô lập Việt Nam. Trong khi đó thì Việt Nam theo đuổi một chính sách ngoại giao thầm lặng - thầm lặng đến mức để người khác như Philippines hay Singapore phát biểu thay cho mình. Một phần có lẽ vì sợ hãi, một phần có lẽ vì những lý do bí ẩn đằng sau mà chúng ta chưa phát hiện được… Điều đó không có nghĩa là Việt Nam không có cố gắng phản bác các nỗ lực sử dụng quyền lực cứng của Trung Quốc. Hà Nội thành lập lực lượng hải ngư để đối phó với biện pháp mới kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc, nhưng… »
Tú Anh, RFI