* Quý Vị muốn xem tin tức mới, nghe Radio & Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
http://tintuctrungthuc.blogspot.com http://www.khanghuong.blogspot.com/
Ngày 2.1.1967, Bá qua Paris, đoàn tụ với anh là kỹ sư Trần Văn Tòng, ghi tên vào trường trung học Carnot và sau đó, Michelet để chuẩn bị lấy bằng Tú tài. Vì rớt hạch miệng tại trường Cao đẳng thương mãi HEC, Bá đổi qua môn kinh tế và thi đậu bằng cử nhân tại Đại học Assas (thiên hữu) năm 1971. Bá được tuyển dụng làm phụ tá giáo sư tại trường Đại học Nanterre, nổi tiếng thiên tả, mặc dù Bá hoạt động hăng hái trong phong trào sinh viên Việt chống cộng
Bá không bô trai, hom hem gầy yếu, độc thân, ít nói. Sau cái vó “con cóc chết”, Bá cởi mở, chân tình, lạc quan, luôn luôn xung phong lãnh việc khó, giúp mọi người, bởi thế, thu hút cảm tình mọi giới. Vì mang một vết son lớn trên trán, Bá được bạn bè tặng cho biệt danh Bá Đầu Đỏ. Ăn bận xuềnh xòang, không thích cua gái, sống khắc khổ trong một căn gác nghèo tại Bourg-la-Reine, Bá thường la cà nơi tiệm cà-phê Châlet du Parc, tại Parc Montsouris để tán gẩu với bạn học cũ tại Lycée Yersin Đà Lạt. Bá mê Adam Smith, thích xem phim xưa loại Le Pont de la Rivière Kwai, La Grande Illusion, Pour qui sonne le glas…
Ngoài việc giảng huấn, Bá xông xáo hoạt động thanh niên, tổ chức trại hè Nối Vòng tay lớn 1973, và cổ động trí thức thành tài về nước phục vụ. Năm 1972, Bá đắc cử chủ tịch Tổng hội sinh viên VN, giữ chức này bốn khóa, cổ võ xây dựng công đồng, chống tuyên truyền của cộng sản Hànội...Tháng 4.1975, Sàigòn thất thủ. Mất tòa Đại sứ, mất Câu lạc bộ, mất trụ sở, Ban chấp hành Tổng hội sinh viên rút về ngoại ô Paris, trên lầu 6 của một chung cư, đường Maréchal Joffre. Giới người Việt ở Pháp hoang mang tột độ.
Ngày 30 tháng tư, trong cảnh hỗn loạn, Bá (30 tuổi) giữ bình tĩnh, chạy đến Phòng lãnh sự VNCH, đại lộ de Villiers Paris. Ông Đại sứ tự ý giải nhiệm. Tòa Đai sứ tuyên bố đóng cửa chính thức ngày thứ sáu. Nhưng Tổng hội sinh viên vẫn tồn tại, đưa lưng gánh vác một gia tài tủi nhục. Với một số bạn, Bá phụ đốt các hồ sơ, cấp phát chứng thơ cần thiết cho kiều bào, chuyển sách vở, phim ảnh vể những điểm mật của Tổng hội sinh viên. Bá tuyên bố: “Sinh viên tiếp tục đấu tranh. Hãy giúp chúng tôi!” Tới phút chót, lúc 6 giờ chiều, Đại sứ Nguyễn Duy Quang trao cho Bá một ngân phiếu khiêm nhượng, tiền dư bạc thừa, quỹ đen, quỹ đỏ. Sáng thứ hai, khi đại diện của Tổng hội ra băng để lãnh thì trương mục của Sứ quán đã đóng từ tuần trước!
Bá không nản chí, luôn luôn đứng đầu mũi dùi. Dù thiếu phương tiện, dù bị hăm dọa từ mọi phía. Tổng hội sinh viên cắn răng hoạt động. Tết 1976, Bá và các bạn tổ chức biểu tình đả đảo Hà Nội tại Salle de la Mutualité với khẩu hiệu “Ta Còn Sống Đây!” Tổng hội xoay qua đón tiếp, giúp đỡ và ủy lạo – với tiền ít nhưng lòng nhiều! – các đợt sóng thuyền nhân đầu tiên. Bá chỉ huy, tổ chức (đôi khi...”xà ngầu”), và phát ngôn không hùng hồn nhưng chinh phục mọi người vì tân tụy hết mình, làm việc bất kể giờ giấc, cắt liên lạc với mẹ, anh và chị sống tại Paris.
Năm 1977, khi Phạm Văn Đồng viếng Paris, Bá và các bạn xuống đường, đánh lộn bằng gậy, gộc, cây, búa với phe Việt kiều cộng sản, Tây cộng và sinh viên ngoại quốc thiên cộng, đông hơn. Kết quả: cuộc triển lãm và hội thảo CS tại cư xá sinh viên quốc tế đường Jourdan phải hủy bỏ. Vì lý do an ninh.
Bá nói: “Người ta nói chúng tôi nhận tiền của CIA, bị Bắc Kinh giựt giây. Không ai biết tôi đang khám phá con người thật của tôi.” . Rồi mẹ của Bá vượt đến Pháp trong số thuyền nhân. Bá mất việc làm, phải nhờ anh là kỹ sư Tòng phụ cấp. Tòng hỏi Bá: “ Đây có phải là lúc chống cự như vậy hay không? Cậu sẽ phải lội qua đại dương!”.
Bá cười: “Đó là con đường ít bị kẹt nhứt. Khi Hồ, Giáp và Đồng bắt tay vào business của họ, họ chỉ là 4 hay 5 người. Lúc đó, đảng CS yếu xìu, dân nghèo đã khuyến khích họ ” Đúng thế, Bá nghĩ rằng vấn đề dân chủ và thuyền nhân phải được giải quyết tại Việt Nam, bằng sự tranh đấu bên trong. Nếu người Việt không tự giúp, ai sẽ giúp họ?
Nói là làm. Lối 1979, Bá biệt tích tại Pháp. Tin đồn Bá bí mật bay qua Bangkok, vào Thái lan, Cam bốt, Việt Nam. Bá về bưng. Ngày 6.6.1982, Bá viết thơ từ nước Thái: “Tôi vẫn mạnh khoẻ. Rất khó, khó thật. Nhưng tôi thấy tôi mạch lạc với chính tôi và đoàn kết với đất nước tôi, nghèo nàn, khốn khổ, đói rách. Tương lai Việt Nam tùy thuộc nơi thành phần đối kháng bên trong, không phải nơi các chính trị gia lưu vong.” Trong môt bức thơ khác, Bá than: “Điều khủng khiếp nhứt là sự cô đơn. Tìm đâu ra những giá trị nhân bản, tôn giáo, trí tuệ? Đừng nói những gì chúng tôi đang làm là vô bổ.”
Chiều 11.9.1984, có tin Trần Văn Bá bị bắt với (cựu phi công) Mai Văn Hạnh tại Minh Hải trong lúc công tác, trên chiếc xe hơi của một cán bộ cao cấp CS. Vì bất cẩn hay vì bị gài bẫy? Ngày 8.1.1985, tại Nhà Hát lớn Saigon, trụ sở của Hạ viện cũ thời quốc gia, Tòa án Nhân dân Tối cao - sắp xếp như một trò hề công lý, một vở tuồng cải lương - tuyên xử Bá và 20 can phạm khác thuộc Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải Phóng Việt Nam về tội “phản bội tổ quốc, chống phá cách mạng”. Các “chiến lợi phẩm tịch thu được từ các kháng chiến quân” được triển lãm ở nơi đây. Nhà chức trách còn đặt nhiều máy phóng thanh tại công trường Lam Sơn để dân chúng – trên 1000 - theo dõi diễn tiến của vụ án từ bên ngoài.
Trong bản cáo trạng, công tố viện Trần Tế cho biết: ngay từ đầu tháng giêng 1981 cho đến tháng 9.1984, cơ quan an ninh Nhà nước đã phát hiện được “mười toán gián điệp” xâm nhập vào VN với sự hổ trợ của Trung quốc, Thái lan và Hoa kỳ. Tổng cọng 119 người, bị bắt giam hoặc giết chết.
Cá nhân Bá bị truy tố về tội đã chỉ huy, từ 1981 cho đến tháng 9.1984, nhiều nhóm kháng chiến xâm nhập VN, một chuyến đường bộ từ Thái lan về An giang với sự giúp đở của phe Pol Pốt và chín chuyến đường biển từ Thái đến mật cứ ở Minh Hải và Phú Khánh, đưa lậu vào VN hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược. Báo Quân đội Nhân Dân số 8456 ghi: “Bá, người thấp, gầy, ra trước Tòa lúc 15 giờ ngày 14.12.1984, thường chỉ nói rất ngắn, rất nhanh”
Ông Lê Quốc Túy đáng lẽ cũng đi cùng toán thứ mười nhưng vì phải vào nhà thương ở Pháp vào giờ chót nên thoát nạn. Ngày 27.12.1984, ông họp báo tại khách sạn sang trọng Lutétia, Paris với tư cách ủy viên đối ngoại của Mặt trận nói trên. Trước báo chí ngoại quốc đông đảo, Túy – trên ngũ tuần - xác nhận lãnh tụ Mặt trận còn ở trong xứ và một số chiến sĩ của tổ chức đã bị bắt từ 1980.
Một trận đánh lớn đã xảy ra tại Hà Tiên gây thiệt hại cho khoảng 120 cán binh Việt cộng. Theo ông Túy, không có nước nào giúp. Súng đạn do chính cán bộ hồi chính CS cung cấp hay binh lính CS bán lại. Trong số 21 người bị xử, có hai cựu cán bộ cao cấp CS.
Đồng minh của Mặt trận là kháng chiến Khờ-me. Mặt trận không có liên lạc với nhóm Hoàng Cơ Minh nhưng nếu cần, sẵn sàng giúp đỡ. Trả lời một câu hỏi, Túy cho biết Mặt trận, trong giai đoạn hiện tại, chưa chủ trương thiết lập những vùng giải phóng mà chỉ chú trọng xây dựng những cơ cấu nhỏ để từ đó, xâm nhập vào guồng máy và hàng ngũ bộ đội CS. Đáp một câu hỏi khác, Túy xác nhận số võ khí do CS trưng bày tại Tòa án là thực nhưng “chúng tôi còn nhiều hơn thế nữa.”
Điểm đáng lưu ý: Bản cáo trạng có ghi Mặt trận của Lê Quốc Túy được sự hậu thuẩn của cố Thủ tướng Trần Văn Hữu, nhóm Lai Hữu Tài, Lai Hữu Sang và nguyên nghị sĩ Hòa Hão Lê Phước Sang (đọc bài Vụ án Yên Báy 84 của Trần Phổ Minh, trong Tuyển tập Trần Văn Bá).
Triệu Quốc Mạnh, một trong các luật sư (quốc doanh) được chỉ định để biện hộ thí cho nhóm bị can, làm cho các khán giả nực cười khi y tuyên bố: “Các can phạm đã vi phạm luật. Không ai bào chữa cho họ được vì họ là những người tội đồ phản quốc”. Nơi đây, xin mở dấu ngoặc: thời Quốc gia, Mạnh là phó Biện lý Toà án Gia Định, cán bộ nằm vùng CS, được Trần Ngọc Liễng gởi gấm với Dương Văn Minh. Minh, trong 48 giờ đồng hồ phù du cầm quyền, trao cho Mạnh chỉ huy cảnh sát tại Thủ đô, Mạnh lẹ tay thả hết tù chính trị để lập công với Hà Nội nhưng sau đó, vẫn bị thất sủng, về sanh sống trong giới thầy cãi.
Tại phiên Tòa, Hồ Thái Bạch bị đàn áp bằng dùi cui khi lớn tiếng phản đối. Huỳnh Vĩnh Sanh bị bịt miệng khi hô to “VN Cộng hòa muôn năm!” Sau bốn ngày diễn trò bịp bợm, Tòa tuyên án:
1) Tử hình: Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch
2) Chung thân: Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Hườn, Hoàng Đình Mỹ.
3) Từ 8 đến 20 năm tù: 13 kháng chiến quân còn lại.
Nhiều cuộc biểu tình xảy ra ở ngoại quốc để phản đối nhà cầm quyền cộng sản, Đức Giáo hoàng và Tổng thống và Thủ tướng Pháp cùng nhiều nhân vật chính trị và tôn giáo trên thế giới can thiệp.
Ngày 4.1.1986. lúc 19 giờ 35, bà goá phụ Trần Văn Văn, 71 tuổi, mang biểu ngữ “Sauvez mon fils, Hãy cứu con tôi!” đến Toà Đại sứ CSVN, đường Boileau, Paris 16, xin gặp Nguyễn Cơ Thạch nhưng tên đại sứ này lánh mặt. Mười bốn hội đoàn thanh niên tại Đan Mạch, Đức, Thụy sĩ, Bỉ và Pháp xuống đường tố cáo Hà Nội. Trần Văn Tòng, anh của Bá, phối hợp một Ủy ban quốc tế để tranh đấu cho các tội nhân. Lễ cầu an được tổ chức khắp nơi.
Dưới áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Việt nam đổi án tử hình của hai can phạm có Pháp tịch là Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh thành khổ sai chung thân. Trần văn Bá (mặc dù mang sổ thông hành Pháp), Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch bị hành quyết tại khám đường Thủ Đức ngày 8.1.1985. Một thông cáo vắn tắt của Nhà nước cho biết tin này. Xác của các tử tội không được trả lại cho gia đình, theo Trần Văn Tòng nói với người viết bài.
Trên 3.000 đồng bào VN biểu tình tuần hành tại Paris ngày 10.1.1985 từ Maison de la Radio, quận 16, đến trước sứ quán Việt cộng để tỏ sự căm phẫn với bạo quyền Hànội. Hiện nay Lê Quốc Túy ở đâu ? hoạt động ra sao? Không ai được biết.
Vụ án Trần văn Bá và chiến hữu làm sống lại khí phách của vụ Yên Bái năm 30. Đây là vụ Yên Bái 84. Vụ đầu, kháng thực dân Pháp. Vụ sau, chống độc tài cộng sản, ghê tởm hơn nhiều. Liệt sĩ thời đại mới Trần Văn Bá đã gieo hạt giống tốt. Bá không hy sinh vô bổ. Gương của Bá đáng ghi vào sử xanh.
Pháp và Mỹ, Cộng sản đã thắng, vì đã bịp được dân.
Chống dân tộc Việt, ngày nay nhận thấy mặt trái Xã hội Chủ nghĩa, Cộng sản chắc chắn sẽ thảm bại phen này. Thảm bại chua cay!
(Trích trong bài viết "MỞ LẠI HỒ SƠ TRẦN VĂN VĂN, NGUYỄN VĂN BÔNG, TRẦN VĂN BÁ")
Lâm Lễ Trinh
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2783-2783
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây ▼
http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
27 February, 2013
Mô hình Tưởng Niệm và Vinh Danh Anh Hùng Trần văn Bá bằng đất sét cao 44cm do ĐKG Phạm thế Trung khắc
23 February, 2013
Thư gởi Con và Cháu của cố giáo sư Nguyễn Văn Phú
* Quý Vị muốn xem tin tức mới, nghe Radio & Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
http://tintuctrungthuc.blogspot.com http://www.khanghuong.blogspot.com/
Giáo sư định cư tại Montreal, Canada. Giáo sư Nguyễn Văn Phú đã thuyết trình tại các chùa và các cộng đồng Phật Tử tại Canada về Phật học.
Nay, bố mẹ tuổi đã 80, thế cũng là khá thọ so với các thế hệ trước bố mẹ. Bố mẹ đã nhiều lần nói chuyện với các con về một số vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng có đủ các con cùng nghe. Hơn nữa, không chắc các con đã nhớ hết những lời nói của bố mẹ.
Vì thế mới có lá thư này để tóm tắt những ý kiến chính mà bố mẹ muốn gửi đến các con. Còn các cháu thì chỉ nói mà ít đọc được tiếng Việt, nên các con hãy liệu cách truyền đạt lại ý của bố mẹ và giảng giải cho các cháu biết, chẳng những biết mà phải hiểu kỹ những điều bố mẹ viết ra đây ngày hôm nay.
Biết Ơn. Các con ạ, trên đường tỵ nạn cộng sản, tìm tự do, chúng ta đã bỏ lại tất cả, tài sản, bàn thờ và mồ mả tổ tiên. Khi đến định cư nơi quê hương thứ hai này, chúng ta đã được chính quyền và dân chúng đón tiếp và giúp đỡ. Hiện nay, đời sống của chúng ta đã ổn định. Chúng ta phải biết ơn đất nước này và hãy tìm cách góp phần làm cho đất nước này tươi đẹp hơn, giàu mạnh hơn để đền đáp phần nào cái ơn đó.
Lý Do Tỵ Nạn. Các con cần giảng rõ cho các cháu biết lý do nào đã khiến cho gia đình chúng ta tới đây cùng với hàng vạn gia đình khác, đó là: chúng ta tỵ nạn cộng sản, đi tìm tự do. Các cháu được sống trong một xã hội dân chủ, tự do từ lúc mới sinh ra nên không thể tưởng tượng nổi tính dối trá và các thủ đoạn nham hiểm của cộng sản. Các cháu khó có thể tin được tại sao con người đối với nhau mà lại tàn ác như vậy.
(Có thể cho các cháu coi phim Journey from the Fall – Vượt Sóng, do Trần Hàm đạo diễn, khởi chiếu 30-4-2005). Cộng sản hành động rất ác nhưng nói rất khéo và che đậy rất giỏi! Vì thế phải giải thích cho các cháu hiểu, không phải để hận thù mà là để biết sự thật. Có một câu mà nhiều người hay nhắc: “Ðừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm.”
Quê Cha Ðất Tổ. Dù công việc bận rộn đến mấy, các con hãy dành thì giờ nghiền ngẫm những trang lịch sử và địa lý Việt Nam, để biết nguồn gốc dân tộc, sự hình thành đất nước, những bước thăng trầm, những nỗi vinh nhục, những khôn ngoan và lầm lỗi của ông cha ta. Và từ đó chúng ta rút ra những bài học. Có những trang sử oai hùng, mà cũng có những trang sử đẫm nước mắt.
Có khi nước ta bị đô hộ khổ nhục cả ngàn năm, mà cũng nhiều khi dân ta anh dũng vùng lên phá xiềng xích, giành tự chủ. Lại cũng có khi người mình đi xâm chiếm tàn phá nhiều nước khác, thí dụ gần đây nhất là mười năm tàn phá Cao Mên, gây nên căm hờn của nước láng giềng và để lại cái nghiệp nặng mà các thế hệ sau sẽ còn phải gánh chịu!
Lịch Sử Gần Ðây. Nước ta bị Pháp đô hộ từ cuối thế kỷ 19. Khoảng 1940, đại chiến thế giới bùng nổ. Ở nước ta, Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-45. Vua Bảo Ðại tuyên bố hủy bỏ hiệp ước bảo hộ ký với Pháp, rồi giao cho ông Trần Trọng Kim thành lập chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
Phe Trục gồm Ðức, Ý, Nhật thua Ðồng minh gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Hoa. Ngày 19-8-45, Việt Minh cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhưng không được bao lâu, Pháp tìm cách quay lại. Cuộc toàn quốc kháng chiến chống Pháp bắt đầu ngày 19 tháng 12, 1946. Khi phe Việt Minh lộ rõ bản chất cộng sản, các đảng phái quốc gia trước nguy cơ bị họ tiêu diệt dần, đã trở về vùng quốc gia là nơi đã thiết lập một chính quyền khác với chính quyền vùng kháng chiến mà thực chất là cộng sản.
Sau trận Ðiện Biên Phủ, Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước: miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa. Miền Bắc công khai theo khối cộng sản, tiến hành xâm lăng miền Nam bằng võ lực và che mắt thế giới bằng con bài Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Miền Nam được Hoa Kỳ và đồng minh của khối tự do ủng hộ để ngăn sự bành trướng của cộng sản. Khi quân xâm lăng mạnh lên thì Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam, bắt đầu vào 1960, và chiến tranh trở nên khốc liệt.
Năm 1972, sau khi Liên Xô và Trung Quốc trở thành đối nghịch thì tổng thống Nixon đến Trung Quốc ký Thỏa hiệp Thượng Hải. Hoa Kỳ không cần đến “tiền đồn chống cộng” nữa nên bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa! (Soạn phẩm Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết những sự thật phũ phàng về sự bội ước và tháo chạy của Mỹ.)
Theo Hiệp định Paris 1973, Hoa Kỳ rút quân khỏi miền nam Việt Nam, chỉ để lại một số cố vấn mà thôi, còn quân Bắc Việt vẫn ở lại! Cộng sản Bắc Việt tiếp tục xâm lăng miền Nam với nhiều viện trợ của cộng sản quốc tế. Việt Nam Cộng Hòa dù tự vệ can trường đến mấy, mà không đủ vũ khí, xăng dầu… thì chắc chắn là kém thế. Ngày 30 tháng Tư 1975, thủ đô Sài Gòn thất thủ. Cuộc di cư tỵ nạn cộng sản, tìm tự do bắt đầu. Từ đây trở đi, chính các con biết khá nhiều chi tiết.
Suy Xét Thông Tin và Sử Liệu. Thời buổi này, thông tin rất nhiều, quá nhiều. Người ta viết về Việt Nam, về chiến tranh Việt Nam nhiều lắm, có cả phim ảnh nữa, nhưng trung thực thì chẳng được bao nhiêu. Có người viết trung thực nhưng chỉ nhìn được một khía cạnh của vấn đề, hệt như “những anh mù sờ voi”. Có người cố ý bẻ cong sự thật, nhằm đạt mục đích riêng của mình.
Có người – kể cả nhà tu – còn bịa đặt thêm chuyện để vu khống người khác! Tệ nhất là khi kẻ cầm quyền hay tay sai của họ viết sử. Nhà văn Alex Haley đã viết ở dòng cuối tác phẩm Roots (Nguồn cội): “Rốt cuộc, chính kẻ chiến thắng là kẻ viết sử.” Cho nên, bố mẹ ân cần dặn các con và nhất là các cháu rằng khi đọc tài liệu, sách vở và coi phim về Việt Nam thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, dù là của tác giả nào, kể cả Âu-Mỹ, cũng phải hết sức thận trọng và suy xét thông minh.
Theo bố mẹ thì cuộc chiến 1954–1975 ở nước ta là chiến tranh Nam Bắc, là nội chiến, là chiến tranh ủy nhiệm, là đối đầu giữa hai khối cộng sản và tự do; khí giới nước ngoài, máu dân Việt mình. Ðối với người miền Nam, đó là chiến tranh tự vệ. Còn cộng sản Bắc Việt thì tuyên truyền và giáo dục quần chúng rằng đó là chiến tranh chống Mỹ-Ngụy và thống nhất đất nước. Kẻ thắng kiêu ngạo và tàn ác, người thua uất hận trong tủi nhục.
Mấu chốt của sự chia rẽ trầm trọng trong dân tộc ta nằm ở điểm ấy (kể ra thì dân tộc ta còn nhiều sự chia rẽ khác nữa). Chưa thay đổi được hai cách nghĩ đó thì chưa nói tới hòa hợp dân tộc được! Hàng triệu người đã chết, tuy đất nước được thống nhất mà lòng người đến nay vẫn còn chia rẽ.
Về Thăm Việt Nam. Có vài vị hỏi bố mẹ đã về thăm Việt Nam chưa. Câu trả lời là chưa; vì lý do sức khỏe. Ðã có rất nhiều người về Việt Nam, mỗi người một lý do, mỗi người một mục đích, mỗi người một cách nhìn! Về để chăm sóc cha già mẹ yếu, thăm nuôi người thân, về để sửa sang phần mộ tổ tiên, về để giảng dạy cho sinh viên, để nhìn lại quê hương, những điều ấy là chính đáng. Về để cứu trợ nạn nhân của các thiên tai hay giúp đỡ đồng bào nghèo túng mà không vì danh vì lợi, cũng là việc tốt. Về để ăn chơi, để du lịch rẻ tiền, để cầu danh lợi, để xin vài tấm bằng khen, thì không nên.
Sau này, khi trong nước thay đổi thật sự, các con có thể đưa các cháu về thăm quê hương. Bố mẹ biết trước rằng các cháu sẽ không xúc động lắm đâu vì con người ta phải có kỷ niệm, phải có gắn bó thì mới xúc động được. Các con hãy cố hướng dẫn cho các cháu yêu đất nước, dân tộc và đồng bào Việt Nam, đừng để cho các cháu chỉ là những khách du lịch bình thường. Còn việc các con hay các cháu sẽ về làm ăn sinh sống tại Việt Nam thì bố mẹ nghĩ rằng điều đó rất khó xẩy ra.
Hiện Tình Ðất Nước. Nếu có ai nói rằng Việt Nam nay đã tiến bộ (đa số người dân nay đã được ăn cơm thay vì cơm trộn bo bo, có nhiều xe gắn máy và xe hơi thay cho xe đạp... ; chẳng lẽ sau 30 năm im tiếng súng mà không có tiến bộ!) thì đó là một vài tiến bộ so với chính Việt Nam chứ nếu đem so sánh Việt Nam với các nước láng giềng thì đáng xấu hổ về nhiều mặt (như Cao Mên mà cũng còn có đảng đối lập).
Muốn biết những sự thật ở Việt Nam đằng sau những “bin đinh” cao ngất, những “ô tô con” bóng loáng, những khách sạn năm sao, những sân “gôn” tân kỳ, thì phải theo rõi tin tức trong nước để thấy sự băng hoại trầm trọng về nhiều phương diện (nhất là về giáo dục), sự hiện diện của tư bản đỏ, của quốc nạn tham nhũng, sự phung phí tài nguyên quốc gia, và phải đích thân đến thăm đồng bào nơi các vùng xa xôi nghèo khó. Chúng ta cần biết sự thật, không tô hồng mà cũng chẳng bôi đen!
Ðể tạm hiểu hiện trạng nước ta, các con tìm đọc bài nói của tiến sĩ Lê Ðăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương Hà Nội. Ông ta thuyết trình các sự thật cho các cán bộ cao cấp nhất của cộng sản Việt Nam nghe. Bài nói này gần đây mới được tiết lộ ra ngoài. Bài giới thiệu viết:
“Mọi người phải chú ý tới những con số cho thấy sự thật phũ phàng về nền kinh tế Việt Nam. Ông Doanh cho thấy cả tình trạng yếu kém của nền kinh tế lẫn tính chất phi dân chủ của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Từ đó ông dám nói thẳng cả cơ cấu chính trị cũng hỏng, phải thay đổi” (Ngô Nhân Dụng, nhật báo Người Việt, ngày 30-3-2005).
Ông Doanh kể lại rằng một chuyên viên tài chánh quốc tế đã đặt câu hỏi với ông như sau: “Chúng mày giỏi thế mà chúng mày nghèo lâu đến thế, là thế nào? Trí tuệ như thế này, truyền thống như thế này, sao mày ăn xin hoài thế? Chúng mày cứ đề ra cái mục tiêu là đến bao giờ chúng mày đừng đi ăn xin nữa, có được không?” Thật là một mối nhục chung cho cả nước! Nước ta đâu có hèn kém, dân ta đâu có lười biếng. Do đâu mà khổ nhục đến thế? Do độc tài đảng trị!
Thái Ðộ Chính Trị. Không những đồng bào hải ngoại đòi bãi bỏ độc đảng, thiết lập đa nguyên đa đảng, mà ngay cả những đảng viên cộng sản cùng các phần tử tiến bộ ở trong nước cũng đòi như vậy. Cần hiểu rằng: chống độc tài, độc đảng, chống tham nhũng, chống đường lối sai lầm của cộng sản, không phải là chống nước Việt Nam mà là mong cho nước Việt Nam khá hơn, tiến hơn.
Nếu có ai nghĩ rằng cộng sản Việt Nam ngày nay đã “đổi mới” một chút thì nên biết rằng do sự sụp đổ của cộng sản Ðông Âu, do sự đấu tranh ở trong và ngoài nước, do áp lực quốc tế và do nguy cơ tan rã của đảng nên cộng sản Việt Nam bắt buộc phải đổi mới về kinh tế (mà không chịu đổi mới về chính trị)! Tuy mình không làm chính trị nhưng mình phải có thái độ chính trị, mình phải tiếp tục ủng hộ các cuộc đấu tranh sao cho đất nước có dân chủ tự do thật sự.
Tổng bí thư của cộng sản Việt Nam đã nhận rằng cộng sản Việt Nam có “phạm nhiều sai lầm”. Chúng ta hỏi: sai lầm sao không sửa, sao không công khai xin lỗi quốc dân, sao không trả lại ruộng đất nhà cửa cho các tư nhân và các giáo hội, sao không bồi thường cho các nạn nhân của vụ cải cách ruộng đất, của vụ Nhân Văn Giai Phẩm, của các đợt cải tạo công thương nghiệp, sao không bồi thường và xin lỗi những người bị bắt đi tù “học tập cải tạo”?
Sự thực thì ai ai cũng muốn xóa bỏ hận thù, nhưng cộng sản Việt Nam cần phải hành động cụ thể cho nhân dân trông thấy. Nói “xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ, nhìn về tương lai” xuông thôi thì ích gì? Nói “đại đoàn kết” mà lại do đảng lãnh đạo (điều 4 hiến pháp cộng sản) thì ai mà tin được!
Chuyện Trong Gia Ðình. Bây giờ, nói chuyện trong nhà. Bố mẹ thuộc thế hệ trước, nuôi nấng các con theo quan niệm thời bố mẹ, cũng như ông bà nuôi nấng bố mẹ thời ông bà. Một vài lúc nào đó, có thể các con nghĩ rằng bố mẹ đã quá khắt khe với các con.
Thời buổi ấy là như vậy. Mong các con quên đi những gì mà bố mẹ đã vô tình làm các con buồn lòng. Hãy nhớ rằng bố mẹ không đua đòi ăn chơi, không chi tiêu hoang phí, lúc nào cũng giữ một đời sống mực thước, và bố mẹ đã cố gắng làm việc và dành dụm để các con được sống đầy đủ, được học hành cẩn thận, dưới mái ấm của gia đình.
Vì tài sản của bố mẹ đã bị cs cướp hết rồi nên khi sang tới đất mới này, đời sống của chúng ta khá khó khăn. Bố mẹ đã nhận làm những công việc thật mệt nhọc. Các con đã chịu khó đi làm vất vả trong các dịp hè, và đã cố gắng học hành chăm chỉ, đến nay thì “đâu vào đấy”cả. Các con không bao giờ được tự mãn, nghĩ rằng mình tài, mình giỏi.
Hãy nhớ: “Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình”. Cái tài, cái giỏi nếu có thì chỉ là một phần thôi, còn các phần khác là nhờ các thuận duyên, nhờ âm đức của tổ tiên và của chính mình, từ các kiếp trước và kiếp này. Các con phải luôn luôn sống đạo đức để bồi đắp cho cái nghiệp lành của mình, hệt như người dùng xe hơi phải lo “xạc điện” cho cái bình ắc-quy vậy. Gieo nhân lành thì sẽ hái quả lành. Luật nhân quả là một luật của trời đất, không sai được!.
Trong gia đình riêng của các con, bố mẹ khuyên: vợ chồng phải cư xử với nhau trong sự tương kính, phải nhường nhịn lẫn nhau. Không thể tránh được vài đụng chạm đâu, hãy khéo léo và bình tĩnh mà giải quyết mọi việc. Nóng giận là hỏng.
Còn đối với con cái, hãy thương yêu nhưng không được nuông chiều. Cần phải kiểm soát bạn bè của các cháu và phải liên lạc với cha mẹ của bạn bè các cháu để tìm hiểu cho chắc chắn; hư hỏng vì bè bạn trong xã hội này là một sự kiện rất phổ biến! Tivi, “ghêm”, “chat” ... phải hạn chế, còn thể dục thể thao thì nên khuyến khích. Bản thân các con phải lo xếp thì giờ tập thể dục, sống một cuộc sống thăng bằng. Hãy rút kinh nghiệm của bố: lúc trẻ, bố miệt mài làm việc nhiều quá cho nên nay về già, bị cơ thể “hỏi tội”, đau lên đau xuống hoài!
Trong đời sống hàng ngày, phải luôn luôn tiết kiệm và bảo vệ môi trường sinh hoạt vì tài nguyên thế giới chỉ có hạn, chúng ta cần nghĩ đến các thế hệ mai sau. Dùng thứ gì cũng không được phí phạm, kể từ tờ giấy lau tay! Thỉnh thoảng, hãy cho các cháu coi hình chụp hay phim ảnh những trẻ em đói rét và cho các cháu biết rằng trên trái đất này còn rất nhiều người khổ cực.
Khi anh chị em cư xử với nhau, phải nhớ kỹ mấy câu “anh em như thể tay chân”, “chị ngã em nâng”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Bí quyết là áp dụng chữ xaû. Hãy bỏ qua hết mọi khuyết điểm của anh chị em mình. Các con mà chia rẽ thì bố mẹ sẽ đau khổ vô cùng.
Trong xã hội này, vì bận rộn quá, người ta chỉ đủ thì giờ lo cho gia đình riêng nên có khi lơ là với đại gia đình, dù thâm tâm không muốn như vậy. Các con hãy đề cao tình đoàn kết trong đại gia đình. Với các con gái và con dâu, bố mẹ nhắc: các con hãy giúp chồng giữ liên lạc tốt đẹp với anh chị em và họ hàng nội ngoại.
Tiếng Việt Tại Nước Ngoài. Có vài điều đáng bàn. Các cháu là công dân nước này, với mọi bổn phận và quyền lợi của một công dân. Cuộc sống thực tế trong trường học cũng như ngoài xã hội bắt buộc các cháu phải nói Anh hay Pháp ngữ, và phải nói và viết thật giỏi, nếu không thì sẽ khó hòa đồng, bị lạc lõng và bị thua kém! Ði học, các cháu nói tiếng Anh hay tiếng Pháp (hoặc cả hai). Về nhà, các cháu thường nói với nhau bằng hai thứ tiếng ấy.
Tuy các con thường bắt các cháu nói tiếng Việt trong gia đình, bố mẹ vẫn cảm thấy tiếng Việt của các cháu hãy còn kém. Nói tiếng Việt đã yếu, viết câu tiếng Việt còn tệ hơn, vì các cháu có tập đọc và viết chữ Việt thường xuyên đâu! Một vài giờ tiếng Việt vào cuối tuần ở trung tâm Việt ngữ với các cô giáo rất tận tâm cũng chưa đủ làm cho các cháu khá lên. Chỉ riêng việc học cách xưng hô theo tiếng Việt đã là khó nhất thế giới rồi!
Ðồng bào ta ở hải ngoại luôn luôn nhắc đến việc bảo tồn tiếng Việt. Bố mẹ cũng nghĩ như vậy. Nhưng xét cho cùng, một đứa trẻ không thể kể là hai đứa trẻ (Việt & Canada hay Việt & Mỹ) nhập làm một được! Nếu ép quá thì sức của chúng chịu không nổi. Còn thể thao, còn âm nhạc nữa chứ.
Vậy ta phải khéo chọn đúng liều lượng, đừng biến đứa trẻ thành “cái máy học”! Các cháu sẽ phải vươn lên ở đất nước này. Các con cần chuẩn bị sao cho chúng sống thích hợp với môi trường và sống thoải mái tại đây.
Xã Hội Âu-Mỹ. Xã hội này là một xã hội tiêu thụ quá mức. Các con không nên để mình bị lôi cuốn dễ dàng vào các trò tiếp thị khéo léo nhằm xúi giục chúng ta mua hàng thả dàn. Chúng ta dễ bị ảnh hưởng của quảng cáo, ngay cả trong khi chúng ta đang bị các nhà băng và các hãng bảo hiểm bao vây, chi phối. Các con cần “thiểu dục, tri túc” tức là “ít ham, biết đủ”, chỉ mua thứ cần thiết, không có không được mà thôi! Nhà, xe cũng vậy; an toàn và đủ dùng cho sinh hoạt hàng ngày là được rồi. Tránh nợ nhiều.
Thảnh thơi thì hơn! Bố mẹ không nói lý thuyết xuông đâu, xã hội bây giờ xuống dốc về đạo đức, về tâm linh, chỉ vì hướng ngoại nhiều quá, lo về vật chất nhiều quá, ích kỷ quá, chẳng tìm thấy hạnh phúc ở đâu cả! Bớt ích kỷ, hãy nghĩ đến đồng loại, phải biết chia sẻ với đồng loại.
Riêng Phần Bố Mẹ. Già thì sẽ bệnh, bệnh rồi sẽ ... ra đi! Quy luật tự nhiên là vậy. Ðến ngày ấy, các con hãy lo thu xếp tổ chức tang lễ cho bố mẹ được trang nghiêm nhưng đơn giản. Nếu chôn cất bố mẹ ở một nghĩa trang thì, sau này, khi phải đi làm ăn nơi khác, các con sẽ thắc mắc vì ở xa không trông nom được phần mộ! Bố mẹ chọn cách hỏa táng, thuận tiện hơn; mà khỏi phải chiếm đất, vì đất rất cần thiết cho các thế hệ sau.
Có thể đem trải tro của bố mẹ lên núi hay xuống sông, xuống biển. Cát bụi trở về cát bụi, có gì đâu! Thay vì đãi đằng ăn uống, các con nên dành tiền bạc góp vào các việc có ích lợi chung. Ðừng e thiên hạ chê cười, mọi người sẽ hiểu và sẽ tán thành.
Có một chi tiết như thế này: nếu chẳng may, bố hay mẹ ngã bệnh mà phải chịu một “đời sống thực vật”, các con hãy can đảm chọn giải pháp rút các ống trợ sinh; kéo dài làm chi, chỉ gây khổ cho mọi người!
Bàn Thờ Gia Ðình. Trong hoàn cảnh ngày nay, khó lập bàn thờ ngay trong nhà. Nhớ đến tổ tiên, ông bà nội ngoại, cha mẹ, các con có thể bày ảnh nơi trang trọng nhất ở trong nhà để tỏ lòng tôn kính và để tự hứa không bao giờ làm tổn hại gia phong. Ðến ngày giỗ, xếp một bàn nhỏ, bày một chén nước trong, vài bông hoa thơm, mấy trái cây tươi và một nén nhang (nhang điện cũng được) là đủ, vì lòng thành của các con và các cháu mới là quý.
Bố mẹ nói “các cháu” là có ý nhắc các con cần cho các cháu biết ý nghĩa ngày giỗ của dân tộc Việt Nam. Vào những ngày giỗ, các con hãy nghĩ thiện, làm lành nhiều hơn các ngày khác, hãy chia sẻ chút đỉnh cho người nghèo, hãy gom quần áo dư để dành cho các hội từ thiện. Nếu anh chị em nhân ngày giỗ mà về họp mặt ở một nơi thì thật là tốt vì tình thân gia đình sẽ nhờ đó mà tăng lên.
Mong các con đọc kỹ thư này, suy nghĩ đến nơi và cố gắng thực hành những lời dặn của bố mẹ.
Bố mẹ cám ơn tất cả các con đã luôn luôn tận tâm săn sóc bố mẹ từ bao nhiêu năm nay và đã lo toan đầy đủ để cho bố mẹ được thoải mái, vui hưởng tuổi già.
Hôn các con thật lâu!
Hôn các cháu thật lâu!
Bố Mẹ
http://www.ninh-hoa.com/Ninh-HoaDOTcom-GSNguyenVanPhu-Index.htm
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây ▼
http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
19 February, 2013
Ông TS. Nguyễn Văn Hưng, một nhà trí thức đáng được trân trọng
* Quý Vị muốn xem tin tức mới, nghe Radio & Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
http://tintuctrungthuc.blogspot.com http://www.khanghuong.blogspot.com/
Gia đình ông di cư từ Bắc vào Nam sau hiệp định Geneve, cha ông là một quân nhân phục vụ trong QLVNCH Ông là con trưởng trong một gia đình đông anh em. Gia cảnh nghèo khó nhưng ông học giỏi nên sau khi đậu Tú Tài toàn phần hạng Ưu đã được học bổng sang Úc du học theo chương trình viện trợ phát triển Colombo.
Ông tốt nghiệp ngành Kỹ sư Hóa Học ở Viện đại học Queensland rồi sau đó lấy bằng Tiến sĩ Hóa học tại Viện đại học Monash ở Victoria. Trong suốt thời gian còn là sinh viên, ông Nguyễn Văn Hưng là một khuôn mặt năng động trong các sinh hoạt của giới sinh viên du học ở Úc lúc bấy giờ.
Đặc biệt¸ông là người có tinh thần quốc gia cao độ, rất tích cực trong việc đương đầu với những phần tử thuộc nhóm sinh viên du học “ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng sản” theo đuôi các nhóm thiên tả, phản chiến vốn hoạt động rất mạnh trong và ngoài khuôn viên Đại học Úc thời bấy giờ (như ở xã hội Tây phương trong thời kỳ chiến tranh bùng nổ ác liệt tại Việt Nam trước làn sóng xâm lăng ồ ạt của Cộng sản Bắc Việt với sự chi viện hùng hậu của khối Cộng sản quốc tế).
Ông được biết đến không chỉ riêng trong giới sinh viên du học tại Úc, mà cả ở Tân Tây Lan, nơi cũng có các học bổng của chương trình viện trợ phát triển Colombo, vì lập trường chống Cộng dứt khoát và kiên quyết của mình.
Tháng Tư năm 1975, khi tình hình Việt Nam biến chuyển nhanh chóng, sụp đổ dần từng ngày, vì cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam, tuy dũng mãnh nhưng thật tuyệt vọng trong cô đơn và thiếu thốn trăm bề trước đà tấn công quyết liệt của CSBV được khối Cộng tận tình chi viện, ông và nhiều sinh viên du học lúc ấy đã đón nhận hung tin trong đau đớn não nề.
Tuy nhiên, như nhiều người có mặt tại Úc lúc đó kể lại, Tiến sĩ Hưng và một nhóm nhỏ sinh viên quốc gia vẫn kiên trì bảo vệ lập trường của mình. Ông cùng các bạn dốc sức ra một tờ báo Roneo có tên "Tự Do" để phổ biến những tin tức trung thực về cuộc chiến đấu bất khuất của miền Nam, để cảnh tỉnh dư luận Úc- trong giới khoa bảng và sinh viên Đại học- về thực chất của cái gọi là “cuộc chiến giải phóng đất nước” mà phe Cộng đã khéo léo mớm cho thành phần thiên tả, phản chiến, ngụy hòa rêu rao.
Tờ báo cũng đã báo động về những chính sách dã man, hà khắc mà chế độ Cộng sản miền Bắc, sau khi chiến thắng, sẽ áp dụng để bóc lột người dân miền Nam, trả thù những quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.
Tuy tờ báo này chỉ tồn tại được một thời gian ngắn vì thiếu thốn phương tiện tài chính, sau này đã được đánh giá là rất có giá trị xác thực và được những người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Úc trân trọng vì là chứng tích của nỗ lực rất đáng khen của giới sinh viên quốc gia du học thời bấy giờ.
Vào những năm cuối thập niên 1970, nhất là từ khi số người tỵ nạn Cộng sản Việt Nam lần lượt được nhận vào Úc định cư gia tăng, ông và nhiều sinh viên du học lúc đó đã hăng hái tình nguyện dự phần vào nỗ lực giúp đỡ đồng bào.
Ông và các bạn cộng tác với Bộ Di Trú Úc trong những chương trình đón tiếp người tỵ nạn tại phi trường, giúp đỡ họ về mọi mặt tại các trung tâm tiếp cư di dân, cũng như chuẩn bị cho họ khả năng hội nhập với xã hội Úc để làm lại cuộc đời trên quê hương mới.
Nhiều người đến Úc vào những năm đó đến nay vẫn còn nhớ đến ông và các bạn qua những chương trình hướng dẫn, sinh hoạt cộng đồng nhân các dịp đặc biệt hàng năm (Tết Trung Thu cho trẻ em, Tết Nguyên Đán cho mọi người...).
Quan trọng hơn cả, ông cũng là một trong vài người tại Melbourne lúc ấy (trong số đó có Linh mục Bart Huỳnh San, thuở đó mới chỉ là Thầy dòng bậc Sáu) đứng ra kêu gọi tập hợp người tỵ nạn để lập ra Hội Ái Hữu Việt kiều Tự Do tại Victoria (tiền thân của Cộng đồng Người Việt Tự Do sau này).
Ông chính là người soạn thảo bản nội quy đầu tiên của Hội AHVKTD-VIC, làm nền tảng cho nội quy của Cộng Đồng Người Việt Tự Do - VIC.
Tháng 12 năm 1977¸ ông là người đại diện Hội AHVKTD ở Victoria về Canberra tham dự cuộc họp thành lập ra Liên Hội AHVKTD Úc châu. Ông được tín nhiệm giữ chức Tổng thư ký của Liên hội trong 5 năm liên tục, từ 1977 đến 1982, trong ban chấp hành do Luật sư Lưu Tường Quang làm Chủ tịch.
Trước nhu cầu của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn lúc ấy về mọi mặt (Tin tức trung thực về đất nước, thân nhân còn kẹt lại trong gông cùm CS ở quê nhà; tin tức và kiến thức về các mặt xã hội, y tế, giáo dục, nhân dụng để ổn định đời sống...)
Ông Nguyễn Văn Hưng và cộng đồng đã vận động để đài phát thanh sắc tộc 3EA thành lập năm 1975 chấp thuận cho mở chương trình phát thanh tiếng Việt hàng tuần.
Ông được 3EA mời và giao trách nhiệm Trưởng ban để thành lập và điều hành ban Việt ngữ, phát thanh buổi đầu tiên vào ngày 25/4/1978.
Tuy phải bận rộn với công việc chuyên môn thuộc ngành Hóa học ông và một vài thân hữu đặc biệt là nhà báo kỳ cựu Nguyễn Ngọc Phách, lúc ấy đã đến Úc tỵ nạn và làm việc cho đài phát thanh Radio Australia bền bỉ thực hiện đều đặn các chương trình phát thanh hàng tuần.
Thính giả của Radio 3EA đã say mê với những bài Thời sự hàng tuần “Bảy ngày đêm tính quẩn chuyện đời” của ký già Đào Phụ Hồ (Một bút hiệu thường trực của ông bên cạnh bút hiệu Nguyễn Tất Thắng) suốt từ năm 1978 cho đến giữa năm 1992, khi Radio 3EA sáp nhập với 2EA Sydney trong hệ thống SBS Radio phát thanh toàn quốc bây giờ.
Vì không thể đáp ứng đòi hỏi của SBS Radio là người trưởng ban Việt ngữ phát thanh mỗi ngày phải làm việc toàn thời, trong lúc đang giữ chức vụ Giám Đốc một bộ phận quan trọng của đại công ty hóa chất Úc ICI (Sau đổi thành Orica), ông rời SBS Radio và “nghiệp phát thanh”.
Không làm “báo nói” nhưng ông vẫn tiếp tục là “Đào Phụ Hồ”, một ký giả tự do cộng tác với nhiều tờ báo “giấy” Việt ngữ trong và ngoài nước Úc lâu dài và thường xuyên nhất là với bổn báo Việt Luận, ông vẫn tiếp tục gửi đến độc giả bốn phương những bài nhận định, phân tích thời sự có giá trị, đặc biệt về tình hình Việt Nam và Úc.
Bên cạnh nghề tay trái là phát thanh và viết báo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng còn là người đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo và phát triển một lực lượng thông ngôn phiên dịch làm việc trong đủ mọi lĩnh vực, công vụ cũng như tư nhân để phục vụ nhu cầu thiết thực của cộng đồng người Viêt.
Trong cương vị là người thành lập và phụ trách giảnh dạy chính của khoa Thông Ngôn Phiên Dịch, thuộc trường Ngôn Ngữ của Viện Cao Đẳng Kỹ Khuật, sau đổi thành đại học RMIT ở Melbourne.
Liên tục trong khoảng 20 năm, khoa Thông Ngôn và Phiên Dịch của RMIT do ông Nguyễn Văn Hưng chịu trách nhiệm đã cung cấp hàng trăm nhân viên thông ngôn phiên dịch, đáp ứng nhu cầu gia tăng không ngừng của Cộng Đồng Việt nam.
Nhiều người theo học ông, cho tới nay hoặc vẫn còn đang hành nghề và đã là những Thông Dịch viên thâm niên, lão luyện trong nghề, hoặc sau đó dần dần đã chuyển ngành theo học và đã trở thành nhân viên chuyên môn của nhiều nghề nghiệp lĩnh vực khác có địa vị uy tín trong xã hội.
Có thể nói, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng là người đa tài, kiến thức sâu rộng về cả hai lĩnh vực khoa học thực nghiệm và văn chương.
Về lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật, ngoài luận án chuyên môn cấp Tiến sĩ về Hóa học, ông còn là tác giả nhiều cuộc nghiên cứu, người đứng đầu nhiều công trình, kế hoạch lớn cấp quốc tế của đại công ty đa quốc ICI (tức Orica).
Về lĩnh vực văn chương, báo chí thì bên cạnh hàng ngàn bài báo, phần lớn là nhận định và phân tích thời sự về Việt Nam và về Úc Đại Lợi, ông còn là một dịch giả đã có nhiều công trình dịch thuật chuyển ngữ một số tác phẩm văn chương từ Việt sang Anh ngữ.
Trong số đó có thể kề đến một số bài thơ của “Ngục sĩ” Nguyển Chí Thiện (không xuất bản) và gần đây nhất là tác phẩm “Chuyện kể năm 2000” của nhà văn trong nước Bùi Ngọc Tấn đã được nhật báo Người Việt ở Hoa Kỳ xuất bản vào tháng 3 năm 2000.
Về cá tính, dù là khuôn mặt rất quen thuộc trong cộng đồng người Việt tại Victoria nói riêng, và nói chung trên toàn nước Úc, mặc dù là một viên chức cao cấp thuộc hàng Giám Đốc thâm niên của một đại công ty quốc tế, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng vẫn là một người có cuộc sống rất bình dị, ít ồn ào, không đua chen.
Đặc biệt nhất phải nói đến tinh thần quốc gia chân chính của ông. Ông là người có lập trường chống Cộng dứt khoát và kiên quyết.
Từ ngày rời Việt Nam sang Úc du học năm 1965 cho đến khi từ trần ông chưa bao giờ quay về Việt Nam và đã rất nhiều lần thẳng thắn từ khước không nhận bất cứ làm một công việc nào tại Việt Nam, cho dù là công việc chuyên môn của một giám đốc cao cấp thuộc một đại công ty quốc tế và có bổng lộc hậu hỹ đến đâu đi nữa!
Lập trường quốc gia trong sáng và bền bỉ của ông khiến không ít lần ông là “đối tượng” chú ý của lòng ganh ghét, đố kỵ và căm tức của những thành phần thiên tả, thân Cộng nằm vùng tại đây.
Về gia cảnh, vợ ông cũng là một Tiến sĩ ngành Cơ khí, hai ông bà có 3 con, 2 gái và 1 trai. Tất cả các con ông đều từng là những học sinh sinh viên xuất sắc ở mọi cấp từ tiểu học đến đại học, cả trong lĩnh vực học vấn lẫn âm nhạc và từng được báo chí dư luận Úc khen thưởng rất nhiều.
Tin ông lâm trọng bệnh và qua đời chỉ sau vài tháng điều trị đã khiến rất nhiều người trong cộng đồng Việt nam tại Victoria và các tiểu bang Úc Đại Lợi sửng sốt thương tiếc.
Mọi người sẽ nhớ mãi đến ông là “Một trí thức chân chính theo đúng ý nghĩa của danh xưng này và cũng là một người Việt có tinh thần quốc gia suốt cuộc đời luôn băn khoăn về vận mệnh đất nước”
* Sưu tầm
http://jamescookuni-viet-colomboplan.blogspot.com
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây ▼
http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
13 February, 2013
Video: Happy Valentine's Day 14-02-2013 to everybody :-)
* Quý Vị muốn xem tin tức mới, nghe Radio & Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼ Valentine's Day, 14/2 hằng năm tại Úc châu giới trẻ yêu nhau thường ăn mừng như thế nảo trong ngày lễ Tình Yêu? (Tài liệu sưu tầm trên báo dailytelegraph) 1- Tặng hoa Hồng màu đỏ được ưa chuộng hơn các màu hồng nhạt, vàng, trắng ... Các shops hoa tươi bán đủ loại, từng bông rời, từng "chục" sẵn sàng tặng dùm (free delivery) với giá quảng cáo $80.00 - $300 AUD cho 12 cành hoa (a dozen) có gói giấy kiếng, hoặc đựng trong hộp xinh xắn tương tự hình dưới đây và kèm theo 1 tấm thiệp nhỏ ghi tên + lời chúc của người gởi. Cứ đặt trước (order) bằng điện thoại, hay qua internet đều dễ dàng, chỉ cần cho điạ chỉ người nhận + trả tiền và muốn nàng nhận hoa vào giờ nào trong ngày Valentine đều được lo chu toàn! Nhiều cửa hàng sang trọng tại trung tâm Sydney luôn có các hoa đựng trong hộp, kèm thêm quà tặng như: 1 dozen red roses, 1 hộp chocolate hình trái tim và 1 chú Gấu xinh xắn được đem đến tận nhà với giá từ $250 - $500 Úc kim. Một số tiệm còn thêm sáng kiến tặng 1 vé số trong mỗi phần quà để rút thăm may mắn trúng nhiều món hàng giá trị. Điều rất thú vị, nhiều Cô/Bà cũng tặng quà lại cho các chàng! Việc này được xem là bình đẳng (fair) 2 - Nụ hôn là cử chỉ biểu lộ sự yêu đương nồng cháy, là sự quyến rũ mê ly trên khuôn mặt dễ thương! 3 - Ăn uống: Sau các shop hoa, nhà hàng là giới mong chờ Velentine’s Day ở các bạn trẻ đặt trước một nơi sang trọng, tình tứ với những món ăn đặc sắc để mời người yêu ăn tối. Nắm được tâm tư này, các nhà hàng đều có "Thực Đơn Valentine’s Day"! Menu từ $300 đến $800 Úc kim, hoặc cao hơn nữa ... tùy vào "cấp bật" ! Các món thông thường gồm: Món Sweet Beginning = súp bắp nấu gà. Rồi Hand in Hand là tôm chiên dòn. Món Strong Kiss bao gồm: Tôm hùm, con Điệp, Cua xào gừng + với rau cải, hoặc chiên tỏi dùng với salad.
http://tintuctrungthuc.blogspot.com http://www.khanghuong.blogspot.com/
Blog Archive
-
▼
2013
(91)
-
▼
February
(7)
- Mô hình Tưởng Niệm và Vinh Danh Anh Hùng Trần văn ...
- Thư gởi Con và Cháu của cố giáo sư Nguyễn Văn Phú
- Ông TS. Nguyễn Văn Hưng, một nhà trí thức đáng đượ...
- Video: Happy Valentine's Day 14-02-2013 to everybo...
- Thánh Lễ Giao Thừa Mừng Xuân Quý Tỵ 2013 tại Sydney
- Video: Chúc Quý Vị khắp 5 Châu một mùa Xuân Quý Tỵ...
- Video - Audio: Hội Chợ Tết Quý Tỵ của Cộng Người V...
-
▼
February
(7)