* Quý Vị muốn xem tin tức mới, nghe Radio & Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ màu đỏ dưới đây ▼
http://tintuctrungthuc.blogspot.com http://www.khanghuong.blogspot.com/
Gia đình ông di cư từ Bắc vào Nam sau hiệp định Geneve, cha ông là một quân nhân phục vụ trong QLVNCH Ông là con trưởng trong một gia đình đông anh em. Gia cảnh nghèo khó nhưng ông học giỏi nên sau khi đậu Tú Tài toàn phần hạng Ưu đã được học bổng sang Úc du học theo chương trình viện trợ phát triển Colombo.
Ông tốt nghiệp ngành Kỹ sư Hóa Học ở Viện đại học Queensland rồi sau đó lấy bằng Tiến sĩ Hóa học tại Viện đại học Monash ở Victoria. Trong suốt thời gian còn là sinh viên, ông Nguyễn Văn Hưng là một khuôn mặt năng động trong các sinh hoạt của giới sinh viên du học ở Úc lúc bấy giờ.
Đặc biệt¸ông là người có tinh thần quốc gia cao độ, rất tích cực trong việc đương đầu với những phần tử thuộc nhóm sinh viên du học “ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng sản” theo đuôi các nhóm thiên tả, phản chiến vốn hoạt động rất mạnh trong và ngoài khuôn viên Đại học Úc thời bấy giờ (như ở xã hội Tây phương trong thời kỳ chiến tranh bùng nổ ác liệt tại Việt Nam trước làn sóng xâm lăng ồ ạt của Cộng sản Bắc Việt với sự chi viện hùng hậu của khối Cộng sản quốc tế).
Ông được biết đến không chỉ riêng trong giới sinh viên du học tại Úc, mà cả ở Tân Tây Lan, nơi cũng có các học bổng của chương trình viện trợ phát triển Colombo, vì lập trường chống Cộng dứt khoát và kiên quyết của mình.
Tháng Tư năm 1975, khi tình hình Việt Nam biến chuyển nhanh chóng, sụp đổ dần từng ngày, vì cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam, tuy dũng mãnh nhưng thật tuyệt vọng trong cô đơn và thiếu thốn trăm bề trước đà tấn công quyết liệt của CSBV được khối Cộng tận tình chi viện, ông và nhiều sinh viên du học lúc ấy đã đón nhận hung tin trong đau đớn não nề.
Tuy nhiên, như nhiều người có mặt tại Úc lúc đó kể lại, Tiến sĩ Hưng và một nhóm nhỏ sinh viên quốc gia vẫn kiên trì bảo vệ lập trường của mình. Ông cùng các bạn dốc sức ra một tờ báo Roneo có tên "Tự Do" để phổ biến những tin tức trung thực về cuộc chiến đấu bất khuất của miền Nam, để cảnh tỉnh dư luận Úc- trong giới khoa bảng và sinh viên Đại học- về thực chất của cái gọi là “cuộc chiến giải phóng đất nước” mà phe Cộng đã khéo léo mớm cho thành phần thiên tả, phản chiến, ngụy hòa rêu rao.
Tờ báo cũng đã báo động về những chính sách dã man, hà khắc mà chế độ Cộng sản miền Bắc, sau khi chiến thắng, sẽ áp dụng để bóc lột người dân miền Nam, trả thù những quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.
Tuy tờ báo này chỉ tồn tại được một thời gian ngắn vì thiếu thốn phương tiện tài chính, sau này đã được đánh giá là rất có giá trị xác thực và được những người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Úc trân trọng vì là chứng tích của nỗ lực rất đáng khen của giới sinh viên quốc gia du học thời bấy giờ.
Vào những năm cuối thập niên 1970, nhất là từ khi số người tỵ nạn Cộng sản Việt Nam lần lượt được nhận vào Úc định cư gia tăng, ông và nhiều sinh viên du học lúc đó đã hăng hái tình nguyện dự phần vào nỗ lực giúp đỡ đồng bào.
Ông và các bạn cộng tác với Bộ Di Trú Úc trong những chương trình đón tiếp người tỵ nạn tại phi trường, giúp đỡ họ về mọi mặt tại các trung tâm tiếp cư di dân, cũng như chuẩn bị cho họ khả năng hội nhập với xã hội Úc để làm lại cuộc đời trên quê hương mới.
Nhiều người đến Úc vào những năm đó đến nay vẫn còn nhớ đến ông và các bạn qua những chương trình hướng dẫn, sinh hoạt cộng đồng nhân các dịp đặc biệt hàng năm (Tết Trung Thu cho trẻ em, Tết Nguyên Đán cho mọi người...).
Quan trọng hơn cả, ông cũng là một trong vài người tại Melbourne lúc ấy (trong số đó có Linh mục Bart Huỳnh San, thuở đó mới chỉ là Thầy dòng bậc Sáu) đứng ra kêu gọi tập hợp người tỵ nạn để lập ra Hội Ái Hữu Việt kiều Tự Do tại Victoria (tiền thân của Cộng đồng Người Việt Tự Do sau này).
Ông chính là người soạn thảo bản nội quy đầu tiên của Hội AHVKTD-VIC, làm nền tảng cho nội quy của Cộng Đồng Người Việt Tự Do - VIC.
Tháng 12 năm 1977¸ ông là người đại diện Hội AHVKTD ở Victoria về Canberra tham dự cuộc họp thành lập ra Liên Hội AHVKTD Úc châu. Ông được tín nhiệm giữ chức Tổng thư ký của Liên hội trong 5 năm liên tục, từ 1977 đến 1982, trong ban chấp hành do Luật sư Lưu Tường Quang làm Chủ tịch.
Trước nhu cầu của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn lúc ấy về mọi mặt (Tin tức trung thực về đất nước, thân nhân còn kẹt lại trong gông cùm CS ở quê nhà; tin tức và kiến thức về các mặt xã hội, y tế, giáo dục, nhân dụng để ổn định đời sống...)
Ông Nguyễn Văn Hưng và cộng đồng đã vận động để đài phát thanh sắc tộc 3EA thành lập năm 1975 chấp thuận cho mở chương trình phát thanh tiếng Việt hàng tuần.
Ông được 3EA mời và giao trách nhiệm Trưởng ban để thành lập và điều hành ban Việt ngữ, phát thanh buổi đầu tiên vào ngày 25/4/1978.
Tuy phải bận rộn với công việc chuyên môn thuộc ngành Hóa học ông và một vài thân hữu đặc biệt là nhà báo kỳ cựu Nguyễn Ngọc Phách, lúc ấy đã đến Úc tỵ nạn và làm việc cho đài phát thanh Radio Australia bền bỉ thực hiện đều đặn các chương trình phát thanh hàng tuần.
Thính giả của Radio 3EA đã say mê với những bài Thời sự hàng tuần “Bảy ngày đêm tính quẩn chuyện đời” của ký già Đào Phụ Hồ (Một bút hiệu thường trực của ông bên cạnh bút hiệu Nguyễn Tất Thắng) suốt từ năm 1978 cho đến giữa năm 1992, khi Radio 3EA sáp nhập với 2EA Sydney trong hệ thống SBS Radio phát thanh toàn quốc bây giờ.
Vì không thể đáp ứng đòi hỏi của SBS Radio là người trưởng ban Việt ngữ phát thanh mỗi ngày phải làm việc toàn thời, trong lúc đang giữ chức vụ Giám Đốc một bộ phận quan trọng của đại công ty hóa chất Úc ICI (Sau đổi thành Orica), ông rời SBS Radio và “nghiệp phát thanh”.
Không làm “báo nói” nhưng ông vẫn tiếp tục là “Đào Phụ Hồ”, một ký giả tự do cộng tác với nhiều tờ báo “giấy” Việt ngữ trong và ngoài nước Úc lâu dài và thường xuyên nhất là với bổn báo Việt Luận, ông vẫn tiếp tục gửi đến độc giả bốn phương những bài nhận định, phân tích thời sự có giá trị, đặc biệt về tình hình Việt Nam và Úc.
Bên cạnh nghề tay trái là phát thanh và viết báo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng còn là người đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo và phát triển một lực lượng thông ngôn phiên dịch làm việc trong đủ mọi lĩnh vực, công vụ cũng như tư nhân để phục vụ nhu cầu thiết thực của cộng đồng người Viêt.
Trong cương vị là người thành lập và phụ trách giảnh dạy chính của khoa Thông Ngôn Phiên Dịch, thuộc trường Ngôn Ngữ của Viện Cao Đẳng Kỹ Khuật, sau đổi thành đại học RMIT ở Melbourne.
Liên tục trong khoảng 20 năm, khoa Thông Ngôn và Phiên Dịch của RMIT do ông Nguyễn Văn Hưng chịu trách nhiệm đã cung cấp hàng trăm nhân viên thông ngôn phiên dịch, đáp ứng nhu cầu gia tăng không ngừng của Cộng Đồng Việt nam.
Nhiều người theo học ông, cho tới nay hoặc vẫn còn đang hành nghề và đã là những Thông Dịch viên thâm niên, lão luyện trong nghề, hoặc sau đó dần dần đã chuyển ngành theo học và đã trở thành nhân viên chuyên môn của nhiều nghề nghiệp lĩnh vực khác có địa vị uy tín trong xã hội.
Có thể nói, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng là người đa tài, kiến thức sâu rộng về cả hai lĩnh vực khoa học thực nghiệm và văn chương.
Về lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật, ngoài luận án chuyên môn cấp Tiến sĩ về Hóa học, ông còn là tác giả nhiều cuộc nghiên cứu, người đứng đầu nhiều công trình, kế hoạch lớn cấp quốc tế của đại công ty đa quốc ICI (tức Orica).
Về lĩnh vực văn chương, báo chí thì bên cạnh hàng ngàn bài báo, phần lớn là nhận định và phân tích thời sự về Việt Nam và về Úc Đại Lợi, ông còn là một dịch giả đã có nhiều công trình dịch thuật chuyển ngữ một số tác phẩm văn chương từ Việt sang Anh ngữ.
Trong số đó có thể kề đến một số bài thơ của “Ngục sĩ” Nguyển Chí Thiện (không xuất bản) và gần đây nhất là tác phẩm “Chuyện kể năm 2000” của nhà văn trong nước Bùi Ngọc Tấn đã được nhật báo Người Việt ở Hoa Kỳ xuất bản vào tháng 3 năm 2000.
Về cá tính, dù là khuôn mặt rất quen thuộc trong cộng đồng người Việt tại Victoria nói riêng, và nói chung trên toàn nước Úc, mặc dù là một viên chức cao cấp thuộc hàng Giám Đốc thâm niên của một đại công ty quốc tế, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng vẫn là một người có cuộc sống rất bình dị, ít ồn ào, không đua chen.
Đặc biệt nhất phải nói đến tinh thần quốc gia chân chính của ông. Ông là người có lập trường chống Cộng dứt khoát và kiên quyết.
Từ ngày rời Việt Nam sang Úc du học năm 1965 cho đến khi từ trần ông chưa bao giờ quay về Việt Nam và đã rất nhiều lần thẳng thắn từ khước không nhận bất cứ làm một công việc nào tại Việt Nam, cho dù là công việc chuyên môn của một giám đốc cao cấp thuộc một đại công ty quốc tế và có bổng lộc hậu hỹ đến đâu đi nữa!
Lập trường quốc gia trong sáng và bền bỉ của ông khiến không ít lần ông là “đối tượng” chú ý của lòng ganh ghét, đố kỵ và căm tức của những thành phần thiên tả, thân Cộng nằm vùng tại đây.
Về gia cảnh, vợ ông cũng là một Tiến sĩ ngành Cơ khí, hai ông bà có 3 con, 2 gái và 1 trai. Tất cả các con ông đều từng là những học sinh sinh viên xuất sắc ở mọi cấp từ tiểu học đến đại học, cả trong lĩnh vực học vấn lẫn âm nhạc và từng được báo chí dư luận Úc khen thưởng rất nhiều.
Tin ông lâm trọng bệnh và qua đời chỉ sau vài tháng điều trị đã khiến rất nhiều người trong cộng đồng Việt nam tại Victoria và các tiểu bang Úc Đại Lợi sửng sốt thương tiếc.
Mọi người sẽ nhớ mãi đến ông là “Một trí thức chân chính theo đúng ý nghĩa của danh xưng này và cũng là một người Việt có tinh thần quốc gia suốt cuộc đời luôn băn khoăn về vận mệnh đất nước”
* Sưu tầm
http://jamescookuni-viet-colomboplan.blogspot.com
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây ▼
http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
19 February, 2013
Ông TS. Nguyễn Văn Hưng, một nhà trí thức đáng được trân trọng
Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hưng, một khuôn mặt quen thuộc của Cộng đồng người Việt tại Victoria và cả Úc châu từ hơn ba thập niên qua, vừa qua đời ở tuổi 65, sau một thời gian bị bạo bệnh.
* Xem hình Ông Nguyễn Văn Hưng lúc còn sinh viên ở Blog ▼ hàng chữ xanh nầy:
Blog Archive
-
▼
2013
(91)
-
▼
February
(7)
- Mô hình Tưởng Niệm và Vinh Danh Anh Hùng Trần văn ...
- Thư gởi Con và Cháu của cố giáo sư Nguyễn Văn Phú
- Ông TS. Nguyễn Văn Hưng, một nhà trí thức đáng đượ...
- Video: Happy Valentine's Day 14-02-2013 to everybo...
- Thánh Lễ Giao Thừa Mừng Xuân Quý Tỵ 2013 tại Sydney
- Video: Chúc Quý Vị khắp 5 Châu một mùa Xuân Quý Tỵ...
- Video - Audio: Hội Chợ Tết Quý Tỵ của Cộng Người V...
-
▼
February
(7)