24 March, 2010

Nhà thơ Hữu Loan sống một mình ở hành tinh chết xa xôi?

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật xin hãy nhấn vào Blog▼dưới đây http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


Nhà thơ Hữu Loan & Vợ, Bà Phạm Thị Nhu

Ngày 4.5.1975 đơn vị vận tải quân đội, Tỉểu đoàn 672 của chúng tôi có mặt tại Sài Gòn sau các đơn vị chiến đấu 4 ngày và trú quân tại Bộ Tham mưu của chính quyền cũ trên đường Võ Di Nguy, quận Phú Nhuận. Tôi và hai người bạn (Thành, quê Vĩnh Yên và Hùng, quê Hải Dương) vượt rào đi dạo Sài Gòn sau ngày đại thắng. Một thiếu nữ Sài Gòn, tên Nguyễn Kim Hải, sinh viên năm thứ 2 Văn khoa Sài Gòn, mời chúng tôi vào nhà em chơi. Nhà em ở phố Thích Quảng Đức.

Tại nhà em, lần đầu tiên trong đời, tôi được nghe bài hát qua băng cát-xet và cũng là lần đầu tiên nghe bài hát “Màu tím hoa sim” do Khánh Ly hát. Em mở băng thật to và Khánh Ly giọng cũng thật vang. Lời hát đau đớn não nùng đến sợ, đọng lại ngay trong tôi là câu: “Nhưng không chết chàng trai khói lửa mà chết người gái nhỏ hậu phương, hỡi ôi” và một mớ ngôn ngữ lộn xộn “Tím chiều hoang biền biệt".

Đồi hoa sim tím”. Nghe xong, tôi thấy cô sinh viên Kim Hải ngấn lệ trên mắt, tuy nhiên chúng tôi thì chỉ có chút bồi hồi. Có lẽ chúng tôi còn trẻ, và vừa ở trên rừng về, và lại đang phấn khích trong hào khí chiến thắng, nên chưa thể hiểu được những cái đau nội tâm đứt ruột trong cuộc đời, đâm ra thờ ơ vô cảm trước ngôn ngữ sâu thẳm bên trong của bản nhạc.

Sau đó tôi giải ngũ, về làm phóng viên Đài Phát thanh tỉnh Thanh Hóa (4, 5 năm), rồi đi học Đại học Báo chí tại trường Tuyên Giáo trung ương ( 4, 5 năm). Học xong tôi về làm phóng viên ở đài TNVN cho đến nay. “Nhưng không chết chàng trai khói lửa mà chết người gái nhỏ hậu phương và “Tím chiều hoang biền biệt” được các thầy giáo cho biết, đó là câu trong bài thơ Màu tím hoa sim của tác giả người Thanh Hóa thuộc nhóm phản động, chống đảng Nhân văn – Giai phẩm.

Mình là nhà báo, lại làm ở cơ quan tuyên truyền trung ương, cứ nghĩ đến chữ phản động, chống đảng là tai như điếc, mồm như câm, mắt như mù… makeno, kẻo vạ đến thân như nhóm Nhân văn – Giai phẩm. Tội này, xét thì không xét, xử không xử, cứ ở trại giam mút mùa, đời như chết rồi mà chưa chôn. Thú thật lúc này, cái sợ đã làm tôi trở nên câm điếc trước những lời mời gọi của bài thơ mà mình không có can đảm tìm đến nó.

Mãi cho đến những năm 1990, nhân việc Nhà nước đổi mới và những nhân vật Nhân văn – Giai phẩm được nới lỏng, tôi mới được dịp đọc toàn bộ bài Màu tím hoa sim và hiểu thêm về tác giả. Hóa ra, ông Hữu Loan là cán bộ tiền khởi nghĩa, và đã có chức vụ rất lớn trong chính quyền cách mạng của Nhà nước Việt Nam – Phó chủ tịch UBKC huyện Nga Sơn, “siêu” Giám đốc 4 ty của tỉnh Thanh Hóa, Chủ bút tờ Chiến sĩ của Sư đoàn 304; sau năm 1954 làm báo Văn nghệ. Từ báo Văn nghệ, ông bỏ về quê làm người xẻ đá, thổ đá, bán đá mưu sinh đằng đẳng mấy chục năm trời như ông đang sống ở một hành tinh nào khác cho đến ngày ông về cõi tiên – ngày 18.3.2010, thọ 95 tuổi.

Một điều thật lạ lùng, ngay từ lần đọc đầu tiên sau ngày được phép tiếp cận với toàn bộ tác phẩm, tôi đã đọc một mạch và đã khóc. Và từ năm 1990 đến nay, mỗi năm ít nhất tôi đọc lại một lần. Lần nào cũng vậy, lòng tôi đều rung lên, mắt tôi nhòe lệ, bất kể tôi đang ở trạng thái nào, khi rượu ủ mềm bụng, hay khi khí uất ngùn ngụt trên đầu, hay đang buồn phiền đến chân tay cũng trở nên thừa thãi. Có lẽ, với riêng tôi, cái hay của Màu tím hoa sim là ở chỗ “tôi được khóc”.

Bài thơ ông khóc vợ ông mà như vắt ra từ chính cõi lòng của tôi vậy. Chi tiết nào trong bài thơ tôi thấy cũng thật, cũng gần gũi như cơm ăn nước uống hàng ngày của tôi. Đời người có cái gì đau đớn hơn khi, cái hạnh phúc và cái mất mát bi thương kề cận nhau, quấn quýt nhau đến như thế. Nó cứ từ từ dâng lên, lớp nọ táp vào lớp kia cho đến khi trái tim không thể cưỡng lại:

“Tôi về thấy má tôi ngồi trong bóng tối / Bình hoa ngày cưới / Thành bình hương tàn lạnh vây quanh…/ Em ơi, anh không còn nghe em nói, không còn nghe em cười…/ Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc/ Nghe tin em gái mất / Trước tin em lấy chồng”.

Hôm nay, nghe tin ông mất, lang thang trên mạng, hết đọc tin chia buồn, rồi lại vào đọc hồi ký của ông, rồi đọc những bài tán tụng cái tiên ông đạo cốt của ông. Bất chợt lòng buồn lóe lên, tại sao đến tận bây giờ, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nghiêm túc nào về ông, để cho bàn dân thiên hạ hiểu rõ, rằng, tại sao ông lại bỏ về?

Phải chăng ông thích bỏ về để đi làm thân cu li xẻ đá, thồ đá, bán đá như một anh hành khất bên lề đường? Phải chăng, ông có “Đèo Cả”, “Màu tím hoa sim”, “Hoa lúa”, “Những làng sư đoàn đi qua”…là ông đã xong cái việc đời của ông rồi? Ông vô trách nhiệm với cái dạ dày của ông, của vợ con ông đến thế sao? Cái xã hội này không xứng để ông đi cùng sao?

Tại sao trong cái Hội Nhà văn đông đảo thơ sĩ, văn sĩ, luận sĩ… của Việt Nam chỉ có ông và nhà văn Nguyên Hồng cùng dám bỏ về quê như vậy? Chà chà, nếu ông như mọi người, nhất định ông sẽ thành ông lớn. Con ông, mười đứa, chứ có 20, 30 đứa, hẳn cũng sẽ là những đại gia của thời đổi mới này rồi.

Phải chăng ông nhất quyết bỏ về là vì ông cảm thấy mình bị phản bội, bị lừa dối? Phải chăng tao không chơi với chúng mày vì chúng mày toàn những thằng đểu? Nó có giống như những Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Minh Chính; sau này là Trần Độ, là Đào Hiếu, Phạm Đình Trọng… mấy chục năm sau mới nhận ra điều mà ông đã nhận ra từ lâu?

Ai biết, vì sao ông lại bỏ về quê như vậy, nói cho tôi rõ với? Tôi e rằng, tôi không biết, không hiểu; anh không biết, không hiểu; bạn không biết, không hiểu… sẽ còn có nhiều người như Hữu Loan phải chịu cảnh sống với đồng chí, bè bạn mà như đang sống một mình ở một hành tinh chết xa xôi nào đó.

19 h ngày 19 tháng 3 năm 2010

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Phạm Thành

(Viết nhân ngày đưa tang của ông)
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive