Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới xin hãy nhấn vô Link chữ màu đỏ ▼ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
Một số hình ảnh của đêm văn nghệ ▼
http://picasaweb.google.com/n.9oo9le/35YearsJourneyConcert#
Quá hay! Quá xuất sắc!
Đó là lời khen ngợi phát xuất từ cảm xúc của khán giả, của những người đã bị thu hút, lôi cuốn từ đầu cho tới cuối đến nỗi không dám rời chổ ngồi trên suốt 3 giờ đồng hồ.
Có lẽ chương trình văn nghệ đánh dấu 35 năm định cư của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Melbourne Úc Châu là một chương trình thành công vượt bực về phương diện lịch sử, ý nghĩa và lòng người.
Bằng giọng đọc trầm bổng và đầy cảm xúc cô Thiên Giang (tiếng Anh) và anh Châu Xuân Hùng (tiếng Việt) đã giới thiệu, dẫn dắt khán giả đi suốt cuộc hành trình của con dân đất Việt với lời mở đầu -
Sau ngày Sài Gòn sụp đổ, nhiều người Việt buộc phải rời quê hương đi tỵ nạn ở nhiều đất nước xa xôi trên khắp thế giới. Rất đông người Việt đã may mắn được định cư ở Úc nhờ vào sự lãnh đạo của chính phủ Úc lúc đó và lòng trắc ẩn của người Úc.
Người Việt bắt đầu cuộc sống mới với hai bàn tay trắng - khởi đầu từ những toà chung cư ỏ Flemington, Collingwood và Carlton trong những thập niên 70 và 80. Từ những giờ làm miệt mài ở các hãng xưởng như Ford và Toyota đến những ngày ngồi may tại nhà thâu đêm suốt sáng. Biết bao bậc ông bà cha mẹ đã hy sinh cuộc đời mình để tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho con cháu. Lớp trẻ đó được lớn lên trong tình yêu thương, nhận được kết quả của tinh thần chuyên cần làm việc, tình yêu quê hương và lòng khao khát đóng góp cho xã hội.
Chương trình văn nghệ mang tên “Hành Trình 35 Năm”, miêu tả hành trình của người Việt được dàn dựng công phu, diễn tả từ nỗi đau và lo sợ của người Việt khi buộc phải rời quê hương xứ sở; những đau khổ do Cộng sản gây ra; những hiểm nguy sợ hãi trên đường vượt biển tìm tự do, phải đương đầu với sóng gió và hải tặc; đến những thử thách cam go của cuộc sống mới nơi quê hương thứ hai. “Hành Trình 35 Năm” cũng nói lên lòng khao khát của người Việt hải ngoại muốn nhìn thấy tự do dân chủ thật sự trên quê mẹ.
(After the Fall of Saigon, many Vietnamese were forced to leave their motherland and sought refuge in distant countries throughout the world. Many Vietnamese were fortunate to resettle in Australia thanks to the government's leadership of the day and the compassion of the Australian people.
The Vietnamese commenced their new life from the humble beginnings in the high rise buildings of Flemington, Collingwood and Carlton in the 1970s and 1980s. From countless hours on the factory floors of Ford and Toyota to the thousands of sewing machines operating 24/7 in the bedrooms of families, many Vietnamese parents and grandparents have sacrificed their lives to create a better future for their children. The children, grown up in that loving environment, have benefited from the hard work ethics, the love for their motherland and the desire to be contributors to society.
The theatrical drama, titled “Hanh Trinh 35 Nam”, depicts the journey of the Vietnamese people it expresses the pain and anguish of the Vietnamese people having forced to leave the country; the suffering inflicted by the Communists, their dangerous pursuit to seek freedom at sea, facing sea pirates and deadly weather conditions; to the challenges of the new life in the new country. It also shows the desire of the people to see freedom back in their motherland.
This performance is recognition of the collective wisdom passed on by the parents and grandparents to the children of today.)
Đúng như lời giới thiệu đây là một chương trình văn nghệ đã đưa khán giả theo những bước chân Việt Nam, xuôi theo giòng lịch sử, đi từ Cái Trứng Trăm Con của dòng giống Tiên Rồng, đến cuộc di cư vĩ đại năm 1954 khi đất nước bị chia đôi.
Tiếp theo là quảng thời gian của những năm thanh bình, thịnh trị của Miền Nam với cô thôn nữ, với đồng lúa vàng có con trâu gặm cỏ đầu làng … cho đến khi CSVN mang súng đạn vào để gây nên bao nhiêu tan tóc, đau thương cho người dân Việt.
Rồi chiến tranh leo thang, chiến tranh lan tràn trên khắp mọi miền của đất nước với những biến cố đầy tan thương của Tết Mâu Thân 1968, của Mùa Hè Đỏ Lữa 1972, và của Tháng Tư Đen 1975 đầy uất hận, nghiệt ngã.
Để rồi sau đó lịch sử được tiếp nối bằng những thảm cảnh của người Việt vượt biên, vượt biển chạy trốn làn sóng đỏ đi tìm sự sống với trên dưới 500,000 người không đến được bến bờ tự do.
Những người may mắn sống sót, nay tuy đã có được một cuốc sống đầy đủ nhưng luôn luôn mang nặng trong lòng những đau buồn của quá khứ, những ưu tư cho tương lai dân tộc và không bao giờ quên ơn cưu mang của đất nước mình đang định cư.
Phải nói đây là một chương trình quá hay, hay không ngờ, hay đến nổi một số khán giả đã quá ngỡ ngàng, lâng lâng thẩn thờ không muốn ra về khi chương trình đã chấm dứt. Người ta thường có câu “một tấm hình đáng giá bằng ngàn lời nói”, nhưng những tấm hình kèm theo đây chỉ là những lời nói không có "âm thanh", không có cảm xúc. Vì vậy phải có mặt trong đêm văn nghệ này thì mới cảm nhận được tất cả ý nghĩa, tình tự, nổi lòng ... đã được những người soạn thảo, dàn dựng nhắn gởi qua các màn ca, múa và hoạt cảnh.
Cho nên có rất đông khán giả đã tỏ ra tiếc ngẫn ngơ cho những người không có mặt trong đêm văn nghệ đặc sắc này. Do đó Cộng Đồng đã được yêu cầu cho trình diễn lại chương trình văn nghệ “Hành Trình 35 Năm” trong một dịp thuận tiện khác, hoặc cho ra một cái DVD, và có người còn đề nghi Cộng Đồng nên tổ chức một chuyến lưu diễn đi khắp các tiểu bang.
Không phải là nói quá, nhưng những trung tâm âm nhạc thương mãi có thể làm những chương trình ca nhạc với tổn phí lên đến bạc triệu với sân khấu hào nhoáng, âm thanh tuyệt hảo, cùng các nghệ sĩ, MC chuyên nghiệp có lẽ cũng không đi sâu vào lòng người và làm khán giả xúc động đến như vậy.
Đặc biệt nhất, các diễn viên chính của chương trình là các em thuộc nhóm vũ Nắng Hồng, trường tiểu học St. Albans East, Liên đoàn hướng đạo Hoa Lư & Phù Đổng, và dễ thương nhất là các em nhỏ, có em chưa tới tuổi đi học. Cảm động nhất là có em đã xuất sắc nhập vai với những giọt nước mắt thật khi phải rời xa mẹ để đi vượt biển tìm tự do cho một tương lai tươi sáng.
Sự hăng say, thích thú của các em trong việc tập dợt và trình diễn đã tạo cho chương trình văn nghệ một sắc thái sống động, vui nhộn, trẻ trung, hồn nhiên và khác lạ đã làm cho các bậc cha anh rưng rưng vui mừng, tin tưởng và vô cùng hảnh diện đối với các thế hệ con em.
Hình ảnh thương nhất là có em vừa phải tự lo cho mình mà còn phải vừa lếch thếch lo bồng bế, săn sóc cho em.
Đây là một chương trình được dàn dựng hoàn toàn do sự đóng góp, công sức của những người thiện nguyện, không chuyên nghiệp, không tiền bạc nhưng lại có một tấm lòng. Chỉ có một tấm lòng mà những vị này đã bỏ ra biết bao nhiêu thời giờ để lo đi mượn, đi may từng cái áo, cái quần, cái khăn, cái nón, đôi giầy, ... cho đúng cở của từng em "diễn viên".
Và vì không có tiền cho nên mọi vật dụng, cảnh trí dựng trên sân khấu từ cái trứng trăm con, cung tên, giỏ hoa, chiếc cần câu, con cá cho đến con trâu đi cày, chiếc tàu Cap Anamur ... đều phải tự vẽ, tự làm lấy bằng những vật liệu phế thải, chế biến hay xuất ra từ tiền túi. Đó là chưa nói đến việc thu dọn, chuyên chở sau lần trình diễn và sau mổi lần tập dợt - công này là trọn cả một tấm lòng của gia đình ông bà Nguyễn Thế Thái.
Những lời giới thiệu (lời bạt cho từng màn trình diễn) chất chứa nổi lòng của Người Việt lưu vong cũng do chính ông Nguyễn Thế Thái (tiếng Việt) và cô Thiên Giang (tiếng Anh) soạn thảo. Cùng với cô Phượng Vỹ và anh Châu Xuân Hùng, cô Thiên Giang còn là người bao giàn, chạy tới lui, liên lạc, kết hợp (coordinate), sắp xếp mọi công việc từ ca sĩ, âm thanh, ánh sáng, sân khấu cho đến việc chọn nhạc, chọn cảnh trí (theme)... Nhưng quan trọng và có trách nhiệm nặng nề nhất về mọi vấn đề trên sân khấu (stage production) vẫn chính là ông Nguyễn Thế Thái.
Ngoài ra khó khăn không kém là việc "chăn" một bầy trẻ nhỏ - nào là lo ăn lo uống, thay áo quần, tập dợt, ... cho các em nhỏ. Có chứng kiến việc tập dợt cho các em thì mới thấy được sự vất vã, khó khăn của các vị có trách nhiệm vì các em lúc nào cũng nhao nhao như một nhà trẻ, không bao giờ chịu đứng yên một chổ, chụp được em này thì em kia bỏ chạy mất tiêu, ... có lúc cứ như là đang chơi trò cút bắt.
Làm được điều này phần lớn là công các "vũ sư" nhiệt thành, kiên nhẫn cùng với một tấm lòng yêu thương trẻ em của các cô Tina Thịnh, Uyên Di và Kim Su-Nhi. Và đáng khen và khích lệ nhất là việc sẳn lòng đưa đón các con em và sự đóng góp, phụ giúp của của các vị phụ huynh từ những tuần tập dợt cho đến ngày trình diễn.
"Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" với một rừng cờ tung bay rực rỡ trên sân khấu đã chấm dứt chường trình văn nghệ "Hành Trình 35 Năm" trước sự hân hoan và những tràn vỗ tay của khán giả tưởng chừng như vô tận.
Cộng Đồng Người Việt Úc Châu nói chung và Victoria nói riêng thật sự may mắn đã có được sự đóng góp đầy nhiệt huyết của những người có lòng về mọi phương diện từ việc điều hành, tổ chức, các công tác xã hội cho đến vấn đề đấu tranh, văn nghệ, truyền thông, ... - trong hoàn cảnh nào, trong lảnh vực nào cũng có những người chung vai sát cánh góp một bàn tay.
Để ghi nhận công sức đóng góp cũng như sự hổ trợ của các cá nhân, hội đoàn, đoàn thể Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria xin chân thành cám ơn:
- The Right Honourable Malcolm Fraser AC, CH
- The Right Honourable Robert Doyle, Lord Mayor of City of Melbourne
- Mr George Lekakis, Chairman, Victorian Multicultural Commission
- Councillor Kevin Louey and Councillor Ken Ong - City of Melbourne
- Mr Luke Donnellan, MP for Narre Warren North
- Mr Murray Thompson, MP for Sandringham
- Mr Tuong Quang Luu First National President of the Vietnamese - Community in Australia (1977-1982)
- Head of SBS Radio Australia’s National Multicultural Broadcaster (1989-2006)
- Mr Phong Nguyen – President, Vietnamese Community in Australia
- Mr Dong Tran – Director, Archive of Vietnamese Boat People
- Mr Ramon Federico – Liberal Party, Brighton Branch
- Mr Le Dinh Anh – President of Prudential and Advisory Council of the VCA Vic
- Mr Nguyen Viet Long – President, Vietnamese Veterans Association of Victoria
- Mr Steve Lowe, Vietnam Veterans Association in Australia - Education Team
- Mr John Wells – Dandenong Cranbourne RSL
- Mr John Filmer – President, Vietnam War Memorial Inc
- Mr Gary Parker – President, National Vietnam Veterans Museum
- Mr Neil Sharkey – Curator, Shrine of Remembrance
- Ms Alice McConnell – Public Education Officer, shrine of Remembrance
- Mr Michael Nguyen – Multicultural Development Officer, AFL
- Mr Nguyen The Thai & Mrs Vang Ngoc Dam
- Ms Nguyen Thi Minh & Mr Andrew Nguyen
- Ms Uyen Nguyen – Vietnamese Teachers Association of Victoria
- Mrs Be Ha – Springvale Indochinese Mutual Assistance Association (SICMAA)
- Mrs Kymlee – Veducci Managing Director
- Mr Vinh Nguyen – Lions Club of Melbourne Vietnamese
- Ms Tina Thinh Nguyen – Nang Hong Dance Group
- Ms Anne-Marie Kilman & Ms Sensa King – St Albans East Primary School
- Mr Tom Vu – Night Tech
- Ms Uyen Di – VNTV
- Ms Nguyen Thien Giang – Lions Club of Melbourne Vietnamese
- Ms Karen Gilbert – City of Melbourne
- Ms Julie Gleeson – Office of the Right Honourable Malcolm Fraser AC, CH
- Ms Megan Breen – Office of the Victorian Multicultural Commission
And many individuals who have helped lend the artefacts for the exhibition. In particular the VCA Vic Executive Committee would like to acknowledge the following organisations:
- Vietnamese Veterans Association of Victoria
- Lions Club of Melbourne Vietnamese
- Vietnamese Teachers Association
- Vietnamese elderly associations (– Vietnamese Elderly Association in - Springvale, ICERA,
Vietnamese Elderly Association in St Albans, Vietnamese Elderly Association in Hume,
Vietnamese Elderly Association in Broadmeadows, Vietnamese Elderly Association in Moonee Valley, Vietnamese Elderly Association in Collingwood, Vietnamese Elderly Association in the Eastern Suburbs, Vietnamese Elderly Association in Boodondara, Vietnamese Elderly Association in the Northern Suburbs, Vietnamese Elderly Association in Hobson Bay, Vietnamese Elderly Association in Brimbank, Vietnamese Elderly Association in Preston)
- Phu Dong Scouts group
- Hoa Lu Scouts group
- Keyboard/ Pianist Binh Cadillac, Violinist Michelle Hong An, Violinist Anh Son & Violist Clare Thien Khe
Singers: Anh Dao, Bang Chau, Duong Hoa, Nghiem Le, Ngoc Trang, Ngoc Tuyen, Thanh Kham, Thanh Tam, Xuan Hung
- SBS Radio, VNTV , Vien Xu Radio 99.8 , 2VNR , Nhan Quyen Newspaper , - Viet Luan Newspaper, Tuan Bao TiVi Victoria
And the dedicated staff and volunteers of the VCA Vic office:
- Mr Sinh Nguyen
- Mr Viet Kinh Tran
- Ms Bich Thuy Le
- Mrs Bui The Le
- Mr Ba Nguyen
http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=3327:3327&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58
Quí Vị thích xem tin tức cập nhật, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://tiengnoitudodanchu.org/
www.vietlandnews.net
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
www.anonymouse.org/anonwww.html
Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address