31 August, 2010

Video: Cuộc triển lãm “Working Together: South Vietnamese and Australian soldiers in the Vietnam War”

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật hãy nhấn vô Link chữ màu đỏ ▼ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/

VNCH Flag Nếu Video chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5

Cuộc triển lãm “Working Together: South Vietnamese and Australian soldiers in the Vietnam War” tại Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ (The Shrine of Remembrance) Melbourne đã được ông Bob Elworthy (Chủ Tịch VVAA - Vietnam Veterans Association of Australia - VIC) đọc diễn văn khai mạc, trong đó ông đã nhấn mạnh về ý nghĩa của sự có mặt của Quân Đội Úc tại Việt Nam như sau: (xin bấm vào hàng chữ màu xanh để đọc trọn bài diễn văn của ông Bob Elworthy)
http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2984:2984&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58

Tiếp theo, để bày tỏ lòng tri ân sâu xa đến quân đội đồng minh Úc, ông Nguyễn Việt Long (Chủ Tịch Hội CQN QLVNCH/VIC - một cựu SQ/HQ QLVNCH) đã vinh danh 504 binh sĩ Úc đã nằm xuống trên chiến trường Việt Nam, và đã không quên nhắc nhở và nói rỏ với cử toạ rằng: (xin bấm hàng chữ màu xanh xem trọn bài diễn văn của ông Bruce Davies)
http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2983:2983&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58

Nói đến cuộc Chiến Tranh Việt Nam (Vietnam War) là nói đến một cái nhìn, một sự hiểu biết khiếm khuyết, sai lạc (misled) của đa số những người ngoại cuộc do sự dẫn dắt thiên vị, không đứng đắn, thiếu lương tâm của giới truyền thông thiên tả, cũng như của các cơ quan hoặc những cá nhân bị chi phối hay bị mua chuộc để ngụy tạo và bóp méo nguồn tin theo lệnh trên hay đơn đặt hàng của các thế lực chính trị.

Để đánh tan những sự mù mờ, để bổ túc cho những thiếu sót, để mang đến một sự hiểu biết rỏ ràng, minh bạch, một cái nhìn trung thực, khách quan, một ý niệm đứng đắn, công bằng về cuộc Chiến Tranh Việt Nam, BTC của cuộc triển lãm "Working Together" đã có một buổi nói chuyện cùng quần chúng với sự tham dự đông đảo của quan khách Úc Việt và các em học sinh ở các trường Kilbreda College (Mentone), Mentone Girls Secondary College, Christian Brothers College (St. Kilda), và Brunswick Secondary College.

Các diễn giả gồm có các vị cựu quân nhân Úc Việt - ông John Vincent, thành viên toán Huấn luyện AATTV (Australian Army Training Team Vietnam), ông Phil White, 1 cựu chiến binh thuộc Lực Lượng 1 Đặc Nhiệm Úc (1st Australian Task Force), ông Trần Như Hùng, 1 cựu SQ/TQLC QLVNCH.

Đứng trước một cử toạ đông đảo mà phần lớn là không ai hiểu rỏ về cuộc Chiến Tranh Việt Nam, các vị ấy đã chia xẽ những kinh nghiệm bản thân về tình đồng đội Úc Việt, về một cuộc sống gian khổ đầy hiểm nguy, những giây phút thập tử nhất sinh trong vòng lửa đạn, những cái chết đến thật bất ngờ, những cuộc thảm sát dã man, những ngày tháng lao tù đày đoạ khổ sai, ...

Ngoài những hình ảnh và chi tiết về Cuộc Chiến Việt Nam, ông John Vincent còn đưa ra những hình ảnh về cuộc sống khổ cực, đầy bất trắc, không có tương lai của các trẻ em ở thôn quê VN để nhắc nhở cho các em học sinh tại Úc (đang có một đời sống bình an, đầy đủ, sung túc) hảy biết quý trọng những gì mình đang có mổi khi nghĩ đến những hình ảnh đó.

Ông Phil White, vẫn còn có cái dáng dấp phong sương của một người lính trận, đã nhắc đến nhiều kỷ niệm vui buồn cá nhân trong thời gian ông phục vụ tại Việt Nam.

Với ông Trần Như Hùng thì không có diễn văn mà thực sự là buổi nói chuyện, tâm tình với người nghe. Ông Hùng đã bắt đầu câu chuyện về cuộc đời mình trong bối cảnh Cuộc Chiến Việt Nam với cuộc di cư năm 1954 khi ông mới được 4 tuổi.

Khi nói về chế độ CS tai Việt Nam những hình ảnh đầu tiên được ông đưa ra là những hình ảnh về cuộc "Cải Cách Ruộng Đất" đẩm máu ở Miền Bắc Việt Nam. Tiếp theo là hình ảnh cuộc đời người lính trận của chính ông khi còn rất trẻ. Sống nay chết mai, ông đã từng đối diện với tử thần, và chứng kiến sự ra đi của rất nhiều đồng đội. Ông đã đề cập đến sự tàn bạo, dã man của quân xâm lăng CS qua các vụ thảm sát tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân 1968, trên Đại Lộ Kinh Hoàng trong Mùa Hè Đỏ Lữa 1972, ... để nói cho mọi người hiểu rỏ lý do tại sao Miền Nam Việt Nam đã phải chiến đấu ròng rã trong bao nhiêu năm rồi.

Cái dã man, tàn bạo của CSVN không ngừng ở đó mà vẫn còn tiếp tục sau ngày cưởng chiếm Miền Nam Việt Nam. Cái bản chất phi nhân, dã thú của CSVN đã được thấy rỏ qua cách đối xử với người sống và ngay cả với người chết – đuổi tất cả các thương bệnh binh ra khỏi bệnh viện khi các vết thương của họ còn đang rĩ máu; tập trung hơn 1 triệu quân dân cán chính vào các trại lao tù "cải tạo" khổ sai; lùa dân Miền Nam vào các vùng rừng thiên nước độc, khô cằn sỏi đá gọi là "kinh tế mới"; đối xử kỳ thị, cướp đoạt tài sản của dân Miền Nam một cách công khai hay qua các hình thức đổi tiền, kiểm kê tài sản; đào mồ cuốc mã, phá hoại, sang bằng hoặc chiếm cứ đất đai của các nghĩa trang nhất là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà!

Và đã có bao nhiêu người phải trốn chạy chế độ CSVN, đã có bao nhiêu người đã bị sát hại trong ngục tù CS mà mãi đến tận bây giờ gia đình và thân nhân của họ cũng vẫn không biết được thân xác của những người ấy đã bị vùi lấp nơi đâu?!

Xin hảy đừng bao giờ quên những điều đó (Lest we forget)!

Ly Hương
(23/08/2010)

I was only nineteen

(xin bấm hàng chữ màu xanh coi bài nói chuyện của ông Trần Như Hùng)

http://www.lyhuong.org/web/data/hinh/310/WorkingTogether_TranNhuHung.pdf


* More pictures link ▼
http://picasaweb.google.com/n.9oo9le/WorkingTogether#

* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2962:2962&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58

mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức cập nhật, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


Xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive