Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào Blog dưới đây ▼ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
1989 – 2009, 20 năm sau ngày Bức tường Berlin sụp đổ, 20 năm chiến tranh lạnh Đông-Tây kết thúc, 20 năm chủ thuyết cộng sản sụp đổ hoàn toàn tại Đông Âu.
Nhân sự kiện lịch sử trọng đại này, bắt đầu từ buổi phát thanh hôm nay Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do xin gởi tới quý vị thính giả bài đầu tiên trong loạt hai bài nhân kỷ niệm 20 năm sau ngày Bức tường Berlin sụp đổ do Việt Hùng thực hiện.
20 năm, Bức tường Berlin sụp đổ kéo theo sự tàn lụi của chủ thuyết cộng sản tại Đông Âu. 20 năm chiến tranh lạnh Đông - Tây đã kết thúc. 20 năm các quốc gia Đông Âu đã chuyển mình, trở về với mái nhà chung Âu Châu, trở về với tự do – dân chủ, một giá trị căn bản nhất trong đời sống con người.
Những tiếng reo hò cùng nỗi hân hoan của hàng triệu triệu người dân cả hai miền Đông – Tây Đức hòa trong khúc khải hoàn ca được vang lên khi tường thành Berlin hoàn toàn sụp đổ vào ngày 9 tháng 11 năm 89 cách đây đúng 20 năm đã làm thay đổi diện mạo thế giới, thay đổi bàn cờ chính trị Đông-Tây, thay đổi ý thức hệ, nếu không muốn nói đó là một cuộc đổi đời.
Vậy, Bức tường Berlin có từ bao giờ?
Trở ngược dòng thời gian, người ta còn nhớ, nếu lấy cái mốc từ năm 1949 đến ngày 13-08-1961, ngày Bức tường được dựng lên. Dưới chính sách kèm tỏa, hà khắc của nhà nước cộng sản Đông Đức đã có 2, 6 triệu người dân chạy qua Tây Berlin tị nạn. Những bất đồng căng thẳng không thể giải quyết giữa các cường quốc trong vấn đề của Đông – Tây Đức, nhà cầm quyền cộng sản Đông Đức đã ra lệnh dựng Bức tường Berlin vào đêm 12, rạng sáng 13 tháng 8 năm 1961 với mục đích để ngăn dòng người tị nạn chạy qua phần Tây Berlin. Chỉ nội trong một đêm, biết bao gia đình phải ly tán, lòng người cách trở bởi ý thức hệ đã chia đôi đất nước, chia đôi lòng người ngay giữa đô thành Berlin.
Với tổng chiều dài 150 km vây kín phần Tây Berlin, bức tường cao 3,8 mét với 300 trạm kiểm soát trên mặt đất, 43 trạm kiểm soát dưới lòng đất đã vô hiệu hóa đối với bất kể những ai có ý định vượt thoát. Bên phần Đông Berlin, cách bức tường chừng 50 – 100 mét là vùng “cấm địa” không cho phép người dân Đông Đức “bén mảng” tới.
Sau năm 1962, do tình trạng người dân Đông Đức lái xe tông thẳng vào các rào chắn cửa khẩu nên nhà cầm quyền đã ra lệnh lắp đặt hệ thống súng bắn tự động, đó là chưa kể nếu muốn vượt thoát “tường nhân” phải băng qua một kênh đào rộng 3 mét và một vùng đất “vành đai trắng” rộng chừng 15 mét, nơi mà lính biên phòng Đông Đức vẫn “tự hào” ngay cả đến con chuột cũng không thể đào tẩu được…
Trong 28 năm tồn tại của Bức tường Berlin (1961-1989), người ta ước chừng có khoảng hơn 800 người đã chết trên con đường đi tìm tự do và trong số này khoảng 250 người bị bắn chết khi tìm cách vượt tường Berlin. Nạn nhân cuối cùng là một thanh niên người Đức 22 tuổi, sau khi vượt qua nhiều hàng rào kiểm soát và hệ thống súng tự động, người thanh niên này đã bị lính biên phòng Đông Đức xả súng bắn. Vì kiệt sức nên chàng thanh niên này đã trút hơi thở cuối cùng ngay khi đặt chân tới bến bờ tự do vào ngày 6-02-1989 tại phần đất Tây Berlin. Đó là lịch sử của bức tường.
Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường Berlin?
Ngược dòng thời gian, sau đệ nhị Thế chiến 1945, biên giới Đông-Tây được phân định. Hàng loạt các quốc gia thuộc khối chư hầu Cộng sản bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu “muông cầm trại” do Liên Xô lãnh đạo.
Hàng loạt các phong trào chống đối tại nhiều quốc gia Đông Âu bùng phát mà trong đó phải kể đến Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc, nhưng những cuộc nổi dậy này đều bị đàn áp đẫm máu. Đơn cử là cuộc nổi dậy của giới thợ thuyền tại cảng Poznan, Ba Lan năm 1956, hay cuộc cách mạng mùa thu Budapest 1956, và cuộc cách mạng mùa xuân thành Praha 1968 đã là bài học xương máu cho các quốc gia Đông Âu.
Sau những biến cố chính trị như vừa kể, hàng triệu người dân Đông Âu đã phải bỏ nước ra đi “chạy nạn cộng sản”, các phong trào chống đối tại Đông Âu bước vào giai đoạn trầm kha nhất trong lịch sử và phải để rồi mãi cho tới năm 1989, thời cơ đã đến, các cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ bắt đầu công khai với chính quyền trong bối cảnh Đông Âu có nhiều dấu hiệu thay đổi.
Vào cuối xuân, đầu mùa hè năm 89, hàng chục ngàn người dân Đông Đức đã chạy vào xin tị nạn chính trị tại Tòa Đại sứ Tây Đức ở Tiệp Khắc. Ngày 10-09-89, chính phủ Hungary đã quyết định mở cửa biên giới cho người dân Đông Đức chạy qua Áo và Tây Đức tị nạn chính trị.
(Một điểm cũng đáng chú ý, trong sự sụp đổ của Bức tường Berlin người ta nói nhiều tới vị thế của Hoa Kỳ mà trong đó phải kể tới vai trò của cố Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Regan. Một vai trò khác ảnh hưởng nhiều trong đời sống tâm linh của người dân Đông Âu, đó là cố Đức Giáo Hoàng John Paul II. Trong khuôn khổ của bài tường trình chúng tôi xin sẽ trình bày ở một đề tài khác trong thời gian tới).
Trở lại những sự kiện ảnh hưởng tới sự sụp đổ của Bức tường Berlin, dù muốn hay không cũng đã tạo được đồng thuận trong giới sử học, chính trị học, đó là vào tháng 10-1989, ông Michail Gorbachev, với tư cách là Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô đã tới phần Đông Berlin tham dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày (7-10-1949 – 7-10-1989) thành lập nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR).
Tại buổi lễ này, (trong số những vị nguyên thủ khối cộng sản Đông Âu có sự tham dự của ông Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam), ông Tổng bí thư Michail Gorbachev tuyên bố “đã đến lúc những quốc gia Đông Âu phải tự lo cho chính mình, những ai không theo kịp làn gió đổi mới của thời đại, theo quy luật họ sẽ bị đào thải...”.
Đào thải hay vận may 1989 đã đến, như một tín hiệu “bật đèn xanh”, các phong trào đấu tranh dân chủ tại Đông Âu cảm nhận được “Liên Xô sẽ không can thiệp bằng quân sự vào công việc nội bộ Đông Âu” như ông Gorbachev từng tuyên bố, để rồi những cuộc biểu tình, bãi công như vết dầu loang được ghi nhận trên diện rộng tại nhiều quốc gia Đông Âu.
Thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ?
Trở lại cái mốc ngày 9 tháng 11 năm 89, ngày Bức tường Berlin sụp đổ. Trước xu thế của thời cuộc buộc Bộ chính trị đảng Cộng sản Đông Đức phải thay đổi trong quy chế “xuất ngoại” cho người dân Đông Đức. Tối ngày 9 tháng 11 năm 1989 ông Gunter Schabowski đại diện chính trị bộ tổ chức họp báo. Ngay trong buổi họp báo, sau khi thông báo quyết định mới về “quyền tự do đi lại” của người dân Đông Đức. Trước câu hỏi của phóng viên báo chí quốc tế: chừng nào người dân Đông Đức có thể được “tự do đi lại”, ông Gunter Schabowski sau hồi lúng túng đã buột miệng tuyên bố “có hiệu lực ngay lập tức”.
“Vâng, ngay lập tức người dân Đông Đức có thể tự do đi lại” đã được truyền đi khắp thế giới. Hàng chục, hàng trăm ngàn người dân Đông Berlin và khắp mọi miền Đông Đức đồng loạt xuống đường đổ về cổng thành Brandenburg đòi mở cửa những trạm kiểm soát biên giới. Dưới sức ép của dòng người đổ về mỗi lúc mỗi đông, đến 11:00 PM ngày (9-11-89) người chỉ huy đồn biên phòng Bornholmer Strasse đã ra lệnh mở cửa khẩu và thế là “bờ đã vỡ - thác nước đổ”.
20 năm, Bức tường Berlin đã sụp đổ, 20 năm cuộc cách mạng Đông Âu đã thành công kéo theo sự tàn lụi của chủ nghĩa cộng sản. 20 năm thể chế chính trị Đông Âu thay đổi. Một thế hệ đã trưởng thành, 1989 – 2009. Đó là với Đông Âu. Với cộng đồng người Việt tại Đông Âu, sự sụp đổ của Bức tường Berlin đã ảnh hưởng tới đời sống ra sao? Sau 20 năm họ nghĩ gì? Những thay đổi ở Đông Âu 1989 có phải là cuộc đổi thay trong đời sống tâm linh hay không? Những bài học nào rút ra từ những thay đổi đó. Những tâm tư và trăn trở đó ra sao, mời quý vị đón nghe trong buổi phát thanh tới trong loạt bài nhân kỷ niệm 20 năm sau ngày tàn của Bức tường Berlin.
Việt Hùng, Đài Á Châu Tự Do.
* Địa chỉ tin tức trên ▼
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/20-years-of-the-berlin-wall-part1-vhung-11082009131711.html
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây
www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm
www.anonymouse.org/anonwww.html
Khi đã mở Website vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address
Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese
Hoặc copy giống dạng tương tự Link này ▼
Ví dụ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html
Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới
▼
Enter website address:
Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây ▼
Suft Anonymously
* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts