Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào Blog dưới đây ▼ http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
http://khangsydney.blogspot.com/2009/09/dust-storm-in-sydney-australia-on.html
http://vanhoamagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=39&Itemid=31
Bài trả lời phỏng vấn của GS Nguyễn Văn Canh với nhà báo Lý Kiến Trúc
Lý Kiến Trúc: Kính chào Giáo Sư, trước hết xin thay mặt cho đài Truyền hình Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại (Freevn.net) và báo Văn Hoá, chúng tôi hân hạnh đón tiếp Giáo Sư và cám ơn Giáo Sư đã nhận lời dự cuộc phỏng vấn đặc biệt ngày hôm nay, và xin chúc Giáo Sư lúc nào cũng được mạnh khỏe để tiếp tục công việc cho các thế hệ mai sau.
GS Nguyễn Văn Canh: Chào nhà báo Lý Kiến Trúc và chào tất cả quý thính giả, tôi rất lấy làm hân hạnh có mặt ngày hôm nay để trả lời một số câu hỏi mà nhà báo Lý Kiến Trúc nêu ra liên quan tới Vịnh Bắc Việt, Hoàng Sa và Trường Sa cũng như liên quan tới một điểm nào đó trên vùng lãnh thổ của Việt Nam. Nhà báo hỏi câu gì tôi sẽ cố gắng trả lời câu đó.
Lý Kiến Trúc: Vâng thưa Giáo Sư, trước khi có cuộc phỏng vấn giữa chúng tôi và Đại sứ của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Lê Công Phụng tại Hoa Thịnh Đốn, thì chúng tôi đã liên lạc được với một vài giới chức và biết rằng tập tài liệu Bạch Thư mà Giáo Sư là tác giả đã gửi đến các cơ cấu quan trọng của Hoa Kỳ ở hành pháp, lập pháp và tới Tổng Thư Ký và 192 thành viên Liên Hiệp Quốc.
Chính vì tác động của cuốn Bạch Thư này, cho nên chúng tôi nghĩ rằng nó đã gây ra một cái sự bối rối đối với chính quyền Hà Nội hiện nay, vì cuốn Bạch Thư đã nói lên tất cả, có thể nói rằng đó là sự thật mà người Việt Quốc Gia tại Hải Ngoại đã nắm được, liên quan đến vấn đề biên giới Việt Hoa, về vịnh Bắc việt, về Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên vào ngày 23/09 vừa qua, Đại sứ Lê Công Phụng qua một số trung gian đã tổ chức cho chúng tôi có một cuộc phỏng vấn, trong đó ông Phụng có nói về quá trình đàm phán biên giới Việt Hoa giữa Việt Nam và TC, thì theo Giáo Sư trong cái quá trình đàm phán này kể từ năm 1991 tức là năm Việt Nam bắt tay lại với TC, Giáo Sư có theo dõi trong quá trình đàm phán giữa Việt Nam và TC, Giáo Sư có nhận thấy có gì khác lạ trong đó hay không ?
GS Nguyễn Văn Canh: Quá trình đàm phán không phải từ 1991 đâu. Các đàm phán này đã có từ trước 1979 tức là trước khi TC đánh Việt Cộng vào năm đó. Hai bên cũng đã có những cái thương thảo. Việt Cộng lúc đầu thì vẫn cứ dựa vào cái Hiệp Ước Pháp - Thanh tức là Hiệp Ước Thiên Tân 1885, với Công Ước 1887 làm nền tảng thương thuyết, trong khi TC không nhìn nhận Hiệp Ước ấy. Cái khác lạ là cuối cùng TC đòi cái gì, thì về sau này Việt Cộng thoả mãn những cái đòi hỏi đó, nghĩa là đường ranh do Công Ước 1887 không còn được dùng làm căn bản để thương thuyết nữa. Không giữ được đường ranh giới ấy, thì hậu quả là hợp thức hoá những lấn chiếm của TC.
Lý Kiến Trúc: Thưa Giáo Sư, trong cuộc phỏng vấn với ông Lê Công Phụng về quá trình đàm phán thì ông Phụng có nói là dựa trên căn bản pháp lý của Hoà Ước Thiên Tân năm 1985 và năm 1987, đồng thời dựa trên luật biển của Hiệp Ước 1982, vậy thì thưa Giáo Sư nếu mà họ nói là họ dựa trên hai cái cơ sở pháp lý đó thì tại sao càng ngày càng lùi dần để cho TC lấn áp như vậy ?
GS Nguyễn Văn Canh: Theo tôi nghĩ thì cái sự lùi dần và nhượng bộ TC đó là do cái đám lãnh đạo của Cộng Sản VN ngày nay trở thành tay sai của TC mà trong các bài viết của tôi, tôi gọi họ là thừa sai, và về sau vì cái mức độ thừa sai của họ, nên gọi họ là thái thú người bản xứ để thực hiện cái mưu đồ bá quyền của TC tại vùng Đông Nam Á.
Nhà báo có hỏi đến Hiệp Ước Thiên Tân ký năm 1885. Hiệp Ước này đã thi hành hơn 100 năm nay mà VC viện dẫn để điều đình với TC, thì tôi chẳng thấy có gì làm căn bản cả. Như vậy khi thương lượng, VC đã theo đòi hỏi của TC và mặc thị hủy bỏ Hiệp Ước ấy rồi để có ranh giới mới. Đó là công tác bán đất bán biển.
Ngoài ra, họ còn có hành vi mặc thị giúp sát nhập một phần Việt Nam vào lãnh thổ Tàu. Cũng có thể thêm rằng các hành động của họ như là thực hiện đồng hoá dân Việt Nam trở thành người Tàu, như là điều mà Trường Chinh đã công bố năm 1951 với tư cách là Tổng Thư Ký đảng Lao Động. Và cái ranh giới mới mà TC vẽ trên Biển Đông của Việt Nam mà người ta gọi là “lưỡi rồng” trên bản đồ mới mà TC đã vẽ lại và phổ biến lại vào tháng 6 năm 2006 vừa rồi là một thí dụ về việc Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện mục tiêu của bá quyền TC. Cho đến này, Đảng CSVN không có một phản ứng tích cực nào, chống lại âm mưu này của TC. Sinh viên trong nước biểu tình về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trong những tháng gấn đây bị đàn áp dã man là một thí dụ khác. Những đường ranh mới của Biển Đông mà TC nhận có chủ quyền đi sát vào bờ biển Việt Nam và như thế chặn mất cái khu Không Gian Sinh Tồn của dân Việt, và chút nữa đây tôi sẽ nói điều đó ở cái phần sau. (Xem hình bản đồ “lưỡi rồng”)
Lý Kiến Trúc: Vâng thưa Giáo Sư, trở lại những cuộc đàm phán trên bộ thì ông Lê Công Phụng nói rằng người ta đổ tội cho ông là bán đất ở trên vùng biên giới giữa Việt Nam và TC. Tuy nhiên ông ta khẳng định rằng là không có mất bao nhiêu km2 nào cả và ải Nam Quan vẫn còn nguyên cũng như thác Bản Giốc vẫn còn. Thưa Giáo Sư, Giáo Sư có đồng ý với những lời mà ông Lê Công Phụng phát biểu vừa qua trên đài Á Châu Tự Do hay không ?
GS Nguyễn Văn Canh: Sai, hoàn toàn sai, và tôi có thể nói rằng nói dối thì đúng hơn. Nghe bài phỏng vấn ấy, tôi thấy ông ta có xác nhận rằng nhà cầm quyền Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dựa lên trên Hiệp Ước Pháp - Thanh vào năm 1885 tức Hiệp Ước Thiên Tân ký giữa Patenôtre và Lý Hồng Chương để làm căn bản. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Nếu mà chúng ta tham chiếu vào những tài liệu chính của đảng Cộng Sản Việt Nam như tài liệu có nhan đề là “Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam Và Tàu” đưa ra thì những gì đã được trình bày là hoàn toàn sai.
Tôi lấy thí dụ như là khu Trình Tường sát với lại Móng Cái. Cái khu đó dài tới 6 cây số chiều ngang của biên giới và sâu một cây số rưỡi ở trong đất Việt đã bị TC lấy tất cả phần đó và sát nhập vào một cái gọi là công xã Đông Hưng. Như vậy bảo rằng không mất một cây số nào có nghĩa là gì ? Như thế và trong suốt cả dọc biên giới đó có 40 địa điểm như vậy, và rất nhiều điạ điểm ở nơi đó TC sang đuổi người Việt đi chỗ khác và chiếm nhà đất, rồi đưa người TC sang để lập nghiệp, rồi hợp thức hoá.
Có những nơi khác dài tới 9 cây số và sâu vào một cây số rưỡi, và như thế Lê Công Phụng nói rằng “một km2 sai lệch giữa hai bên“ như thế hoàn toàn không đúng. Tôi có tài liệu mà chính Đảng Việt Cộng đưa ra để tố cáo TC liên quan tới vấn đề ấy. Vấn đề như vậy là vấn đề hơi dài thành ra tôi không thể nói được ở đây. Nay, tôi kèm theo một ít tóm lược để cho đầy đủ hơn. Nhưng cái phần quan trọng bây giờ đó là vấn đề Trường sa, hậu quả của những hành động của Hồ Chí Minh như thế nào để mà mất Hoàng Sa và Trường Sa và là mối nguy hiểm quá lớn cho quyền lợi của toàn thể dân tộc Việt, cũng như là nhà báo Lý Kiến Trúc có nói nó liên quan tới hoà bình và ổn định trong vùng Đông Nam Á Châu. Thực sự thì nguy cơ bất ổn có thể đi xa hơn nữa.
Lý Kiến Trúc: Thưa Giáo Sư, xin phép Giáo Sư được phép trở lại sự kiện Trường Sa và Hoàng Sa. Tiếp tục câu chuyện hôm nay, thưa Giáo Sư, có một cái điểm này khá quan trọng mà ông Lê Công Phụng có vẻ rất như là ưu tư và cũng bày tỏ cái sự bứt rứt cá nhân của ông ta về biên giới Việt Hoa, tức là, hiện nay thì ông Phụng thổ lộ ra là từ giờ cho đến tháng 12 cuối năm nay sẽ phải dứt điểm cái cao điểm rất quan trọng dọc theo biên giới Việt–Hoa. Về các cao điểm đó, thưa Giáo Sư tôi có hỏi ông Phụng rằng có phải những cao điểm đó chính là những con đường chiến lược mà từ ngàn năm nay quân Tàu đã từng dùng nó để tiến quân xâm lăng Việt Nam hay không, thì ông trả lời là có khả năng trong đó. Chẳng hạn như con đường chiến lược của Ải Nam Quan, nó tựa như là một cái sạn lộ, cái độc đạo để tiến quân xuống Việt Nam. Sáu cao điểm đó hiện nay còn đang trong sự tranh chấp giữa Việt Nam và TC. Vậy thì thưa Giáo Sư, Giáo Sư có nắm vững về những cao điểm đó hay không và đối với Giáo Sư những cao điểm đó nó có vị trí quan trọng như thế nào trong cái bối cảnh hiện nay giữa mối quan hệ Việt Nam và TC ?
GS Nguyễn Văn Canh: Trước hết, Bắc Kinh từ nhiều năm nay áp lực với Việt Cộng là hoàn tất mau việc cắm mốc. Tại sao ? Để “cho sự việc đã rồi” và như thế không thể đảo ngược được những gì mà VC đã cam kết qua Hiệp Ước Biên Giới 1999. Và chúng đòi hỏi rằng hoàn tất công tác này trong năm 2008. VC đang chạy theo thời điểm đó. Sau khi cắm mốc xong, thì Bắc Kinh sẽ cho phổ biến bản đồ về đường ranh mới. Lúc đó ta mới biết bao nhiêu và ở nơi nào. VC không dám phổ biến bản đồ trước. Kế đó, tôi có biết một phần nào chắc chắn liên quan đến các cao điểm đó. Có hai con đường đáng kể mà quân Tàu sử dụng để xâm lăng Việt Nam. Đó là cái phần Ải Nam Quan thuộc Lạng Sơn và phần thứ hai nữa là phần trên tỉnh Hà Giang.
Về phần Ải Nam Quan, thì nếu chúng ta nhìn về hướng Bắc, có hai cái dãy núi ở xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định về phía tay trái. Hai cái dãy núi đó nằm sát cửa Ải Nam Quan, là con đường tiến quân vào Việt Nam. Hai dãy núi đó tôi có đầy đủ tên hai dãy núi đó và bây giờ thì TC chiếm hẳn. Chúng đã nằm ở trong lãnh thổ của TC rồi. Mặt khác, về phía tay phải, có một cái khu gọi là khu Bình Độ 400 (thuộc huyện Cao Lộc) mà vị trí của nó là ở sau cái cột mốc 26 (căn cứ theo Hiệp Ước Thiên Tân) cũng đã nằm ở trong lãnh thổ TC. Vậy thì cả hai cao địa nằm ở hai bên ải Nam Quan đã giúp bảo vệ lãnh thổ, nghĩa là kiểm soát đường tiến quân của Bắc Phương để bảo vệ Việt Nam đã mất. Tàu hồi xưa xâm lấn Việt Nam đi qua ngả đó đều bị đánh bại và bị tiêu diệt ở nơi đó. Bây giờ thì vùng đất hiểm trở bảo vệ đất Tổ đã thuộc của TC. Đó là cái nơi mà nhà báo Lý Kiến Trúc nêu ra là điểm chiến lược thì bây giờ đã nằm ở trong tay của TC.
Điểm thứ hai là vị trí chiến lược khác là ở biên giới Hà Giang. Tại Hà Giang vào thời gian chiến tranh 1979, thì TC đã đưa tới 3 quân đoàn, cộng với 2 sư đoàn độc lập từ Côn Minh (tổng cộng là 14 sư đoàn) sang để đánh chiếm cái khu biên giới Bắc Hà Giang. Con đường tiến quân vào Việt Nam tại khu vực này với núi non hiểm trở để bảo vệ quê hương cũng không còn là đất của Việt Nam nữa. Và tại nơi này, trước kia ông cha của chúng ta cũng đã ngăn chặn quân Tàu xâm lăng tiến qua ngả đó. Hiện bây giờ quân TC đã chiếm cứ, họ đã giữ chặt cái khu vực đó và đã nằm ở trong lãnh thổ của TC rồi. Hai trong 5 dãy núi đó TC đã đổi tên thành Lão Sơn và Giải Âm Sơn (xin xem phần tóm lược đính kèm). Mai này, nếu TC sẽ còn mang quân sang chiếm thêm đất, và cả 2 khu vực Lạng Sơn và Hà Giang này không còn, thì quân nhà Hán sẽ thong thả tiến sang.
Lý Kiến Trúc: Thưa Giáo Sư, chúng ta vừa mới đề cập đến cái tình hình của Ải Nam Quan đồng thời nói tới Ải Nam Quan thì người Việt Nam cũng không quên được thác Bản Giốc. Đó là một thắng cảnh có thể nói là đẹp tuyệt vời của đất nước Việt Nam chúng ta ở miền Bắc, và bây giờ theo như mọi người hiểu thì thác Bản Giốc và cũng theo như lời ông Lê Công Phụng thì thác Bản Giốc nay một nửa về phía bên TC, điều đó có đúng không thưa Giáo Sư ?
GS Nguyễn Văn Canh: Vấn đề kiểm chứng để xác nhận thì tôi không có chắc cho lắm vì Đảng CSVN dấu nhẹm mọi việc. Nhưng mà tôi nghĩ rằng chuyện mất thác Bản Giốc là đúng. Thác Bản Giốc trước kia ở sâu trong nội địa của Việt Nam và ngày nay đã nằm một nửa ở bên TC và nhất là TC họ đã xây một cái đập bằng xi măng cốt sắt ở cái khúc sông Qui Thuận để chặn lại và từ đó thác Bản Giốc một nửa thuộc về Tàu đúng như là Lê Công Phụng nói. Vậy thì nếu có cắm mốc thì chắc chắn phải cắm mốc mới và họ dự trù là ở trên giữa thác Bản Giốc, thay vì hồi xưa theo biên giới hồi Pháp Thanh thì biên giới ấy nằm ở mãi phía bắc, chứ không phải là giữa thác Bản Giốc như ngày nay. Hình trong tài liệu đính kèm có thể nói rõ hơn về tính trạng của thác ấy. .
Lý Kiến Trúc: Nhưng mà thưa Giáo Sư, ông Lê Công Phụng nói là dựa trên hai bản đồ mà Việt Nam đưa ra và TC đưa ra, cái bản đồ Pháp Thanh đó thì cái mốc của thác Bản Giốc đó nằm giữa dòng sông vào thời đó, thì cái điều đó có đúng không ?
GS Nguyễn Văn Canh: Tôi không nghĩ như vậy. Tôi biết chắc rằng riêng cái phần thác Bản Giốc đó nằm sâu trong nội địa của chúng ta và chiếu theo tài liệu của VC, thì trước đây TC mang 2000 người lính đi qua biên giới để đổ bê-tông cốt sắt kè một cái nhánh sông dọc theo Việt Nam để họ làm thay đổi cái dòng sông đó và cái thác Bản Giốc đó trước kia nằm ở trong lãnh thổ của chúng ta, bây giờ vào sát một nửa thì như vậy chúng ta cũng đã mất phân nửa thác Bản Giốc.
Cách đây mới mấy ngày, toà Đại sử TC tại Hà Nội tổ chức một cuộc du ngoạn từ Việt Nam đến thăm thác Bản Giốc. Trong nhóm du khách được mời có cả viên chức đảng CSVN, có cả thông tấn xã … Để làm gì ? Để chứng tỏ thác này nay là của TC : Một nơi thắng cảnh nổi tiếng được đặt tên là Đệ Nhất Hùng Quan (dĩ nhiên của Tàu). Nó cũng là một tín hiệu bảo cho ĐCSVN, cho dân chúng VN, cho thế giới biết rằng không có thể đảo ngược được tình thế nữa. Chắc chắn, ĐCSVN lại ngậm miệng như từ trước đến nay.
Bây giờ giả thử như người ta kiện, nó không chịu thì mình làm gì ? Thực tế thì Toà Án Quốc Tế trong trường hợp này, không ai có thể cưỡng hành được phán quyết của toà án, trừ phi có một quyết nghị cua Hội Đồng Bảo An, Liên Hiệp Quốc. Mà ở HĐBA, lại phải có chấp thuận của tất cả 5 hội Viên Thường Trực. TC lại là một trong 5 người đó. Chúng sẽ phủ quyết. Vận động được một nghị quyết trong trường hợp nay không giản dị để đạt mục tiêu. Nhất là CHXHCNVN lại không có khả năng, không uy tín quốc tế gì, có lẽ uy tín này ở mức thấp nhất, dù có ngồi trong Hội Đồng Bảo An. Như vậy, phán quyết sẽ không được thi hành. Tổ chức quốc tế này không có một cơ quan để lo “cưỡng hành” các quyết định của Toà án. Vậy, thì mình chẳng làm gì được. Nhưng ít nhất dựa trên cái căn bản đó để sử dụng về sau : lập một căn bản biện minh quốc tế để hành động.
Tuyên bố của Bush, của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, của Michalak và những gì được phản ảnh ở Hội nghị Shangri-La … là biểu tượng của sự hỗ trợ quốc tế cho chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Và đồng thời với quyền lợi của quốc tế trên Biển Đông là nguyên cớ quan trọng để giúp bảo vệ tài sản của ông cha ta đã đổ xương máu giữ gìn và để lại. Cũng có thể là một chục năm hay lâu hơn nữa có những hành động khác. Vấn đề bây giờ là thứ nhất Việt Cộng phải ra đi ; thứ hai nữa là chúng ta phải tạo dựng một thể chế có thể huy động sức mạnh của toàn dân, thay vì chủ trương của VC như ngày nay khủng bố, chia rẽ dân chúng. Chúng ta phải có một sức mạnh về phương diện kinh tế và đoàn kết dân tộc … thì tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đòi lại được bằng sức mạnh những gì bọn bá quyền bắc Kinh đã cướp với sự đồng lõa của Việt Cộng.
Lý Kiến Trúc: Còn về Vịnh Bắc Bộ và huyện Tam Sa cũng như Nghị định thư về viêc đánh cá giữa Việt Nam và TC hiện nay, theo sự trình bày của Giáo Sư trong một số ngày gần đây và trong các cuộc hội thảo của GS thì Vịnh Bắc Việt hiện nay đã được coi gần như là sự toa rập của Việt Nam đối với TC để TC khống chế cái Vịnh Bắc Việt đó, xin Giáo Sư có thể mô tả sự khống chế Vịnh Bắc Việt đó như thế nào và sự phân chia Vịnh Bắc Việt đó giữa những vùng đánh cá đó ra sao, quyền lợi kinh tế hai bên như thế nào và quyền lợi hải sản, khoáng sản…, lợi và hại như thế nào đối với Việt Nam và TC ?
GS Nguyễn Văn Canh: Quý vị thính giả và khán giả đã biết được rằng vào năm 2000 tháng 12, Việt Cộng và TC đã ký cái hiệp định liên quan tới việc phân định vùng Vịnh Bắc Việt. Ngoài ra họ kèm theo một cái hiệp định khác nữa là Hiệp Định Về Nghề Cá trong vùng Vịnh. Lê Công Phụng có nói rằng dựa theo Công Ước 1887 để hai bên phân định lại Vịnh Bắc Việt và không mất bao nhiêu hay chẳng mất tí gì cả, và còn được lợi nhiều ngàn km2 đựa theo luật biển (1982) mà Phụng đã từ chối. Vậy thì bây giờ tôi chứng minh xem là mất bao nhiêu và tình trạng của Vịnh Bắc Việt hiện nay ra làm sao.
Cái bản đồ của chúng ta ở đây là cái bản đồ của Vịnh Bắc Việt do Công Ước 1887 qui định và họ vẽ theo sự thoả thuận của hai bên. Bắt đầu từ ở đây là Móng Cái và chúng ta có thấy một cái đường Màu Đỏ, Bắc Nam, kéo từ ở Móng Cái đi xuống cửa vịnh, và một bên là Hoàng Linh ( ?) của Hải Nam, và một bên là Cồn Cỏ của Bắc Việt của chúng ta. Đó là cửa vịnh và chiều ngang vào khoảng 130 hải lý gì đó. Tôi nhấn mạnh lại rằng cái đường Màu Đỏ này là đường trong bản đồ của Công Ước 1887 ký giữa nhà Thanh với người Pháp.
Đường màu đỏ này nằm ở phía đông của đảo Trà Cổ chạy xuống dưới phía dưới, đến cửa Vịnh. Phần ở phía Tây của đường màu đỏ này thuộc Việt Nam và phía Đông là của Tàu. Trước khi thoả thuận với nhau, Lý Hồng Chương của nhà Thanh lại phàn nàn rất nhiều là Tàu bị mất nhiều, nhượng lãnh thổ cho Pháp quá nhiều và cứ đòi đi đòi lại, kêu nài để “xin thêm chút đỉnh”, thì lúc đó cái anh Constan là đại diện chính phủ Pháp (để sang ký Công Ước để chia vùng vịnh này) muốn về Pháp mau, cho xong việc, bèn nhượng cho một cái mũi gọi là mũi Bắc Luân, cách Móng Cái độ khoảng độ 20 hay 30 cây số hay gì đó về phía Đông, và ngoài ra còn có một cái làng ở phía bên kia biên giới gọi là làng Sóc Sơn (của Việt Nam do cha Pierre cai quản) cũng cho Tàu luôn. Thành ra mình chỉ còn lại từ ở Móng Cái đi xuống. Nếu không thì, phải vẽ đường Màu Đỏ từ Mũi Bắc Luân, không phải từ Móng Cái.
Và họ vẽ một đường Màu Đỏ như thế này để phân chia. Theo Công Ước ấy, thì đó là đường ranh giới phân chia Vịnh. Vùng vịnh có diện tích là bao nhiêu ? Diện tích Vịnh có khoảng độ 123700 km2. Căn cứ vào đường ranh giới Màu Đỏ này, thì Việt Nam có khoảng 77 ngàn km2 và Tàu có số còn lại, vì theo thoả ước Pháp Thanh là 64 % cho Việt Nam và Tàu còn có 46 % mà thôi. Bây giờ khi mà ký cái Hiệp Ước năm 2000 chia đôi như vậy thì họ dựa vào đâu ? Việt Nam đòi rằng vẫn dùng Hiệp Ước Pháp Thanh là căn bản, nhưng TC bảo không, vì cái Hiệp Ước đó là do đế quốc Pháp nó ăn gian, nó áp bức TC và TC lúc đó phải nhượng bộ và đó là một Hiệp Ước bất bình đẳng, cho nên bây giờ TC muốn công bằng hơn.
Từ thập niên 1970 TC đã đòi như thế, bên Việt Cộng cũng không chịu chia lại. TC việc cớ rằng cái đường Màu Đỏ là đường quản lý hành chánh các đảo mà thôi, không là đường phân chia biên giới. Vậy, phải xoá bài làm lại biên giới. Nếu mà nhìn vào cái Hiệp Ước Pháp Thanh để mà biết rõ cái đường đó là đường quản lý hành chánh hay là đường ranh giới, thì rõ ràng trong Công Ước đó nó nói rõ rằng đây là cái đường ranh giới giữa hai bên. Nhưng mà TC ảnh sử dụng sức mạnh của mình, sử dụng áp lực với Việt Cộng, cứ nhất quyết bảo rằng đây là đường hành chánh chứ không phải đường ranh giới. Ngày nay thì đúng là những cái điều gì mà TC nó đòi hỏi thì Việt Cộng đã thoả mãn hết.
Ngày nay cái Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt như thế nào ? TC đòi rằng bắt đầu từ ở Móng Cáy chạy ra giữa Vịnh, rồi đi xuống, cắt đôi vịnh. Để được như thế, thì đường phân định ranh giói bắt đầu từ Móng Cáí chạy xuống đến cửa vịnh. Từ đây, họ chia ra đôi. Cả thảy có 21 điểm chuẩn, bắt đầu từ điểm 1 ở Móng Cái, như trên bản đồ đính kèm, dường ấy chạy vòng ra giữa Vịnh cho tới điểm 21. Tất cả cái phần phía Đông là của TC, còn phần phía tây là của Việt Nam. Kết quả Việt Nam chỉ còn có 54 %, TC còn lại 46 % gì đó. Khi mà xác định lại cái ranh giới như thế thì Việt Nam mất hơn 11.000 km2. Khi mà cái Hiệp Ước phân chia Vịnh này đã được chấp thuận như vậy, TC nó còn tham lam. Chúng bảo rằng bây giờ chúng muốn có một cái Hiệp Ước đánh cá chung.
Như vậy, thực tế nó là hai cái Hiệp Ước, một cái Hiệp Ước phân định về lãnh thổ và một cái Hiệp Ước nữa là Hiệp Ước về đánh cá chung. Vậy, cái Hiệp Ước đánh cá nó như thế nào ? Hiệp Ước ấy ấn định rằng từ đường phân ranh giữa hai bên như vậy, mỗi bên phải góp vào 30.5 hải lý để có vùng đánh cá chung. Nghĩa là cùng nhau đánh cá. Đây là vùng lớn, nằm ở phía Nam vĩ tuyến 20 và diện tích là 35 ngàn km2. Hiệp Ước kéo dài 12 năm và có thể gia hạn thêm 3 năm nữa là 15 năm. Chưa hết, ngoài ra còn có một vùng nữa là trên phía bắc đảo Long Vĩ. Đó là một cái vùng gọi là vùng quá độ nhỏ hơn và vùng quá độ chỉ có giới hạn là 4 năm mà thôi.
Câu hỏi là tại làm sao mà sau khi chia Vịnh rồi, lại còn có đánh cá chung? Tại sao Việt Cộng lại chấp nhận cái phần đánh cá chung đó ? Việt Cộng không đủ khả năng đánh cá hay sao mà lại hợp tác với TC để đánh cá? Đây là một cái nhượng bộ mà người ta không thể tưởng tượng được đối với TC. Ngư dân Việt chỉ dùng dụng cụ thô sơ, thuyền gỗ, ít mã lực, như vậy thì đánh cá chung như thế nào khi mà tàu đánh cá của TC có những đoàn tàu to lớn, tàu đánh cá lớn với 200 mã lực, đánh cá rất sâu và hai tàu hai bên kéo lưới dài tới 60 hải lý, tức là hơn 100 cây số. Như vậy hợp tác như thế nào và chia cá ra làm sao?
Ngoài ra, hạm đội đánh cá này sẽ kéo đi kéo lại nó vét cá trong vùng vịnh và vào sát bờ vịnh như thế trong 15 năm, thì không còn cá cho người Việt của mình. Ngư dân tỉnh Thái Bình, ngư dân tỉnh Thái Bình và suốt dọc cái mà Trần đức Lương thoả hiệp với TC để thiết lập “vành đai kinh tế” vào năm 2005, thì còn gì để mà sinh sống. Hiện nay, có ngư dân đã phải đi xa xuống phía Nam bằng thuyền gỗ để hành nghề sinh sống. Hồi tháng 7 năm 2007, một số ngư dân đã bị hải quân Nam Dương bắn chết vì hành nghề trong vùng biển của họ. Về thực tế, tình trạng thi hành việc đánh cá chung có một cái phần mà rất là bất lợi cho ngư phủ người Việt. Muốn hành nghề ở trong khu đánh cá chung này thì phải có giấy phép. Ai là người cấp giấy phép? Đối với phía Việt Cộng, thì cái đảng bộ CS cũng như là hành chánh ở địa phương cấp giấy phép. Có nhiều ngư phủ xin giấy phép phải đóng tiền.
Tiền này quá cao. Có người không có tiền đóng để lấy cái giấy phép hành nghề. Khi họ đánh cá, ngay cả ở trong vùng vịnh của mình theo hiệp định mới và khu này lại nằm ở trong vùng đánh cá chung, thì ngư phủ TC (không nhất thiết là hải quân TC, hay tuần cảnh TC v.v…) có quyền hỏi là giấy phép. Không xuất trình được giấy phép thì ngư phủ TC “trấn lột” hết cá, tức là nó cướp hết cá, rồi chuyển sang thuyền của chúng, trước khi đuổi ngư phủ Việt về. Theo hiểu biết của tôi, thì trong vùng đánh cá chung có một khu vực ở giữa vịnh, là vùng nước sâu, có loại cá là cá “đáy”. Cá ấy sống ở sâu dưới nước. Cá này rất đắt giá. Ngư dân Việt không có tàu lớn, không có ngư cụ tối tân để đánh loại cá này. TC có phương tiện đánh bắt loại cá này.
Và một điểm khác nữa là chúng ta đã thấy có một sự kiện là mồng 8 tháng 1 năm 2005 một số thuyền đánh cá của ngư phủ Thanh Hoá ở vị trí màu đỏ mà tôi đánh dấu trên bản đồ trong bài đính kèm hành nghề trong phạm vi lãnh hải mới, cách cái đường ranh mới chỗ phân chia vùng vịnh này là vào khoảng độ 12 cây số về phía Tây, ở cái điểm chuẩn số 14 của đường phân chia vịnh này, khi đang đánh cá ở đấy thì bất thình lình tàu hải quân TC loại tàu sắt của hải quân TC tới gần, hạ cờ TC xuống, bắn một loạt. Một số ngư thuyền bị chìm. Ít nhất là 9 ngư phủ Việt Nam chết ngay tại chỗ. Một ngư dân đánh cá ở gần đó, thấy súng nổ và nhìn thấy có chuyện xảy ra, chạy trốn về Thanh Hoá. Một tàu của hải quân TC đuổi, bắt nhiều phát đạn vào thuyền của nạn nhân, đến tận bờ biển Việt Nam, rối mới bỏ đi.
Đấy tình trạng phân chia vùng vịnh cũng như là vùng đánh cá chung như vậy. Người ta có thấy một điều như thế này : Hai Hiệp Ước đó ký vào tháng 12 năm 2000 nhưng mà tại làm sao đến tận 2004 quốc hội VC mới phê chuẩn, trong khi đó Hiệp Ước trên đất liền chỉ có 6 tháng sau là phê chuẩn (tháng 6 năm 2000). Thế tại sao như vậy ? Báo chí quốc tế họ cũng đi tìm hiểu, họ trả lời rằng sở dĩ mà Việt Cộng không dám phê chuẩn ngay là vì sợ rằng những cái tàu đánh cá của TC là những tàu rất lớn, và cả một hạm đội hành nghề thành từng đoàn như vậy và không thể qua mặt quốc tế được. Quốc tế đã nhìn thấy, thì biết được rằng Việt Cộng là cái anh đã nhượng bộ quá nhiều những quyền lợi của dân tộc của mình và sợ rằng ở trong nước dân chúng phản ứng cho nên họ kéo dài. Do đó Giang Trạch Dân năm 2002 sang tận nơi đòi là phải phê chuẩn sớm. Việt Cộng lúc đó mới rục rịch, mới chuyển động và đến năm 2004 thì quốc hội Việt Nam mới phê chuẩn ! ! !
Lý Kiến Trúc: Thưa Giáo Sư, Giáo Sư mới trình bày sự thiệt hại vô cùng to lớn của Việt Nam ở trong vùng Vịnh Bắc Việt và đồng thời cái Hiệp Ước thứ hai là Hiệp Ước mà họ gọi là Nghị Định Thư về đánh cá chung ; vậy thì rõ ràng bây giờ cái vùng đánh cá chung này vừa mang lại lợi nhuận kinh tế cho TC mà vừa mang đến cái ảnh hưởng của các tàu sắt, tàu lớn của TC đi qua đi lại sát cạnh bờ biển Việt Nam. Đối với Giáo Sư, thì về an ninh quốc phòng của Vịnh Bắc Việt này bây giờ hiện trạng nó như thế nào ?
GS Nguyễn Văn Canh: Ồ ! cái này là một cái nguy hiểm nữa, là vì đã nhượng bộ một nửa cái vịnh rồi, thế thì hải quân TC có thể tiến sát bờ biển VN hơn. Rồi lại nhượng quyền cho TC cái quyền cùng kiểm soát sát đến tận bờ biển nữa. TC đòi Việt Cộng là bây giờ “tôi với anh phải tuần tra chung”. Việt Cộng với TC đồng ý với nhau là lập các toán hải quân để tuần tra trong vùng Vịnh. Tuần tra chung cái gì ? Để kiểm soát VC mà thôi. TC lớn quá có sức mạnh hải quân nhiều hơn. Chúng ăn hiếp VC chứ còn VC làm sao ăn hiếp được TC. Tuần tra chung có nghĩa là cái tàu hải quân của TC đi sát vào bờ biển mình để kiểm soát Việt Nam. Chứ thực sự thì trong vùng Vịnh chỉ có Việt Cộng và TC. Không có quốc gia đệ tam nào, hay nhóm ăn cướp nào dám vào đó để gây bất ổn cho TC. Dĩ nhiên về phương diện an ninh, VC lại càng không dám làm gì đối với TC. Đó là chưa kể đế kiểm soát những tài nguyên nằm ở dưới biển, bảo vệ tàu khoa học của TC thỉnh thoảng đi vào sâu trong lãnh hải của vịnh, trong phạm vi phần biên giới mới để mà tìm tòi dầu hoả.
Lý Kiến Trúc: Vậy thì theo như cái bản đồ này thì thưa Giáo Sư, Bắc việt gần ngay khu vực sát đảo Hải Nam mà bây giờ TC đang xây căn cứ tàu ngầm nguyên tử. Từ cái ranh giới này của vịnh có xa bao nhiêu đâu, tại sao bây giờ lại có chuyện lập cái căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam sau cái hiệp định này ?
GS Nguyễn Văn Canh: Đây là phần khác. Về phần này TC coi như nó chiếm vùng vịnh rồi đó. Thế nhưng liên hệ đến căn cứ Tam Á, cái căn cứ tàu ngầm nguyên tử, Tam Á, thì TC muốn chiếm tới toàn bộ Hoàng Sa và Trường Sa ở phía nam và hết cả Biển Đông để tiến tới Đông Nam Á.
Lý Kiến Trúc: Như vậy là những Hiệp Ước về vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Việt là những điểm đầu tiên để tiến gần về phương Nam phải không ?
GS Nguyễn Văn Canh: Đúng. Đã có tin Bộ tư lệnh hải quân TC đã dọn về đây.
Lý Kiến Trúc: Thưa Giáo Sư, tiến gần về phương nam, thì phương nam gần nhất là quần đảo Hoàng Sa, theo cái nhìn của Giáo Sư, quần đảo Hoàng Sa nó đang nằm trong tình trạng như thế nào ?
GS Nguyễn Văn Canh: Về quần đảo Hoàng Sa thì chúng ta biết được rằng đến năm 1974 Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà đã chiến đấu để bảo vệ cái phần đất còn lại là khu Nguyệt Thiềm của quần đảo này. Về Hoàng Sa, và tôi cũng nhân dịp này ca ngợi sự hy sinh của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà đã anh dũng bảo vệ đất Tổ. Những tin tức lúc trước mình không biết, nhưng về sau này theo tài liệu của TC, thì biết được rằng viên đô đốc, tên là Phương Quang Kinh, Tư-lệnh phó Hạm đội Nam-hải, lúc đó là Tư lệnh mặt trận cùng với bộ Tham mưu Hành-quân đã bỏ mình tại Hoàng Sa. Ngoài ra, 4 đại-tá, 1 trung tá, đều là hạm trưởng các chiến hạm đều chung số phận. Hải quân VNCH chỉ có 4 chiến hạm, không được trang bị bằng hoả tiễn như của TC, và đối đấu với một lực lượng hùng hậu gồm 11 chiến hạm. Về phía Hải quân VNCH, sĩ quan cao cấp nhất là hải quân Thiếu Tá Ngụy văn Thà cùng với 58 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ hải đảo của tổ tiên để lại.
Từ đó, Hoàng Sa đã nằm trong tay TC. Và cho đến nay, Lê công Phụng mới thú nhận sự thật này. Tại đây, TC đã xây rất nhiều căn cứ quân sự. Căn cứ quân sự đầu tiên mà người ta thường hay nhắc đến đó là căn cứ Phú Lâm hay tên quốc tế gọi là Woody. Trên căn cứ này ngay từ thập niên 1980 TC đã xây rất nhiều những cơ sở cho quân sự và có thể chứa được cả ngàn lính ở đó, xây hồ nước ngọt, xây các bãi trực thăng và cả phi đạo. Phi đạo này bây giờ được nới rộng ra và dài tới 2, 600 m để cho phi cơ phóng pháo lên xuống. Có kho xăng dầu nằm ở đây. Lúc đầu nó là một căn cứ tiền phương để tiến tới phương nam, nối liền với lại Trường Sa và xa hơn nữa.
Ngoài ra, có đảo thứ hai là đảo Hoàng Sa mà người ta gọi là Pattle. Đảo Hoàng Sa này đến năm 1974 còn thuộc về Việt Nam Cộng Hoà. Có rất nhiều cơ sở quân sự nằm ở trên đảo này. Chúng ta thấy được một vài cái hình ảnh khác nữa. Đây là một cái hình ảnh đảo Tri Tôn và đảo này sát gần với Đà Nẵng của chúng ta nhất. Đây là bộ chỉ huy quân sự của quân đội TC ở đảo Tri Tôn. Đây là hình một cái căn cứ quân sự khác. Đây cái mốc chủ quyền trên đảo Tri Tôn. Đây là một đảo gọi là đảo Cây hoặc là Cù Mộc. Đây là một cái bộ chỉ huy quân đội TC xây trên đảo Quang Hà thuộc Hoàng Sa. Đảo này thuộc nhóm Tuyên Đức …
Lý Kiến Trúc: Như vậy thì tất cả đảo Hoàng Sa đã được khống chế bởi các bộ tư lệnh quân đội của TC. Vậy thì ngoài ra đã vừa mất về đảo, vừa mất về an ninh quốc phòng mà còn mất về kinh tế, thì thưa Giáo Sư nghĩ như thế nào ?
GS Nguyễn Văn Canh: Bây giờ toàn bộ quần đảo này nó nắm hết tất cả rồi. Tháng 06/1992, chúng đã ký khế ước với công ty Crestone của Mỹ để tìm dò dầu hoả ở một khu vực 25, 000 km2 ở phía nam quần Đảo Hoàng Sa. Thompson, chủ tịch của Crestone còn tuyên bố rằng TC hứa sẽ sử dụng quân đội để bảo vệ công tác tìm và khai thác dầu. Những phân chim hồi xưa Việt Nam Cộng Hoà của mình khai thác và đến việc đánh cá chăng nữa nó cũng kiểm soát. Nó cấm ngư phủ mình đến và có nhiều khi ngư phủ của mình lạc đến, nó bắn chết, hay ít nhất là bị bắt cầm tù và nộp tiền phạt vì xâm phạm lãnh hải Tàu. Dĩ nhiên, các căn cứ quân sự ở đó là chỉ dấu cho thấy chúng luôn đe doa Việt Nam.
Lý Kiến Trúc: Thưa Giáo Sư nói đến đảo Hoàng Sa thì nhân đây chúng tôi cũng nhận được một vài sự kiện có tính chất thời sự hiện nay. Đó là vừa mới rồi chúng tôi có đọc những bản tin thông báo là TC họ sẵn sàng mời Việt Nam tham gia chung, để khai thác những tài nguyên ở quần đảo Hoàng Sa, thì điều đó theo Giáo Sư có nhận thấy ý kiến đó nếu mà có thật của phía bên TC thì theo ý kiến của Giáo Sư như thế nào ?
GS Nguyễn Văn Canh: Nếu mà cái đó có thật thì đó chỉ là một cái lời nói như thế để cho vui mà thôi, chứ hiện nay nó đã hoàn toàn kiểm soát cả quần đảo Hoàng Sa, như Lê Công Phụng ngày nay mới dám xác nhận, khi nói rằng “Hoàng Sa đã hoàn toàn thuộc của TC và Hoàng Sa về phương diện lịch sử và pháp lý là luôn luôn mãi mãi là của Việt Nam”. Quần đảo này hoàn toàn ở trong tay TC, rồi thì không bao giờ chúng muốn nhượng một cái quyền lợi cho ai khác. Tôi không tin là cái chuyện đó là chuyện thật.
Lý Kiến Trúc: Vâng, thưa Giáo Sư có nghĩ rằng có cái khía cạnh khác khi mà TC tự nhiên lại mời Việt Nam tham dự khai thác chung những nguồn lợi trên Hoàng Sa không ?
GS Nguyễn Văn Canh: Không, tôi không nghĩ thế. Nếu có, thì đó chỉ là một cái chiến thuật tuyên truyền mà thôi. Ngay trên vùng biên giới, chúng cho quân đội đến đuổi dân Việt ra khỏi nhà để cho dân TC sang chiếm. Có khi còn đốt nhà, nếu người Việt chống đối. Đốt nhà rồi, cho dân TC sang làm nhà lại và cư trú ngay khoảng đất đó. Với tinh thần đó, thì làm sao có việc mời VC vào khai thác chung tài nguyên. Ngược lại vào tháng 12/2005, VC họp với TC tại Bắc Kinh rồi phổ biến tin tức về hợp tác tìm dò dầu hoả chung ở vùng quân đảo Trường Sa. Có việc đó. Nghĩa là VC mời TC vào hợp tác với ý định chia lời thì có. Nhưng ngược lại TC cho VC hợp tác làm ăn để chia lời thì không có đâu. Hợp tác đánh cá chung trong vùng Vịnh Bắc Việt là thí dụ khác.
Lý Kiến Trúc: Dạ vâng, để trở lại cái sự bành trướng của TC về phương Nam, thì chúng đã tiến gần đến quần đảo Trường Sa và thật ra cái quần đảo Trường Sa khu vực biển này nó rộng lớn hơn gấp nhiều lần so với Vịnh Bắc Bộ và cái nguồn tài nguyên có thể nói rằng vô tận đối với Việt Nam. Đồng thời nó cũng là vùng tranh chấp giữa 6 nước châu Á. Vậy thì thưa Giáo Sư, Giáo Sư nghĩ thế nào về quần đảo Trường Sa hiện nay nó đang nổi cộm lên những vấn đề, chẳng hạn như là hãng dầu ExxonMobil đã bị TC đuổi đi và đồng thời Trường Sa hiện nay đã có sự tiến dần đến của hải quân Hoa Kỳ tại Trường Sa ?
GS Nguyễn Văn Canh: À, chúng ta biết được rằng khi Nguyễn Tấn Dũng sang gặp ông Bush thì có ý mời cho Mỹ quốc vào Việt Nam và người ta hiểu rằng nếu mà Mỹ quốc vào Việt Nam như thế thì mang cái quyền lợi kinh tế, để rồi Mỹ sẽ bảo vệ quyền lợi kinh tế và bảo vệ Việt Cộng. Họ đã tính toán như vậy. Việc tính toán đó thực hiện được hay không, chắc là nó cũng không có giản dị như là họ nghĩ đâu. Chúng ta nhìn vào cái ranh giới mới của TC vẽ đường màu đỏ TC vẽ ra trên bản đồ đây ; có người gọi là bản đồ ‘lưỡi rồng’. Lãnh hải của TC như vậy bao gồm toàn vùng Biển Đông.
Liệu Mỹ có mang quân đến đánh đuổi TC ra khỏi Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa mà chúng đã chiếm, để giúp VN bảo toàn lãnh thổ không ? Còn nói rằng, “đã có sự tiến dần đến của hải quân Hoa Kỳ tại Trường Sa”, thì không hẳn là đúng. Hạm đội Mỹ vẫn hiện diện tại vùng biển này. Mỹ tuyên bố rằng không từ bỏ sự hiện diện của Mỹ ở nơi đây Chắc chắn là vì quyền lợi cũa Mỹ, Mỹ sẽ không bỏ Biển Đông, nhất là lưu thông hàng hoá và buôn bán hai chiều mỗi năm lên tới ngàn tỉ Mỹ Kim. Dĩ nhiên, TC có thực sự đe doạ quyền lợi của Mỹ chưa hay đe doạ tới giới hạn nào ? Đó là vấn đề để Mỹ bảo vệ quyền lợi của họ. Còn về công ty ExxonMobil thì Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố bảo vệ ExxonMobil. Công ti này cho biết họ sẽ tiếp tục tìm dò và khai thác dầu. BP thấy thế đã tuyên bố quay trở lại.
Lý Kiến Trúc: Tức là bản đồ ‘lưỡi rồng’ bao hết cả khu vực biển Nam Hải với lại Trường Sa.
GS Nguyễn Văn Canh: Bao hết tất cả cái khu vực này là 3 triệu rưỡi km2 mà Lê Minh Nghĩa là chủ tịch Ủy Ban Thềm Lục Địa của phủ thủ tướng của Việt Cộng vào đầu thập niên 1980 tuyên bố rằng cả Biển Đông có ba triệu rưỡi km2 thì nó chiếm ba triệu. Nếu nhìn vào cái bản đồ (lưỡi rồng) mới này thì diện tích mà TC muốn chiếm lớn hơn là 3 triệu, vì nay nó sát với bờ của đường ranh bản đồ biển Việt Nam hơn. Vậy thì bây giờ câu hỏi khoảng cách giữa cái đường ranh mới với lại bờ biển của Việt Nam dài bao xa ? Tôi không có toạ độ để biết nó nằm sát với bờ biển Việt Nam như thế nào ? Nhưng so sánh khoảng cách cửa Vịnh là khoảng dưới 130 hải lý hay gì đó.
Đường này được chia 2. Mỗi bên một nửa là khoảng hơn 60 hải lý. Nếu nhìn khoảng cách từ Cam Ranh ra tới ranh giới mới với khoảng cách ½ cửa vịnh, thì khoảng cách này ngắn hơn. Như vậy chỉ còn có khi chỉ 40 hay 50 hải lý mà thôi. Điều này cho thấy rằng cái âm mưu của TC hết sức là lớn lao, và tham vọng của chúng lớn lắm. Chúng còn âm mưu tiến xa hơn chứ không phải chỉ giới hạn ở Trường Sa.
Bắt đầu từ đảo Hải Nam, chúng ta có thấy cái căn cứ Tam Á. Đó là một căn cứ hải quân ‘bí mật’ mà người ta vừa mới phát hiện ra vào tháng 04/2008. Căn cứ Tam Á này là căn cứ hết sức là quan trọng để mà khởi đầu công cuộc tiến về phía Nam. Căn cứ Tam Á đó nó có hai phần, phần thứ nhất là căn cứ bí mật có khả năng chứa được 20 tàu ngầm nguyên tử 094. Hiện nay người ta biết được rằng TC đã có 5 chiếc tàu ngầm nguyên tử này. Chúng có thể trang bị hoả tiễn lên lục địa bắn xa gần 10 ngàn cây số mà đầu đạn nguyên tử đó là loại đầu đạn có nhiều đạn. Bộ quốc phòng Hoa Kỳ tiên đoán rằng trong năm năm tới nữa nó sẽ có thêm 5 chiếc nữa.
Ngoài ra, TC có khoảng độ 57 chiếc, và một số là loại Song S20 được trang bị bằng máy diesel của Đức. Khi chạy ngầm ở dưới biển không phát tiếng động, thành ra từ ở trên vệ tinh không có thể khám phá ra được khi nó nằm sâu ở dưới nước. Một số tàu ngầm này có trang bị hoả tiễn tầm xa vào 1000 dặm, loại hoả tiễn có tên là Yingji-8, có thể bắn từ ở dưới nước để tiêu diệt hàng không mẫu hạm ở trên mặt nước. Tam Á là căn cứ hết sức nguy hiểm và phía trái của căn cứ này là vùng biển có tầm sâu là 5000 mét, là nơi rất tốt để làm nơi trú ẩn cho các tàu ngầm nguyên tử.
Phần thứ hai liên quan tới 3 cái cầu tàu. Đây là cái cầu tàu dành cho hàng không mẫu hạm và chuẩn bị để đủ giúp cho 6 hàng không mẫu hạm có thể đậu được ở đây và tất cả những phương tiện trang bị dụng cụ hay là quân lính hay hoả tiễn có thể đưa lên trên hàng không mẫu hạm. Hiện bây giờ mới xây xong một cái dài 800m, còn hai cái nữa thì đang chuẩn bị xây. Câu hỏi là khi mà xây cầu tàu cho hàng không mẫu hạm như thế này thì TC đã có tàu chưa. Câu trả lời là chưa có, nhưng mà bây giờ đang chuẩn bị có.
Vào năm 1995 một bài viết của tôi để cho Viện Nghiên Cứu Hoover cũng như để cho chính quyền Mỹ họ biết rằng TC vào lúc đó họ tính rằng cái năm 2000 thì họ có một hạm đội biển xanh hoạt động ở Biển Đông. Hạm đội biển xanh này dự trù đến năm 2000 sẽ có ít nhất là một cái hàng không mẫu hạm, Họ đã thượng lượng với Ukraine để mua một chiếc Varyag với giá 2 tỉ MK.
Tôi có in hình Varyag trong cuốn Bạch Thư. Nhưng cho đến năm 2000 chẳng thấy gì cả và cho đến bây giờ mới tìm thấy được một tài liệu liên quan tới hàng không mẫu hạm đó. Đặng Tiểu Bình có ra lệnh rằng ngưng mua hàng không mẩu hạm để dành tiền sản xuất võ khí sinh hoá. Nếu lập Hạm Đội Biển Xanh với hàng không mẫu hạm đó ngay bây giờ thì chưa đủ sức để chống Mỹ, thì sẽ bị tiêu diệt, thành ra hoãn lại. Giờ tin tức mới nhất là một thời gian ngắn nữa là chiếc tàu cũ Varyag hay Kuznestsov của Liên bang Sô viết mà họ mua trước đây sẽ sữa chữa xong.
Lý Kiến Trúc: Dạ thưa Giáo Sư, trong một cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak, ông ấy có nói rằng trong cuộc tìm kiếm những quân nhân mất tích của Hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Bắc Việt trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bây giờ họ đã khởi động những cuộc tìm kiếm đó và cuộc tìm kiếm đó đang khởi động rất tốt, vậy thì điều đó nó nói lên ý nghĩa gì trong vấn đề an ninh quốc phòng ở Vịnh Bắc Việt, thưa Giáo Sư ?
GS Nguyễn Văn Canh: À ! cái điều này thì tôi cũng đã biết. Từ lâu rồi ngay từ thập niên 1980 thì cũng đã có cái vấn đề bàn thảo với Việt Cộng là tìm kiếm người Mỹ mất tích ở khắp nơi và trong đó có tìm kiếm người Mỹ Mất Tích ở Vịnh Bắc Việt. Tại nơi đây khi máy bay Mỹ vào Việt Nam bắn ở vùng Bắc Việt thì có một số rơi ở Vịnh Bắc Việt. Bây giờ, muốn tìm người Mỹ Mất Tích nơi đó, thì hai bên cũng đã thoả thuận trên nguyên tắc với nhau một số điều kiện để mà tìm dò những máy bay rơi ở đó. Điều này có nghĩa rằng Việt Cộng sẽ xúc tiến nhiều hơn nữa để tiếp tay với Mỹ, thoả mãn những cái đòi hỏi của Mỹ về người Mỹ mất tích.
Rồi thì khi mà giúp được Mỹ như thế thì cũng hy vọng rằng Mỹ sẽ tiếp tay bảo vệ an ninh cho Việt Cộng, Nhưng mà theo tôi nghĩ cái điều đó còn khó khăn lắm, còn xa vời, tại vì ảnh hưởng của TC đối với Việt Cộng nó quá lớn đi. Tôi gọi những người lãnh đạo Việt Cộng bây giờ là những người thừa sai của TC để thực hiện những mưu đồ của TC. Như thế, điều ấy khó có thể xảy ra trong tương lai gần.
Lý Kiến Trúc: Thưa Giáo Sư, cũng trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Đại sứ Michael Michalak, chúng tôi có đặt một câu hỏi : theo như là lời tuyên bố của ông Lê Công Phụng trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi thì Việt Nam hiện nay họ đang có phương án đưa vấn đề Hoàng Sa Trường sa ra Toà Án Quốc Tế và có thể dựa trên luật Biển 1982 tại San Francisco. Tôi có hỏi ý kiến đó với ông Đại sứ Hoa Kỳ thì ông Đại sứ nói đó là câu chuyện nó phải diễn tiến như vậy, quý vị cứ tự nhiên. Vậy theo ý kiến của Giáo Sư về hai cái lời tuyên bố của ông Lê Công Phụng và Đại sứ Michalak như thế nào ?
GS Nguyễn Văn Canh: Theo tôi thấy thì những lời tuyên bố đó của Michael Michalak chỉ là lời tuyên bố bình thường mà thôi. Giai quyết tranh chấp quốc tế thì đã có các cơ cấu quốc tế phụ trách. Đó là Toà Án Quốc Tế và luật biển 1982 (không phải ở San Francisco). Còn với Việt Cộng thì như Lê công Phụng nói về việc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang dự tính đưa vấn đề ra Toà Án Quốc Tế, đây là một điều rất tích cực.
Như nhà báo Lý Kiến Trúc đã nói là do cái Bạch Thư và việc công bố Bạch Thư, cũng như là bản lên tiếng của Ủy ban Bảo Toàn Lãnh Thổ vào ngày 15/09 vừa rồi, cũng như tuyên bố của tôi với đài phát thanh Á Châu Tự Do, từ trước đến nay, VC ngậm miệng không bao giờ xác nhận Hoàng Sa đã mất. Nay thì mới xác nhận “Hoàng Sa đã hoàn toàn thuộc TC” và “có nhiều người đòi đưa vấn đề ra Toà Án Quốc Tế và đấu tranh ở Liên Hiệp Quốc”, và “chúng ta đành dự tính …”
Nhiều người đã hỏi là cái giải pháp cho Trường Sa và Hoàng Sa như thế nào ? Câu tôi trả lời trong hiện trạng là Toà Án Quốc Tế, không ai có thể làm gì khác hơn là vấn đề Toà Án Quốc Tế. Với giải pháp Toà Án Quốc Tế, thì ai là người có quyền đưa ra vấn đề đó, ai là người có trách nhiệm đưa ra vấn đề đó. Vấn đề lãnh thổ, lãnh hải là thuộc quyền của quốc gia, và chỉ có quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc mới có quyền − Trường hợp này là CHXHCNVN − nêu vấn đề đó trước Toà Án Quốc Tế.
Thành ra vì vậy, tôi đòi hỏi là cái trách nhiệm nhà cầm quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải nêu vấn đề đó, và tôi đòi hỏi rằng đảng Cộng Sản Việt Nam phải ra lệnh cho Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam làm công việc đó, vì chúng tôi chỉ là những tư nhân, là những người yêu nước Việt Nam, chúng tôi đòi hỏi là họ phải bảo vệ quyền lợi những đất đai của ông cha để lại. Khi nói tới giải pháp Toà Án Quốc Tế, có nghĩa là phải chơi cái trò luật Biển mà mà quốc tế kêu gọi. Lên tiếng về ủng hộ “vẹn toàn lãnh thổ” mà TT Bush nêu ra, và kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng luật pháp (luật biển và Toà Án Quốc Tế) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, của Đại sứ Michalak về chơi trò luật Biển là như vậy, không phải giải quyết bằng võ lực.
Về vấn đề này, tháng 05 vừa qua, khi sang bên Hawaii dự lễ chiến sĩ trận vong ở bên đó, tôi có nói chuyện với ĐĐ Thimothy Keating, Tổng Tư Lệnh Quân Đội Mỹ, vùng Thái Bình Dương về mối nguy cơ của TC và về việc chúng tôi đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc để cảnh giác những người ấy. Sau đó, chúng tôi gửi tài liệu cho ông ta. Vào ngày 30/06, tại Hội Nghị Shangri-La ở Singapore, ông ấy tuyên bố rằng không có người nào có thể đánh bại được Hoa Kỳ đâu và nếu mà có tranh chấp gì với nhau thì đã có Luật Biển. Tuyên bố của Michalak cũng nằm trong giới hạn đó. Đó là điều mà cả quốc tế muốn. Đó là luật chơi của các nước văn minh và của cộng đồng quốc tế, với mong muốn là duy trì ổn cố, trật tự và hoà bình cho nhân loại.
Lý Kiến Trúc: Nhưng mà thưa Giáo Sư chúng tôi cũng xin phép được nhắc lại lời nói của ông Lê Công Phụng là dù phương án Việt Nam có đưa ra nhưng vấn đề là ở chỗ TC họ không chịu ngồi vào hội nghị thì không có cách nào để có thể nói chuyện được, như vậy thì như thế nào ?
GS Nguyễn Văn Canh: Vâng ! Đúng. Có thể là nó không chịu. Điều này không thể được viện dẫn để tránh né trách nhiệm. Ngay cả đến khi mà nó chịu ngồi trong bàn ‘hội nghị’, tham dự vào Toà Án Quốc Tế mà do Việt Cộng nêu ra như vậy và giả thử rằng cái phán quyết thắng về phần ‘nguyên cáo’- mà tôi chắc chắn một nghìn phần trăm là thắng, với những gì trình bày trong cuốn Bạch Thư có đầy đủ yếu tố về phương diện lịch sử, về phương diện pháp lý cũng như là về phương diện địa lý (dù chỉ là sơ lược để làm căn bản cho hồ sơ vụ kiện).
Tài sản của chúng ta gồm toàn thể Hoàng Sa dù nay bị chiếm đóng. Còn Trường Sa ở xa mãi dưới phía Nam, TC không làm gì được, không có cách gì biện minh được rằng chúng có chủ quyền ở trên đó. Ngay cả với Hoàng Sa, như về phương diện địa lý, tôi đã dựa theo Bản đồ của National Geographic Society (1968), có in trong cuốn “Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa” của học giả Vũ hữu San để chứng minh rằng Hoàng Sa là của Việt Nam.
Thí dụ đảo Tri Tôn mà tôi thường nói nó sát với lại bờ biển Đà Nẵng của mình. Đảo ấy cách bờ biển Việt Nam là một trăm hai mươi ba hải hải lý thôi, trong khi đó từ một hòn đảo khác, gần Tàu Lục địa nhất, thì khoảng cách xa hơn. Đấy là chưa kể đến cái lục địa nằm ở dưới quần đảo Hoàng Sa là giải đất nối liền với lục địa Việt Nam. Vào năm 1925 hải học viện Nha Trang có cử một toán khoa học gia đi ra ngoài Hoàng Sa để nghiên cứu. Toán đó đã tìm thấy được rằng Hoàng Sa là một lục địa của Việt Nam chìm dưới biển nối liền với đất Việt Nam.
Trong khi đó về hướng bắc có hai cái rãnh nước sâu cả ngàn thước, nó tách Hoàng Sa với lại đất của Tàu. Như thế, Hoàng Sa không thể nào thuộc về bên Tàu được. Chỉ một điểm đó thôi, thì mình cũng đã thắng rồi. Chưa kể về phương diện lịch sử thì GS Trần huy Bích của Đại Học University of Southern California đã liệt kê đầy đủ các tài liệu với nhiều nguồn gốc khác nhau chứng minh rằng cả 2 quần đảo này là cùa Việt Nam từ lâu đời. Còn về phương diện pháp lý, tôi xử dụng cái tài liệu của Giáo Sư Monique Chemillier- Gendreau của Đại Học Paris chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo ấy. Bây giờ giả thử như người ta kiện, nó không chịu thì mình làm gì ? Thực tế thì Toà Án Quốc Tế trong trường hợp này, không ai có thể cưỡng hành được phán quyết của toà án, trừ phi có một quyết nghị của Đội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Mà HĐBA, lại phải có chấp thuận của tất cả 5 hội Viên Thường Trực. TC lại là một trong 5 người đó. Chúng sẽ phủ quyết. Như vậy, phán quyết sẽ không được thi hành. Tổ chức quốc tế này không có một cơ quan để lo “cưởng hành” các quyết định của Toà án. Vậy, thì mình chẳng làm gì được. Nhưng ít nhất dựa trên cái căn bản đó để sử dụng về sau : lập một căn bản biện minh cho hành động nào đó của Việt Nam về sau. Có thể là một chục năm hay lâu hơn nữa. Vấn đề bây giờ là thứ nhất Việt Cộng phải ra đi; thứ hai nữa là chúng ta phải tạo dựng một thể chế có thể huy động sức mạnh của toàn dân, thay vì chủ trương của VC như ngày nay khủng bố, chia rẽ dân chúng. Chúng ta phải có một sức mạnh về phương diện kinh tế và đoàn kết dân tộc, thì tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đòi lại được bằng sức mạnh những gì bọn bá quyền bắc Kinh đã cướp với sự đồng lõa của Việt Cộng.
Đòi lại các phần đất đã mất hay ngăn ngừa bọn Bắc kinh tiếp tục lấn chiếm thêm trong trường hợp có một phán quyết như vậy sẽ nhận được sự hỗ trợ của quốc tế. Đó là điều rất quan trọng, vì lẽ trong trật tự thế giới mới, không ai có thễ đi ngược lại, chống lại các mục tiêu hoà bình và trật tự của thế giới như một số kẻ điên cuồng đã làm trong thế kỷ trước. Nếu việc đó xảy ra thì hậu quả là những kẻ điên cuồng như vậy sẽ bị gánh chịu một cách thê thảm. Âm mưu của TC là càng kéo dài sự chiếm đóng thì càng hay, để tạo một sự đã rồi và 100 năm sau, không ai có thể làm gì được. Vả sự đồng lõa của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam là giúp TC đạt mục tiêu đó. Vậy ít nhất, bây giờ, người Việt Hải Ngoại phải có nghĩa vụ làm những gì để đạt nền tảng cho công việc bảo tồn đất tổ trong tương lai, kể cả trong trường kỳ. Hãy nhìn những hình ảnh mà tôi cho trình chiếu sau đây về những kiến trúc kiên cố trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì có ý niệm về nguy cơ đó. Cũng nên xem các hình ành về các toà nhà xây trong khu vực thác Bản Giốc nữa.
Lý Kiến Trúc: Sự trình bày toàn cảnh rất chi tiết của Giáo Sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh về biên giới Việt Hoa, về Vịnh Bắc Việt, về Nghị Định Thư đánh cá giữa Việt Nam và TC, về Hoàng Sa và Trường Sa và về mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam, TC và Hoa Kỳ rất là đầy đủ. Vậy thì thưa Giáo Sư, sau khi cái toàn cảnh mà được Giáo Sư vẽ ra như thế thì đối với chúng ta là người Việt Quốc Gia tại Hải Ngoại, dù chúng ta không còn chính quyền trong tay, vì chúng ta không có một chính phủ lưu vong, nhưng chúng ta có một trách nhiệm đó là tình yêu nước thiêng liêng của người Việt Nam tại Hải Ngoại, với trách nhiệm đó theo Giáo Sư thì chúng ta sẽ làm như thế nào đối với vấn đề mà chúng tôi xin được tạm trích câu “Quốc gia Hưng vong, Thất phu Hữu trách” ?
GS Nguyễn Văn Canh: Cái câu hỏi này khó quá theo ý của nhà báo cũng như là trong suốt cả hàng mấy chục năm nay, đi đến đâu tôi cũng bị hỏi là bây giờ ông làm gì để lấy lại nước, lấy lại Hoàng Sa Trường Sa hay … thì tôi trả lời là chúng tôi chỉ là người tị nạn Cộng Sản. Là người trí thức, thì chúng tôi biết là chúng tôi phải làm gì trong giới hạn của chúng tôi. Ít nhất trong cuốn Bạch Thư Hoàng Sa và Trường Sa này, chúng tôi nói cho thế giới và phải cảnh giác, cho thế giới biết rằng đây nó là một nguy cơ lớn, mà nguy cơ lớn này không phải là chỉ cho dân tộc Việt Nam đâu, mà nguy cơ lớn này cho cả toàn thế giới. Vì thế, trong thư mà gửi cho Tổng Thư Ký và cho 192 thành viên của Liên Hiệp Quốc cũng như là các chính phủ quốc gia ở trên thế giới, chúng tôi cảnh giác cho họ biết để họ có thể suy nghĩ, chuẩn bị cho những tình thế xấu nhất mà tôi nghĩ sẽ xảy ra. Giải quyết tình thế xấu nhất ấy sẽ giúp giải quyết những vấn đề của Việt Nam. Quyền lợi của dân Việt đi song hành với quyền lợi của thế giới. Đó là hoà bình, ôn cố, trước hết là trong khu vực, và có liên hệ mật thiết với thế giới.
* Trích báo Văn Hoá Việt Nam số 132 tháng 09 và 10, http://vanhoamagazine.com
Tài liệu này cho thấy Lê công Phụng nói dối hoàn toàn. I. Về chênh lệch hơn 1 cây số trên suốt dọc biên giới dài 1450 cây số. a) Khu vực Trình Tường, Quảng Ninh. Khu vực này dài 6 cây số và TC chiếm sâu vào lãnh thổ Việt Nam hơn 1 cây số. Khu vực này nay sát nhập vào công xã Đồng Tâm, Đông hưng. Đường biên giới mới lùi tới đồi Khâu Trúc cùa Việt Nam. b)
Và các xã Thanh Loà, huyện Cao Lộc thuộc Lạng sơn, Khẳm Khâu, thuộc Cao Bằng ; Tà Lũng, Là Phù Phìn, Minh Tân thuộc Hà Tuyên ; xã Năm Chảy ở Hoàng Liên Sơn (xả này dài hơn 4 km và sâu hơn 1 km) cũng đã nằm trong lãnh thổ TC. Riêng tại xã Năm Chảy, Việt Nam mất một diện tích độ 300 hectares. Tổng cộng có độ 40 đia điểm tương tự trên đường biên giới bị TC chiếm và đưa dân sang lập nghiệp, rồi hợp thức hoá. c)
Ngay tại Ải Nam Quan, hồi 1955, Hồ Chí Minh nhờ Mao Trạch Đông nối dài thêm 300 m đường hoả xa của Tàu sang Việt Nam để 2 đường hoả xa của 2 bên nối liền với nhau cho thuận tiện giao thông. Mao chấp thuận và sau một thời gian Hồ nói rằng đường biên giới của Việt Nam ở cách nơi nối giáp đó về hướng Bắc là 300 m như đã có từ cả trăm năm nay. Hồ được bảo rằng biên giới là nơi hai đường hoả xa nối với nhau. Mất 300m.
Hồ câm miệng. Chưa hết, về sau này lính TC khiêng cột mốc số 18, nơi biên giới quốc gia tại Ải Nam Quan trên quốc lộ 1 vào sâu độ 200m nữa. Như vậy nơi đó mất độ ½ cây số. e) Thác bản Giốc : Tại khu cột mốc số 53 thuộc xã Đàm Thúy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng trên sông Qui Thuận có thác Bản Giốc của Việt Nam. TC cho cả ngàn lính sang lãnh thổ VN đổ bê tông cốt sắt cắt ngang nhánh sông biên giới, vẽ lại bản đồ chiếm một phần Thác Bản Giốc và cướp cả cồn Pò Thoong của Việt Nam.
1. Phần chính Thác Bản Giốc, nằm phía Bắc, nay đã thuộc TC, và đã đổi tên thành Detian Waterfall 2. Phần phụ nằm về phía Nam, còn là của Việt Nam (Nguồn bài viết : blogger Măng. Nguồn ảnh : blogger Điếu Cày) d) Khiêng các mộc số 136 ở Cao Bằng, các mốc số 41, 42 43 ở Lạng Sơn thuộc các khu vực Kùm Mu, Kim Ngân, và Mẫu Sơn (dài 9 cây số) sâu vào nội địa Việt Nam 2,50 km, mất diện tích là 1000 hectares ; khu vực Nà Pàng-Kéo Trình (mốc 29, 30, 31) ở Cao Bằng, dài 6,450 km, sâu vào đất Việt Nam 1,300 km, mất diện tích là 200 hectares. f) Dùng lực lượng võ trang đàn áp người Việt, trục xuất họ và chiếm nhà đất của họ, rồi đưa dân TC sang lập nghiệp tại nhiều nơi thay thế dân Việt …
2. Về các điểm cao. Cuối cùng “còn 6 điểm cao” và “chúng ta đưa đường biên giới chạy lên giữa các điểm cao đó.” Lời biện minh này cho thấy rằng 27 điểm nêu trên là của Việt Nam, và như thế nằm trong lãnh thổ Việt Nam. TC đã chiếm 27 điểm ấy. Nay vì nhờ “đấu tranh quyết liệt” nên TC đã trà lai, chỉ trừ 6 điểm cao. Sáu điểm cao này được hiểu là các dãy núi nằm dọc biên giới.
Nay Phụng đã “thành công” đưa đường biên giới lên giữa các các điểm cao, hay giữa các dãy núi ấy, và như vậy là không mất đất. Vậy lời khai này, nếu có đúng là sự thật, thì đã tự nó tố cáo có chấp thuận chuyển nhượng một diện tích đất tính từ phân nửa (½) đỉnh của cả 6 dãy núi kể trên về phía Bắc. Ngoài ra, Phụng trả lời làm sao về các dãy núi sau:
- Các dãy núi 1250, 1545, 1509, 772 và 233 thuộc tỉnh Hà Giang đã thuộc TC. Người ta được biết, dãy 1509 là núi Đất thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên đã lọt vào tay TC và TC đã đổi tên thành Lão Sơn. Và dãy 1250 là núi Bắc, TC đã đối tên thành Giải Âm Sơn. Các cao địa này là vị trí chiến lược để phòng thủ Việt Nam chống quân Bắc phương. Các dãy này nay đã chuyển cho TC.
- Các dãy 820 và 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, Lạng sơn nằm sát cạnh cửa Ải Nam Quan về phía Tây, cạnh quốc lộ 1, là cũng vào tay TC. Và khu Bình Độ 400 huyện Cao Lộc, Lạng sơn, nằm sau cột mốc 26, về phía Đông của quốc lộ 1 cũng cùng chung số phận. Các dãy núi này cũng là các khu vực quan yếu cho việc phòng thủ, ngăn quân xâm lăng đến từ phương Bắc.
Tại nơi đây, nhờ địa thế hiểm trở, ông cha chúng ta đã đánh bại quân thù. Mất các vùng đất này, Việt Nam gặp nhiều khó khăn bảo vệ giang sơn. Vậy với bằng cớ nêu trên, Đảng Cộng Sản trả lời với quốc dân Việt Nam như thế nào khi nói rằng chỉ mất có 1 cây số ? (1) Nhà Xuất Bản Sự Thật, Hà Nội, 1979 ; (Library of Congress Online Catalog) II. Vùng Bắc Việt Phụng tuyên bố : “Chúng ta phân chia Vịnh Bắc Bộ với TC là dựa trên luật pháp quốc tế… .
Khi ký kết hiệp định, nếu như so diện tích giữa chúng ta và TC, thì chúng ta hơn TC 8 nghìn km2. Chúng ta không mất. Tại sao TC chấp nhận cho chúng ta hơn 8 nghìn km2 ? Bởi vì bờ biển của ta là bờ biển lõm, nó vòng vào thế này, bờ biển TC Hải Nam thì nó vòng ra thế này… . . Nói mất 10 nghìn thước vuông (sic) thì vô lý, không đúng đâu. Chúng tôi cũng không muốn nói cụ thể là lúc chia nó như thế nào, thế nào… . . Cũng có lúc đàm phán TC người ta xung phong hiến cho chúng tôi 3 nghìn km2 ở chỗ khác để họ lấy chỗ này chỉ độ 150 km2. Nhưng mình không chịu, mình không lấy cái nước, cái mặt nước để làm gì. Mình tính cái ở dưới, vừa giữ được chủ quyền đất đai, mà vừa giữ được lợi ích cho quốc gia.
Câu hỏi: Phụng nhấn mạnh đến luật quốc tế làm cơ sở “đàm phán”, đặc biệt là nhấn mạnh đến Hiệp Ước Thiên Tân 1885 làm nền tảng thương thuyết rối kết luận rằng không những không mất 10,000 cấy số vuông, (không phải 10, 000 thước như nói ở trên), mà còn được lợi 8,000 km2 do TC ‘cho VC’. Hơn nữa, TC còn xung phong cho VC 3,000 km2, đổi lại TC chỉ muốn 150 km2 và VC không chịu … và “giữ được chủ quyền đất đai và, lợi ích quốc gia” Với lời tuyên bố trên, VC đã ‘đại thành công’ trong đàm phán với kẻ thù thuộc dòng dõi nhà Hán tham lam, dù theo thói quen chúng lấn từng thước đất (không phải cây số) của Việt Nam.
Một số trường hợp như xảy ra ở trên mà nhiều người biết và chính Đảng CSVN đã tố cáo mà Phụng có cả gan dấu giếm, thì ở những nơi Đảng cấm dân chúng lui tới, hoặc rừng núi sâu, hay ở các nơi xa trong vịnh Bắc việt, liệu có ai có phương tiện và cơ hội để tìm biết được sự thật ? Phụng tỏ ra “có vẻ” rất hài lòng, nếu không nói rằng hãnh diện, khi nói rằng TC đã cho “ta” 8,000 km2, và TC còn xung phong cho thêm 3,000 cây số khác mà “ta” không [thèm] nhận, chỉ để đổi lấy 150 cs mà thôi. Câu hỏi có liên quan đến khía cạnh phân định vùng Vịnh Bắc Việt bắt nguồn từ Hiệp Ước Thiên Tân được Pháp và nhà Thanh ký năm 1885.
Để thi hành Hiệp Ước này, hai bên đạ ký một văn kiên gọi là Công Ước 1887 trong đó họ ấn định ranh giới trong vùng vịnh. Trong vùng này, họ vẻ một bàn đồ chia Vịnh làm 2. Trên bản đồ, họ vẽ một đường thẳng Bắc Nam bắt đầu từ Móng Cái, chạy qua đảo Trà Cổ xuống cửa vịnh : bên phúa Đông, tại một điểm ở đảo Hải Nam và còn bên phía Tây là đảo Cồn Cỏ của Việt Nam. Đường ấy được đặt tên là Đường Màu Đỏ, được Công Ước gọi là đường phân chỉa ranh giới trong Vịnh. Hiệp Ước Thiên Tân do Patrenôtre của Pháp ký với Lý Hồng Chương của nhà Thanh tháng 06/1885 là luật quốc tế đấy. Hiệp Ước đó đã dược thi hành hơn 100 năm rồi.
Và được Màu Đỏ là Ranh Giới phân chìa Vịnh. Nay TC đòi xét lại sự phân chia vùng vịnh này với âm mưu chiếm thêm lãnh hải của Việt Nam. TC ngang ngược tuyên bố đường màu đỏ chỉ là đường “hành chánh” để chỉ định các đảo trong khu vực này, đòi hủy bỏ đường đó để lập ra đường ranh giới chính thức. VC đã nhượng bộ và vẽ lại đường ranh và đường đó nay chạy qua 21điểm nằm giữa vịnh để phân chia vịnh làm 2 như được qui định trong Hiệp Ước 2000. VC đã nhượng bộ và hậu quả là hiến dâng một phần lãnh hải cho TC. Hiến dâng bao nhiêu ?
Tổng số diện tích vùng Vịnh là 123,700 km2. Và Công Ước 1887 qui định rằng Việt Nam có 63 % hay 77,931 km2, phía TH có 37 % hay 45,769 km2. Nay Hiệp Ước phân chia lại Vịnh do VC ký với TC được phân chia lại thì VN chỉ còn được 54 % hay 66,798 km2 và TC được tăng từ 37 % lên 46 % hay 56,902 km2. Kết quả là VC nhượng cho TC 11,133 km2. / Nguyễn Văn Canh, Hoa Kỳ 11/2008
* Source ▼ http://vanhoamagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=39&Itemid=31
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây
www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm
www.anonymouse.org/anonwww.html
Khi đã mở Website vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address
Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese
Hoặc copy giống dạng tương tự Link này ▼
Ví dụ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html
Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới
▼
Enter website address:
Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây ▼
Suft Anonymously
* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts