09 November, 2009

Video: Khu trục hạm USS Lassen ghé Đà Nẵng Chuyến trở về ly kỳ của một cậu bé tỵ nạn

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem tin tức cập nhật mỗi ngày xin hãy ▼nhấn vào Blog dưới đây http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/


ÐÀ NẴNG 7-11 (TH) - Vào ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Lê Bá Hùng mới có 5 tuổi theo gia đình đi tỵ nạn chính trị trên một chiếc tàu đánh cá cùng với 400 người. Ba mươi bốn năm sau, ông quay về cố hương cũng trên một chiếc tàu nhưng với tư cách hạm trưởng của một trong những chiến hạm tối tân nhất của Hoa Kỳ.


VNCH Flag Nếu Video chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5


Hạm Trưởng Lê Bá Hùng hướng dẫn khu trục hạm USS Lassen vào cảng Tiên Sa, nơi có bãi biển đẹp nổi tiếng. Khu trục hạm USS Lassen, trị giá $800 triệu đô la, chiều dài 509 feet, trang bị hỏa tiễn bình phi Tomahawk với một thủy thủ đoàn 300 người. USS Lassen và soái hạm USS Blue Ridge của hạm đội 7 là những chiến hạm đến thăm Việt Nam gần đây nhất trong một chuỗi những chuyến viếng thăm thân hữu của Hải Quân Hoa Kỳ ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2003 khi hộ tống hạm USS Vandergriff thăm cảng Sài Gòn.

Ngày 30 Tháng Tư 1975 là ngày gia đình của Hải Quân Trung Tá Lê Bá Thông dắt vợ con, trong đó có cậu bé Lê Bá Hùng, leo lên một chiếc tàu đánh cá chen chúc đầy người chạy trốn Cộng Sản với một tương lai bất định. Họ được dương vận hạm USS Barbour County của Hải Quân Hoa Kỳ vớt khi đã hết cả đồ ăn, nước uống và chiếc tàu thì hết dầu. Họ được đưa tới căn cứ Hoa Kỳ ở Philippines, chuyển tới một trại tạm cư ở California rồi định cư ở một thành phố phía Bắc tiểu bang Virginia, nơi họ làm lại cuộc đời.

“Tôi từng nghĩ sẽ về lại Việt Nam một ngày kia nhưng tôi thật sự không tính trước được là mình sẽ trở về trong vai trò hạm trưởng của một chiến hạm Hoa Kỳ,” Trung Tá Hùng nói với báo chí khi bước chân lên bờ hôm Thứ Bảy. “Ðây là một vinh dự cá nhân tuyệt vời.”

“Tôi rất lấy làm tự hào là một công dân Hoa Kỳ và cũng tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi,” ông Hùng nói trong một cuộc phỏng vấn với báo Người Việt đăng hôm nay.

Cuộc thăm viếng của chiến hạm Lassen tượng trưng cho nỗ lực từ cả hai phía Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm gia tăng mối quan hệ như một sự cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực mà không muốn làm nước láng giềng phương Bắc khổng lồ của Việt Nam chống lại.

Nằm thẳng về hướng Ðông của Ðà Nẵng là quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền. Quần đảo này, Trung Quốc chiếm năm 1974 sau một trận hải chiến với Hải Quân VNCH. Nằm xa hơn về hướng Ðông Nam, hai bên cũng đang tranh chấp về quần đảo Trường Sa với một số nước khác trong khu vực. Nơi đây có dấu hiệu tiềm năng dầu khí rất lớn.

Quê ông Hùng ở Huế. Có những tấm hình phổ biến trên mạng cho thấy ông đã cùng chị em tắm biển ở bãi biển Thuận An. Nơi chiến hạm cặp bờ thăm viếng chỉ cách thành phố Huế khoảng 105 km, nơi ông còn nhiều họ hàng.

Quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thay đổi nhanh chóng sau khi bình thường hóa năm 1995 dưới thời Tổng Thống Clinton. Mậu dịch song phương phát triển nhanh chóng và quan hệ quân sự cũng nhích lên nhưng rất chậm chạp trước sự ngó chừng sát sao của Bắc Kinh.

Việt Nam cần trang bị quân đội và hải quân, không quân cho tối tân hơn, nhưng bị giới hạn bởi ngân sách eo hẹp. Một mặt khác, Hoa Kỳ khó lòng bán võ khí tối tân cho Việt Nam vì phải qua Quốc Hội với nhiều chống đối, điều kiện ràng buộc, phần khác Việt Nam vẫn là một nước Cộng Sản. Ðó là chưa kể tới thái độ của Bắc Kinh cũng góp phần ảnh hưởng. Hai năm qua, Việt Nam mua của Nga 6 tầu ngầm và một số chiến đấu cơ, nhưng không thể so sánh gì với sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Trang bị quan trọng cho quân đội Việt Nam từ trước đến nay đều đến từ Nga, một đồng minh Cộng Sản cũ nay vẫn còn những quan hệ chặt chẽ.

Ông Hùng không còn nhớ nhiều về thời ấu thơ ở Việt Nam nhất là chuyến hải hành 3 ngày trên chiếc tàu đánh cá mà gia đình ông chạy trốn, nhưng ông ghi nhớ những kỷ niệm, hình ảnh của tấm gương mà người cha của ông, Hải Quân Trung Tá VNCH Lê Bá Thông, làm gương cho ông.

Năm nay ông Thông 69 tuổi, chưa hề quay lại Việt Nam lần nào. Khi mới tới Mỹ định cư ở Virginia, ông Thông làm cho một siêu thị để nuôi gia đình. Ông đã đi lên từ người đứng phụ bỏ hàng vào bao (bag boy) và trở thành quản lý (manager) cho siêu thị.

“Tôi luôn luôn muốn như cha tôi.” Ông Hùng nói. “Ông kiên nhẫn và vượt thắng mọi thử thách.”

Trong mấy ngày ở Ðà Nẵng, quân nhân của hai chiến hạm Mỹ sẽ tham dự “các dự án quan hệ cộng đồng tại trường tiểu học Hòa Quý, tham gia các hoạt động thể thao với sinh viên Ðại Học Ðà Nẵng, đón tiếp khách tham quan tàu, và tham quan các địa danh lịch sử và văn hóa quanh Ðà Nẵng”, theo báo SGTT.

Nhiều báo ở Việt Nam loan tin vắn tắt hai chiến hạm Hoa Kỳ bắt đầu thăm viếng Việt Nam 4 ngày từ hôm Thứ Bảy. Họ nói một người Việt Nam làm hạm trưởng nhưng không nói tới chi tiết Hạm Trưởng Trung Tá Lê Bá Hùng là con trai của một Hải quân Trung Tá VNCH.

Trung Tá Hùng tốt nghiệp Học Viện Hải Quân năm 1992, từng được thưởng nhiều huy chương và cũng đã tốt nghiệp trường chỉ huy tham mưu của quân đội Hoa Kỳ. Ông là người gốc Việt Nam đầu tiên làm hạm trưởng một chiến hạm Hoa Kỳ từ cuối Tháng Tư 2009. (TN)

(Lược dịch từ bài “U.S. Officer Revisits His Past in Vietnam” của New York Times)

ÐÀ NẴNG- Trung Tá Lê Bá Hùng, hạm trưởng khu trục hạm USS Lassen của Hải Quân Hoa Kỳ, người đã rời khỏi Việt Nam vào năm 1975 khi còn là một cậu bé, nay lần đầu tiên trở lại trong một chuyến trở về đầy xúc động. Trong cương vị một người đàn ông 39 tuổi, trẻ trung và luôn tươi cười, ông mang trên vai gánh nặng về biểu tượng của mối dây quan hệ quân sự nồng ấm nhưng thận trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Ðây là lần ghé thăm mới nhất trong một loạt chưa tới mười lần ghé bến Việt Nam của tàu Hải Quân Hoa Kỳ từ năm 2003. Sau khi bước xuống từ chiếc khu trục hạm Lassen, Trung Tá Hùng phát biểu, “Ðược trở lại thăm Việt Nam sau 35 xa cách, trong cương vị hạm trưởng một chiếc tàu chiến của Hoa Kỳ quả là một vinh dự vừa là đặc ân hết sức to lớn.” Việt Nam mà ông Hùng trở lại nay hoàn toàn khác biệt, nơi đây hầu hết mọi người cũng như bản thân ông Hùng không còn ký ức gì về cuộc chiến.

Giáo Sư Carlyle B. Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, mô tả về mối quan hệ, “Tiệm tiến mà đều đặn, người Mỹ nhìn thấy tảng băng đang di chuyển, và họ cho đó là có sự tiến triển.” Việt Nam vốn đã chấp nhận đề nghị xích lại gần hơn về quan hệ quân sự giữa đôi bên một cách chậm chạp, với hy vọng có thể quân bình được ảnh hưởng của Trung Quốc qua sự hiện diện của Mỹ ở trong vùng, tuy thế Việt Nam chỉ dọ dẫm bước những bước thận trọng để tránh khỏi làm phật lòng Bắc Kinh.

Ông Thayer nói thêm, “Hai điều mà Việt Nam quan tâm là niềm lo sợ Trung Quốc và sự hoài nghi đối với Hoa Kỳ. Hoài nghi chính là nền tảng khiến tiến trình bị khựng lại.”

Cha của Trung Tá Hùng là ông Lê Bá Thông, nay đã 68 tuổi, vốn là một chỉ huy trưởng trong Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và có lần nắm một chức vụ cao ở Ðà Nẵng.

Năm 1975, cũng quân đội Cộng Sản này mà ông phải rút đi khi căn cứ của ông bị pháo bằng hỏa tiễn và đạn cối. Cả gia đình lênh đênh trên biển hai ngày rồi được một tàu Hải Quân Mỹ vớt. Ông ra đi với vợ cùng bốn con nhỏ nhất, trong khi bốn người lớn hơn còn kẹt lại ở Huế.

Tại Hoa Kỳ, Lê Bá Hùng trở nên một trong những gương thành công trong số những con cháu tị nạn khác. Học vấn xuất sắc, là một lực sĩ ở trung học, ông Hùng tốt nghiệp Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ, bậc cử nhân kinh tế năm 1992 và trở nên một sĩ quan Hải Quân.

Ông lập gia đình và có hai con. Ông nói, “Tôi là kẻ may mắn, nhờ cha tôi đưa tôi ra khỏi Việt Nam, tôi mới có được cơ hội để tạo một cuộc sống tốt đẹp.” Trên chiếc tàu kéo của Việt Nam đưa ông Hùng từ chiếc Lassen vào bờ, là một người mang một kỷ niệm khác hẳn: Trưởng tàu Nguyen Van Ne, 50 tuổi, nhắc lại rằng hồi còn bé quân Mỹ đã gây kinh hoàng cho ông. Nhưng giờ đây, ông Ne muốn bỏ lại quá khứ sau lưng và tỏ ý muốn qua Mỹ một chuyến để “coi thử bên ấy ra sao.” Ông Ne tiếp, “Bên ấy người ta vững tay nghề. Họ được học hành tốt và cứ thế mà đi lên, như ông Hùng chẳng hạn.

Ông ấy nhờ học hành đến nơi đến chốn và từ đó mà thăng tiến.” Cũng như một số di dân thế hệ thứ hai khác, ông Hùng chỉ biết một chút ít tiếng Việt. Hôm Chủ Nhật ông Hùng ghé ra Huế thăm cô dì chú bác, họ là thân nhân duy nhất còn lại ở Việt Nam, đây là cuộc du hành tìm về nguồn cội của ông. Ông Hùng nói, “Mới đây tôi được biết rằng, cha tôi không phải là người duy nhất trong gia tộc làm sĩ quan Hải Quân. Trở về thời vua chúa xa xưa, ông tổ sơ của tôi chừng bốn, năm thế hệ trước đã từng phục vụ cho hoàng đế. Chức vụ của ông cũng ngang với một thủy sư đô đốc ngày nay.” Trung Tá Hùng lạy trước bàn thờ tổ tiên, đi thăm mộ ông bà, và được biết gia đình có huyết thống với triều đình.

Ông Hùng kể, “Tôi ngồi trên ghế đẩu bằng nhựa, ăn bún bò Huế bên cạnh dòng Hương Giang, đâu khác gì một người Việt Nam bình thường, chỉ biết thưởng thức món ăn cùng với người thân trong nhà.”

Mặc dù hiếm khi nhắc đến cuộc chiến với con cái, cha của Trung Tá Hùng, ông Lê Bá Thông có viết lại hồi ký về cuộc vượt thoát của mình, trong đó ông cay đắng phê phán sự bỏ rơi và đánh mất ý thức hệ của Mỹ.

Ông không muốn trở lại nước Việt Nam Cộng Sản, e cho sự an toàn của bản thân, mặc dù chưa chắc có ai còn làm khó dễ ông. Mặc dù hãnh diện là một công dân Hoa Kỳ nhưng ông vẫn vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ như là một biểu tượng cho tự do và dân chủ.

(TP)

mid line Pictures, Images and Photos


Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống hàng dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive